Ôn tập Ngữ Văn 9

 1, Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng:

 - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sặc thái biểu cảm.

 - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

 2, Ví dụ:

 - Cùng là ngôi thứ nhất, tiếng Việt có các từ sau: anh, em, chú, bác, thím, ông, bà, tôi, tớ, tao, mày,. tùy vào đối tượng giao tiếp, mối quan hệ, tình cảm giữa các nhân vật trong giao tiếp mà có sự lựa chọn thích hợp.

 3, Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô:

 - Vì:

 + Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp. Các từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, chức vụ cũng đều có thể chuyển thành từ xưng hô như: chú, bác, cô, dì ,.

 + Lựa chọn đúng sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
 2, Ví dụ:
 + Già - Trẻ.
 + Vui - Buồn.
 + Cúi - Ngẩng .
 + Cao - Thấp.
IX, Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
 1, Khái niệm:
 - Nghĩa của một từ có thể rộng hay hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác gọi là cấp độ khái quát của từ ngữ. 
 - Một từ được coi là:
 + Có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của nó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 + Có nghĩa hẹp hơn khi phạm vi nghĩa của nó không bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
 2, Ví dụ:
 - Nghĩa của từ “Hoa hồng” khái quát hơn nghĩa của từ “Hoa hồng đỏ” “Hoa hồng trắng”.
 - Nghĩa của từ “Nghề nghiệp” khái quát hơn nghĩa của từ “Bác sĩ” “Công nhân” “Kỹ sư”.
X. Trường từ vựng:
 1, Khái niệm:
 - Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét nghĩa chung.
 2, Ví dụ:
 - Mặt, cánh tay, đầu, miệng, chân chỉ bộ phận cơ thể người.
 - Hoài nghi, khinh bỉ, thương yêu, kính mến, ghen ghét chỉ thái độ của con người.
XI, Sự phát triển của từ vựng:
 1, Cách phát triển và phương thức phát triển:
 - Có hai cách phát triển nghĩa của từ vựng: 
 + Tạo từ ngữ mới.
 + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
 - Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ
 + Phương thức ẩn dụ
 + Phương thức hoán dụ. 
 2, Ví dụ:
 - Tôi rất thích đi tắm biển cùng với bạn bè!
 Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người hòa làm một.
 - Chú ơi, cái bơm này giá bao nhiêu ?
 Bác ơi, bơm hộ cháu chiếc xe.
XII, Từ Mượn:
 1, Khái niệm:
 - Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ nước ngoài.
 2, Ví dụ:
 - Sứ giả, xà phòng, ga, giang sơn, tivi, kiwi, mít tinh.
XIII, Từ Hán Việt:
 1, Khái niệm:
 - Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.
 2, Ví dụ:
 - Ẩn sĩ, bảo vệ, hòa bình, hạnh phúc, tự do, thực đơn, cường quốc.
XIV, Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội:
 1, Khái niệm:
 - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
 - Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ dùng trong một nhóm người, tầng lớp xã hội nhất định.
 2, Ví dụ:
 - Đường là hợp chất hữu cơ, có công thức là C12H22O11. (Thuật ngữ trong môn hóa)
 - Hoàng đế, trẫm, khanh, hoàng hậu, long thể, băng hà. (Biệt ngữ trong xã hội phong kiến)
XV, Trau dồi vốn từ:
 1, Hình thức:
 - Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng tường hợp cụ thể.
 - Rèn luyện, tìm hiểu thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ
 2, Ví dụ:
XVI, Từ tượng thanh và từ tượng hình:
 1, Khái niệm:
 - Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh của sự vật.
 - Từ tượng hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
 2, Ví dụ:
 - Từ tượng thanh: rì rào, rì rầm, oang oang, ào ào, líu lo.
 - Từ tượng hình: lẻo khoẻo, long lanh, móm mém, rũ rượi, xộc xệch.
XVII, Một số phép tu từ từ vựng:
 1, Một số phép tu từ:
 - So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng với nó.
 - Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.
 - Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó.
 - Nói quá: nói quá mức độ, quy mô, tính chất của sự vật nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
 - Nói giảm, nói tránh: cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, tránh thô bạo, thiếu lịch sự.
 - Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
 - Chơi chữ: dùng sự đồng âm và khác nghĩa của từ để tạo ra sắc thái hài hước dí dỏm.
 2, Ví dụ:
 - So sánh: “Trăng hồng như quả chín
 Lửng lơ lên trước nhà”
 - Ẩn dụ: “Anh đội viên nhìn Bác
 Càng nhìn lại càng thương
 Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm”
 - Hoán dụ: “Áo nâu cùng với áo xanh
 Nông thôn vùng với thành thị đứng lên”
 - Nói quá: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
 Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
 - Nói giảm nói tránh: “Chiếc áo này cậu mang không được hợp cho lắm !”
 “Đây là lớp học của trẻ bị khiếm thị !”
B. Tiếng Việt
I, Các phương châm hội thoại:
 1, Khái niệm:
 * Khi giao tiếp:
 - Cần nói cho có nội dung nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yếu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa (Phương châm về lượng). 
 - Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (Phương châm về chất).
 - Cần nói đúng vào đề tài giap tiếp, tránh nói lại đề (Phương châm quan hệ).
 - Cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (Phương châm cách thức).
 - Cần tế nhị và tôn trọng người khác (Phương châm lịch sự).
 2, Ví dụ:
 - Phương châm về lượng: 
 A: Cậu học nấu ăn ở đâu mà nấu ngon thế ?
 B: Tớ học ở cô C gần nhà tớ.
 - Phương châm về chất:
 A: Cậu có biết trong tam giác vuông bình phương cạnh huyền có quan hệ gì với tổng bình phương hai cạnh góc vuông không ?
 B: Theo định lí Pi-ta-go thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
 - Phương châm quan hệ:
 + Đánh trống lãng.
 + Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
 - Phương châm cách thức:
 + Nửa úp nữa mở.
 + Nói bóng nói gió.
 - Phương châm lịch sự:
 + Chẳng được miếng thịt miếng xôi, cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.
 3, Tình huống giao tiếp không tuân thủ phương châm hội thoại:
 A: Cậu học tiếng anh ở đâu mà giỏi vậy?
 B: Giỏi vậy mà còn thua con C lớp 9G.
 => Không tuân thủ phương châm quan hệ.
II, Xưng hô trong hội thoại:
 1, Các từ ngữ xưng hô thông dụng trong tiếng Việt và cách dùng:
 - Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sặc thái biểu cảm.
 - Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.
 2, Ví dụ:
 - Cùng là ngôi thứ nhất, tiếng Việt có các từ sau: anh, em, chú, bác, thím, ông, bà, tôi, tớ, tao, mày,... tùy vào đối tượng giao tiếp, mối quan hệ, tình cảm giữa các nhân vật trong giao tiếp mà có sự lựa chọn thích hợp.
 3, Trong tiếng Việt, khi giao tiếp, người nói phải hết sức chú ý đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô:
 - Vì:
 + Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt hết sức đa dạng, phong phú và phức tạp. Các từ chỉ quan hệ thân tộc, chức danh, chức vụ cũng đều có thể chuyển thành từ xưng hô như: chú, bác, cô, dì ,...
 + Lựa chọn đúng sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp. 
III, Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
 1, Khái niệm:
 - Có hai cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật:
 + Dẫn trực tiếp: tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt trong dấu ngoặc kép. 
 + Dẫn gián tiếp: tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp và không đặt trong dấu ngoặc kép.
 2, Ví dụ:
 - “Vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây vì sự nghiệp 100 thì phải trồng người”. Muốn được như vậy thì ...
 - Bác Hồ đã từng nói rằng vì sự nghiệp 10 năm thì phải trồng cây và vì sự nghiệp 100 thì phải trồng người. Câu nói đó quả ...
 C. Tập làm văn
 Câu 1:
 * Văn thuyết minh:Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả.
 *Văn bản tự sự với hai trọng tâm :
 - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm,giữa tự sự với lập luận.
 - Nội dung mới trong văn bản tự sự: Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự ;người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong tự sự.
 Câu 3
 *Khác nhau:
 Miêu tả
 Thuyết minh
- Dùng phương thức tự sự, miêu tả là chính.
- Đối tượng của miêu tả thường là các sự vật, con người, hoàn cảnh cụ thể.
- Có hư cấu tưởng tượng không nhất thiết phải trung thành với sự vật
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng.
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- Ít dùng số liệu cụ thể chi tiết
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương nghệ thuật 
- Ít tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa.
- Dùng phương thức thuyết minh là chính.
- Đối tượng của thuyết minh thường là các loại sự vật, đồ vật.
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng,sự vật
- Bảo đảm tính khách quan,khoa học.
- Ít dùng tưởng tượng ,so sánh 
- Dùng nhiều số liệu cụ thể ,chi tiết.
- Ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống ,văn hoá,khoa học
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau 
- Đơn nghĩa.
 *Giống nhau:
 - Về phương thức biểu đạt: có yếu tố miêu tả và tự sự.
 Câu 2: 
Trong văn bản thuyết minh người ta phải kết hợp các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả để bài viết được sinh động, hấp dẫn hơn (liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa, ...) để khơi gợi sự cảm thụ về đối tượng được thuyết minh. 
 - Đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng với người đọc.
Câu 4: 
Miêu tả nội tâm giúp cho người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình bày những diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ, ... của các nhân vật trong cau chuyện. Ví dụ như tâm trạng của Lão Hạc, của Thúy Kiều, ...
Nghị luận trong văn bản tự sự giúp người viết văn bản tự sự đi sâu phân tích, trình bày những vấn đề về nhân sinh, về lí tưởng, về triết lí sống, ... rút ra từ diễn biến câu chuyện, từ cuộc đời của nhân vật. Ví dụ như nhận xét của ông giáo trong Lão Hạc: “Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất.”
Trong truyện ngắn Làng, Kim Lân đã dùng rất giỏi cách miêu tả nội tâm để diễn tả tâm trạng Ông Hai khi thì tự hào về cảnh vật và con người làng Dầu, lúc lại đâu khổ, dằn vặt trước tin làng Dầu đi theo giặc, lúc thì hồ hởi vì làng Dầu vẫn chiến đấu ngoan cường dù Tây đến đốt nhiều nhà trong đó có nhà của ông, ... Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã sử dụng rất đắt yếu tố nghị luận qua lời ông lão họa sĩ, lời người dẫn truyện để nói về sự hi sinh thầm lặng của người thanh niên chịu sống cô độc trên núi cao nhằm theo dõi diễn biến của thời tiết phục vụ sản xuất, chiến đấu.
Câu 5: Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm:
Đối thoại là cuộc trò chuyện giữa hai hay nhiều nhân vật về một đề tài nhất định. Độc thoại là lời nhân vật tự nói với mình. Có lúc độc thoại thành lời, có lúc độc thoại diễn ra trong tâm trí, đầu óc nhân vật (Gọi là độc thoại nội tâm).
 Một đoạn văn tự sự có sử dụng đối thoại, độc thoại:
 Mụ chủ chép miệng giọng ngọt xớt:
Em cứ khó nghĩ quá ... ông bà cũng là người làm ăn tử tế cả. Nhưng mà có lệnh biết làm thế nào. Đành nhẽ là ông bà kiếm chỗ khác vậy ... Này, ở với nhau đang vui vẻ, ông bà dọn đi, em lại nhớ đáo để đấy nhớ.
Bác Hai cúi mặt xuống rân rấn nước mắt, bà nói:
“Vâng ... thôi thì dân làng đã chả cho ở nữa, chúng tôi cũng đành phải đi nới khác chứ biết làm thế nào. Nhưng ...”
Mụ chủ đi rồi, bà Hai và con bé lớn nước mắt ròng ròng, lẳng lặng gánh hàng ra quán. Vợ chồng cũng chẳng dám nói với nhau câu gì.
Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường. Bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, rối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão. Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa bố con ông mà đi bây giờ?
Câu 6: 
Truyện “Chiếc lược ngà” được kể lại theo lời người chứng kiến câu chuyện. Do đó người kể dùng ngôi thứ nhất, xưng tôi để kể.
Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” được kể lại theo lời người dẫn chuyện, một người biết hết mọi chuyện nhưng dấu mình.
Truyện “Cố Hương” được kể theo lời một nhân vật trong truyện và dùng ngôi thứ nhất để kể.
Câu 7: 
 - Các nội dung văn bản tự sự học ở lớp 9 tiếp tục giúp cho học sinh hiểu sâu hơn về cách viết, cách thể hiện câu chuyện và nhân vật (Do dùng yếu tố miêu tả, nghị luận, dùng lời đối thoại hay độc thoại, dùng ngôi kể ngày hay ngôi kể khác ...)
Câu 8: 
- Hiếm có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. Thường các văn bản vận dụng nhiều phương thức biểu đạt. Phương thức biểu đạt nào chiếm ưu thế chủ yếu khi thể hiện sẽ quyết định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Các phương thức biểu đạt khác chiếm vị trí thứ yếu sẽ trở thành các yếu tố kết hợp. Do sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt nên các văn bản được tạo ra trở nên đa dạng 
trong cách biểu hiện, đa thanh trong giọng điệu.
Câu 9:
STT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết minh
Điều hành
1
Tự sự
X
X
X
X
2
Miêu tả
X
X
X
X
3
Nghị luận
X
X
X
4
Biểu cảm
X
X
X
5
Thuyết minh
X
X
6
Điều hành
Câu 10:
Một số tác phẩm tự sự được học trong sgk Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9 không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần: mở bài, thân bài và kết bài vì:
 + Có khi đó là đoạn trích từ tác phẩm tự sự dài như “Trong lòng mẹ”, “Mã Giám Sinh mua Kiều” ...
 + Có khi đó là tác phẩm tự sự trọn vẹn nhwung do tác giả có dụng ý nghệ thuật riêng nên có thể lược bỏ phần mở bài hay kết bài. Riêng phần thân bài bao giờ cũng phải có.
 - Còn bài làm của học sinh bao giờ cũng phải có đủ bố cục ba phần vì đây là giai đoạn luyện tập kĩ năng cơ bản. Các em phải có kĩ năng cơ bản vững vàng rồi sau đó mới có thể viết bài có tính nghệ thuật, tạo sự biến hóa thay đổi trong bố cục.
Câu 11:
 - Hiểu biết về yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm, các hiểu biết về đối thoại, độc thoại, ngôi kể sẽ giúp các em hiểu rõ hơn đặc điểm nghệ thuật, từ đó hiểu sâu hơn nội dung các tác phẩm tự sự. Ví dụ các hiểu biết về yếu tố miêu tả nội tâm, độc thoại nội tâm sẽ giúp các em hiểu và rung cảm trước diễn biến tâm trạng của ông hai trong truyện ngắn “Làng”.
Câu 12:
 - Những kiến thức và kĩ năng khi đọc hiểu các tác phẩm tự sự có tác dụng giúp học sinh hiểu sâu hơn, cung cấp thêm các mẫu sinh động để học sinh tập vận dụng một cách sáng tạo khi làm bài văn tự sự. Ví dụ cách dùng ngôi thứ nhất trong chuyện “Chiếc lược ngà” sẽ gợi ý cho học sinh tập vận dụng cách kể theo ngôi thứ nhất khi viết các đề văn kể lại một giấc mơ, một cuộc gặp gỡ với thầy giáo cũ, ...
C. Văn học
I, Văn bản “Người con gái Nam Xương” (Trích Truyền Kì Lục Mạn):
 1, Tác giả:
 - Nguyễn Dữ người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
 - Ông là học trò giỏi của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
 - Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.
 -  Với  tập truyện  ngắn  “Truyền kì  mạn  lục” ông  thực  sự đã  mang  đến cho  nền  văn học  dân  tộc một “Thiên cổ kì bút” có khả năng lay động lòng người bởi giá trị mọi mặt của nó.
 2, Thể loại:
 - Truyền Kì Mạn Lục.
 3, Tóm tắt:
 Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là ngưưoì con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp
được Trương Sinh là người thất học, tính hay ghen cưới về với 100 lạng vàng. Trương Sinh phải đi lính trong nhóm đầu, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng chu đáo và thay chồng nuôi con thơ. Mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chẳng khác gì con ruột. Chiến tranh chấm dứt, Trương Sinh về quê, hay tin mẹ mất rất đau buồn đồng thời nghe lời con thơ rằng trước đây cũng có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Trương Sinh sẵn tính ghen tuông nghe lời con trẻ càng nghi ngờ vợ, chàng mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Nàng tắm gội chay sạch rồi ra bến Hoàng Giang tự vẫn để chứng tỏ sự trong sạch của mình. Có một người cùng làng với Vũ Nương là Phan Lang bị chết đuối nhưng vốn là ân nhân của Linh Phi nên được cứu vào cung nước của rùa thần. Tại đây Phan Lang đã gặp được Vũ Nương. Nàng gửi một chiếc hoa vàng và dặn nếu Trương Sinh nhớ tình cũ thì lập đàn giải oan, nàng sẽ trở về. Phan Lang về gặp Trương Sinh đưa chiếc hoa vàng. Trương Sinh ra bến Hoàng Giang lập đàn giải oan, Vũ Nương trở về thấp thoáng giữa sông lúc ẩn lúc hiện nhưng nàng đã cảm ơn đức của Linh Phi nên chẳng thể trở về trần gian được nữa.
II, Văn bản “Làng” (Trích):
 1, Tác giả:
 - Kim LânTên khai sinh Nguyễn Văn Tài (1920-2007),quê Từ Sơn - Bắc Ninh.
 - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Kim Lân chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết văn từ năm 1941.
 - Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn am hiểu và gắn bó sâu sắc cuộc sống nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
 - Một số truyện đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám.
 - Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê, qua đó góp phần biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân.
 - Sau cách mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn và vẫn viết về làng quê Việt Nam – mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc.
 - Các tác phẩm tiêu biểu: Nên vợ nên chồng, Vợ nhặt,Con chó xấu xí, Làng, ...
 2, Thể loại:
 - Truyện ngắn.
 3, Tóm tắt:
 Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.
III, Văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” (Trích):
 1, Tác giả:
 - Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam.
 - Ông viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
 - Ông thường viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 60-70 thế kỉ XX.
 - Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long nhẹ nhàng, tình cảm,thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình.
- Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.
- Nguyễn Thành Long ngoài viết văn còn viết báo, làm xuất bản, dịch một số tác phẩm nổi tiếng của văn học nước ngoài.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Giữa trong xanh, Li Sơn mùa tỏi, Bát cơm cụ Hồ, Gió bấc gió nồm, Chuyện nhà chuyện xưởng,Trong gió bão,...
 2, Thể loại:
 - Truyện ngắn.
 3, Tóm tắt:
 Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già ,bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.
IV, Văn bản “Chiếc lược ngà (Trích):
 1, Tác giả:
 - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra Bắc công tác tại phòng văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và bắt đầu viết văn. Từ đó ông công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ và Hội nhà văn. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. - Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. - Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ.
 2, Thể loại:
 - Truyện ngắ

File đính kèm:

  • docbia 2.doc