Ôn tập Ngữ văn 11 - Những bài văn chọn lọc

- Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ nghiêm túc về "sống và viết" -> quan điểm sáng tác tiến bộ. Đó là:

- Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những cái giả dối, phù phiếm.

- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.

- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người, nhà văn chân chính phải là con người chân chính có tình thương, nhân cách.

- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.

- Người cầm bút phải có lương tâm -> viết cẩu thả là bất lương đê tiện.

 

doc137 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ôn tập Ngữ văn 11 - Những bài văn chọn lọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 say, để rồi say nữa, say vô tận,… Hắn đã bị cướp mất cả hình người lẫn linh hồn. Hắn đã thành quỷ dữ.- “Cuộc tình” của Chí với Thị Nở, bát cháo hành và sự săn sóc của thị đã đánh thức bản tính người bị tước đoạt, bị che lấp hơn mười năm nay, làm cho Chí “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa” với mọi người! Hắn sống lại mơ ước bình dị thời trai trẻ. Hắn biết đón nghe mọi âm thanh đời thường. Hắn muốn cùng thị Nở làm thành một cặp rất xứng đôi. Bà cô thị Nở và thị đã chối từ quyền làm người của Chí. Cái dùi của thị Nở làm ngã lăn khoèo Chí Phèo, đã đẩy Chí Phèo chìm vào đáy bi kịch, Chí càng uống càng tỉnh. Chỉ còn một con đường một cách đâm chết Bá Kiến và tự sát vì “ai cho tao lương thiện!... Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.Sau tiếng kêu và những nhát dao của Chí Phèo, cánh cửa trần gian đã đóng chặt, cửa ngục âm ti mở toang đẩy hai con quỷ dữ làng Vũ Đại vào hỏa ngục! Cái chết của Chí Phèo là cái chết đáng thương!Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách. Từ lương thiện bị biến thành lưu manh, từ kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện, bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát.Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát, độc ác, ông như vừa cất tiếng kêu thương: Hãy chặn đứng tội ác! Hãy xoá bỏ cái xã hội thực dân phong kiến! Hãy cứu lấy dân nghèo lương thiện! Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa.III/Tổng kếtTruyện “Chí Phèo” là một truyện ngắn độc đáo, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Truyện “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Tìm hiểu tác phẩm Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân ) 
Bài liên quan: Vấn đề văn bản của truyện ngắn Chữ người tử tùTư liệu về tác giả Nguyễn TuânNgười lái đò sông ĐàVề một cách tiếp cận Chữ người tử tùI/Tìm hiểu chung1.Tác giảNguyễn Tuân (1910-1987) người Hà Nội. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, tài tử, uyên bác, độc đáo. Tác phẩm của Nguyễn Tuân là những tờ hoa, trang văn đích thực thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với những giá trị văn hóa cổ truyền, với nếp sống thanh cao, đầy nghệ thuật của ông cha… Nguyễn Tuân sở trường về tuỳ bút.Tác phẩm tiêu biểu: Vang bóng một thời (1940), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972),…2.Tác phẩm-Xuất xứ: “Vang bóng một thời” có 12 truyện xuất bản năm 1940. “Chữ người tử tù” rút trong “Vang bóng một thời”.- Chủ đề: Tác giả ca ngợi Huấn Cao - một nhà nho chân chính - giàu khí phách chọc trời khuấy nước, có tài viết chữ, qua đó khẳng định một quan niệm sống: phải biết yêu quý cái đẹp, đồng thời phải biết coi trọng thiên lương.II/Đọc hiểu văn bản1. Truyện “Vang bóng một thời” chưa đầy 2500 chữ nhưng hàm chứa một dung lượng lớn. Chỉ có ba nhân vật và ba cảnh: Quản ngục và viên thơ lại đọc công văn và nói về tử tù Huấn Cao; Huấn Cao bị giải đến và sự biệt đãi của ngục quan đối với tử tù; cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà ngục. Cảnh nào cũng hội tụ cả ba nhân vật này.2. Thơ lại: kẻ giúp việc giấy tờ cho ngục quan. Một con người sắc sảo và có tâm điền tốt. Mới đọc công văn và nghe ngục quan nói về Huấn Cao, y đã biểu lộ lòng khâm phục: “thế ra y văn võ đều có tài cả, chà chà!”. Sau đó lại bày tỏ lòng thương tiếc: “… phải chém những người như vậy, tôi nghĩ mà thấy thương tiếc”. Sau nhiều lần thăm dò, thử thách, ngục quan đánh giá viên thơ lại: “Có lẽ lão bát này cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết yêu mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình”, Suốt nửa tháng, tử tù ở trong buồng tối vẫn được viên thư lại gầy gò “dâng rượu và đồ nhắm”. Y đã trở thành kẻ tâm phúc của ngục quan. Sau khi nghe tâm sự của ngục quan “muốn xin chữ tử tù”, viên thư lại sốt sắng nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi y chạy ngay xuống trại giam đấm cửa thùm thùm gặp Huấn Cao. Nhờ y mà ngục quan xin được chữ tử tù. Trong cảnh cho chữ, viên thơ lại run run bưng chậu mực. Đúng y là một người biết yêu mến khí phách, biết tiếc biết trọng người có tài. Nhân vật thơ lại chỉ là một nét vẽ phụ nhưng rất thần tình, góp phần làm rõ chủ đề.3. Ngục quan- Chọn nhầm nghề. Giữa bọn người tàn nhẫn, lừa lọc thì ngục quan lại có “tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay” chẳng khác nào “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bàn đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”.- Lần đầu gặp Huấn Cao trong cảnh nhận tù, ngục quan có “lòng kiêng nể”, lại còn có “biệt nhỡn” đối riêng với Huấn Cao. Suốt nửa tháng trời, ngục quan bí mật sai viên thơ lại dâng rượu và đồ nhắm cho tử tù - Huấn Cao và các đồng chí của ông.- Lần thứ hai, y gặp mặt Huấn Cao, nhẹ nhàng và khiêm tốn bày tỏ “muốn châm chước ít nhiều” đối với tử tù, nhưng đã bị ông Huấn miệt thị nặng lời, gần như xua đuổi, nhưng ngục quan vẫn ôn tồn, nhã nhặn “xin lĩnh ý” rồi lui ra.- Ngục quan là một nhà nho “biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” suốt đời chỉ ao ước một điều là “có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Ngục quan đang sống trong bi kịch: y tâm phục Huấn Cao là một người chọc trời khuấy nước nhưng lại tự ti “cái thứ mình chỉ là một kẻ tiểu lại giữ tù”. Viên quản ngục khổ tâm nhất là “có một ông Huấn Cao trong tay mình, không biết làm thế nào mà xin được chữ”. Là quản ngục nhưng lại không can đảm giáp mặt tử tù vì y cảm thấy Huấn Cao “cách xa y nhiều quá?”. Tử tù thì ung dung, trái lại, ngục quan lại lo “mai mốt đây, ông Huấn bị hành hình mà chưa xin được mấy chữ thì ân hận suốt đời”. Bi kịch ấy cho thấy tính cách quản ngục là một con người biết phục khí tiết, biết quý trọng người tài và rất yêu cái đẹp. Y yêu chữ Huấn Cao, chứng tỏ y có một sở thích cao quý. Vì thế khi nghe viên thơ lại nói lên ước nguyện của ngục quan, Huấn Cao cảm động nói: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Như vậy, trong vị thế xã hội, ngục quan và tử tù là đối địch, còn trên lĩnh vực nghệ thuật, họ là tri âm. Huấn Cao đã tri ngộ một kẻ biệt nhỡn liên tài là ngục quan.- Trong cảnh cho chữ có một hình ảnh kỳ diệu: “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba đầu người đang chăm chú trên một tấm lục bạch còn nguyên vẹn lần hồ”. Ánh sáng bó đuốc ấy chính là ánh sáng của thiên lương mà tử tù đang chiếu lên và lay tỉnh ngục quan. Chi tiết ngục quan “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu cô chữ đặt trên phiến lục óng”, chi tiết ngục quan vái tử tù một vái, nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào nói: “kẻ mê muội này xin bái lĩnh” là những chi tiết thú vị. Lúc sở thích nghệ thuật đã mãn nguyện cũng là lúc ánh sáng thiên lương soi tỏ, chiếu rọi tâm hồn. Một cái vái lạy đầy nhân cách, hiếm có.- Có thể, sau khi Huấn Cao bị giải vào Kinh thụ hình thì cũng là lúc ngục quan trả áo mũ, “tìm về nhà quê mà ở” để giữ lấy thiên lương cho lành vững và thực hiện cái sở thích chơi chữ bấy nay? Nguyễn Tuân đã xây dựng ngục quan bằng nhiều nét vẽ có thần. Ngoại hình thì “đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu”. Một con người ưa sống bằng nội tâm; cái đêm hôm trước đón nhận tử tù, ông sống trong trạng thái thanh thản, gương mặt ông ta “là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”. Trong một xã hội phong kiến suy tàn, chốn quan trường đầy rẫy kẻ bất lương vô đạo, nhân vật ngục quan đúng là một con người vang bóng. Nhân vật này đã thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.4. Huấn Cao: là nhân vật bi tráng, cao đẹp mang màu sắc lãng mạn.a - Lúc đầu được giới thiệu gián tiếp qua một tiếng đồn: “cái người mà vùng tỉnh ta vẫn khen…”, “nhiều người nhấc nhỏm đến cái danh đó luôn…”, “một tên tù có tiếng là…”, và “thầy có nghe người ta đồn…” - Đó là một con người không phải tầm thường!- Ngục quan và viên thơ lại mới “kiến kì thanh” mà đã tâm phục Huấn Cao, họ trầm trồ: “Người đứng đầu…”, “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp…”, một tử tù lừng lẫy tiếng tăm “văn võ đều có tài cả”…- Lấy xa để nói gần, lấy bóng làm lộ hình, sử dụng lối tả gián tiếp… đó là bút pháp Nguyễn Tuân vận dụng sáng tạo để giới thiệu nhân vật, tạo ra sự cuốn hút nghệ thuật kì diệu.b - Là một nhà nho kiệt hiệt dám chọc trời khuấy nước. Chí lớn không thành mà vẫn hiên ngang. Chết chém cũng chẳng sợ. Một tinh thần gang thép “vô úy” bất khuất. Một cái “rỗ gông” trước của ngục. Một câu miệt thị ngục quan: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều: Là nhà ngươi đừng tới quấy rầy ta”. Không phải ai cũng có cái gan dám thách thức cường quyền bạo lực thế đâu? c- Coi khinh vàng ngọc. Không vì vàng ngọc, vì quyền uy mà “ép mình viết bao giờ?”. Chữ thì quý thật? Nhất sinh ông mới viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường tặng ba người bạn thân. Không chỉ đẹp ở nét chữ, mà mỗi chữ, mỗi bức thư họa của Huấn Cao là một bức châm, thể hiện một lý tưởng tung hoành, một hoài bão, một đạo lý cao đẹp. Chữ của Huấn Cao cho thấy cái tài, cái tầm nhìn của kẻ sĩ chân chính mà ta ngưỡng mộ và kính phục.d - Với Huấn Cao thì thiên lương là ngọn lửa, là “ánh sáng đỏ rực” như ngọn đuốc kia. Nếu ngục quan tâm phục con người nghĩa khí, tài hoa thì Huấn Cao lại nể trọng con người biệt nhỡn liên tài. Suốt đời ông chỉ “cúi đầu vái lạy hoa mai” thế mà khi nghe viên thơ lại nói lên tâm sự của chủ mình muốn “xin chữ”, Huấn Cao đã ân hận nói: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Cảnh “cho chữ” được miêu tả bằng bút pháp lãng mạn gợi lên một không khí thiêng liêng bi tráng. Phóng giam ẩm ướt bẩn thỉu, hôi hám. Lửa đuốc sáng rực. Tấm lụa trắng. Chậu mực thơm lắm. Ba cái đầu cúi xuống tấm lụa trắng. Huấn Cao hiện ra với vẻ uy nghi, hào hùng. Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, Huấn Cao vung bút viết. “Những nét chữ vuông vắn rõ ràng” hiện lên rực rỡ trên phiến lụa óng. Tư thế đĩnh đạc ung dung. Mai kia ông đã bước lên đoạn đầu đài, nhưng đêm nay ông vẫn ung dung. Một cử chỉ “đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy”. Một lời khuyên: “Ta khuyên thầy quản nên thay chỗ ở đi… thầy quản nên tìm về nhà quê mà ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Với Huấn Cao thì thiên lương là cái gốc của đạo lý, có giữ được thiên lương mới biết quý trọng tài năng và cái đẹp ở đời.Ở con người Huấn Cao, từ cử chỉ, hành động đến ngông ngữ, từ nét chữ đến phong thái - đều toát ra một vẻ đẹp vừa phi thường, vừa bình dị, vừa anh hùng, vừa nghệ sĩ, bên cạnh cái hùng có cái bi, tính vốn khoảnh mà lại trân trọng kẻ biệt nhỡn liên tài, coi thường vàng bạc quyền uy mà lại đề cao tình bằng hữu, đến chết vẫn nghĩa khí và giữ trọn thiên lương. Nguyễn Tuân đã dàn cảnh, tả người và kể chuyện, sử dụng những ẩn dụ so sánh, những tình tiết đan chéo, ràng buộc vào nhau, tạo nên một không gian nghệ thuật cổ kính, bi tráng nâng nhân vật Huấn Cao lên một tầm vóc lịch sử. Văn học lãng mạn thời tiền chiến chỉ có một Huấn Cao đẹp hào hùng như vậy.III/Tổng kếtĐọc “Chữ người tử tù” ta càng thấm thía điều mà Vũ Ngọc Phan đã nói: “… văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”. Nghệ thuật kể chuyện, cấu trúc tình tiết, lời độc thoại và đối thoại, khắc họa tính cách nhân vật… hầu như không có một chi tiết nào thừa. Ba nhân vật cùng đồng thời xuất hiện. Cảnh cho chữ là cao trào, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Tất cả đều hướng về cái tài, cái đẹp, cái thiên lương. Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng. Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội.Hai câu văn: “Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”, và: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” - đẹp như những bức châm trong các thư họa nghìn xưa lưu lại trong các viện bảo tàng mĩ thuật. Cũng là bài học làm người sáng giá!
 (Sưu tầm)
Hạnh phúc của một tang gia
(trích Số đỏ của Vũ Trọng Phụng)
I. TIỂU DẪN1. Tác giả (1912- 1939)- Quê ở Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.- Sinh ra trong một gia đình “nghèo gia truyền”.- Là người bình dị, mực thước, cần mẫn, lam lũ với nghề văn.- Các tác phẩm chính (sgk)- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đên tối, thối nát đương thời.- Quan điểm sáng tác: “tiểu thuyết là sự thực ở đời”.2. Tiểu thuyết “Số đỏ”a. Tóm tắt (sgk)b. Gía trị:- Nội dung: + Đánh thẳng vào nội các của xã hội thực dân nửa phong kiến VN trước Cách mạng tháng Tám -> tính thời sự và tính chiến đấu.+ Xây dựng được một loạt chân dung biếm hoạ xuất sắc.- Nghệ thuật: thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo.-> một bộ tiểu thuyết “ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải)II. VĂN BẢN1. Vị trí đoạn trích: chương V- tiểu thuyết “Số đỏ”2. Đọc3. Tìm hiểu chi tiết* Nhan đề: tang gia > nghịch lí với quy luật đời thường -> giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn.a. Tâm trạng- chân dung của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ.Niềm vui lớn nhất cho đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ cố tổ thế là đã đến lúc thực hiện:- Ông Phán mọc sừng: sung sướng và tự hào về giá trị đôi sừng hươu vô hình.- Cụ cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai...đê cho thiên hạ phải ngợi khen.->điển hình cho loại người ngu dốt và háo danh.- Ông Văn Minh: thích thú vì cái “chúc thư...không còn là lý thuyết viễn vông nữa”và đăm đăm chiêu chiêu suy nghĩ về ơn và tội của Xuân tóc đỏ.- Cậu Tú Tân: điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến.- Bà Văn Minh: sốt cả ruột vì mãi khôgn được mặc đò xô gai tân thời...- Ông Typn: bực mình vì mãi không thấy những chế tạo cuả mình ra mắt công chúng.- Cảnh sát sung sướng vì có việc làm...-> Ý nghĩa trào phúng: tàn nhẫn, ích kỉ vì đồng tiền. Sự tha hoá, đồi bại của lương tâm.3. Tìm hiểu chi tiếtb. Cảnh đưa đám* Nghi thức- nghi lễ:- Đầy đủ, phô trương Ta- Tàu- Tây.- Thuê cảnh sát giữ trật tự.- Đưa tang: huyên náo.-> NT châm biếm -> phô trương, rởm đời, lố lăng, kệch cởm, đua đòi lối sống văn minh. “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu”* Những người đi đưa tang:- Tuyết: mặc y phục Ngây thơ..., nhanh nhẹn mời khách, trên mặt có vẻ buồn lãng mạn đúng mốt nhà có đám.-> lố lăng, đồi truỵ, tha văn hoá.- Bạn thân cụ cố Hồng:ngực đầy huy chương > DÂM- Mấy trăm “giai thanh gái lịch” vẻ buồn rầu của những người đi đưa ma > làm rõ tính cách vô văn hoá của những người mang danh là tân thời, thanh lịch.- Cụ cố Hồng...mếu máo...ngất đi- Ông Phán mọc sừng oặt người đi: Hứt...hứt...hứt...- Cậu Tú Tân: luộm thuộm trong chiếc áo thụng...tạo cảnh để chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt; Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp ảnh...* Xuân tóc đỏ xuất hiện:- đám tang thêm nhốp nhăng.- biết tự quảng cáo đúng chỗ, xuất hiện đúng lúc, đáp ứng đúng ý thích của người mà hắn cần lấy lòng.-> Ngoài bản chất dâm và đểu, Xuân tóc đỏ còn bộc lộ năng ợưc tinh quái, láu lỉnh.* Màn kịch nhỏ:Ông Phán oặt người, khóc hứt...hứt...> bịp bợm, vô liêm sĩ.4. Tổng kết.Từ tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc cua rmột gia đình có tang), nha văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hoá. Một trong những thủ pháp quen thuộc là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong 1 sự vật, một con người. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, mỉa mai...đều được sử dụng đan xen linh hoạt...-> phê phán mạnh mẽ bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” ở thành thị những năm trước Cách mạng.
CHÍ PHÈO(NAM CAO) 
A. PHẦN MỘT: TÁC GIẢI.Vài nét về cuộc đời và con người:1.Cuộc đời:-Tên khai sinh Trần Hữu Tri.- Quê quán: Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam -> vùng đồng chiêm trũng, nghèo đói, cướng hào nặng nề -> đi vào sáng tác của Nam Cao với tên Vũ Đại.- Gia đình: được miêu tả nhiều lần -> gia đình trung nông, nghèo, đông con; gia đình tri thức nghèo luôn túng thiếu.-Con đường đời: -> có ý nghĩa tiêu biểu cho lớp tri thức đương thời: xuất thân từ nông thôn nghèo khổ -> vào đời thì va đầu với hiện thực tàn nhẫn -> sống lay lắt -> tham gia CM là sự chuyển biến tất yếu. Nam Cao hy sinh vẻ vang.2. Con người:-Tâm trạng bất hoà sâu sắc đối với XH đương thời -> XH tàn bạo, bất công, bóp ngẹt sự sống -> nỗi bi phẩn của người trí thức có ý thức về sự sống mà không được sống.-Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đối với bà con nông dân ruật thịt ở quê hương nghèo.-Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản -> vươn tới hoàn thiện nhân cách, sống cuộc sống có ý nghĩa.II.Quan điểm nghệ thuật:- Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ nghiêm túc về "sống và viết" -> quan điểm sáng tác tiến bộ. Đó là:- Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những cái giả dối, phù phiếm.- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người, nhà văn chân chính phải là con người chân chính có tình thương, nhân cách.- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.- Người cầm bút phải có lương tâm -> viết cẩu thả là bất lương đê tiện.III.Sự nghiệp văn học:1. Sáng tác trước CMT8: Tập trung vào hai mảng: Cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân -> đó là nỗi đau day dứt tới đau đớn của nhà văn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, huỷ hoại nhân cách trong XH ngột ngạt, phi nhân tính.2.Sáng tác sau CMT8:NC là cây bút tiêu biểu của giai đoạn văn học chống Pháp, với “Nhật kí ở rừng”, “Đôi mắt”, “Chuyện biên giới”3.Nghệ thuật viết truyện:-Cách viết chân thực, có tầm khái quát cao -> có ý nghĩa to lớn, có màu sắc triết lí sâu xa.-Xây dựng những nhân vật chân thực, sống động, có những điển hình bất hủ.- Kiểu kết cấu tâm lý vừa phóng túng, linh hoạt, vừa nhất quán, chặt chẽ.- Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí.- Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần lời ăn tiếng nói nhân dân. - Giọng điệu: buồn chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm... B. PHẦN HAI: TÁC PHẨMI.Hoàn cảnh sáng tác và nhan đề truyện.- Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe kể về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc đó ông đã viết thành truyện năm 1941.- Nhan đề : Khi mới ra đời tác phẩm có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau đó Lê Văn Trương đã đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”. Khi in vào tập “Luống Cày”, Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo.II. Đọc- tóm tắtIII. Tìm hiểu văn bản.1. Hình ảnh làng Vũ Đại- hình ảnh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.- Làng Vũ Đại- đó là không gian nghệ thuật của truyện, nơi các nhân vật sống và hoạt động.-Làng dân “không quá hai nghìn, xa phủ, xa tỉnh.”- Nơi mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, giữa nông dân và địa chủ, người nông dân phải è cổ nuôi bọn địa chủ, phong kiến, sợ hãi, lánh mặt bọn cùng đinh...-> Làng Vũ Đại sống động, tăm tối, ngột ngạt, khép kín. Đây chính là hình ảnh thu nhỏ của nông thôn VN trước CM.2. Nhân vật Bá Kiến- Giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo.- Đối phó với Chí Phèo trong đoạn đầu tác phẩm: giải t

File đính kèm:

  • docOn VAN 11P1 Nhung bai van chon loc .doc
Giáo án liên quan