Ôn tập phần Văn học - Ngữ văn 12

Đề 3:: Phân tích tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm.

Các ý chính: Tư tưởng “Đất nước của nhân dân” đã quy tụ mọi cách nhìn và cảm nhận về ĐN trong đoạn thơ, cũng là đóng góp của NKĐ làm sâu thêm chủ đề về đất nước trong thơ ca thời chống Mỹ.

1.Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” thấm nhuần trong cả đoạn thơ:

Tác giả sử dụng rộng rãi các chất liệu văn hoá dân gian: ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích, phong tục tập quán, các chi tiết lấy từ đời sông hàng ngày (miếng trầu, hạt gạo, cái kèo cái cột, con cúi )

 => Tạo không gian nghệ thuật, gợi mở thế giới nghệ thuật quen thuộc gần gũi mà sâu xa, bay bổng của ca dao, thần thoại, nền văn hoá dân gian độc đáo.

 => Tiếp thu và sáng tạo trong cảm hứng và hình tượng thơ.

 

doc53 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập phần Văn học - Ngữ văn 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 anh hùng mà “cả anh và emđều nhớ”, đặc biệt là vô vàn những con người vô danh bình dị: gìn giữ, truyền lại mọi giá trị vật chất, tinh thần cho các thế hệ sau và khi “ có ngoại xâm thì vùng lên đánh bại”.
+ Đất Nước là sự thống nhất về văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của cá nhân và cộng đồng. “Trong anh và em cũng có một phần Đất Nước”=>sự sống của cá nhân không riêng của cá nhân mà là của cộng đồng,đất nước bởi mọi cuộc đời đều thừa hưởng đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc cho nên phải có trách nhiệm gìn giữ, phát triển, truyền lại để làm nên Đất Nước muôn đời.=>Lòng yêu nước thật cụ thể và sâu sắc.
Tóm lại: Cả hai tác phẩm đều thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng của mình và đều đưa đến cho người đọc cách yêu, cách hiểu ĐN chân thực, đúng đắn và nhắc nhở, thúc dục mọi người có trách nhiệm đối với đất nước , nhân dân của mình.
 TIẾNG HÁT CON TÀU ( Chế Lan Viên)
1.Tác giả: CLV (1920 – 1989) quê gốc ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị nhưng tuổi nhỏ sống ở Bình Định, học ở Quy Nhơn. Mười bảy tuổi in tập thơ Điêu tàn (1937) và trở thành một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới lãng mạn (1932-1945). 
- Tham gia kháng chiến chống Pháp và Mỹ với nhiều công việc khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là sáng tác văn học. Có nhiều tập thơ nổi tiếng thời chống Mỹ (Aùnh sáng và phù sa, Những bài thơ đánh giặc, Đối thoại mới).
- Trước cách mạng thơ văn CLV thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật. Sau 1945, hiện thực cách mạng và nhân dân đã làm cuộc đời và hồn thơ CLV thay đổi mạnh mẽ.
2. Tác phẩm: 
- Bài thơ Tiếng hát con tàu nằm trong tập Ánh sáng và phù sa (1960). Một trong những chủ đề chính của tập thơ là thể hiện sự gắn bó và lòng biết ơn đối với đất nước, nhân dân trong kháng chiến gian lao cũng như lao động hoà bình. THCT nằm trong chủ đề này.
- THCT được gợi cảm hứng từ một từ một sự kiện kinh tế-xã hội là cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc xây dựng kinh tế miền núi vào những năm 1958-1960 ở miền Bắc. Nhưng không dừng lại ở đó, bài thơ còn là khúc hát về lòng biết ơn, tình yêu và sự gắn bó với nhân dân, đất nước của một tâm hồn thơ đã tìm thấy ngọn nguồn nuôi dưỡng và chân trời nghệ thuật mới của mình.
3.Nội dung: 
- CLV không những ôn lại những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà điều quan trọng hơn là nhằm thôi thúc thanh niên lên miền núi xây dựng Tổ quốc, giục giã người nghệ sĩ đi vào cuộc sống lớn của nhân dân của đất nước để tìm ngọn nguồncủa cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
- Bao trùm lên bài thơ là khát vọng được hoà nhập với cuộc sống lớn lao sôi động của nhân dân, một cuộc sống gian lao mà tràn đầy tình nghĩa, giản dị, đơn sơ mà vĩ đại và cảm động
4.Nghệ thuật: CLV có sự sáng tạo hình ảnh rất phong phú, có sức tưởng tượng độc đáo, bất ngờ, với khả năng vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ Ở bài thơ này , giữa cảm xúc và chất suy tưởng được kết hợp một cách nhuần nhuyễn.
VD: - Hình ảnh đầy tính biểu tượng: con tàu, Tây Bắc, tàu đói những vầng trăng, Mùa nhân dân găng lúa chín rì rào, Vàng ta đau trong lửa
 - Hình ảnh giản dị mà cảm động: bản sương giăng, đèo mây phủ, chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, lửa hồng soi tóc bạc
 - Hình ảnh so sánh tài hoa: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ , Anh nhớ em như đông về nhớ rét
 - Những câu thơ mang tính khái quát và triết lí cao: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở , chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép , Tây Bắc người là mẹ của hồn thơ
Luyện tập:
 Đề 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ và phân tích câu đề từ.
 Các ý chính:
1.Tác giả, tác phẩm: 
- CLV là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của ông để lại những tiếng vang và có tác dụng cổ vũ, tác động mạnh đến tư tưởng, tâm hồn mọi người bởi tính triết lí và khả năng nắm bắt, khái quát những vấn đề có liên quan đến lịch sử- thời đại và con người.
- Tiếng hát con tàu là một trong nhiều bài thơ đặc sắc của ông rút từ tập Aùnh sáng và phù sa. Vượt lên rất nhiều nỗi nhớ, bài thơ là khát vọng lên đường xây dựng và đến với cội nguồn tình yêu và sáng tạo.
2. Nhan đề bài thơ: 
- Tiếng hát con tàu qua phép nhân hoá, mang một ý nghĩa biểu trưng, nó là hình ảnh độc đáo diễn tả khát vọng ra đi, hoà nhập với cuộc sống lớn cách mạng.
- Tiếng hát là tình yêu cất thành lời, là hạnh phúc lên đường say mê, giục giã. Đây là con tàu tâm hồn đi suốt bài thơ, biểu tượng cho cảm xúc chủ đạo của tác giả: khát vọng lên đường đến với Nhân dân và Đất nước- ngọn nguồn của sự sống và sáng tạo thi ca.
3. Về bốn câu đề từ: Lời đề từ của tác phẩm thường là một câu châm ngôn, một lời thơ hay một câu văn có ý tưởng sâu sắc của chính tác giả hoặc của người khác. Đề từ được xem như tiền đề gợi cảm hứng và ý tưởng cho người viết. Lời đề từ của bài Tiếng hát con tàu có ý nghĩa như một chìa khoá giúp ta đi sâu vào tác phẩm.
- Tư tưởng của nhan đề được khơi sâu thêm bởi bốn câu đề từ với hai hình ảnh: Tổ quốc và Nhân dân. Tổ quốc ở đây vừa là một địa danh cụ thể-Tây Bắc nhưng vừa là mọi miền quê khác (“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc”).
- Câu thơ tiếp theo “Khi lòng ta đã hoá những con tàu” đã khẳng định cho câu thơ trên. Bởi con tàu tâm hồn không thể không vượt khỏi sân ga cố định để đến với mọi sân ga tình yêu khác, để xây dựng và sáng tạo khi mà “Tổ quốc bôn bề lên tiếng hát”. Câu thơ mang ý nghĩa ẩn dụ và biểu trưng (Tổ quôc cũng chính là con người; tiếng hát như khúc ca lao động trên đất nước hồi sinh).
- Hình ảnh con người thật diệu kì khi tác giả khẳng định sự hoá thân của họ (lòng hoá thàng con tàu, tâm hồn là Tây Bắc), nói lên sự gắn bó sâu nặng giữa con người và Tổ quốc. Con người mang khát vọng mãnh liệt như con tàu hối hả lăn bánh về phía Tổ quốc, Nhân dân (chú ý phân tích biện pháp so sánh,sự hữu hình hoá thành cái vô hình trong các câu thơ).
4.Ý nghĩa của nhan đề và đề từ:
- Bày tỏ tình yêu và khát vọng hoà nhập, cống hiến cho tổ quốc, nhân dân- Từ “ta” ở đây cũng chính là cái tôi trữ tình của CLV, vừa mang khát vọng công dân vừa mang khát vọng của người nghệ sĩ tìm về cội nguồn của tình yêu và sáng tạo.
=> Bốn câu đề từ là ý tưởng triết lí độc đáo có sức khái quát và tạo thành tứ chung của bài thơ. Chủ đề và sức mạnh nghệ thuật của Chế Lan Viên được triển khai suốt bài thơ chính là bắt nguồn từ tư tưởng bốn câu đề từ.
Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: 
 Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
 Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
 Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
 Khi ta đi,đất đã hoá tâm hồn!
 Anh nhớ em như đông về nhớ rét
 Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
 Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
 Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.
Gợi ý:
- Cần nắm được mạch cảm xúc chung, chủ đề bao trùm toàn bài và đặc điểm thơ CLV: cảm xúc sâu lắng, cách thể hiện giàu hình ảnh, tư duy giàu suy tư triết lí, có tính khái quát cao.
- Đoạn thơ này thuộc về mạch hồi tưởng vừa da diết, vừa ân tình đối với Tây Bắc. “Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng”đã hiện lên bằng hàng loạt nỗi nhớ, trong đó có “nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ”và “nhớ em như đông về nhớ rét”. => nỗi nhớ cụ thể.
- Nỗi nhớ =>đúc rút thành những triết lí, thành quy luật của tình cảm (chú ý phân tích: khi ta ở, chỉ là nơi đất ở, tình yêu làm đất lạ hoá quê hương).
Đề 3:Dựa vào bố cục của bài thơ, phân tích sự vận động tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Đề 4: Phân tích khổ 4-5
Đề 5: Phân tích hình ảnh nhân dân Tây Bắc trong hồi ức của nhà thơ. 
CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG (Huy Cận 1919-2005)
1.Tác giả: Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tỉnh là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới lãng mạn (1932-1945). Sau cách mạng, ông tham gia nhiều cương vị khác nhau, nhưng ông vẫn gắn bó với sự nghiệp sáng tác văn học. Thơ ông trước cách mạng buồn, ảo não, sau cách mạng HC viết về cuộc đời mới tràn ngập niềm vui, đầy hoa và nắng..
2. Tác phẩm: viết vào 12-1960 (miền Bắc đi lên xây dựng CNXH và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và cũng là sau một thời gian dài HC đi sâu vào thực tế cuộc sống của đất nước, nhân dân, ông mới tìm được câu trả lời cho những băn khoăn của mình 20 năm truớc và bài thơ đã ra đời.
-“Nhà nghệ sĩ xưa đã vô tình hay hữu ý mượn đề tài chuyện Phật mà miêu tả xã hội đương thời, một xã hội quằn quại đau khổ trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra”.
3.Nội dung:
- Phần 1: miêu tả gương mặt, dáng vóc của các vị La Hán, mỗi người một vẻ, nhưng là để làm nổi bật lên hình ảnh một xã hội cũ đầy biến động với những con người quằn quại, khổ đau, bế tắc không tìm được lối ra.
-Phần 2: sự cảm thông, chia sẻ nỗi đau với quá khứ ông cha và tìm cách trả lời câu hỏi dưới ánh sáng và thời đại mới.
4.Nghệ thuật:
- Ngôn từ giàu tính tạo hình, nhờ quan sát tinh tường, chọn lựa công phu và những liên tưởng tĩnh-động, chìm-nổi, trong-ngoài. Có thể coi đây là nghệ thuật chạm khắc bằng lời.
- Hình ảnh, cảm xúc cụ thể được nâng lên, chứa chất triết lí về lẽ đời, về kiếp người. Điều này chứng tỏ HC có hiểu biết và nghiền ngẫm sâu về đề tài mà ông phản ánh.
5.Luyện tập: 
Đề 1: Phân tích nghệ thuật miêu tả các pho tượng chùa Tây Phương trong bài Các vị la hán chùa Tây Phương của Huy Cận
Các ý chính:
1.Giới thiệu chung:
-Bài thơ được sáng tác cuối năm 1960, một trong những bài thơ đặc sắc của HC. Tám khổ đầu miêu tả , khắc hoạ hình ảnh các vị La Hán ở chùa Tây Phương.
- Đoạn điêu khắc bằng lời làm sống dậy các pho tượng gỗ nổi tiếng, chứa đựng những suy ngẫm triết lí về nhân sinh và một thời đại lịch sử mà xã hội “quằn quại, khổ đau trong những biến động và bế tắc không tìm được lối ra”.
2.Phân tích: Đoạn thơ được triển khai theo hướng đi từ ấn tượng chung đến miêu tả, khắc hoạ cụ thể rồi tả bao quát quần thể tượng.
a.Aân tượng chung:
-Nỗi băn khoăn và ám ảnh khi đi thăm chùa Tây Phương về.
- Đến cửa Phật mà chẳng thấy lòng thanh thản vì ở đây những tượng Phật trĩu nặng nét đau rất người nên băn khoăn và tự hỏi lòng mình “Há chẳng phải đây là xứ Phật – Mà sao ai nấy mặt đau thương?”
b. Miêu tả cụ thể: làm rõ và sâu sắc thêm cảm tưởng chung ở trên. Nhà thơ khắc hoạ 3 pho tượng với ba hình hài khác nhau nhưng đều thể hiện nỗi đau khổ bế tắc của nhân thế.
* Pho thứ nhất:
- Gầy gò trần trụi của thân hình và tư thế bất động của ngoại hình. Từ đó nổi lên sức mạnh của tư tưởng tâm linh: nhà tu hành mải sống với ý tưởng, suy tư của mình đến khô héo cả hình hài => những ý tưởng mạnh mẽ và sâu sắc.
- Nổi rõ được tài năng của người nghệ sĩ điêu khắc: dùng cái tĩnh để nói cái động, khắc hoạ ngoại hình mà diễn tả được sức sống nội tâm của nhân vật.
* Pho thứ 2: 
- Cảm nhận nét đặc sắc khác của tài năng nghệ nhân tạc tượng: khắc hoạ được những chuyển động mạnh mẽ của thân thể để diễn tả những vận động sục sôi, dữ dội của nội tâm.
- Hàng loạt động từ, trạng từ diễn tả những động tác, trạng thái căng thẳng, mạnh mẽ: mắt giương, mày nhíu , trán như nổi sóng, môi cong chua chát, gân vặn, mạch máu sôi =>Bộc lộ sự dồn nén, sục sôi của tâm linh như muốn phá tan giới hạn thân xác, một sự trăn trở dữ dội tìm đường giải thoát nhưng bất lực.
* Pho tượng thứ 3: Một tư thế, hình hài khác lạ.
- Trái ngược hai bức tượng trên, ở đây dường như không vận động.
- Dáng xếp lạ lùng, con người này dường như xa lánh ngoại giới.
- Nghệ nhân đặc tả đôi tai khác thường “rộng dài ngang gối” để “nghe đủ chuyện buồn”, để đón nhận, cảm thông với ngàn vạn nỗi đau khổ của chứng sinh trên cõi trần gian.
c.Bao quát cả nhóm tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình:
- Đây không phải là vài cá nhân đau khổ mà là cả chúng sinh, cả đất nước của một quá khứ bế tắc đã hiện hình về từ vực thẳm đau thương, tụ họp dưới mái chùa “Mỗi người một vẻ cháy dưới trời”.
- Cảm xúc và trí tưởng tượng phong phú =>biến những bức tượng thành những sinh thể quằn quại, trăn trở, với tâm trạng sục sôi. “cuộc họp lạ lùng trăm vật vã”, một cuộc hội tụ cao độ của đau khổ.
- Từ những bức tượng HC cảm nhận nỗi khát khao tìm lối ra và sự vô phương giải thoát của ông cha ta trong quá khứ “Mặt cúi, mặt nghiêng mặt vẫn chau”.(“Oâng cha ta đã từng .trong rơm rạ”-CLV)
=>Suy tưởng của tác giả mặc dù có định hướng rõ ràng về một thời đại lịch sử nhưng nó có cơ sở trên sự quan sát và rung cảm trực tiếp từ các pho tượng. Đoạn thơ không thoát li khỏi các hình tượng điêu khắc mà còn truyền vào các hình tượng ấy một ý nghĩa triết lí về nhân sinh và lịch sử.
3.Đánh giá chung:
- Sự quan sát tinh tế và khả năng miêu tả giàu sức tạo hình với bút pháp già giặn vừa sinh động vừa cô đúc, nhiều sức gợi.
-Chiều sâu bài thơ là sự tiếp nối và giải toả cho những nỗi đau đời, những nỗi sầu nhân thế của một tâm hồn thơ luôn “tủi nắng,sầu mưa- cùng đất nước mà nặng buồn sông núi”(Mai sau). 
- Sự xúc cảm, suy tưởng của nhà thơ về các vị La Hán chùa Tây Phương còn là sự đồng cảm thấm thía với nỗi lòng và ý tưởng của các nghệ nhân tài hoa xưa đã gửi vào các pho tượng Phật- những tác phẩm vẫn được xem là đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc gỗ Việt Nam.
Đề 2: Phân tích đoạn 1 để làm rõ ý : đây không phải là nói chuyện Phật mà là chuyện xã hội,là sự bế tắc của cha ông trong quá khứ. 
 SÓNG (Xuân Quỳnh)
Tác giả: 
- Xuân Quỳnh (1942- 1988) quê ở Hà Tây, lớn lên ở Hà Nội. Năm 1955 làm diễn viên múa trong đoàn văn công quân đội. Từ 1963 chị làm báo, uỷ viên BCH hội nhà văn khoá III. Chị làm thơ khi còn là diễn viên.
- Thơ XQ thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
- Tác phẩm chính: Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát (1984) Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ may (1989). 
2. Tác phẩm: Sáng tác 29-12-1967, là một trong những bài thơ tình hay nhất của XQ và cũng là bài thơ được đánh giá cao của thơ ca hiện đại. Hình tượng “sóng”diễn tả những tâm trạng phức tạp, mạnh mẽ, thiết tha của một trái tim phụ nữ khao khát tình yêu.
3. Nội dung: 
- Tác giả mượn hình ảnh “sóng” để diễn tả tình yêu: tình yêu là một trạng thái tâm lí khác thường, giống như con sóng vừa “dữ dội” vừa “dịu êm”, vừa “ồn ào” vừa “lặng lẽ”, phải “ tìm ra tận bể”vì không chịu nổi sự chật hẹp. Tình yêu thật khó giải thích bằng lí lẽ và đi kèm với nỗi nhớ cháy bỏng, với niềm tin, niềm khát khao được sống hết mình vì tình yêu.
-Bài thơ cho ta thấy một tâm hồn phụ nữ chân thành, sôi nổi dám bày tỏ một cách hồn nhiên khát vọng của mình: khát vọng tình yêu – tình yêu vượt lên tâm thức và cách trở, tình yêu nhịp mãi tới vô tận, vô cùng.
4. Nghệ thuật:
- Aån dụ liên hoàn với những từ ngữ sóng đôi, chuyển nghĩa: sóng-em..
- Thể thơ 5 chữ, hầu như không ngừng ngắt để chưyển tải làn sóng tình cảm dâng tràn. Giọng điệu thiết tha, chân thành đến mức xúc động. Aâm hưởng lắng dịu, đăm thắm, vần tạo mạch liền giữa các khổ thơ.
5. Luyện tập: Phân tích hình tượng “Sóng” trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.
Các ý chính:
1.XQ là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ chị là tấm lòng của một tâm hồn luôn luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hàng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc bình dị đời thường. Thơ tình yêu là một mảng thơ tiêu biểu đặc sắc của XQ. Đến XQ thơ Việt Nam hiện đại mới có tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn nhiên vừa chân thật vừa mãnh liệt sôi nổi của một trái tim phụ nữ.
2.Sóng là bài thơ tình đặc sắc của XQ. Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn cũng như những sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn với hình tượng trung tâm – hình tượng “sóng”. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của tác giả được khơi dậy khi đứng trước biển cả, đối diện với những con sóng vô hạn, vô hồi. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, nó là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của nhà thơ, lúc thì hoà nhập, lúc lại là sự phân thân của “em’. Người phụ nữ trong bài thơ soi vào sóng để thấy rõ lòng mình. Với hình tượng sóng, XQ đã tìm được một cách diễn tả và biểu hiện tâm trạng của mình một cách chân thành trong sáng.
3.Cả bài thơ hình tượng sóng được gợi ra bằng âm điệu.Bài thơ có âm điệu nhịp nhàng, lúc dào dạt sôi nổi, lúc thì thầm sâu lắng, gợi nên âm hưởng của những đợt sóng liên tiếp, miên man, được tạo nên bằng thể thơ năm chữ với những câu thơ liền mạch hầu như không ngắt nhịp và được nối vần qua các khổ thơ liên tiếp. Nhịp sóng đó cũng là nhịp lòng của tác giả, một điệu tâm hồn không thể yên định, đầy biến động, chảy trôi và chất chứa những khát khao rạo rực.
4.Mỗi đặc tính của sóng đều tương hợp với một khía cạnh trạng thái của tâm hồn:
- Sóng “Dữ dội và dịu êm – Oàn ào và lặng lẽ”. Đó cũng là trạng thái tâm lí đặc biệt của một tâm hồn đang khát khao yêu đương, đang tìm đến một tình yêu rộng lớn hơn. XQ đã diễn tả cụ thể cái trạng thái khác thường, vừa phong phú, vừa phức tạp có khi như đối lập nhau trong một trái tim đang cồn cào khát khao tình yêu. Và tâm trạng yêu đương ấy tất nhiên là có nhu cầu được bộc bạch,được giải bày, được chia sẻ, giống như sóng không chịu nổi dòng sông chật hẹp mà phải “tìm ra tận bể”, tìm đến một không gian rộng lớn hơn. Tình yêu chân thành mãnh liệt ngàn đời vẫn thế, cũng như con sóng từ ngàn xưa luôn vỗ bờ. Nỗi khát vọng tình yêu luôn xôn xao rạo rực trong trái tim con người, trong quan niệm của XQ, là khát

File đính kèm:

  • docTuan_18_On_tap_phan_Van_hoc_20150725_041027.doc