Ôn luyện phần đọc – hiểu (Ngữ văn 12)
5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc hoạ hai hình tượng này?
Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để khắc hoạ hai hình tượng là phép đối – khi đối tương đồng, khi đối tương phản. Thủ pháp thể hiện những loại trừ và bao hàm, huỷ diệt và sinh sôi. bản chất vĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất ưng của cuộc sống .
6. Chủ đề bài thơ là gì?
- Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh “siêu bão” và “hoa súng”
- Nghĩa bóng:
+ Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi rất mong manh.
+ Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc.
đang được đặt ra trong thời đại ngày nay. - Thanh niên phải sống có lí tưởng cao đẹp, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 8. Bài tập 8 Đọc bài thơ sau của Thanh Thảo BÔNG SÚNG VÀ SIÊU BÃO bông súng tím mọc lên từ nước bão Haiyan mọc lên từ biển bão Haiyan cho tôi kinh hoàng bông súng tím cho tôi bình yên rồi có thể người ta quên mà nhớ trong siêu bão có một bông súng nở bông súng ấy màu tím bão Haiyan màu gì? (Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013) 1. Những thông tin sau đấy đúng hay sai? a. Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn phong trào Thơ mới 32- 45 b. Bài thơ viết theo thể tự do c. Bài thơ gieo vần chân d. Bài thơ viết về đề tài tình yêu 2. Những chữ đầu câu không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ? 3. Tìm và phân tích nghĩa biểu đạt của hai hình tượng “siêu bão” và “hoa súng”? 4. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, cảm xúc về “siêu bão” và “hoa súng”, đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ. 5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc hoạ hai hình tượng này? 6. Chủ đề bài thơ là gì? 7. Hai câu thơ “bông súng tím mọc lên từ nước- bão Haiyan mọc lên từ biển” được viết theo thủ pháp nghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì? 8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ “bao Haiyan cho tôi kinh hoàng- bông súng tím cho tôi bình yên” là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa B. Sử dụng hình ảnh nhân hoá C. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán D. Sử dụng phép tương phản, đối lập 9. Hai câu thơ “rồi để người ta quên- mà nhớ” gợi đến điều gì? 10. Cảm nhận ý nghĩa của câu thơ “trong siêu bão một bông súng nở”. Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào? 11. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ nào cùng một ý nghĩa? 12. Hai câu kết “bông súng ấy màu tím- bão Haiyan màu gì?” có thể gợi ra những cảm xúc và suy nghĩ gì? GỢI Ý 1. Những thông tin sau đấy đúng hay sai? a. Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn phong trào Thơ mới 32- 45 (sai) b. Bài thơ viết theo thể tự do (đúng) c. Bài thơ gieo vần chân (đúng) d. Bài thơ viết về đề tài tình yêu (sai) 2. Những chữ đầu câu không viết hoa, em đã gặp hiện tượng này trong bài thơ nào đã học, đã đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật gì của nhà thơ? Giống như bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo. +Hiện tượng ngôn ngữ này thể hiện đặc trưng của hình thức thơ Siêu thực, Tượng trưng: gạt bỏ những nguyên tắc ngữ pháp, thi pháp, các nguyên tắc logích trong tư duy để cảm nghĩ tuôn trào theo chủ nghĩa tự động tâm linh thuần tuý. + Sáng tác Siêu thực, Tượng trưng là những dòng liên tưởng tiềm thức, rời rạc, gián cách, không thể khắc hoạ bức tranh toàn vẹn của thực tại. = > Cả 2 khuynh hướng trên đều đặc biệt đề cao yếu tố trực giác, âm nhạc và trữ tình, coi trọng những giai điệu chủ quan nhằm thay thế thi luật cổ điển, đảo lộn cú pháp cổ điển: cắt chữ, phân câu theo trật tự mới, tạo ra những kết cấu ngôn ngữ mới thể hiện những cảm nhận chủ quan của người viết. 3. Tìm và phân tích nghĩa biểu đạt của hai hình tượng “siêu bão” và “hoa súng”? Chủ đề bài thơ: Cảm xúc, suy ngẫm về điểu kì diệu của cuộc sống với sự song hành, hoà nhập, vận động diễn biến khó lường của bình yên và bão tố, cái đẹp và tai hoạ, sự sống và sự huỷ diệt... cùng niềm tin vào sự tốt đẹp của cuộc sống. 4. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ, cảm xúc về “siêu bão” và “hoa súng”, đó là hai hình tượng có mối quan hệ như thế nào trong bài thơ. Chủ đề đó được tạo dựng từ những suy nghĩ, cảm xúc về siêu bão và hoa súng, đó là hai hình tượng có mối quan hệ vừa tương đồng, vừa tương phản, vừa loại trừ, vừa hàm chứa...Những mối quan hệ ấy thể hiện diễn biến không lường của cuộc sống, những sức mạnh, sự phát sinh, hồi sinh kì diệu, con người cần thấu hiểu những bí ẩn, những biến diễn khôn lường ấy để có tâm thế an nhiên, bình thản, có sự tỉnh táo, sáng suốt, có niềm tin vào cuộc đời... 5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính nhà thơ đã sử dụng để khắc hoạ hai hình tượng này? Thủ pháp nghệ thuật cơ bản được sử dụng để khắc hoạ hai hình tượng là phép đối – khi đối tương đồng, khi đối tương phản. Thủ pháp thể hiện những loại trừ và bao hàm, huỷ diệt và sinh sôi... bản chất vĩnh hằng, sự kì diệu, sự bất ưng của cuộc sống ... 6. Chủ đề bài thơ là gì? - Nghĩa đen: là ý nghĩa hiển ngôn trong hai hình ảnh “siêu bão” và “hoa súng” - Nghĩa bóng: + Hoa súng: cái đẹp, sự sống, sự bình dị bình yên nhiều khi rất mong manh... + Siêu bão: tai hoạ, sự huỷ diệt, sức mạnh chết chóc... 7. Hai câu thơ “bông súng tím mọc lên từ nước- bão Haiyan mọc lên từ biển” được viết theo thủ pháp nghệ thuật gì? Ý thơ gợi những suy nghĩ gì? - Hai câu thơ trên được viết theo thủ pháp nghệ thuật đối tương đồng. - Ý thơ gợi những suy nghĩ sâu xa về cội nguồn của cái đẹp và hiểm hoạ. “Nước” và “biển” dường như có sự đồng nhất nhưng vẫn hàm chứa sự khác biệt: + “nước”: gợi một không gian sinh tồn bình dị. + “biển”: gợi không gian của những bất ưng, những hiểm hoạ ngoài khả năng lường đoán. => chính sự đồng nhất và khác biệt góp phần thể hiện chủ đề bài thơ. 8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ “bao Haiyan cho tôi kinh hoàng- bông súng tím cho tôi bình yên” là gì? A. Sử dụng từ trái nghĩa B. Sử dụng hình ảnh nhân hoá C. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán D. Sử dụng phép tương phản, đối lập 9. Hai câu thơ “rồi để người ta quên- mà nhớ” gợi đến điều gì? Có thể gợi đến dòng chảy của thời gian, những đổi thay quên nhớ miên viễn của cuộc đời. 10. Cảm nhận ý nghĩa của câu thơ “trong siêu bão một bông súng nở”. Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân sinh như thế nào? Thể hiện một cảm hứng nhân sinh tích cực, lạc quan của những con người từng trải để thấu nhận qui luật cuộc sống. 11. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ nào cùng một ý nghĩa? Câu thơ gợi liên tưởng đến tứ thơ của Mãn Giác Thiền Sư trong “Cáo tất thị chúng” (Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận- Đình tiền tạc dạ nhất chi mai), câu chuyện “Tái Ông mất mã”, Tục ngữ: Trong hoạ có phúc, hoặc Nguyễn Khải trong “Mùa lạc”: “Sự sống nảy sinh từ cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng mà chỉ có ranh giới. Điều cốt yếu phải có sức mạnh để vượt qua những danh giới ấy” 12. Hai câu kết “bông súng ấy màu tím- bão Haiyan màu gì?” có thể gợi ra những cảm xúc và suy nghĩ gì? Gợi ra những xúc cảm hoặc suy ngẫm sâu sắc... những dạng thái của cái đẹp, sự sống... có thể nắm bắt hoặc thấu nhận bởi sự hữu hình; tai hoạ, sự huỷ diệt khó nắm bắt bởi vô ảnh, vô hình, bất ưng, ngoài mọi qui luật... 9. Bài tập 9: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh áng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trên rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét ra mãi, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...” (Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành) 1. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Đặt tên cho đoạn văn. 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn và tác dụng của chúng. GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Nội dung của đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Đặt tên cho đoạn văn. - Nội dung: nói về đặc tính của cây xà nu: + Là loài cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi và nảy nở nhanh và khoẻ. + Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, đổ ào ào như một trận bão, cây chết. Nhưng một số cây khác vết thương chóng lành, cạnh một cây xà nu ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên... 2. Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn văn và tác dụng của chúng. - Các biện pháp tu từ: + So sánh: Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. + Nhân hoá: Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... - Tác dụng: + So sánh; miêu tả sinh động hình ảnh và đặc tính của cây xà nu + Nhân hoá: nhấn mạnh ý nghĩa biểu trưng của cây xà nu: gắn bò mật thiết và che chở, bảo vệ cho người dân Xô Man, Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mĩ. 10. Bài tập 10 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. mẹ anh sống cách anh khoảng 300 km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá hoa hồng đến 20 đola. Anh mỉm cười và nói với nó – Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời – Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói – Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa huỷ bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300 km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa. (Quà tặng cuộc sống) 1. Nội dung câu chuyện trên là gì? Đặt tên cho câu chuyện? 2. Theo em, nhân vật em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? 3. Từ “nhà’ trong câu “Đây là nhà của mẹ cháu” được hiểu theo nghĩa nào? 4. Tại sao người thanh niên lại huỷ dịch vụ gửi hoa để lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? 5. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? 6. Đọc xong văn bản trên, em nghĩ đến câu tục ngữ, ca dao nào? Hãy ghi lại những câu tục ngữ, ca dao đó? GỢI Ý 1. Nội dung câu chuyện trên là gì? Đặt tên cho câu chuyện? - Nội dung: ca ngợi lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các đấng sinh thành trong cuộc sống. 2. Theo em, nhân vật em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao? Trong câu chuyện: cả 2 cô bé và anh thanh niên đều là người con hiếu thảo. Vì cả hai đều nhớ đến mẹ, đều biết cách lòng biết ơn đến mẹ. Tuy nhiên lòng biết ơn của hai người lại bộc lộ theo 2 cách khác nhau: mẹ cô bé đã mất, cô bé muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh niên muốn tặng mẹ hoa, nhưng vì xa xôi nên anh muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình cảm của cô bé dánh cho mẹ, anh đã nhận ra ý nghĩa thực sự của món quà. 3. Từ “nhà’ trong câu “Đây là nhà của mẹ cháu” được hiểu theo nghĩa nào? - Từ “nhà” chỉ ngôi mộ mẹ cô bé, nhưng cô bé nói ngôi mộ là nhà có nghĩa là cô bé xem mẹ em chưa bao giờ mất, mẹ em vẫn còn sống, vẫn ở bên em, vẫn đang chờ em về. 4. Tại sao người thanh niên lại huỷ dịch vụ gửi hoa để lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa? - Vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì anh hiểu ra rằng, bó hoa kia có lẽ không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khoẻ, an toàn. Đó là món quà ý nghĩa nhất đối với mẹ. 5. Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? - Cần yêu thương, trân trọng đấng sinh thành, nhất là người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh, đắng cay vì mình. Trao tặng là cần thiết nhưng trao tặng như thế nào mới là ý nghĩa là điều mà không phải ai cũng làm được. 6. Đọc xong văn bản trên, em nghĩ đến câu tục ngữ, ca dao nào? Hãy ghi lại những câu tục ngữ, ca dao đó? Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương. Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời Cầu cho cha mẹ sống đời với con Mẹ già ở chốn lều tranh Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay. Mẹ gì đầu bạc nhơ tơ Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi. 11. Bài tập 11 Bài thơ ĐÔI DÉP Nguyễn Trung Kiên Bài thơ đầu tiên anh viết tặng em Là bài thơ anh kể về đôi dép Khi nỗi nhớ trong lòng da diết Những vật tầm thường cũng viết thành thơ Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược Lên thảm nhung, xuống cát bụi cùng nhau Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao Cùng chia sẻ sức người đời chà đạp Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi Mọi thay đổi đều trở thành khập khiễng Giống nhau lắm nhưng đời sẽ biết Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu Cũng như mình trong những lúc vắng nhau Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía Dẫu bên cạnh đã có người thay thế Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh Đôi dép vô tri khăng khít song hành Chẳng thề nguyện mà không hề giả dối Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội Lối đi nào cũng có mặt cả đôi Không thể thiếu nhau trên bước đường đời Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái Nhưng tôi yêu em ở những điều ngược lại Gắn bó nhau vì một lối đi chung Hai mảnh đời thầm lặng bước song song Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc Chỉ còn một là không còn gì hết Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia ... 1. Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? 2. Tại sao tác giả lại mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tình cảm yêu đương của mình? 3. Nêu chủ đề bài thơ? 4. Ý nghĩa của hai từ láy “khăng khít”, “song song” trong việc diễn tả nội dung bài thơ? GỢI Ý 1. Bài thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? - Mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tâm sự của mình về tình yêu sâu nặng trong cuộc đời. Một tình yêu chung thuỷ, không tính toán thiệt hơn, không phản bội, không giả dối mà gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung 2. Tại sao tác giả lại mượn hình tượng đôi dép để thể hiện tình cảm yêu đương của mình? - Hình tượng đôi dép có nhiều đặc điểm tương đồng với tình yêu: có đôi có cặp; Cùng bước song song; khăng khít song hành ... cũng như anh và em có nhau trong đời cùng gắn bó nhau vì một lối đi chung nếu một mai một chiếc mất đi thì mọi thay thế đều trở nên khập khiễng. - Hình tượng đôi dép sánh bước trong đời, cùng chịu vinh, chịu nhục, không chịu đi cùng chiếc khác chính là biểu tượng cho một tình yêu đẹp và trong sáng. 3. Nêu chủ đề bài thơ? - Chủ đề bài thơ: Tình yêu và sự thuỷ chung 4. Ý nghĩa của hai từ láy “khăng khít”, “song song” trong việc diễn tả nội dung bài thơ? - Từ láy “khăng khít”, “song song” thể hiện sự gắn bó bền chặt giữa hai chiếc dép. Đi đâu cũng có nhau, dẫu vinh hay nhục, dẫu bị người đời chà đạp, dẫu thăng trầm, bể dâu, lúc thảm nhung, lúc cát bụi, số phận phụ thuộc vào nhau: “Dẫu vinh nhục không đi cùng chiếc khác”. - Từ sự khăng khít của đôi dép, nhà thơ cũng truyền đến người đọc thông điệp về tình yêu thuỷ chung, vững bền vốn là đạo lí của người Việt Nam. Bài thơ còn là bài học quí giá cho những ai chưa yêu, sẽ yêu và đã yêu. 12. Bài tập 12 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Thật vậy, trước chiến tranh chống Mĩ, vùng Hoài Nhơn – Tam Quan rợp mát bóng dừa xanh. Cuộc sống của người dân gắn liền với những vườn dừa và cây dừa là kinh tế truyền thống và mũi nhọn cho mọi gia đình ở đây. Toàn bộ cây dừa đều có ích, nhưng người ta quí cây dừa trước hết là do những chùm “lơ lửng giữa trời sông không đến, bến không vào, sao có nước” (câu đố về quả dừa) của nó. Từ cột nhà, đòn tay nhà, cây ruôi cho đến mái lợp... cũng bằng toàn gỗ dừa, cọng dừa và lá dừa. Còn thứ liệu của dừa cũng được tận dụng là chất đốt để nấu nướng và sưởi ấm cho các cụ già vào mùa đông tháng giá. Từ cây dừa đã tạo ra không biết bao nhiêu công việc làm ăn, nuôi sống làng xóm qua nhiều thế hệ. Các món ăn được chế biến từ dừa, những đồ da dụng , ngư cụ đến nông cụ cũng được chế biến từ cây dừa, chẳng những tiêu thụ tại địa phương hay quanh vùng mà còn làm sản phẩm hàng hoá chở đi bán cho cư dân các tỉnh miền Trung và miền Nam. Đi trong làng rợp bóng dừa như những hành lang tự nhiên có mái che, nhất là ở vùng Cửu Lợi- Tam Quan. Ánh sáng mặt trời ở Tam Quan bao giờ cũng đi cùng gió biển ban mai. Gió đẩy nắng vờn trên ngọn lá. Đầy tiếng chim chích choè hối hả gọi nhau qua những tàu lá dừa phấp phới. Con đường vàng và rợp mát. Làn gió lướt qua những tàu lá dừa xôn xao lấp lánh. Đi trong rừng dừa khoan khoái biết bao, không khí như có mùi thơm. Bóng dừa đã tạo cho các cô gái ở nơi đây có mái tóc dài đen bóng (vì sức tóc bằng dầu dừa) cùng với làn da trắng mịn (vì bóng rập mát của dừa, cả ngày không lọt nắng) như quyến rũ, mời gọi các chàng trai từ các vùng khác tìm đến, nên thường có câu ví trong dân gian “Tran An Thái, gái Cửu Lợi” quả cũng không ngoa. Dân gia ở đây còn có câu ca: Tam Quan ít mít nhiều dừa Nhiều cô gái đẹp mà chưa có chồng. (Báo Bình Định) 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? 2. Nội dung văn bản trên? Đặt tên cho văn bản. 3. Biện pháp nghệ thuật chính của văn bản là gì? Tác dụng? GỢI Ý 1. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Văn bản trên được viết theo phương thức: thuyết minh, miêu tả, biểu cảm. 2. Nội dung văn bản trên? Đặt tên cho văn bản. - Nội dung văn bản trên: nói về vẻ đẹp cây dừa đối với quê hương đất nước Việt nam, nhất là quê hương Bình Định. Ngoài ra còn viết về công dụng của cây dừa đối với đời sống sinh hoạt của người dân miền Trung. - Đặt tên “Dừa Tam Quan” hoặc “Dừa Bình Định” 3. Biện pháp nghệ thuật chính của văn bản là gì? Tác dụng? - Biện pháp chính trong văn bản trên là phép lặp từ “dừa” và phép liệt kê. => Tác dụng: liên kết câu và tạo nên dấu ấn sâu sắc về hình ảnh cây dừa trong gắn bó máu thịt với đời sống nhân dân Bình Định. 3. Bài tập 13 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chẳng hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời còn son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn chăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc. Có gì mà kinh ngạc, cô đã tính trước cả. Sau khi sinh đứa con gái út, người con thứ năm, cô nói với chồng: “Từ nay là chấm dứt chuyện sinh đẻ, bốn mươi tuổi rồi, nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập, khỏi sống bám vào các anh chị”. Là thôi hẳn. Cô bảo: “Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết bất cứ việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Khi các con còn nhỏ, ngồi vào bàn ăn, cô thường chú ý sửa chữa cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cách nói chuyện trong bữa ăn. Cô vẫn răn lũ con tôi “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi “Chúng tôi là người thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm”. Cô ngồi ngẩn ra một lúc, rồi bảo “Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn say này muốn sống ra sao thì tuỳ” (Trích Một người Hà Nội – Nguyễn Khải) 1. Văn ban trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 2. Tính cách của nhân vật cô Hiền trong đoạn văn trên, theo anh/chị là có phù hợp với phụ nữ hay không? Vì sao? 3. Cô nói “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải chuẩn”. Từ “chuẩn” có ý nghĩa gì? GỢI Ý 1. Văn ban trên viết theo pho
File đính kèm:
- Doc_Hieu_12_20150725_041045.doc