Ôn tập giữa học kì II – lớp 4
1) Câu “Bà quạt ngô thì đói làm sao được” thuộc kiểu câu:
A. Câu hỏi
B. Câu cảm
C. Câu khiến
D. Câu kể
ÔN TẬP GIỮA HKII – LỚP 4 Đề 1: Hoa nghệ Mẹ kể hồi ấy, mẹ còn bé lắm, mới mười hai tuổi, chạy tản cư ra vùng tự do với bà. Một mình ông ở lại xóm này, một túp lều, một niêu đất, nhà cửa Tây đã đốt sạch. Ông để râu dài, mặc quần áo rách, lấy nghề bắt chuột làm nghề hợp pháp, che mắt địch. Ông đi đây đi đó trinh sát, đưa tin cho cán bộ ta. Chúng nó bắt ông lên bốt mấy lần, tra khảo, đánh đập nhưng không sao tìm ra chứng cớ, lại phải tha. Góc vườn kia – nơi bây giờ mẹ vẫn trồng nghệ - dưới chân bụi nghệ là nơi ông cất giấu tài liệu của Đảng. Cái thùng sắt bí mật của ông tuyệt đối an toàn, và nơi ông cất giấu nó nổi tiếng đến nỗi các bác Huyện ủy sau này cứ gọi đùa ông là cụ Đồng Nghệ vì khóm nghệ, hoa nghệ là tín hiệu liên lạc của ông với Đảng trong suốt thời kì đen tối. Tuấn ngồi xuống bậu cửa, kính cẩn ngắm nhìn hình ảnh ông lồng trong khung kính. Ông hiền lành thế kia, ai mà biết được ông đã tận tụy hi sinh như thế. Bao giờ nghệ ra hoa, Tuấn sẽ cắt hoa nghệ cúng ông. Phải rồi, hoa nghệ mỏng manh dịu mát như cánh hoa bèo, thật vô danh, thật khiêm tốn, nhưng tinh khiết và cao quý. Đúng rồi, hoa nghệ chính là tượng trưng cho cuộc đời chiến đấu của ông. Vũ Tú Nam Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Mẹ Tuấn đi tản cư với: Ông bà Bà ngoại Ông ngoại Để che mắt địch, ông đã: Làm nghề bắt chuột, đi nhiều nơi nắm tính hình Ở trong túp lều, để râu dài, mặc quần áo rách Làm nghề bắt chuột, để râu dài, mặc quần áo rách Tài liệu của Đảng được ông giấu ở: Trong một cái thùng rất bí mật, tuyệt đối an toàn Trong cái thùng sắt, chôn dưới chân bụi nghệ Chon dưới chân bụi nghệ ở góc vườn nhà ông Tuấn sẽ cắt hoa nghệ để cúng ông vì: Hoa nghệ đẹp và rất thơ, rất tinh khiết Hoa nghệ giản dị, cao quý tượng trưng cho cuộc đời của ông Ông hiền lành, giản dị, tận tụy hi sinh cho cuộc kháng chiến Viết lại những danh từ riêng có trong bài văn trên: Câu có hình ảnh so sánh: Hoa nghệ là tín hiệu liên lạc của ông với Đảng trong thời kì đen tối. Hoa nghệ mỏng manh, dịu mát như cánh hoa bèo, thật vô danh, thật khiếm tốn nhưng tinh khiết và cao quý. Hoa nghệ chính là tượng trưng cho cuộc đời chiến đấu của ông. Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Bao giờ nghệ ra hoa, Tuấn sẽ cắt hoa nghệ cúng ông.” Câu “Góc vườn kia – nơi bây giờ mẹ vẫn trồng nghệ - dưới chân bụi nghệ là nơi ông cất giấu tài liệu của Đảng.” thuộc kiểu câu: Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? Đề 2: Hội làng Hội Đồng Hồ khoảng từ rằm tháng tư trở ra, kéo dài một phiên chợ Bưởi. Ngày hội người cứ đông ngộn lên. Tiếng trống nổi. Tiếng chiêng nhịp nhàng đáp. Tùng, bi, li Tùng, bi, li Trẻ con chạy theo đám rước rồng à à. Con rồng nhấp nhô mỗi khúc một người đỡ, có đến hơn chục khúc. Người cầm đuôi, người cầm đầu, người múa ngọc và người đánh trống, bốn người được cắt chân quan trọng nhất đám, diện bảnh chọe giống hệt nhau. Khăn nhiễu thiên thanh, áo cánh lụa thâm, thắt lưng điều quấn túm ống vào trong xà cạp hoa đào. Chân đi đôi giày tàu vải thâm. Chiếc xe trống cái một người kéo thong thả. Người đánh trống xe, một tay chống nạnh lấy điệu, ngả người nện lên hồi. Con rồng vươn lên vờn ngọc, đầu bắt đuôi vẫy vùng, rồi đuổi ngọc, nhấp nhô trong tiếng trống cái dồn dập. Trong sân đình kàng có hội thi cây cảnh. Những quả hồng, quả na, quả bưởi, quả cam bằng sáp nhuộm khéo như thật. Người xem tha thẩn, ngắm nghía. Gần đấy, bên góc sân đình, cánh đu tiên tròn xoe cao hơn ngọn cây ngọc lan. Những người đánh đu trai lẫn gái ngồi trong vòng quay bổng lên, trầm xuống. Tiếng mây tre trên đu cọ vào nhau cót két, kĩu kịt giữa tiếng hát inh ỏi. Rạp chèo rung trống từ lúc lên đèn đến nửa đêm. Người chen ra chen vào, đông như nêm cối. Tô Hoài Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Bài văn trên miêu tả cảnh: Đám rước rồng, hội thi cây cảnh, người xem biểu diễn Đám rước rồng, hội thi cây cảnh Cảnh hội làng Đông Hồ Đám trẻ con thích xem nhất là trò: Đánh đu tiên Rước rồng Hát chèo Trong sân đình, có những trò: Múa rồng, thi cây cảnh, hát chèo Múa rồng, thi cây cảnh, hát chèo, chơi đu tiên Chơi đu tiên, thi cây cảnh, hát chèo Cảnh hội làng diễn ra: Tưng bừng, náo nhiệt Trẻ con rất thích thú Suốt ngày, lúc nào cũng tấp nập Gạch dưới vị ngữ trong câu “Những người đánh đu trai lẫn gái ngồi trong vòng quay bổng lên, trầm xuống.” Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Người đánh trống xe, một tay chống nạnh lấy điệu, ngả người nện lên hồi.” Câu “Những quả hồng, quả na, quả bưởi, quả cam bằng sáp nhuộm khéo như thật.” thuộc kiểu câu: Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? Câu có hình ảnh so sánh: Bên góc sân đình, cánh đu tiên tròn xoe cao hơn ngọn cây ngọc lan. Cả bốn người đều diện bảnh chọe giống hệt nhau. Người chen ra chen vào, đông như nêm cối. Đề 3: Suất cơm phần bà Một tối cuối năm, trời rất ret, tôi đang ngồi ăn ngô nướng của một bà cụ bán trên vỉa hè thì thấy hai cậu bé mang cơm đến cho bà. Bà ơi, bà đói lắm phải không? Bà cụ cười: Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa? Chúng cháu ăn rồi. Bà cụ nhòm vào liễn cơm, hỏi: Các cháu có được ăn thịt không? Đứa nhỏ nói: Ăn nhiều lắm. Bà cụ quát yêu: Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà làm sao nuốt được. Đứa nhỏ nói: Mẹ cháu bảo bà không ăn được thịt thì sẽ bị ốm. Bà cụ xới cơm ra bát, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới một bát cơm đấy, đặt lên trên một miếng thịt nạc to, cầm đôi đũa đưa cho đứa nhỏ: Bà ăn ngô no rồi, con ăn với bà một bát cho vui. Đứa em lấm lét nhìn anh rồi lại nhìn bát cơm. Đứa anh lườm em nhưng vẫn nói: Xin bà đi. Lần sau thì ở nhà nhé! Bà cụ đưa cái liễn vẫn còn ít cơm cho đứa anh, bảo: Con lấy thìa vét nốt mà ăn. Đứa lớn hai tay bưng lấy cái liễn, nhìn bà rồi khóc. Bà cụ nói: Khóc cái gì, bà đã chết đâu mà khóc! Đứa lớn vừa khóc vừa nói: Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? Tôi lấy them hai cái bắp, trả tiền, rồi vội đứng lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh, mới biết là mình đã khóc, nước mắt ướt cả hai gò má. Theo Nguyễn Khái Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Hai bạn nhỏ mang cơm cho bà vào lúc: Một buổi tối cuối năm, trời lạnh Một tối mùa động, trời rất rét Một buổi tối, trời rất lạnh Hai bạn nhỏ hỏi “Bà ơi, bà đói lắm phải không?” vì: Hai bạn thương bà làm việc vất vả Hai bạn mải chơi và mang cơm đến trễ Hai bạn rất thương bà, lo trời rét, lo bà đói Đứa cháu lớn của bà cụ bán ngô lại khóc vì: Thương bà, thấy bà ăn ít, sợ bà ốm Thấy bà chỉ ăn một ít cơm và rau, không ăn thịt Thấy bà chỉ ăn rất ít còn lại đưa cho em và mình ăn Người khách ăn ngôi nướng khóc vì: Cảm động trước tình cảm của hai đứa bé dành cho bà cụ Xúc động trước tình thương của bà cụ đối với cháu Cảm động trước tình cảm thương yêu của bà cháu cụ bán ngô Thành ngữ có nghĩa giống với nghĩa của từ “rét” Run như cầy sấy Giá buốt thấu xương Ngày đông tháng giá Để miêu tả cảnh bà cụ đưa phần cơm của mình cho hai đứa cháu ăn có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ: Nhường cơm sẻ áo Máu chảy ruột mềm Một miếng khi đói bằng một gói khi no Câu “Bà quạt ngô thì đói làm sao được” thuộc kiểu câu: Câu hỏi Câu cảm Câu khiến Câu kể Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh, mới biết là mình đã khóc, nước mắt ướt cả hai gò má.” Đề 4: Hoa điên điển Chúng tôi lên xuồng lá, Huỳnh Điển cầm chèo, chèo ngược ra rừng cây dại nở hoa vàng mà tôi phải mỏi tay vạch đường vào đây. Xuồng lẫn vào hoa vàng, cô bé đứng trên xuồng với tay hái những bong vàng ấy. Sao cháu đi hái rau mà lại rẽ vào chơi hoa. Ba má về có kịp cơm ăn, chiều còn lên lớp! Bông điên điển là rau của nhà cháu chú à. Hồi mang bầu cháu nè, má cũng chèo xuống hái điên điển đãi một nhà thơ ghé chơi trường này. Chú nhà thơ thích lắm mới lấy tên hoa bảo má đặt choa cháu, Lê Thị Huỳnh Điển. Tên cháu còn có nghĩa là một pho sách quý, ba cháu nói vậy. Điên Điển hái ăn không hết thì chơi nhà chòi, lấy chỉ xâu thành mũ vàng đội đầu Cô bé cứ vừa hái hoa vừa thủ thỉ kể chuyện, tôi ngồi dưới ngước mắt nhìn lên thấy mái đầu nhỏ điểm hoa vàng, tôi chợt nhớ cái vương miện công chú trên đầu cô bé thuyền chài gặp sang nay. Tôi lại tiếc là đã sai lầm không mang máy chụp hình theo để chụp những ngón tay măng đang hái một loài hoa ăn được, như hái những đốm nắng vàng. Cao trên kia là bầu trời xanh, thành thử nhìn lên, đôi bàn tay ấy như đang hái mây bông nõn nà. Trần Quốc Toàn Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Cô bé Huỳnh Điển dẫn tác giả đi: Ra sông Vào rừng Hái hoa Vào rừng điên điển Cô bé mang tên Huỳnh Điển vì: Mẹ thường lấy hoa điên điển làm rau ăn khi mang bầu cô bé Đó là tên loài hoa đẹp, ăn được lại vừa có nghĩa là pho sách quý Chú nhà thơ thích tên loài hoa đẹp, ăn được nên khuyên ba mẹ bé Huỳnh Điển và bạn bè thường dùng hoa điên điển để làm: Mũ đội đầu Vương miện cho công chú Một món rau và đồ chơi Cảnh vật được miêu tả trong đoạn cuối: Rất thanh bình Rất đẹp và rất bình dị Rất đẹp và rất hung vĩ Bộ phận in đậm trong câu “Xuồng lẫn vào hoa vàng.” trả lời cho câu hỏi: Làm gì? Ở đâu? Thế nào? Bằng gì? Gạch dưới vị ngữ trong câu “Hồi mang bầu cháu nè, má cũng chèo xuống hái điên điển đãi một nhà thơ ghé chơi trường này.” Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Tên cháu còn có nghĩa là một pho sách quý.” Viết những hình ảnh so sánh có trong đoạn cuối của bài văn: Đề 5: Sự tích trái sầu riêng Thời Tây Sơn có chàng trai trẻ văn võ song toàn. Nhà Tây Sơn mất chàng đến Chân Lạp lánh nạn, gặp cô gái bị trọng bệnh, chàng ra sức chạy chữa. Cô gái khỏi bệnh, đem lòng yêu chàng. CHàng đón nhận cuộc sống mới ở xứ người. Vườn nhà có cây tu rên, gặp quả chin đầu mùa, nàng mới chồng ăn. Quản tu rên có mùi đặc biệt, thấy chàng nhăn mặt, nàng bảo: “Chàng ăn đi, sẽ thấy nó đậm đà như tấm lòng em!” Mới ở với nhau được dăm năm, nàng đột ngột qua đời, chàng rất đau lòng. Trước khi tìm về quê nhà, chàng ra thăm cây tu rên, năm ấy cây tu rên chỉ ra một quả. Quả tu rên ấy rơi xuống trước mặt chàng. Mang nó về xứ sở, chàng ươm hạt thành cây rồi đem trồng. Tu rên trể bông, kết trái, chàng trai ngày xửa trở thành ông lão. Đúng ngày giỗ vợ, tu rên chín, ông mời hàng xóm tới dự đám giỗ và thưởng thức quả lạ. Đặt quả tu rên lên bàn, ông nói đón: “Tuy nó xấu xí, mùi đặc biệt nhưng múi thì đẹp đẽ ngọt ngào như tình chồng vợ”. Ông mời mọi người cùng nếm. Ai cũng tấm tắt khen. Ông bồi hồi kể lại tình duyên của mìnhSau đám giỗ ba ngày, ông không bệnh mà chết. Từ đấy, dân làng gọi “tu rên” là “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của ông. Theo Truyện Cổ tích Việt Nam Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Chàng trai đến Chân Lạp và ở lại đây vì: Chàng là một tướng tàu của Tây Sơn, chàng phải lánh nạn Chàng là người văn võ song toàn nên đến đây để lập nghiệp Nhà Tây Sơn mất, chàng phải lánh nạn và lấy vợ ở Chân Lạp Khi thấy chồng nhăn mặt trước hương của quả tu rên, người vợ đã: Mời chồng ăn quả tu rên vì nó rất ngon, rất đặc biệt Mời chồng thưởng thức quả tu rên để thấy hương vị đậm đà của nó Khuyến khích chồng nếm thử quả tu rên đầu mùa rất ngon Chàng trai mang quả tu rên từ quê vợ trở về và: Ươm hạt lên thành cây rồi trồng, chăm sóc cây tu rên Mời dân làng nếm quả tu rên và kể về lai lịch của nó Mời dân làng thưởng thức quả tu rên Dân làng gọi “tu rên” là “sầu riêng” vì: Đó là kỉ vật về mối tình chung thủy của ông lão Dân làng muốn khắc ghi mối tình chung thủy của ông lão Múi tu rên đẹp đẽ ngọt ngào như tình cảm vợ chồng Gạch dưới trạng ngữ trong câu “Từ đấy, dân làng gọi “tu rên” là “sầu riêng” để nhớ mối tình chung thủy của ông.” Gạch dưới vị ngữ trong câu “Thời Tây Sơn có chàng trai trẻ văn võ song toàn.” Câu “Chàng ăn đi, sẽ thấy nó đậm đà như tấm lòng em!” thuộc kiểu câu: Câu kể Câu cảm Câu khiến Gạch dưới những từ ngữ dùng để so sánh trong câu “Tuy nó xấu xí, mùi đặc biệt nhưng múi thì đẹp đẽ ngọt ngào như tình chồng vợ.” Đề 6: Thi nhạc Các con đến đủ chưa? – Giáo sư Vàng Anh hỏi giọng trang nghiêm khác hẳn. Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao nhiêu năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình. Giáo sư nghe tim đập hồi hộp. Nhưng hồi hộp hơn là những người trước mặt ông kia. Ve Sầu, anh lên đi! Một chàng trai mặc áo măng tô trong suốt đầy vẻ tự tin đứng dậy, đôi mắt lấp lánh nhìn khắp lượt. Hãy trình bày tác phẩm tốt nghiệp của anh. Vâng, thưa giáo sư. Đây là bản “Giao hưởng mùa hạ”. Mọi người nín thở. Và lập tức ngay sau đấy gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cờ-la-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp, kèn co chói lên từng khúc gây hiệu quả đột ngột khá tốt. Trước mắt giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thoảng mùi hoa thiên lí trong những cơn gió và cảm giác mát rượi của miếng dưa hấu như miếng trăng vàng. Ôi, tuyệt quá! – Ai đó không kìm được, thốt lên đầy thán phục. Một trăm phút trôi qua, Ve Sầu đã trình diễn xong, giáo sư vẫn ngồi ngây ra, sực nhớ: Thôi được rồi, anh về chỗ. Ông cúi ghi điểm, mắt hấp háy sau kính trắng, cố tỏ vẻ bình thản nhưng giọng đã khàn đi vì xúc động. Theo Nguyễn Phan Hách Câu chuyện kể về : Một buổi thi nhạc Bài thi của anh Ve Sầu Giọng hát của Ve Sầu Bản “Giao hưởng mùa hạ” Bài tốt nghiệp của Ve Sầu là: Thực hành đánh đàn pi-a-nô Thực hành đánh các loại đàn Bản “Giao hưởng mùa hạ” Hát một bài hát về mùa hạ Bài thi tốt nghiệp của Ve Sầu gợi cho thính giả liên tưởng đến: Màu hoa phượng, trời xanh, nắng vàng, hoa mướp Những âm thanh sáng chói, réo rắt, bầu trời mênh mang Những hình ảnh đẹp của cây cỏ, sắc trời mùa hạ Hoa phượng, hoa mướp, hoa thiên lí, trời mùa hạ, dưa hấu Giọn của giáo sư Vàng Anh khàn đi vì: Ông hỏi bài quá nhiều và nghe học trò biểu diễn quá dài Kết quả học tập xuất sắc của các học trò khiến ông xúc động Vì mọi người quá ồn ào, ông phải nhắc nhở nhiều Bài thi của Ve Sầu quá dài, quá hay, khiến ông xúc động Trong câu “Và lập tức ngay sau đấy, gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói.” bộ phận vị ngữ là: Tràn ngập mênh mang Tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói Tràn ngập mênh mang, sáng chói Gian phòng tràn ngập mênh mang một âm thanh sáng chói Chủ ngữ trong câu “Trước mắt giáo sư là màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng với bầu trời xanh mênh mông.” là bộ phận: Trước mắt giáo sư Giáo sư Màu hoa phượng, nắng Màu hoa phượng, nắng, bầu trời Đoạn văn “Trước mắt giáo sư như miếng trăng vàng.” có mấy câu có hình ảnh so sánh? Đó là những câu: Một câu. Đó là: Hai câu. Đó là: Ba câu. Đó là: Không có câu nào có hình ảnh so sánh Câu “Ve Sầu, anh lên đi!” thuộc kiểu câu: A) Câu kể B) Câu cảm C) Câu khiến D) Câu hỏi Đề 7: Một đô thị miền sông nước Từ lâu, Cần Thơ – một thành phố trải dài bên bờ sông Mê Kông huyền thoại – đã được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là một đô thị trẻ, Cần Thơ đã và đang xây dựng, hoàn thiện những cơ sở hạ tầng của một đô thị hiện đại. Nhưng nét đặc sắc nhất của Cần Thơ là sông nước. Thành phố có hệ thống kênh rạch chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn. Mọi hoạt động kinh tế, văn hóa của người dân Cần Thơ đều gắn liền với sông nước. Bến Ninh Kiều, nơi gặp gỡ giữa sông Hậu và sông Cần Thơ, là trái tim của thành phố. Bất cứ lúc nào Ninh Kiều cũng tấp nập tàu thuyền. Đây là nơi xuất phát của các chuyến đi chơi trên thuyền nghe “đờn ca tài tử” và hò sông Hậu, thăm chợ nổi Cái Răng và các vườn cây ăn trái. Đây cũng là nơi khởi hành qua khu du lịch Phù Sa và các khu du lịch sinh thái. Câu ca “Cần Thơ ai dệt nên thơ” gợi vẻ đẹp thanh bình, thơ mông của vùng đất này. Vẻ đẹp của đô thị miền sông nước đã tạo cảm hứng cho các thi sĩ, nhạc sĩ sáng tác những bài thơ và bài hát được nhiều người biết tới, như: Bà má Hậu Giang, Qua bến Ninh Kiều, Chiếc áo bà ba, Chiều Tây Đô Phạm Hải Lên Châu Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Cần Thơ là một đô thị: Mới được xây dựng Cổ, lớn được xây dựng lại Trẻ đang được xây dựng hiện đại Điều tạo nên nét độc đáo của thành phố Cần Thơ: Sông rạch Cây ăn trái, sông rạch Các hoạt động trên sông rạch Bến Ninh Kiều là “trái tim” của thành phố Cần Thơ vì: Đó là trung tâm của thành phố Đây là nơi tập trung đầu mối giao thông Đó là nơi gặp gỡ giữa sông Hậu và sông Cần Thơ Câu ca “Cần Thơ ai dệt nên thơ” gợi lên điều: Vẻ đẹp hiện đại của thành phố Cần Thơ Vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng của đô thị miền sông nước Cuộc sống tấp nập, nhộn nhịp, tươi vui của thành phố Cần Thơ Nhóm từ có nghĩa của tiếng “du” giống nghĩa tiếng “du” trong từ “du lịch”: Du học, chu du, du khách, du hành, du ngoạn Du cư, du mục, du canh, mộng du, ngao du Hạ du, thượng du, trung du Dấu chấm trong bài trên có tác dụng: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của một nhân vật Báo hiệu bộ phận câu đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước Báo hiệu bộ phận câu đứng trước dẫn ý cho bộ phận câu đứng sau Gạch dưới vị ngữ trong câu “Bến Ninh Kiều, nơi gặp gỡ giữa sông Hậu và sông Cần Thơ, là trái tim của thành phố.” Gạch dưới chủ ngữ trong câu “Câu ca “Cần Thơ ai dệt nên thơ” gợi vẻ đẹp thanh bình, thơ mông của vùng đất này.”
File đính kèm:
- doc tham tham khao giua HKIIlop4.doc