Nội dung ôn tập Lịch sử 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại

Câu 7: Nguyên nhân, kết cục, tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất:

*Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Do sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các cường quốc: Các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) có nền kinh tế phát triển chậm nhưng có nhiều thuộc địa còn các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật Bản) có nền kinh tế phát triển nhanh nhưng lại ít thuộc địa.

=> Bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.

+ Đầu thế kỉ XX, hai khối quân sự ra đời:

• Khối liên minh: Đức, Áo-Hung

• Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga

=> Đối đầu gay gắt, tăng cường chạy đua vũ trang

=> Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa và mối quan hệ giữa Anh và Đức

- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.

*Kết cục: CTTG thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.

*Tính chất:

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nội dung ôn tập Lịch sử 11 - Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: *Ý nghĩa của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị:
- Giúp Nhật Bản thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng suy yếu.
- Lật đổ chế độ phong kiến Mạc phủ và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
*Nói cuộc cách mạng Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản vì:
- Cuộc cải cách DTMT năm 1868 đã tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Sau cuộc cải cách, giai cấp tư bản công thương hình thành, kinh tế hàng hóa phát triển.
- Minh Trị tiến hành cải cách có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản trong tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội...
- Sau cải cách, Minh Trị đã đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng tập trung công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, nhiều công ti độc quyền được thành lập.
Như vậy, cuộc cải cách DTMT đã mở đường cho chủ nghĩa phát triển ở Nhật và đó cũng chính là lí do để Nhật thoát khỏi số phận bị các nước phương Tây xâm lược. Vì những lẽ trên nên cuộc cải cách DTMT có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản.
Câu 2: Ý nghĩa và tính chất của cao trào dân tộc 1905-1908:
*Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh.
- Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc dân chủ của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XIX.
- Lần đầu tiên Ấn Độ tham gia phong trào dân tộc.
*Tính chất:
- Cao trào này do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, thực hiện mục tiêu đấu tranh vì một nước Ấn Độ độc lập và dân chủ.
Câu 4: *Ý nghĩa của cuộc cách mạng Tân Hợi:
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
- Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
*Gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì:
Cách mạng Tân Hợi tuy thành lập được "Dân quốc" nhưng đã không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược và không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 5: Nguyên nhân và quá trình xâm lược ĐNÁ của chủ nghĩa thực dân cuối thế kỉ XIX:
*Nguyên nhân:
- ĐNÁ là khu vực có diện tích rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
- Chế độ phong kiến vẫn giữ vị trí thống trị và đều lâm vào khủng hoảng triền miên về kinh tế, chính trị, xã hội...
- Do chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Các nước tư bản Âu - Mĩ căn bản đã hoàn thành cuộc cách mạng tư sản nên bắt đầu đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, đua nhau bành trướng thế lực.
*Quá trình xâm lược:
- Từ thế kỉ XV, XVI, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan chiếm được nước này. 
- Từ giữa TK XVI, Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin. Đến năm 1898, Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.
- Thực dân Anh chiếm được Miến Điện năm 1885 và Mã Lai (nay thuộc Ma-lay-xi-a và Xin-ga-po) đầu thế kỉ XX
- Thực dân Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối thế kỉ XIX.
- Xiêm (Thái Lan) trở thành "vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp và là nước duy nhất ở ĐNÁ giữ được nền độc lập tương đối về chính trị.
Câu 7: Nguyên nhân, kết cục, tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất:
*Nguyên nhân:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các cường quốc: Các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) có nền kinh tế phát triển chậm nhưng có nhiều thuộc địa còn các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật Bản) có nền kinh tế phát triển nhanh nhưng lại ít thuộc địa.
=> Bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Đầu thế kỉ XX, hai khối quân sự ra đời:
Khối liên minh: Đức, Áo-Hung
Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga
=> Đối đầu gay gắt, tăng cường chạy đua vũ trang 
=> Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa và mối quan hệ giữa Anh và Đức 
- Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp lấy cơ hội đó để gây chiến tranh.
*Kết cục: CTTG thứ nhất (1914-1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
*Tính chất:
- Là cuộc chiến tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Là cuộc chiến tranh phi nghĩa đối với 2 phe tham chiến.
- Là cuộc chiến tranh xâm lược nhằm cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của đối phương.

File đính kèm:

  • docBai_8_On_tap_lich_su_the_gioi_can_dai.doc
Giáo án liên quan