Ôn tập Ngữ văn 9 - Các tác giả tóm gọn

NAM CAO (1915-1951)

Tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng.

1. Con người

- Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xh đương thời

- Gắn bó ân tình, sâu nặng, tha thiết đ/v bà con nông dân ở quê hương nghèo

- Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt mình.

2. Quan điểm nghệ thuật

- Nhà văn ko nên chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những điều giả dối, phù phiếm mà phải nói lên những nỗi khổ của họ, vì họ mà lên tiếng

- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi nhân tình, vừa có thể tiếp thêm sức mạnh cho con ng, vươn tới sống nhân ái, công bằng .

- Cuộc sống phải đặt trên văn chương

- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự dập khuôn hay sự dễ dãi.

 

doc10 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Ngữ văn 9 - Các tác giả tóm gọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bom rung kính vỡ mất rồi...”.
Với hình ảnh thế hệ trẻ. Thế hệ các nhÀ thơ trẻ: lực lượng sáng tác là những người chiến sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu. Nội dung sáng tác: là những con người cùng thế hệ với nhà thơ. Viết về thế hệ trẻ cầm súng. Hình ảnh người lính trẻ: dũng cảm, đời sống nội tâm phong phú.
2.Chất trí tuệ trong thơ thời chống mĩ.
Nói đến thơ, chủ yếu là nói đến trữ tình. Tuy vậy, trữ tình không phải là phẩm chất duy nhất của thơ. Chất trí tuệ cũng là một trong những phẩm chất của thơ. Sóng Hồng quan niệm thơ là “ tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật”. Cảm xúc và trí tuệ trong thơ không hề loại trừ nhau mà gắn bó mật thiết với nhau.
Các nhà thơ không chỉ dừng lại ở việc miêu tả, trình bày mà còn có ý thức khám phá, phát hiện, bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc của minhfveef con người và cuộc sống, về dân tộc và thời đại. So với thơ thời kì chống Pháp, đây là một nét mới, một bước tiến của thơ chống Mĩ.
Thơ trẻ không hề bồng bột mà thường lắng đọng trong những suy tư. Đấy là những suy nghĩ già dặn sâu sắc.... Chất trí tuệ, chính luận trong thơ trẻ chống mĩ mang đậm sắc thái riêng của cái tôi thế hệ. Đó là cái tôi tự bộc lộ mình đại diện cho thế hệ mình- thế hệ những người trẻ tuổi đang tôi luyện trong chiến tranh.
Thơ trẻ thời kì chống mĩ là tiếng nói của cái tôi thế hệ vừa trẻ trung vừa già dặn vừa hồn nhiên trong cảm xúc vừa sâu lắng những suy tư. Chất trí tuệ trong thơ ở đây được nói đến khác với thời kì trước. Do xuất thân của các nhầ thơ là những người trí thức. Do họ trực tiếp cầm súng nên chất trí tuệ được phản ánh từ thực tế.	
TÔ HOÀI
Cuộc đời (1920 - ) 
Quê ngoại ở Thanh Oai – Hà Nội, ông sinh ra và lớn lên ở đây. Có thể nói rằng vùng quê này trở thành không gian nghẹ thuật trong sáng tác của Tô Hoài.
Ông chỉ được học hết bậc tiểu học, phải làm nhiều nghề để kiếm sông : gia sư, bán hàng, khuân vác... đây là vai trò quan trọng của đường đời và sự tự học đối với sự thành công củ tác giả.
Gắn bó sâu với lứa tuổi thiếu nhi, đây là cơ sở để ông viết lên những tác phẩm hay cho trẻ em: dế mèn phiêu lưu khi ( 1941), o chuột ( 1942 )...
Ông đi nhiều có vốn sống phong phú đặc biệt trong lĩnh vực phong tục và sinh hoạt đờ thường bởi vậy tô hoài có nhiều trang viết chân sác đằm thắm về con người ở nhiều vùng khá nhau, tử miền xuôi đến miền núi.
NAM CAO (1915-1951)
Tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong 1 gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam. Ông là nhà văn có vị trí hàng đầu trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau cách mạng.
Con người
Tâm trạng bất hòa sâu sắc đối với xh đương thời
Gắn bó ân tình, sâu nặng, tha thiết đ/v bà con nông dân ở quê hương nghèo
Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt mình.
Quan điểm nghệ thuật
Nhà văn ko nên chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những điều giả dối, phù phiếm mà phải nói lên những nỗi khổ của họ, vì họ mà lên tiếng
Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi nhân tình, vừa có thể tiếp thêm sức mạnh cho con ng, vươn tới sống nhân ái, công bằng ...
Cuộc sống phải đặt trên văn chương
Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự dập khuôn hay sự dễ dãi.
Sự nghiệp văn chương trước CM tháng 8/1945
Nam Cao tập trung viết về đời sống nhân dân và đời sống trí thức tiểu tư sản nghèo. 
Ở đề tài người trí thức tiểu tư sản nghèo, đáng chú ý là các truyện ngắn:”Những truyện không muốn viết”; “Trăng sáng”, “Đời thừa”, “Mua nhà”, “Nước mắt”, “Cười”...và tiểu thuyết“Sống mòn”(1944). Trong khi mô tả hết sức chân thực tình cảnh nghèo khổ, bế tắc của những nhà văn nghèo, những “Giáo khổ trường tư”, học sinh thất nghiệpNam Cao đã làm nổi bật tấn bi kịch tinh thần của họ, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa XH to lớn. Đó là tấn bi kịch dai dẳng của người trí thức, những người có ý thức sâu sắc về giá trị đời sống và nhân phẩm, muốn sống có hoài bão, nhưng lại bị gánh nặng cơm áo và hoàn cảnh XH làm cho “chết mòn”, phải sống” đời thừa”
Ở đề tài về người nông dân, đáng chú ý nhất là các truyện:”Chí Phèo”, “Trẻ con không được ăn thịt chó”,” Một bữa no”,” Lão Hạc”,” Một đám cưới”, “Lang Rận”...ở đề tài này, Nam Cao thường nhắc đến những hạng cố cùng, những số phận hẩm hiu bị ức hiếp, bị lưu manh hoá Nhà văn đã kết án sâu sắc cái Xã hội tàn bạo làm huỷ diệt cả nhân tính của những con người lương thiện. Ở một số TP, Nam Cao đã thể hiện niềm xúc động trước bản chất đẹp đẽ, cao quí trong tâm hồn họ (L.Hạc)
Viết về nông dân, Nam Cao tỏ ra thấu hiểu số phận cực khổ của họ, đặc biệt quan tâm đến 2 loại ng: một là, những ng bị ức hiếp bất công, số phận hẩm hiu, bất hạnh. Hai là, những ng bị hắt hủi, bị xâm phạm. Viết về đời sống tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã thể hiện được tình cảnh nghèo khổ, tủi nhục của ng tri thứt tiểu tư sản nghèo. Đồng thời làm toát lên cái không khí ngột ngạt, bế tắc của 1 XH đứng trc vực thẳm khủng hoảng. Ngoài ra, ông còn miêu tả những bi kịch tinh thân của họ.
Nam Cao là đại biểu xuất sắc cho trào lưu hiện thực phê phán thời kì phát triển cuối cùng 1940-1945.
Phong cách nghệ thuật
Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của con người. Biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Rất thành công trong ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. Kết cấu truyện chặt chẽ. Cốt truyện đơn giản, rất đời thường nhưng lại đặt ra những vấn đề quan trọng, sâu xa, có ý nghĩa triết lí sâu sắc.
Cách viết vừa chân thực, vừa có tầm vóc khái quát cao, nhiều truyện có tầm vóc triết lí sâu xa. Xây dựng những nv sống động, chân thực, trong đó có những đặc hình bất hủ
Cách kể chuyện và kết cấu chuyện rất minh hoạt và mới mẻ. Ngôn ngữ hết sức tự nhiên, sinh động gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng. Lời kể của tg và lời nv thường đan xen, biến hóa. Giọng điệu cũng biến hóa linh hoạt
Nhìn chung, Nam Cao là 1 nhà văn hiện thực chủ nghĩa có những đóng góp đang kể cho nền VH nước nhà. Có thể nói về nhiều mặt, tác phẩm Nam Cao đánh dấu 1 bước phát triển mới của văn xuôi chữ Quốc ngữ VN mới hình thành trong nửa thế kỉ.
Đề: Sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8
Trong tác phẩm "Nước Mắt" trước cách mạng 8 Nam Cao mượn lời của nhà văn Pháp Francois Coppée làm lời đề từ cho tác phẩm của mình, ông viết: 
"Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ, nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ".
Cả đời cầm bút Nam Cao luôn nhìn đời bằng nước mắt, bằng tình thương. Ông đã từng tuyên bố :"Sống đã rồi hãy viết". Bởi một nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì trước hết phải sống cho nhân đạo. Cuộc đời là gốc, văn chương là ngọn. Và chính cuộc đời đã quyết định đến văn chương. Nam Cao luôn nhìn đời bằng nước mắt, tình thương và lòng nhân ái. Mặc dù thời gian sáng tác của Nam Cao không nhiều nhưng ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Nam Cao người yêu văn khó có thể quên được sự nghiệp của ông trước cách mạng tháng 8. Bởi chính sự nghiệp này đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nam Cao-một nhà văn hiện thực xuất sắc-một cánh tay đắc lực góp phần chiến thắng cho trường phái "nghệ thuật vị nhân sinh" trong cuộc tranh luận với trường phái "nghệ thuật vị nghệ thuật".
Bén duyên với văn chương từ năm 1936 nhưng ngay từ khi đến với văn chương Nam Cao đã đi theo khuynh hướng văn học lãng mạn. Bốn năm liền gắn liền gắn kết với trào lưu văn chương này, Nam Cao không có một tác phẩm để đời. Phải đến sau khi Nam Cao  li khai khỏi dòng văn học lãng mạn. Đến với văn học hiện thực phê phán, Nam Cao đã có tác phẩm đầu tiên để đời được viết năm 1941. Ban đầu tác phẩm có tên "Đôi Lứa Xứng Đôi" sau này đổi thành "Cái Lò Gạch Cũ" và cuối cùng nhà xuất bản tự ý đổi thành "Chí Phèo".
Trước cách mạng, tác giả viết với hai đề tài chính đó là đề tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Cả hai đề tài này ông đề cập đến bi kịch của những con người trong xã hội, có thể đó là bi kịch của người tri thức nghèo với cuộc sống cơm áo gạo tiền vì: "Thói đời cơ cực giơ nanh vuốt, cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ". Đó là bi kịch của người nông dân trong XH.
Đề tài thứ nhất: Đó là đề tài người nông dân. Tiêu biểu phải kể đến đó là tác phẩm "Chí Phèo, Lão Hạc, Một Bữa No, Trẻ Con Không Được Ăn Thịt Chó, Dì Hảo,...". Hay nhất cho đề tài người nông dân phải kể đến tác phẩm "Chí Phèo". "Chí Phèo" được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nam Cao nói riêng, của văn học hiện thực phê phán 30-45 nói chung. Chuyện kể về đời sống cơ cực của người nông dân dưới ách bóc lột thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Sâu xa hơn chuyện còn đề cập đến bi kịch của một con người sinh ra là người nhưng không được làm người đó là nhận vật "Chí Phèo". "Chí Phèo" được giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định: 
   "Đó là một mảnh vườn hoang, trong mảnh vườn hoang ấy vắng tiếng chim ca, vắng hương hoa quả chín. Chỉ còn lại trên mảnh vườn ấy là quả thối, quả điếc, con sâu con bọ".
Đề tài thứ hai: Đề tài trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài này những tác phẩm tiêu biểu phải kể đến đó là "Đôi Mắt, Trăng Sắng, Sống Mòn,...". Nếu phải chọn ra một tác phẩm tiêu biểu nhất cho đề tài trí thức tiểu tư sản có lẽ nhiều người sẽ chọn tiểu thuyết "Sống Mòn". "Sống Mòn" kể về cuộc đời của người trí thức trong xã hội cũ sống mốc lên, rỉ ra, chết mòn... Nhưng trong quy mô của một truyện ngắn với dăm bảy trang truyện mà Nam Cao đã thâu tóm được cả một tấm bi kịch của tầng lớp trí thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là điểm mạnh của "Đời Thừa". Vì vậy, "Đời Thừa" được đưa vào trong chương trình giảng dạy như là một trong những kiệt tác của Nam Cao ở đề tài trí thức tiểu tư sản. 
Nhân vật Hộ là tiêu biểu cho tầng lớp tri thức tiểu tư sản nghèo khi bị đồng tiền làm cho khốn đốn. Và anh đã tự xỉ vả mình: "Cẩu thả trong nghề gì cũng đều bất lương, cẩu thả trong văn chương là một người đê tiện". Đây chính là tấm bi kịch lớn nhất mà Nam Cao đã thâu tóm rất hay, sinh động trong tác phẩm "Đời Thừa".
Với tấm lòng luôn nhìn đời bằng nước mắt và tình thương. Nam Cao thực sự là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Có lẽ hợp lí hơn để kết thúc bài viết của mình ta mượn lại lời của Nam Cao trong tác phẩm "Lão Hạc" đã đưa ra quan điểm:
"Chao ôi! Đối với những người sống quanh ta. Nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn chẳng bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương và chẳng bao giờ ta thương".
ĐẶC ĐIỂM PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT NGUYỄN MINH CHÂU 
Hành trình văn học của Nguyễn Minh Châu trải qua gần 30 năm với hai giai đoạn trước và sau 1975, gắn liền với hai giai đoạn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nguyễn Minh Châu đã có những tác phẩm góp phần đáng kể vào thành tựu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, nhưng vị trí và đóng góp nổi bật của ông là ở giai đoạn sau 1975, trong vai trò của người đi tiên phong mở đường cho công cuộc đổi mới văn học.
Những đặc điểm bao trùm trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, và cũng là những nét nổi bật trong tư tưởng và phong cách của ông có thể thấy tập trung ở những điểm sau.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và những nỗi đau khổ của con người ở xung quanh  mình. Nhà văn muốn dùng ngòi bút của mình tham gia trợ lực cho con người trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, đồng thời luôn đặt niềm tin vào con người, ở khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi người. Tư tưởng nhân đạo là cơ sở vững chắc của mọi tìm tòi, khám phá sáng tạo của nhà văn. Trên hướng đó, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người xuất sắc kế tục những nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn trong  nền văn học dân tộc.
Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu lại được hình thành và phát triển trên cơ sở sự hiểu biết thấu đáo, sâu sắc về con người, đặc biệt là đời sống tâm lý của con người. Chiều sâu bí ẩn của đời sống bên trong con người là cái đích mà ngòi bút của Nguyễn Minh Châu hướng tới để lật xới, khám phá: “Cần phải mô tả con người tham gia vào các vụ việc với tất cả chiều sâu của tiến trình diễn biến tâm lý và tính cách” (Nói về truyện ngắn của mình). 
Các nhân vật của Nguyễn Minh Châu đặc biệt là trong những truyện ngắn sau năm 1975, đều được thể hiện trong những trạng thái và quá trình tâm lý không hề đơn giản. Các nhân vật như Hạnh, Thai, Lực và nhất là Quỳ, Khúng đều được soi sáng từ bên trong với tất cả tính phức tạp và luôn vận động của đời sống tâm lý, cả những ám ảnh của tiềm thức vô thức. Ngòi bút miêu tả và phân tích tâm lý của Nguyễn Minh Châu đã tiếp nối truyền thống chủ nghĩa hiện thực tâm lý của Nam Cao. Sự gần gũi đó được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong loại nhân vật tự vấn.
Tinh thần nhân đạo ở Nguyễn Minh Châu được biểu hiện trong hai thái độ đối với con người: sự thương cảm và niềm tin. Luôn hướng về những vẻ đẹp trong sang và chất trữ tình. Trong những năm chiến tranh, cũng nằm trong mạch sử thi hào hùng của văn học đương thời, nhưng tác phẩm của Nguyễn Minh Châu vẫn thiên về khai thác những vẻ đẹp trong sáng, như chính tác giả đã bộc lộ khát vọng của mình là “gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Người đọc có thể tìm thấy vẻ đẹp ấy trong các nhân vật: Cô giáo Thuỳ, Bác Thỉnh (Cửa sông), Kinh, Lữ, Xiêm (Dấu chân người lính), Thận (Nhành mai),Nguyệt (Mảnh Trăng Cuối rừng). Sau năm 1975 cái nhìn của nhà văn về con người đã đạt tới sự nhận thức tính phức tạp, đa tầng của bản chất con người, nhưng vẫn không mất đi niềm tin và sự khao khát khám phá những vẻ đẹp sâu xa của con người. Những vẻ đẹp ấy được thể hiện tập trung nhất ở các nhân vật phụ nữ. Chất trữ tình và vẻ đẹp trong sáng của Nguyễn Minh Châu còn được thể hiện ở những bức tranh thiên nhiên, được miêu tả bằng ngòi bút tinh tế, gợi cảm và thường mang tính biểu tượng.
Nguyễn Minh Châu cũng ngày càng đa dạng, tinh tế và giàu chất tạo hình trong miêu tả, linh hoạt, biến hoá trong lối kể chuyện và nhất là sắc sảo trong miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. Phải kể thêm một điểm đặc sắc trong bút pháp của Nguyễn Minh Châu là việc sử dụng khá thường xuyên các hình ảnh biểu tượng. Người đọc không thể không nhớ đến những hình ảnh loại này trong nhiều tác phẩm, như Mảnh trăng, Nhành mai (trong các truyện ngắn cùng tên), cái giếng nước nơi góc vườn (Bên đường chiến tranh), chiếc xe cút kít (Khách ở quê ra), đặc biệt là bò khoang và giấc mơ kì dị người - bò của lão Khúng (Phiên Chợ Giát)
Nguyễn Minh Châu phải ngừng bút vào cái lúc mà tài năng và tư tưởng của ông đặt tới độ chín, cũng là lúc công cuộc đổi mới văn học vừa được mở ra, đem lại sự khích lệ to lớn cho những tìm tòi sáng tạo của nhà văn. Những gì mà ông khai phá để mở ra hướng đi mới đã được nhiều cây bút tiếp theo kế tục và đẩy tới xa hơn. Những cống hiến của Nguyễn Minh Châu trong cả cuộc đời cầm bút, đặc biệt là ở thời kì đổi mới vẫn là một di sản quý trong nền văn học hiện đại Việt Nam và được nhiều thế hệ người đọc đón nhận với niềm yêu mến và trân trọng.
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA TÔ HOÀI  
Top
1 - Không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện rất tập trung.
Tác phẩm của Tô Hoài viết chủ yếu về hai địa bàn: vùng ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc. Đối tượng được Tô Hoài khai thác nhiều nhất, thành công nhất trong tác phẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở ngoại thành Hà Nội và miền núi Tây Bắc.
Bên cạnh đó, Tô Hoài là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết truyện về loài vật. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện trong tác phẩm của ông luôn có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh tồn tự nhiên của xã hội loài vật đó.  
Có thể nói, những tác phẩm tiêu biểu nhất trên con đường văn chương của Tô Hoài cũng không nằm ngoài không gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện nói trên.
2 - Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc
Đặc điểm phong cách nghệ thuật này của Tô Hoài được biểu hiện cụ thể ở các điểm sau:
- Cách đặt tên cho tác phẩm của Tô Hoài có khi được xuất phát từ thành ngữ dân gian: “ Đất khách, quê người”; “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Giăng thề còn đó trơ trơ”.
- Cách kể chuyện, dẫn truyện của Tô Hoài có sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc, biểu hiện rõ ở tác phẩm Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Dế Mèn phiêu lưu kí .
- Tô Hoài thường đi vào khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con người Việt Nam như : trọng nghĩa khinh tài, khí tiết, thủy chung,        
- Tô Hoài khai thác đề tài lịch sử  để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam, tiêu biểu là tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ông Gióng.
 3 - Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế.
Cách quan sát thông minh hóm hỉnh và rất tinh tế là khả năng nổi trội của Tô Hoài trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Khả năng này của ông được biểu hiện rõ ngay từ trước cách mạng qua những truyện viết về loài vật. Càng về sau càng được phát huy ở nhiều tác phẩm khác. Những trang văn của Tô Hoài khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại thành Hà Nội và vùng núi Tây Bắc đều để lại cho người đọc ấn tượng sâu bền, cũng như luôn mang đến cho họ nguồn tư  liệu rất phong phú về lịch sử, địa lí và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt, khi miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm lí của nhân vật, Tô Hoài đã chọn lựa những chi tiết độc đáo có sức gợi cảm nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức của người đọc về thân phận của nhân vật. Nhà văn còn sử dụng yếu tố ngoại cảnh để góp phần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong từng hoàn cảnh, tình huống cụ thể. Chính vì thế, các nhân vật trong tác phẩm của Tô Hoài thường mang nét riêng và gợi cho người đọc biết bao điều suy ngẫm.      
 4 - Đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tô Hoài là ngôn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng. Tô Hoài quan niệm đó là kho của cải vô giá và ông đã biết cách chọn lựa, nâng cao và nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ông khẳng định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”“Câu nói là bộ mặt của ý. Ý không bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế”(Sổ tay viết văn).
Với sự nhận thức trên, Tô Hoài đã luôn trau dồi học hỏi ngôn ngữ trong cuộc sống đời thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc. Ở từng vùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ông đều có cách sử dụng ngôn ngữ thích ứng với đặc điểm của nó. Mặt khác, ông còn sử dụng thành công những từ ngữ giàu sức tạo hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương,... Điều đó tạo cho tác phẩm của ông vừa có vẻ đẹp giản dị, vừa không kém phần kì thú.   
Kết luận chung:  
Top
“Dao có mài mới sắc”, với sự cần mẫn, bền bỉ, dẻo dai, không ngừng học hỏi, tích lũy, tự vượt mình để sáng tạo đó chính là điều làm nên bản lĩnh và tài năng nghệ thuật của Tô Hoài. Với những thành tựu to lớn đã đạt được sau hơn nửa thế kỉ sáng tạo nghệ thuật, Tô Hoài xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, là tấm gương lao động nghệ thuật cho văn nghệ sĩ  noi theo.
Người đọc trước đây, hiện nay và mai sau có lẽ không thể quên được những đóng góp độc đáo, đặc sắc của Tô Hoài đối với  nền văn chương dân tộc.  
PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN TUÂN
NÉT CHUNG:
- Nguyễn Tuân là cái định nghĩa về người nghệ sĩ 1 cách trọn vẹn. Sự độc đáo đó được thể hiện ở: sự tài hoa và ngông.
+ Tài hoa là cách Nguyễn Tuân thể hiện tài năng, nghệ thuật hơn người trong cách nhìn nhận và phản ánh của mình.
+ Ngông là hình thức, lối biểu hiện, cách biểu hiện khác đời khác người.
Từ đề tài nhân vật đến cách thể hiện, Nguyễn Tuân đều mag đến 1 sự bất ngờ cho người đọc, thể hiện sự sáng tạo không giống ai.
Từ người tử tù tài hoa đến 1 người lái đò bình thường bỗng trở thành người nghệ sĩ.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn duy mĩ bởi ông quan niệm cuộc đời là 1 hành trình, 

File đính kèm:

  • doctác giả tóm gọn.doc
Giáo án liên quan