Ô nhiễm môi trường

Các dòng chảy nước mạch và nước ngầm khi đã đi qua các vùng nông nghiệp, khai thác mỏ và đô thị đã bị nhiễm bẩn với những mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hiện nay trở nên tệ nạn phổ biến ở hầu hết các nước.

+ Trước hết, ô nhiễm do các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt và phân bón đã gây nên tình trạng phì nhưỡng hóa nhiều dòng chảy làm tác hại lớn đến sức khỏe người nông dân và năng xuất thủy sản. Theo cơ quan y tế thế giới hàng năm có 25 triệu dân chết do dịch tả, thương hàn và những bệnh lây lan qua nước uống khác trung bình 65 000 người/ ngày.

+ Sự suy giảm oxy hòa tan trong nước do phân hủy chất hữu cơ đã có ảnh hưởng đến năng suất thủy sản. Theo mẫu kiểm tra của hệ thống theo dõi môi trường toàn cầu vào những năm 80 cho thấy. Lượng O2 hòa tan trong nước sông ở các nước có thu thập cao luôn ở mức cho phép. Nghĩa là mức tối thiểu đảm bảo được sự sống sinh vật dưới nước: trên 6 mg / l và có xu thế cải thiện. Các nước thu nhập trung bình có hàm lượng O2 hòa tan trunh bình của sông bẩn nhất và sạch nhất gồm 7mg / l và không đổi trong suốt thập niên 80. Riêng các nước có thu nhập thấp O2 hòa tan ở thời kỳ đầu những năm 80 giữ được mức 7mg / l : vào cuối thập niên thì tình trạng trở nên xấu đi chỉ còn khoảng 6,5 mg/ l , đây là mức O2 tự do trung bình ở các sông, ở sông bẩn nhất có O2 tự do trung bình rất thấp chỉ có 4 mg/l.

 

doc16 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n nuôi gia súc cần được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường .
 Tàn tích của cây trồng , của rừng trong điều kiện yếm khí tàn tích này nhiều hơn với tỷ lệ C/N quá lớn sẽ gây nên hiện tượng phân giải yếm khí sinh ra nhiều độc tố .VD như tàn tích trong ruộng khoai ngập nước thối sẽ gây nên mùi thối khó chịu, sau khi cũ và lá tan rả sẽ gây nên hiện tượng độc cho hầu hết các vi sinh vật trong môi trường đất .
 Sau khi khai thác gỗ, chặt phá rừng làm nương ray, lá cây rừng sẽ nằm lại trong đất nếu không được phân hủy kịp thời để tạo mùn cho đất thì khả năng chuyển hóa thành các dạng khó tiêu và gây chua nhiều hơn . Nếu tàn tích bị vùi lắp trong điều kiện yếm khí lâu ngày sẽ tạo ra các đầm lầy than bùn hoặc bùn phèn gây nên môi trường acid quá trình phân giải chúng tạo nên các khí gây nên mất cân bằng không khí tăng lên và ngay trong đầm lầy nhiều loại sinh vật háo khí , thực vật trên cạn bị hủy diệt thay vào đó là hệ thủy sinh vật và bán sinh vật.
 1 .2 Ô nhiễm môi trường đất do chất thảy công nghiệp :
 Các loại chất thải công nghiệp dưới dạng rắn, lỏng và khí đều có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đất . Dạng khí như CO2, S02,, H2S từ trong quá trình đốt nhiên liệu và chế biến Sản Phẩm mà thành . Dạng lỏng có các axít, acid hữu cơ , dầu mỡ , phehol . dạng gắn có các chất thải hữu cơ . Ảnh hưởng của chúng lên môi trường sinh thái đất về nhiều mặt. 
 Ô nhiễm môi trường đất do chất thải đô thị.
Rác đô thị có các thành phần phức tạp, các loại rác từ những hoạt động sinh hoạt như chất đốt, phân hữu cơ,...hằng ngày được đổ ra gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường đất một cách trầm trọng. Việc chôn rác không đúng theo quy cách, hoặc không xử lý trước khi chôn đã làm cho bãi rác này diễn ra một cơ chế tự hoại yếm khí tạo nên các khí gây mất cân bằng bầu khí quyển. Các hầm cầu và bãi rác tự hoại trong những thành phố đông dân cư là một vấn đề cấp bách hiện nay ở các nước đang phát triển mùi hôi thối từ các bãi rác, hầm cầu tự hoại không hoàn chỉnh làm cho không khí đất bị ngộp gây ảnh hưởng đến sinh vật trong đất, các chất độc sinh ra trong quá trình tự hoại các chất thải kim loại thấm vào đất và nằm lại trong đất gây ô nhiễm lâu dài.
 Ô nhiễm do tác nhân sinh vật
Là do đất chứa và lưu thông các dịch bệnh lây lan qua đường ruột , bệnh ký sinh trùng, bệnh do nhiễm độc lương thực, thực phẩm tươi sống. Thông thường con đường lây bệnh này theo các chu kỳ: người - đất - người; động vật nuôi - đất - người hoặc trực tiếp từ đất người: ở Việt Nam các chất gây ô nhiễm cho môi trường đất hiện nay là rác. Có rất nhiều rác như: rác sinh hoạt gồm các thành phần hữu cơ như lương thực, thực phẩm dư thừa, các loại vô cơ như: bao bì bằng nhựa không hòa tan, đồ thủy tinh, kim loại hư hỏng. Ngoài ra, còn có các loại rác y tế chứa trên 20 % độc tố có tác dụng lây lan nguồn bệnh và có loại cũng không bị phân hủy như: ống chích, kim tiêm, dụng cụ vệ sinh. Rác công nghiệp ngày càng phức tạp hơn vì gồm nhiều sản phẩm hổn hợp của kim loại, xi măng, hóa chất đều được chôn dưới các hố rác khổng lồ hoặc có xử lý nhưng chưa được hiệu quả chưa đồng bộ. 
Nếu các lượng rác trên được phân loại, một phần tái chế một phần hữu cơ làm phân bón nông nghiệp, một phần làm nhiên liệu đốt tạo năng lượng thì đất sẽ giảm ô nhiễm mà thu được hiệu quả kinh tế khá lớn. Đây là hướng mà Việt Nam đang xây dựng. Ví dụ: Ở Hà Nội đã có nhà máy làm phân từ rác ủ có công suất 7500 tấn/năm.
Ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một chất ngoại lai trong môi trường nước tự nhiên. Khi vượt quá ngưỡng nào đó thì chất ngoại lai trở nên độc hại đối với sinh vật và con người
Theo hiến chương Châu Âu về ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là do tác động của con người gây nên một biến đổi nào đó làm thay đổi chất lượng nước, chính sự thay đổi chất lượng nước này gây nên nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, với động vật nuôi và cả động vật hoang dã.
Nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường nước có thể xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên hay do con người trực tiếp gây ra với các nguyên nhân sau:
Ô nhiễm do nguồn gốc tự nhiên chủ yếu do mưa mang theo từ các chất bẩn từ mái nhà, đường phố, bụi công nghiệp thải xuống, các lĩnh vực nước như: sông, hồ, ao, mạch nước ngầm. Các chất bẩn này đôi khi có cả vi trùng, virus gây bệnh từ xác chết sinh vật vào nước.
Ô nhiễm nhân tạo: do hoạt động sống của con người gây ra, chủ yếu là nguồn nước thải sinh hoạt khu dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học.
Dựa vào các tác nhân gây ô nhiễm người ta phân biệt các loại ô nhiễm mà có các tác hại của từng loại ô nhiễm khác nhau. Ví dụ: rối loạn các dòng chảy tự nhiên do đập thủy điện, kênh đào, thủy lợi, đê bao. 
Sản phẩm thải trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt các chất hữu cơ hóa học, phổ biến là sự phân hủy các chất Proticl, lipid và glucid gây hôi thối trong nước, các loại thuốc xác trùng, trừ sâu chỉ có tác dụng 10% còn lại 90% hòa tan vào môi trường nước ngầm vào sản xuất gây hại trực tiếp cho con người tiêu thụ hoặc nếu còn ở môi trường thì phải 10 năm sau nó mới phân hủy hết độc tố. Điều đáng sợ hiện nay chất hữu cơ phân loại có hàng ngàn loại không có nguồn gốc trong tự nhiên nên nó không bị phân hủy trong nước, gây tác hại tìm ẩn lâu dài. Một số hóa chất dạng cyanua, phenol gây độc gián tiếp làm chết vi khuẩn trong nước, nước mất khả năng tự thanh lộc và hàm lượng O2 hòa tan giảm nhanh tạo thuận lợi cho hệ vi sinh yếm khí hoạt động tạo nhiều độc tố như NH3 , H2S, PH3 , và CH4 gây chết sinh vật. Ở biển thì phải hứng chịu 2 % nguồn dầu khai thác tạo nên vết dầu loang khổng lồ tiêu diệt tất cả sựï sống vùng nó phủ mặt.
Một số chất thải gây ô nhiễm về mặt sinh lý gồm các hợp chất của công nghiệp chế biến có chứa các chất như: Ni tơ, lưu huỳnh, phốt pho làm mùi và vị của nước biến dạng.
Ô nhiễm về sinh học chủ yếu do các rác thải trong sinh hoạt, rác y tế đổ trực tiếp vào nước trong đó có nhiều mầm bệnh truyền nhiễm có nguồn gốc khác nhau dễ gây dịch bệnh lớn. Các loại virus, động vật nguyên sinh, nấm, vi khuẩn,... tạo môi trường nước ô nhiễm và là nơi phát sinh bệnh sốt rét, cúm, sốt bại liệt. 
Diện tích vùng biến đang bị ô nhiễm phóng xạ do các vụ thử hạt nhân và đổ phế thải nguyên tử chiếm lượng không nhỏ cho vùng biển trên toàn cầu.
 2. 1 Ô nhiễm nước ngọt
 Các dòng chảy nước mạch và nước ngầm khi đã đi qua các vùng nông nghiệp, khai thác mỏ và đô thị đã bị nhiễm bẩn với những mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hiện nay trở nên tệ nạn phổ biến ở hầu hết các nước.
Trước hết, ô nhiễm do các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt và phân bón đã gây nên tình trạng phì nhưỡng hóa nhiều dòng chảy làm tác hại lớn đến sức khỏe người nông dân và năng xuất thủy sản. Theo cơ quan y tế thế giới hàng năm có 25 triệu dân chết do dịch tả, thương hàn và những bệnh lây lan qua nước uống khác trung bình 65 000 người/ ngày.
Sự suy giảm oxy hòa tan trong nước do phân hủy chất hữu cơ đã có ảnh hưởng đến năng suất thủy sản. Theo mẫu kiểm tra của hệ thống theo dõi môi trường toàn cầu vào những năm 80 cho thấy. Lượng O2 hòa tan trong nước sông ở các nước có thu thập cao luôn ở mức cho phép. Nghĩa là mức tối thiểu đảm bảo được sự sống sinh vật dưới nước: trên 6 mg / l và có xu thế cải thiện. Các nước thu nhập trung bình có hàm lượng O2 hòa tan trunh bình của sông bẩn nhất và sạch nhất gồm 7mg / l và không đổi trong suốt thập niên 80. Riêng các nước có thu nhập thấp O2 hòa tan ở thời kỳ đầu những năm 80 giữ được mức 7mg / l : vào cuối thập niên thì tình trạng trở nên xấu đi chỉ còn khoảng 6,5 mg/ l , đây là mức O2 tự do trung bình ở các sông, ở sông bẩn nhất có O2 tự do trung bình rất thấp chỉ có 4 mg/l.
Hiện nay, ở Việt Nam có số lượng các sông bị ô nhiễm càng ngày càng tăng nhất là tại thành phố Hà Nội sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, và thành phố Hồ Chí Minh: Rạch Thị Nghè có hàm lượng oxy hòa tan bằng 0, tức là không thể sử dụng được mà chỉ có chức năng chứa và lưu thông nước thải trong thành phố. Tuy nhiên, do lượng mưa hàng năm ở nước ta khá cao nên vào mùa mưa thì chất ô nhiễm ở nước sông này sẽ được rửa trôi 1 phần và phần còn lại vẫn tiếp tục gây ra những bệnh tật cho người dân sống ven các con sông bị ô nhiễm này.
Ở những khu công nghiệp, khai thác mỏ và dùng lượng nông hóa cao, các dòng sông dều bị nhiễm bẩn bởi các chất độc và những loại kim loại nặng như: chì, thủy ngân. Trong những mẫu cá, tôm, cua,... ở vịnh Tarata , In - đô - ne- si- a lượng chì vượt quá 4%, lượng thủy ngân vượt quá 38%, lượng Caclmium vượt quá 76% ở Nhật, Út, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ. Có nồng độ axit, thủy ngân, chì trong, nước vượt quá tiêu chuẩn cho phép, ở Ma Lay Si A nước thải từ các nhà máy dầu cọ và cao su, của các nhà máy khác và các dân cư đã làm 42 con sông coi như chết. Ô nhiễm nước ngầm cũng là vấn đề đáng lo ngại ở nhiều nước. Ví dụ : tại Châu Mỹ La Tinh, lượng các chất độc hại từ các bãi thải thâm nhập vào nước ngầm cứ 15 năm tăng gấp đôi. Tại các thành phố của các nước đã phát triển nước ngầm bị bẩn do thiếu hệ thống xử lý và quản lý kèm các hố rác tự hoại.
Ô nhiễm môi trường biến: 
 Ở các vùng ven bờ tiếp tục gây lo ngại cho nhiều nước và là một trong những vấn đề khó giải quyết do có tính toàn cầu. Mỗi năm có khoảng 6,5 triệu tấn rác tuôn đổ ra biển. Ô nhiễm chất hữu cơ khiến cho các loại tảo đỏ phát triển mạnh ở vùng cửa sông, dọc bờ biến Bắc Carolina và các biển phía Nam bán đảo Scandina ven. Trong số các loại rác thải thì Plastic là loại khó phân hủy nhất, nó có thể tồn tại hơn 50 năm trong môi trường biển, hiện nay lại đang tăng lên. Dọc bờ Địa Trung Hải có hơn 70% rác thải là Plastic. Ở Thái Bình Dương có 80% ô nhiễm hữu cơ đã làm cho khoảng 4000 km2 vùng vịnh Tnexico, gần cửa sông Tnissipi bị xem như vùng chết do thiếu O2 . Tảo ở những vùng nước bẩn tảo nở hoa thường tiết ra những độc tố ảnh hưởng đến thực phẩm biển. Năm 1987, ngộ độc do thực phẩm có độc tố tảo đỏ đã giết chết 26 người ở Guatamala. Hiện tượng nở hoa của tảo là thuật ngữ dùng để chỉ sự phát triển mạnh của tảo đỏ do sự nhiễm bẩn nước biển gây nên. Ở các biển nội địa Nhật Bản mổi năm xuất hiện 200 vụ tảo nở hoa. Xung quanh phía Nam bán đảo Scandinave. Dọc bờ biển Nauy sự nở hoa đã làm thiệt hại một số ngư trường và đời sống biển khơi. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những người bơi lội ở vùng biển bị ô nhiễm hữu cơ thì mang bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm tai, viêm đường hô hấp, vàng da tăng lên bình thường. Sử dụng thức ăn biển ô nhiễm dẫn đến tăng bệnh viêm gan siêu vi và dịch tả.
Hằng năm có hơn 2,3 triệu tấn dầu từ các nguồn khác nhau xâm nhập vào biển. Trong đó chủ yếu là từ các chất thải đô thị và các hoạt động vận tải đường biển. Các tai nạn đắm hoặc vở tàu chiếm 20% nguồn thải vào biển. Nguồn dầu thải vào biển nói chung còn thấp chưa gây hại đến các hệ sinh thái biển. Sự cố tràn dầu có thể gây mất can bằng sinh thái cục bộ trong một khoảng thời gian dài nếu không xử lý kịp thời, đặt biệt những sự cố có những tầm cở lớn có thể gây nguy hiểm ở các vùng ven bờ.
Việc thải bỏ các hóa chất độc và những cuộc thử nghiệm hạt nhân cũng được thực hiện ở các đại dương đặc biệt vào trước năm 1987 do Mỹ, Tây Âu, Nhật và một số nước công nghiệp khác. Từ năm 1981 - 1984 , các nước châu Âu đã thêu hủy gần 624 nghìn tấn hóa chất ngoài biển. Năm 1986, có gần 578 nghìn tấn chất thải đổ ra biển khỏi với phân nữa là chất độc hại. Mặc dầu năm 1982, luật biển đã ra đời với 160 nước ký vào sau đó và còn nhiều công ước khác được ký kết giữa các nước thuộc Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Trong những năm 80 tình trạng này vẫn chưa được cải thiện. Pháp, Anh và một số tiểu ban của Mỹ vẫn chịu ảnh hưởng có quy mô lớn của các hợp chất hóa học chứa clo và phend ở ven bờ.
Từ đầu những năm 90, các nước đang phát triển đã giảm mức độ thải các chất ô nhiễm ra biển nhưng ở các nước đang phát triển tình trạng gây ô nhiễm môi trường biển lại có xu thế tăng lên.
Ở Việt Nam nếu xét mức độ ô nhiễm tức thời và ở một số sông ngòi cụ thể, tình trạng lại ở mức báo động. Hầu hết nguồn nước ngọt ở các thành phố và trung tâm công nghiệp đều bị nhiễm bẩn do nước thải sinh hoạt và công nghiệp thải trực tiếp vào các dòng chảy. Theo báo cáo hiện trạng, môi trường Việt Nam của viện Hải Dương học. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẩn tới tình trạng ô nhiễm môi trường ven biển là hiện tượng nuôi thủy sản tràn lan, không có quy hoạch, tại các tỉnh từ Quảng Ninh tới Quảng Bình trên 27 nghìn ha đã khai thác đưa vào nuôi trồng thủy sản chiếm 30 - 35 % diện tích mặt nước lợ. Trước đây người dân chỉ nuôi quản canh và ít sử dụng thức ăn và hóa chất độc hại. Gần đây phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên qui mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi bể, bãi giống bị hủy diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn do các địa phương, khai thác sử dụng không hợp lý ở các vùng đất cát ven biển dẫn đến việc thiếu nước ngọt xóa lở xa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chống nguồn lợi thủy sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển. Những khu nuôi cá lồng bè, khu đánh bắt cá tất cả đều được quy hoạch bám ra mặt biển. Theo thống kê mỗi ngày có hàng nghìn tấn rác bị đổ trực tiếp ra biển. Tại thành phố du lịch Hạ Long, tình trạng ô nhiễm mặt nước ven biển xảy ra ngày càng nghiêm trọng bởi các làng chài trên biển, chỉ tính riêng tại Vịnh Hạ Long hiện có trên hàng chục làng chài lớn nhỏ đang tọa lạc trên biển. Tại các làng chài thải toàn bộ rác sinh hoạt xuống biển chưa qua xử lý rất khó thu gom dẫn tới một số sông rạch đã xảy ra hiện tượng tắc dòng chảy vì rác. Ngoài ra diện tich nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh hiện đã lên tới 15000 ha/ năm phần lớn là nhửng nơi nuôi quản canh nên nước thải đổ trực tiếp ra biển.
Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước:
Theo các nghiên cứu về ô nhiễm môi trường nước cho thấy rằng sự ô nhiễm môi trường nước bắt đầu xuất hiện từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bùng nổ, lúc đầu trong phạm vi khu vực, sau đó đến các lục địa và bây giờ đãtrở nên vấn đề cần quan tâm hàng đầu trên toàn cầu. Nguồn nước lợ nhiễm bẩn do các nguyên nhân chính sau:
Đô thị hóa do dân số tăng, sự phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, công nghiệp gây nhiễm bẩn nước ngọt, thu gom xử lý không tốt việc cấp nước có thể bị quá tải. Hàm lượng O2 hòa tan trong nước bị giảm do các chất bẩn phân hủy gây nên hiện tượng phì dưỡng. Sự nhiễm khuẩn đặc biệt nghiêm trọng ở các nước đang phát triển vừa thiếu nguồn nước sạch vừa không có quá trình xử lý nước đầy đủ. Dân số càng tăng lên môi trường nước càng bị ô nhiễm nhất là tầng nước mặt.
Phá rừng: rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, nhưng hiện nay việc chặt phá rừng để làm nương rẫy, xây dựng đô thị làm cho đất bị lớp phủ gây sạt lở đất, nước sông ngòi bị đục, các chất dinh dưỡng bị hòa tan và năng lượng giữ nước của đất bị suy giảm.
Khai mỏ và phát triển công nghiệp ở năm 2000 các nước đang phát triển có khối lượng nước thải tăng gấp đôi. Sản xuất nông nghiệp với lượng phân bón hóa học từ dưới 1kg/ha ở châu Phi; ở Hà Lan 700kg/ha đủ làm nguồn nước cấp bị ô nhiễm nitrat và phosphate. Hiện tượng dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu ở các nước phát triển đang tăng nhanh làm cho nhiều vùng ô nhiễm nghiêm trọng. Nếu ô nhiễm tầng nước mặt mà không kịp thời khống chế thì sẽ dẫn đến hiện tượng các tầng nước bị ô nhiễm và nay là một mối đe dọa nghiêm trọng có tính toàn cầu.
Con đường phát tán các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học trong tự nhiên.
Hóa chất bảo vệ thực vật
Chuyển thành hơi
Phân tán trong lồng đất
Bốc hơi trong không khí
Tích tụ trong lồng đất
Ô nhiễm tầng nước mặt
Ô nhiễm mạch nước ngầm
Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt
 Vì thế việc tiêu thụ các loại năng lượng, cơ sở đã tăng lên nhiều lần gây ra các chất thải Ôxisulfure và nitrogen nguồn gốc các loại lắng động axit làm hủy hoại các nguồn nước. Ngoài ra các sự cố môi trường như sự cố tràn dầu, vỡ các đường ống, các bể chứa. Các sự cố công nghiệp gây ra ô nhiễm kim loại nặng, phóng xạ, các chất hữu cơ bean vững, đã gây ra ô nhiễm chất lượng nước mà hậu quả thì không thể lường trước được. Bên cạnh đó, mức độ ô nhiễm môi trường nước nó còn tùy thuộc vào các vùng sử dụng nước khác nhau mà có các hiện tượng ô nhiễm khác nhau như: vùng nông nghiệp thì ô nhiễm thuốc trừ sâu, khu công nghiệp thì ô nhiễm kim loại nặng, khu dân dân cư thì ô nhiễm chất hữu cơ và các mầm gây bệnh và vi khuẩn nguy hiểm cho con người.
Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm môi trường không khí mà nguyên nhân chính là bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường đất và nước dẫn đến ô nhiễm không khí kèm theo sự ô nhiễm môi trường không khí cũng gây nên những hậu quả đáng lo ngại và báo động cho toàn cầu về cuộc sống và đời sống con người. Sinh vật đứng trước hậu quả mà không ai có thể ngờ trước được khi không khí bị ô nhiễm nó làm tổn hại đến tầng khí quyển nhiều nơi mối lo có thể xảy ra về tầng ô zon bị thủng nhiều gây cho khí hậu trái đất ngày càng nóng lên gây ra hiện tượng băng tan ở các nước Bắc Cực là một thảm họ

File đính kèm:

  • docDE TAI NHUNG.doc