Nội dung ôn tập thi học kì II môn: Địa lý - Khối 7

Bài 39 : KINH TẾ BẮC MỸ (Tiếp theo)

Câu 1. Nêu tên các ngành công nghiệp quan trọng của cac nước ở Bắc Mĩ? Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì có chuyển biến gì?

* Các ngành công nghiệp quan trọng của cac nước ở Bắc Mỹ: sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ

* Những chuyển biến của sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì:

- Về ngành: trước đây, Hoa Kỳ rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh: sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ,.

- Về mặt lãnh thổ: từ chỗ công nghiệp tập trung ở vùng Đông Bắc thì nay đang phát triển mạnh xuống phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập thi học kì II môn: Địa lý - Khối 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NOÄI DUNG OÂN TAÄP THI HKII
MOÂN: ÑÒA LYÙ -Khoái 7
A) CHƯƠNG CHÂU MĨ:
BÀI 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ
Câu 1. Lãnh thổ châu Mĩ (phần lục địa) kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ?
" Nằm trải dài từ vòng cực Bắc cận cực Nam, trên khoảng 125 vĩ độ.
Câu 2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
- Trước thế kỉ XV có người Anh Điêng và Exkimô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it sinh sống.
- Từ thế kỉ XV đến nay châu Mĩ có đủ các chủng tộc: người Môn-gô-lô-it (bản địa), Ơ-rô-pê-ô-it (châu Âu sang), Nê-grô-it (nô lệ da đen bị cưỡng sang).
- Do lịch sử nhập cư lâu dài các chủng tộc ở châu Mĩ đã huyết giữa các chủng tộc đã tạo nên các dạng người lai.
BÀI 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ
Câu 1. Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.
* Bắc Mĩ chia làm ba khu vực địa hình:
- Phía Tây là miền núi trẻ Cooc-đi-e cao, đồ sộ, hiểm trở.
- Đồng bằng rộng lớn ở giữa, hình lòng máng, nhiều hồ lớn và sông dài. (Mi-xu-ri; Mi-xi-xi-pi.)
- Phía đông: là miền núi già A-Pa-Lat và cao nguyên.
Câu 2. Trình bày sự phân hóa của khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hóa đó:
* Khí hậu phân hóa Đa dạng:
- Theo chiều Bắc – Nam: các đới Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
- Theo chiều tây-đông: có khí hậu núi cao, hoang mạc, nửa hoang mạc và 1 dãy khí hậu ven vịnh Mê-hi-cô.
BÀI 37: DÂN CƯ BẮC MĨ
Câu 1. Dựa vào hình 37.1 và kiến thức đã học, lập bảng thống kê theo mẫu sau:
Mật độ dân số
 (Người/km2)
Vùng phân bố chủ yếu
Giải thích về sự phân bố
Dưới 1
Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa
Khí hậu rất lạnh giá là nơi thưa dân nhất Bắc Mĩ.
Từ 1 – 10
Phía Tây khu vực Cooc-đi-e
Địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, dân cư thưa thớt.
Ttừ 11- 50
Dãi đồng bằng ven biển Thái Bình Dương
Sườn đón gió phía Tây Coóc-đi-e mưa nhiều, khí hậu cận nhiệt, tập trung dân.
Từ 51 - 100
Phía đông Hoa Kì
Là khu vực CN sớm phát triển, mức độ đô thị hoá cao, khu CN lớn.
Trên 100
Ven bờ phía Nam Hồ Lớn và vùng duyên hải ĐB Hoa Kì
Công nghiệp phát triẻn sớm , mức độ đô thị hoá cao.
Câu 2. Trình bày sự thay đổi phân bố dân cư của Bắc Mĩ.
* Phía Đông Hoa Kì là khu vực tập trung đông dân nhất của Bắc Mĩ (ven bờ phía Nam Hồ Lớn) do:
- Công nghiệp sớm phát triển.
- Tốc độ đô thị hóa cao.
- Tập trung nhiều thành phố, khu công nghiệp và hải cảng lớn.
* Một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp truyền thống lâu đời phía nam Hồ Lớn đông bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới, năng động hơn ở phía nam ven Thái Bình Dương.
Bài 38: KINH TẾ BẮC MỸ
Câu 1. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kỳ và Canada phát triển đến trình độ cao ?
Diện tích đất nông nghiệp lớn.
Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ.
Câu 2. Dựa vào hình 38.2, trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
- Lúa mì trồng nhiều ở phía nam Canada và phía bắc Hoa Kì.
- Phía Nam là vùng trồng ngô xen với lúa mì, nuôi lợn, bò sữa.
- Ven vịnh Mêhicô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: bông, mía, dừa, càphê, và cây ăn quả như: chuối, cam...
Bài 39 : KINH TẾ BẮC MỸ (Tiếp theo)
Câu 1. Nêu tên các ngành công nghiệp quan trọng của cac nước ở Bắc Mĩ? Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì có chuyển biến gì?
* Các ngành công nghiệp quan trọng của cac nước ở Bắc Mỹ: sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất máy bay phản lực, tên lửa vũ trụ 
* Những chuyển biến của sản xuất nông nghiệp ở Hoa Kì:
- Về ngành: trước đây, Hoa Kỳ rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh: sản xuất máy tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ,...
- Về mặt lãnh thổ: từ chỗ công nghiệp tập trung ở vùng Đông Bắc thì nay đang phát triển mạnh xuống phía Nam và duyên hải Thái Bình Dương.
Câu 2. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa như thế nào với các nước Bắc Mĩ?
- Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.
- Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô.
Bài 41 : THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ
Câu 1. Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mỹ.
- Tây là hệ thống núi trẻ An-đét cao đồ sộ nhất châu Mĩ...
- Ở giữa là các đồng bằng Ô-ri-nô-cô, A-ma-zôn (rộng nhất thế giới), Pam-pa, La-pla-ta.
- Phía Đông là sơn nguyên Bra-xin và Guy-a-na.
Câu 2. So sánh địa hình Nam Mỹ và địa hình Bắc Mỹ.
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Giống nhau
Cấu trúc đều 3 bộ phận phía đông, phía tây và ở giữa
Khác nhau
- Phía đông
- Phía tây
- Đồng bằng ở giữa
- Núi già A-palat.
- Hệ thống Coóc-đi-e chiếm gần ½ địa hình Bắc Mỹ.
- Cao phía Bắc, thấp dần về phía Nam.
- Các sơn nguyên.
- Hệ thống An - đét cao hơn, đồ sộ hơn nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn.
- Là chuổi đồng bằng nối liền nhau với các đồng bằng thấp trừ đồng bằng Pam - pa phía nam cao.
Bài 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MỸ (tiếp theo)
Câu 1. Quan sát hình 41.1 và hình 42.1, nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam MT. Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào đối với sự phân bố địa hình.
- Các kiểu khí hậu :
+ Khí hậu xích đạo.	+ Khí hậu cận xích đạo.	+ Khí hậu nhiệt đới: nhiệt đới khô và nhiệt đới ẩm.
+ Khí hậu núi cao.
+ Khí hậu cận nhiệt đới: cận nhiệt đới địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới hải dương.
+ Khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
- Các kiểu khí hậu có mối quan hệ với sự phân bố địa hình :
+ Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.
+ Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).
• Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.
• Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.
Câu 2. Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ.
- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, thực động vật rất phong phú. 
- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.
Câu 3. Quan sát hình 41.1 và hình 42.1, giải thích vì sao dải đất duyên hải phía tây An-đét lại có hoang mạc? 
" Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chảy rất mạnh sát ven bờ, hơi nước từ biển đi qua dòng biển lạnh ngưng tụ thành sương mù. Khi không khí vào đất liền mất hơi nước, trở nên khô, mưa rất hiếm tạo điều kiện cho hoang mạc phát triển, điển hình là hoang mạc A-ta-ca-na.
Bài 43 : DÂN CƯ - XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MỸ
Câu 1. Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ.
Vùng 1 (phía Bắc Ca-na-đa) có khí hậu hàn đới.
Vùng 2 (hệ thống Cooc-đi-e) đồ sộ, hiểm trở ở phía Tây.
Vùng 3 (đồng bằng Amazon) chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới.
Vùng 4 có hệ thống núi An-đét ở phía Nam, khí hậu khắc nghiệt.
 Điều kiện tự nhiên, địa hình không thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên chưa được khai thác hết.
Câu 2. Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?
- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.
Bài 44 : KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MỸ
Câu 1. Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ, hậu quả.
- Sự bất hợp lí :
+ Người dân chiếm số đông nhưng sở hữu ít ruộng đất.
+ Phần lớn nông dán lại không có ruộng, phải đi làm thuê.
- Hậu quả: ảnh hưởng đến phát triển sản xuất vì người dân không có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, bị phụ thuộc vào đại điền trang, năng suất lao động thấp. Trong khi xuất khẩu các nông sản nhiệt đới nhưng lại phải nhập lương thực.
Câu 2. Dựa vào hình 44.4, cho biết các loại cây trồng chủ yếu của Trung và Nam Mĩ và nêu sự phân bố.
Các loại cây trồng
Phân bố
Lúa mì
Cà phê
Dừa
Đậu tương
Bông
Cam, chanh
Mía
Chuối
Ngô
Nho
Brazil, Ac-hen-ti-na
Eo đất Trung Mĩ, Đông Brazil và Cô-lôm-bi-a
Quần đảo Ăngti
Các nước đông nam lục địa Nam Mĩ
Đông Bra-zin, Achentina
Đông nam lục địa Nam Mĩ
Quần đảo Ăngti
Eo đất Trung Mĩ
Các nước ven Đại Tây Dương
Các nước phía Nam dãy An-đét
Bài 45 : KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (tiếp theo)
Câu 1. Trình bày sự phân bố sản xuất của một số ngành công nghiệp chủ yếu ở Trung và Nam Mĩ.
- Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la phát triển công nghiệp tương đối toàn diện.
- Các nước ở khu vực An-đét và eo đất Trung Mĩ phát triển mạnh công nghiệp khai khoáng. 
- Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê, phát triển công nghiệp sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm.
Câu 2. Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng A-ma-dôn ?
 A-ma-dôn đang được coi là lá phổi xanh của thế giới, một vùng dự trữ sinh học quý giá, nếu không đặt vấn đề bảo vệ mà khai thác thiếu khoa học sẽ làm môi trường A-ma-dôn bị huỷ hoại, điều này không những ảnh hưởng tới khí hậu khu vực mà ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu.
B) CHƯƠNG CHÂU NAM CỰC:
Câu 1. Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
* Khí hậu:
- Nhiệt độ quanh năm dưới 00C «Cực lạnh» của Trái Đất.
- Nhiều gió bão nhất thế giới.
* Địa hình: là 1 cao nguyên băng khổng lồ, thể tích băng trên 35 triệu km3.
* Sinh vật: + Thực vật: không tồn tại được.
	 + Động vật: có khả năng chịu rét: chim cánh cụt, hải cẩu, cá voi
* Khoáng sản: giàu than đá, sắt, đồng, dầu mỏ, khí tự nhiên (nhất là than và sắt).
Câu 2. Tại sao châu Nam Cực là hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo vẫn có những loài động vật sinh sống ?	 Vì ở đó vẫn có nguồn cá, tôm và phù du sinh vật khá dồi dào.
C) CHƯƠNG CHÂU ĐẠI DƯƠNG:
Bài 48 : THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG
 Câu 1. Cho biết nguồn gốc hình thành các chuỗi đảo của châu Đại Dương.
Chuỗi đảo núi lửa (Mê-la-nê-di).
Chuỗi đảo san hô (Mê-crô-nê-di).
Chuỗi đảo núi lửa nhỏ và đảo san hô (Pô-li-nê-di).
Đảo lục địa Niu Di-lân.
Câu 2. Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.
Câu 3. Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a là hoang mạc ? 
Do có chí tuyến đi qua lãnh thổ nên rất ít mưa.
Do phía Tây chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
Do phía Đông có dãy Trường Sơn nằm sát biển từ Bắc Nam chắn gió từ biển thổi vào.
Bài 49 : DÂN CƯ – KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG
Câu 1. Hãy trình bày đặc điểm dân cư châu Đại Dương.
- Gồm 2 thành phần chính là: Người bản địa và Người nhập cư.
+ Người bản địa chiếm 20% dân số.
+ Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn là người gốc Âu, có thêm người nhập cư gốc Á.
- Có mật độ dân số thấp nhất thế giới.
- Tỉ lệ dân thành thị cao: 69% dân thành thị (2001).
Câu 2. Sự khác biệt về kinh tế giữa Ô-xtrây-li-a và NiuDilen với các đảo còn lại châu Đại Dương.
- Kinh tế phát triển không đồng điều giữa các nước.
+ Ô-xtrây-li-a và NiuDilen là 2 nước có nền kinh tế phát triển.
+ Các quốc gia còn lại chủ yếu là dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên để xuất khẩu.
~~~~~~~~~~* Heát *~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docNoi_dung_on_tap_Dia_Ly_7__HKII_s_Thanh_20150726_024103.doc