Ôn tập ngữ văn 10 - Hãy phân tích bài thơ "Độc Tiểu Thanh Kí" của Nguyễn Du

Bàn tay của chế độ phong kiến hủy diệt tất cả. Nguyễn Du thoáng một chút động lòng mà nghe đã tê tái, tang thương. Người có tài văn chương (nói riêng) thì vô mệnh như cái thuyết “tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều của ông: Đó là quy luật, là hiện thực phũ phàng mà quyền làm người không thể chấp nhận. Phi lí, độc ác hơn là số phận áng văn thơ. Chúng có tội tình gì đâu mà phải trở thành tro bụi ? Nhưng có phải đó là tấm lòng Tiểu Thanh, là ngụ chút lòng của một người con gái. Thể xác nàng dưới suối vàng như linh hồn còn trú ngụ nơi trần gian. Linh hồn ấy là trái tim, là tâm sự, là nửa cuộc đời còn ẩn mãi trong mỗi trang thơ. Thế nên, thể xác bị diệt vong, thì linh hồn cũng bị lụi tàn. “Son phấn” và “văn chương” là sắc đẹp, tài năng của Tiểu Thanh. Đó là cái đẹp toàn mĩ. Nhưng xã hội phong kiến đâu có chấp nhận nó, nên tài tử đành nuốt hận nơi suối vàng. Với chúng ta, những người đời sau hôm nay còn tiếc, còn thương Tiểu Thanh nhiều lắm ! Nhưng với Nguyễn Du, nó còn là sự trân trọng tài năng, gián tiếp gợi nên sự căm ghét, khinh bỉ những gì chà đạp lên tài năng đó. Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh chứng tỏ ông đã hiều nàng nhiều lắm. ở một nơi xa, Nguyễn Du đang hướng về nơi ấy, nơi ấy có một người con gái tài sắc mà oan khổ lưu li. Tiếng thơ đọc lên nghe mà êm dịu, đồng cảm vậy thôi, nhưng chao ôi. nó như một tiếng nấc, tiếng nghẹn đến tức lòng.

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2218 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ôn tập ngữ văn 10 - Hãy phân tích bài thơ "Độc Tiểu Thanh Kí" của Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hãy phân tích bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du
Bài làm
Bài thơ hay khi đọc lên ta chỉ thấy tình người. Dư âm của Độc Tiểu Thanh kí còn để lại trong ta một nét cảm về cái đẹp của tình yêu và lòng trân trọng đọc bài thơ ta nhận ra sự “vô hình” của câu chữ và cái hữu hình vô hạn của tình người và tình đời. Đó là lòng yêu, sự cảm thông, là nỗi đau, nỗi “sầu vạn kỉ”, là tiếng lòng tê tái xót thương của một người tài tử dành cho người nghệ sĩ. Nó như một mối dây liên hệ, giao hòa linh hồn với trái tim. Độc Tiểu Thanh kí chính là tấm lòng Nguyễn Du đã thực sự trăn trở, khổ đau cho cái tài, các sắc bị chà đạp mà Tiểu Thnh là một điển hình.
Bài thơ mở đầu bằng cách đưa ra một thi đề: Vườn hoa bên Hồ Tây giờ đã trở thành một bãi hoang rồi. Câu thơ thoáng chút chua xót nhẹ nhàng:
“Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang”.
Bằng giác quan nghệ thuật, ta nhận ra một vườn hoa với sắc hương và hình dang. Cái đẹp chi phối, choáng ngợp tâm hồn ta. Một nét ngỡ ngàng trước vẻ diệu kì của thiên nhiên, tạo hóa. Trong bộn bề lo toan đời thường, ta vẫn dành một chút thời gian để thưởng thức và tận hưởng hương thơm. Cái đẹp ấy tưởng chừng là sự trường tồn vĩnh cửu. Thế nhưng trải qua thời gian, cái đẹp lụi tàn theo năm tháng. Vườn hoa bình yên, êm ả đã trở thành một bãi hoang phế, trở trụi tiêu điều. Nó chỉ để lại một chút dấu ấn trong lòng người mà thôi; Nuối tiếc, thương xót và pha chút ngậm ngùi. Nguyễn Du đã mượn sự biến đổi của thiên nhiên mà ngụ ý sự biến đổi khôn lường của cuộc đời, con người. Đó là sự ý thức về cái vô hạn của trời đất với cái hữu hạn của con người. Nó gợi lên sự tài lụi không thể nào tránh khỏi cho một kiếp người, cho hồng nhan. Và Nguyễn Du đau xót: Câu thơ không chỉ có ý nghĩa cho sự mở đầu, giới thiệu sự việc mà chính là cảm xúc của nhân vật trữ tình:
“Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”.
Một khung cửa sổ tương thông lòng người với vũ trụ, tương thông lòng người với tình người. Bên những mảnh thơ tàn của một tài hoa bị vùi dập, Nguyễn Du cảm nhận và thổn thức đau thương. Ông muốn lưu giữ tất cả, níu kéo tất cả nhưng cuối cùng chỉ còn là sự tàn tạ. Cái để gợi cho lòng người thi sĩ thì đâu có nhiều mà tình thì mênh mông, vô hạn. Nguyễn Du đã khóc Tiểu Thanh - khóc nàng qua một tập sách nhỏ. Lòng Nguyễn Du mênh mông mà sâu lắng quá ! Khoảng cách của không gian không thể ngăn cách, cản trở tấm lòng của ông. Vượt qua tất cả, Nguyễn Du đã tìm đến cái tài, cái nét và trân trọng nó:
“Son phấn có thần chôn vẫn hận
Văn chương không mệnh đốt còn vương” .
Câu thơ dịch gói trọn được cả tiếng lòng Nguyễn Du. Cảm xúc trước phần di cảo một tài năng. Nguyễn Du cảm nhận được cả cái tình Tiểu Thanh. Nỗi oan nàng phải gánh chịu nỗi oan thể kỉ, mối sầu vạn kiếp. Dưới suối vàng, Tiểu Thanh chắc còn đau đớn, u uất... Nỗi đau ai oán của nàng còn sâu sắc, mạnh mẽ hơn nhiều khi cả và linh hồn nàng cũng bị hủy diệt:
Văn chương không mệnh...
Bàn tay của chế độ phong kiến hủy diệt tất cả. Nguyễn Du thoáng một chút động lòng mà nghe đã tê tái, tang thương. Người có tài văn chương (nói riêng) thì vô mệnh như cái thuyết “tài mệnh tương đố” trong Truyện Kiều của ông: Đó là quy luật, là hiện thực phũ phàng mà quyền làm người không thể chấp nhận. Phi lí, độc ác hơn là số phận áng văn thơ. Chúng có tội tình gì đâu mà phải trở thành tro bụi ? Nhưng có phải đó là tấm lòng Tiểu Thanh, là ngụ chút lòng của một người con gái. Thể xác nàng dưới suối vàng như linh hồn còn trú ngụ nơi trần gian. Linh hồn ấy là trái tim, là tâm sự, là nửa cuộc đời còn ẩn mãi trong mỗi trang thơ. Thế nên, thể xác bị diệt vong, thì linh hồn cũng bị lụi tàn. “Son phấn” và “văn chương” là sắc đẹp, tài năng của Tiểu Thanh. Đó là cái đẹp toàn mĩ. Nhưng xã hội phong kiến đâu có chấp nhận nó, nên tài tử đành nuốt hận nơi suối vàng. Với chúng ta, những người đời sau hôm nay còn tiếc, còn thương Tiểu Thanh nhiều lắm ! Nhưng với Nguyễn Du, nó còn là sự trân trọng tài năng, gián tiếp gợi nên sự căm ghét, khinh bỉ những gì chà đạp lên tài năng đó. Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh chứng tỏ ông đã hiều nàng nhiều lắm... ở một nơi xa, Nguyễn Du đang hướng về nơi ấy, nơi ấy có một người con gái tài sắc mà oan khổ lưu li. Tiếng thơ đọc lên nghe mà êm dịu, đồng cảm vậy thôi, nhưng chao ôi... nó như một tiếng nấc, tiếng nghẹn đến tức lòng. Nó như thét, như gào muốn xã hội phải trả lại quyền tự do cho cái tài và cái đẹp. Nhưng biết làm sao đây ? Câu thơ tiếp theo đau đớn, tuyệt vọng:
“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.
Cái án phong lưu khách tự mang”.
Nỗi hận cổ kim chính là nỗi hận tài hoa bị vùi dập. Đó là vấn đề muôn thuở ngàn xưa. Nó luôn đau đáu, trăn trở trong lòng Nguyễn Du. Từ một số phận cụ thể, Nguyễn Du còn khái quát, muốn xã hội này không còn ai phải như Tiểu Thanh. Cái tài và sắc đẹp phải được trở lại đúng với giá trị của nó, không ai có quyền phủ nhận. Nhưng hiện tại, sự thực hoàn toàn khác. Người tài tử buộc phải chấp nhận cái “án phong lưu” mang nặng tình nhân thế. Mối oan của kẻ phong nhã thật lạ lùng. Bi kịch ấy từ lâu đã dành cho những tâm hồn biết nhạy cảm để rung động trước cái đẹp và đồng cảm với nỗi khổ đau của người khác. Nguyễn Du cũng nhận thức được “nỗi vận phong kì oan” của mình. Nhưng Nguyễn Du không sợ mà ông đau xót: đau xót cho mình và cho người. Cảm nhận điều đó, ông đã tự xếp mình cùng hội cùng thuyền, cùng trang cùng lứa với những người tài tử, với cả những người con gái. Đó là một tấm lòng biết vượt lên ý thức, chế độ phong kiến, một tâm hồn nhân đạo sâu sắc. ý thức về “cùng một lứa bên trời lận đận” của Nguyễn Du đã giúp ông xóa nhòa được ranh giới bậc thang trong xã hội và nhường lại đó là một sự cảm thông giữa con người với con người. ở một khía cạnh, ta trân trọng mà đồng thời cũng kính trọng Nguyễn Du biết bao.
Trước số phận Tiểu Thanh, Nguyễn Du nâng bước cảm xúc của mình lên thành lòng thương một lớp người trong xã hội, thế rồi, ông trở lại lòng mình mà: “Giật mình mình lại thương mình xót xa”. Hai câu thơ cuối như xoáy chặt vào lòng ta về một nỗi đau trước nỗi tuyệt vọng của một trang tài tử. Cái kết Nguyễn Du dành cho chính mình bằng một câu hỏi lớn. Điều đó phù hợp với tâm lí con người. Nguyễn Du xót xa trước một thân phận hồng nhan chính là rơi lệ trước số phận mình đó ! Nhưng như thế thì chưa đủ. Bởi lẽ điều quan trọng là với cảm hứng trung thực của một nhà thơ lớn, từ chỗ thương khóc cho sự oan uổng của những kiếp tài hoa, Nguyễn Du đã tiến đến chỗ vạch ra được - một cách không tự giác - những đặc trưng bản chất của xã hội thời ông. Đó là “sự chà đạp lên mọi nhân phẩm, sự tha hóa của mọi tính cách, sự tan rã của mọi giá trị cao đẹp” (Nguyễn Huệ Chi):
“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.
Lời thơ như vừa hi vọng vừa tuyệt vọng, vừa cô đơn, vừa tìm kiếm. Nguyễn Du muốn tìm một tấm lòng tri kỉ để thông cảm cùng mình “khấp Tố Như” không hẳn chỉ là khóc mà nó còn tức tưởi, ấm ức, nức nở. Khóc vì hiểu tận cùng nỗi đau, tận cùng nỗi xót. Nỗi đau ấy như hơn một lần ông đã đau với Tiểu Thanh. Nhưng biết đến bao giờ... bao giờ... Nguyễn Du đã bao lần từng trăn trở: “Thiên hạ thủy nhân liên bạc mệnh” hay “Thiên hạ hà nhân liên độc tỉnh”... Tấm lòng Nguyễn Du còn thấu đến ngàn đời. Nhưng có lẽ giờ đây, trang tài tử đã yên lòng nhắm mắt.
Độc Tiểu Thanh kí - là một bài thơ - một tấm lòng - một nét đẹp trong cách nhìn và cách cảm nhận của Nguyễn Du đối với một người con gái có tài sắc. Trải qua tháng năm, cái tình của Nguyễn Du vẫn còn nóng bỏng, vẫn tươi nguyên mà dồn nén lòng ta. Nhưng trong “Độc Tiểu Thanh kí” ta còn thấy ở ông một nỗi niềm, một sự trăn trở về mình và niềm khao khát được mọi người cảm thông.
Nguyễn Du - một tấm lòng thương đời, thương người vô hạn.
Chu Thúy Năng
Trường PTCN Hà Tây

File đính kèm:

  • docĐỌC TIỂU THANH KÍ.doc
Giáo án liên quan