Tài liệu Ôn tập học ở nhà môn Công nghệ Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Ngọc Thu
I. Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
- Nước và vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
- Protein được hấp thụ dưới dạng axit amin.
- Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerin và axit béo.
- Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn.
- Chất khoáng được hấp thụ dưới dạng ion kháng.
II. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi
- Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển.
- Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi (lông, sừng, móng )
Dặn dò: Các em chép chủ đề 5 vào tập Công nghệ đầy đủ.
Trả lời câu hỏi sau:
1. Thức ăn được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ như thế nào?
2. Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi?
NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC Ở NHÀ MÔN CÔNG NGHỆ 7 Năm học: 2019-2020 CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI CHỦ ĐỀ 1 Bài 30, 31: VAI TRÒ CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI VÀ GIỐNG VẬT NUÔI Vai trò của ngành chăn nuôi và giống vật nuôi. Vai trò của chăn nuôi là: Cung cấp thực phẩm (thịt, trứng, sữa) Cung cấp sức kéo Cung cấp phân bón Cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác (lông, da, sừng,) Vai trò của giống vật nuôi là: Giống vật nuôi quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. ØDặn dò: Chủ đề 1 bài 30,31 cô đã dạy trên lớp các em ghi rồi thì không cần ghi nữa.(chỉ những em chưa ghi thì chép vô tập Công nghệ) Trả lời câu hỏi sau: Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế nước ta? _____________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 2 Bài 32, 33, 34: SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI, MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC VÀ QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI – NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Sự sinh trưởng: Là sự tăng lên về khối lượng và kích thước các bộ phận trong cơ thể. VD: Lợn con tăng từ 3kg lên 5kg Sự phát dục: Là sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể. VD: Gà trống biết gáy, gà mái bắt đầu đẻ trứng Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi. Yếu tố di truyền. Điều kiện ngoại cảnh (nuôi dưỡng, chăm sóc). Chọn lọc giống vật nuôi. Khái niệm về chọn giống vật nuôi: Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi. Một số phương pháp chọn giống vật nuôi: Chọn lọc hàng loạt. Kiểm tra năng suất. Chọn phối: Khái niệm: Là chọn ghép đôi con đực và con cái cho sinh sản theo mục đích chăn nuôi gọi là chọn đôi giao phối (gọi tắt là chọn phối). Có 2 phương pháp chọn phối: + Chọn phối cùng giống: Vd: Lợn Ỉ (đực) x Lợn Ỉ (cái) ->lợn Ỉ con + Chọn phối khác giống: Vd: Gà Rốt (trống) x Gà Ri (mái)->con lai Rốt-Ri ØDặn dò: Các em chép bài vô tập Công nghệ đầy đủ, khi đi học lại GV sẽ kiểm tra tập.(chú ý không chép vô tập nháp hay 1 cuốn chép nhiều môn học) Trả lời câu hỏi sau: Em hãy cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục? Chọn phối là gì? Em hãy lấy ví dụ về chọn phối cùng giống và chọn phối khác giống? ________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 3 Bài 35, 36: NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ, LỢN QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU Vật liệu và dụng cụ cần thiết: Tranh ảnh hoặc vật nhồi, mô hình, vật nuôi thật về một số giống gà, lợn (nếu có). Quy trình thực hành: Bước 1: Nhận xét ngoại hình một số giống gà, lợn. Đối với gà: Hình dáng toàn thân: + Loại hình sản xuất trứng: thể hình dài. + Loại hình sản xuất thịt: thể hình ngắn. Hình 55: Ngoại hình gà Loại hình sản xuất trứng Loại hình sản xuất thịt Màu sắc lông da: Vd: Gà Ri: da vàng hoặc vàng trắng, lông pha tạp nhiều màu. Gà Lơ go: Lông trắng toàn thân. Gà Ri Gà Rốt Gà Lơ-go Gà Rốt-Ri Các đặc điểm nổi bật: mào, tích tai, chân Đối với lợn: + Hình dáng, đặc điểm: mõm, đầu, lưng, chân, Hình 61. Đặc điểm mặt, tai, lưng của một số giống lợn Tai lợn Lanđơrat to, rủ xuống phía trước Mặt lợn đại bạch gãy, tai to đứng thẳng lên. Lợn Móng Cái có màu lông lang trắng đen, lưng hình yên ngựa. Vd: Lợn Ỉ: toàn thân đen. Lợn Móng Cái: lông trắng đen. Lợn Móng Cái Lợn Ỉ ØDặn dò: Các em chép chủ đề 3 vào tập Công nghệ đầy đủ, kể cả ví dụ, riêng phần hình ảnh và chú thích dưới hình không vẽ và không chép mà chỉ xem. ___________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 4 Bài 37: THỨC ĂN VẬT NUÔI Nguồn gốc thức ăn vật nuôi Thức ăn vật nuôi Vật nuôi chỉ ăn được những thức ăn phù hợp với đặc điểm sinh lý tiêu hóa của chúng. Nguồn gốc thức ăn vật nuôi Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ thực vật, động vật và chất khoáng. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn vật nuôi Trong thức ăn vật nuôi có nước và chất khô. Trong chất khô của thức ăn có: protein, lipit, gluxit, vitamin và chất khoáng. Mỗi thức ăn khác nhau có thành phần và tỉ lệ các chất không giống nhau. ØDặn dò: Các em chép chủ đề 4 vào tập Công nghệ đầy đủ. Trả lời câu hỏi sau: Em hãy cho biết nguồn gốc của thức ăn vật nuôi? Thức ăn vật nuôi có những thành phần dinh dưỡng nào? ________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 5 Bài 38: VAI TRÒ CỦA THỨC ĂN ĐỐI VỚI VẬT NUÔI Thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Nước và vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Protein được hấp thụ dưới dạng axit amin. Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerin và axit béo. Gluxit được hấp thụ dưới dạng đường đơn. Chất khoáng được hấp thụ dưới dạng ion kháng. Vai trò của các chất dinh dưỡng trong thức ăn đối với vật nuôi Thức ăn cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi (lông, sừng, móng) ØDặn dò: Các em chép chủ đề 5 vào tập Công nghệ đầy đủ. Trả lời câu hỏi sau: Thức ăn được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ như thế nào? Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi? ___________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 6 Bài 39: CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn Chế biến thức ăn: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa. Dự trữ thức ăn: Để thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn Các phương pháp chế biến thức ăn Phương pháp vật lý: cắt ngắn, nghiền nhỏ, xử lý nhiệt. Phương pháp hóa học: đường hóa tinh bột, kiềm hóa rơm rạ Phương pháp sinh học: ủ men Phương pháp tạo thức ăn hỗn hợp. Một số phương pháp dự trữ thức ăn Làm khô (phơi, sấy khô) Ủ xanh (rau, cỏ xanh). ØDặn dò: Các em chép chủ đề 6 vào tập Công nghệ đầy đủ. Trả lời câu hỏi sau: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? _____________________________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 7 Bài 40: SẢN XUẤT THỨC ĂN VẬT NUÔI Phân loại thức ăn Thức ăn giàu protein: có hàm lượng protein >14%. Vd: bột cá, đậu nành Thức ăn giàu gluxit: có hàm lượng gluxit >50%. Vd: hạt ngô, khoai mì Thức ăn thô: có hàm lượng xơ >30%.Vd: Rơm lúa, cỏ Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein Nuôi và khai thác nhiều sản phẩm thủy sản nước ngọt, nước mặn. Nuôi giun đất, nhộng tằm Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu. Một số phương pháp sản xuất thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh Luân canh, xen canh, gối vụ để sản xuất nhiều lúa, ngô, khoai, sắn Tận dụng đất vườn, rừng, bờ mương để trồng nhiều cỏ, rau xanh. Tận dụng thân cây ngô, lạc, đỗ ØDặn dò: Các em chép chủ đề 7 vào tập Công nghệ đầy đủ. Trả lời câu hỏi sau: Em hãy phân biệt thức ăn giàu protein, thức ăn giàu gluxit và thức ăn thô xanh? _______________________________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 8 Bài 41: Thực hành CHẾ BIẾN THỨC ĂN HỌ ĐẬU BẰNG NHIỆT (Sau khi đi học lại các em sẽ làm thực hành ở nhà và nộp sản phẩm cho GV) Vật liệu và dụng cụ cần thiết Hạt đậu tương (đậu nành) Chảo, nồi. Bếp điện, bếp gas, bếp dầu, Một số quy trình thực hành Rang hạt đậu tương, đậu phộng. Hấp hạt đậu tương. Nấu, luộc hạt đậu tương. Thực hành Đánh giá kết quả ØDặn dò: Các em chép chủ đề 8 vào tập Công nghệ đầy đủ. ____________________________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 9 Bài 42: Thực hành CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIÀU GLUXIT BẰNG MEN (Sau khi đi học lại các em sẽ làm thực hành ở nhà và nộp sản phẩm cho GV) Vật liệu và dụng cụ cần thiết Bột bắp, bột gạo, bột mì Bánh men rượu; Nước sạch; Chậu nhựa, thau nhựa. Ni lông sạch, chày, cối sứ. Quy trình thực hành Bước 1: Cân bột và men rượu theo tỉ lệ: 100 phần bột, 4 phần men rượu. Bước 2: Giã nhỏ men rượu, bỏ bớt trấu. Bước 3: Trộn đều men rượu với bột. Bước 4: Nén nhẹ bột xuống cho đều, phủ ni lông lên mặt, đem ủ nơi kín gió trong 24 giờ. Thực hành Đánh giá kết quả ØDặn dò: Các em chép chủ đề 9 vào tập Công nghệ đầy đủ. ___________________________________________________________________ CHƯƠNG II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI CHỦ ĐỀ 10 Bài 44, 45, 46: NUÔI DƯỠNG, CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI Chuồng nuôi Tầm quan trọng của chuồng nuôi Chuồng nuôi là “nhà ở” của vật nuôi. Chuồng nuôi phù hợp sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh. Nhiệt độ thích hợp. Độ ẩm trong chuồng từ 60->75%. Độ thông thoáng tốt. Độ chiếu sáng thích hợp. Không khí ít khí độc. Vệ sinh phòng bệnh Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi Vệ sinh trong chăn nuôi là để phòng ngừa dịch bệnh xảy ra, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. Các biện pháp vệ sinh phòng bệnh trong chăn nuôi Vệ sinh môi trường sống Khí hậu trong chuồng, xây dựng chuồng nuôi hợp lí, thức ăn, nước uống sạch. Vệ sinh thân thể cho vật nuôi Vận động, tắm, chải hợp lý. Chăn nuôi vật nuôi non Đặc điểm cơ thể vật nuôi non Sự điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh Chức năng hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh Chức năng miễn dịch chưa tốt Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có sữa cho con Giữ ấm cơ thể Cho bú sữa đầu Tập cho ăn sớm Cho vật nuôi vận động tiếp xúc ánh sáng Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản Cần chú ý giai đoạn mang thai và giai đoạn nuôi con. Cho vật nuôi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, như: protein, chất khoáng và vitamin Khái niệm về bệnh Bệnh là sự rối loạn chức năng sinh lí trong cơ thể, do các yếu tố gây bệnh gây ra. Nguyên nhân sinh ra bệnh Yếu tố bên trong: di truyền Yếu tố bên ngoài: môi trường sống + Cơ học: chấn thương,.. + Lí học: nhiệt độ cao, + Hóa học: ngộ độc, + Sinh học: Ký sinh trùng (ve, chấy, rận, bọ chét), vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) Yếu tố sinh học gây ra 2 loại bệnh: truyền nhiễm và không truyền nhiễm. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi Chăm sóc chu đáo Tiêm phòng đầy đủ Cho vật nuôi ăn đầy đủ Vệ sinh môi trường sạch sẽ Báo cho cán bộ thú y khi phát hiện bệnh Cách li vật nuôi bệnh ØDặn dò: Các em chép chủ đề 10 vào tập Công nghệ đầy đủ. Trả lời câu hỏi sau: Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi? Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì? Những nguyên nhân nào gây bệnh cho vật nuôi? ____________________________________________________________________ Bài 47: VẮC XIN PHÒNG BỆNH CHO VẬT NUÔI (Học sinh đọc sách giáo khoa trang 123, 124) ____________________________________________________________________ PHẦN 4: THỦY SẢN CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT NUÔI THỦY SẢN CHỦ ĐỀ 11 Bài 49: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA NUÔI THỦY SẢN Vai trò của nuôi thủy sản Cung cấp thực phẩm cho xã hội. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Làm sạch môi trường nước. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống nuôi. Cung cấp thực phẩm tươi sạch. Ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản. ØDặn dò: Các em chép chủ đề 11 vào tập Công nghệ đầy đủ. Trả lời câu hỏi sau: Nuôi thủy sản có vai trò gì trong nền kinh tế và đời sống xã hội? Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản? ______________________________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 12 Bài 50, 51: MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN Đặc điểm của nước nuôi thủy sản Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ Khả năng điều hòa chế độ nhiệt của nước Thành phần Oxi (O2) thấp và Cacbonic (CO2) cao Tính chất của nước nuôi thủy sản Tính chất lí học: nhiệt độ, màu sắc, độ trong và sự chuyển động của nước. Tính chất hóa học: các chất khí hòa tan, các muối hòa tan và độ pH. Tính chất sinh học: thực vật thủy sinh, động vật phù du, động vật đáy. THỰC HÀNH Quy trình thực hành Đo nhiệt độ nước Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để khoảng 5 đến 10 phút Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả Đo độ trong Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng và ghi độ sâu của đĩa. Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên đến khi thấy vạch đen, trắng, ghi lại độ sâu của đĩa. Kết quả độ trong sẽ là số trung bình của hai bước đo. Đo độ pH của nước Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó. Đánh giá kết quả ØDặn dò: Các em chép chủ đề 12 vào tập Công nghệ đầy đủ, không vẽ hình mà chỉ xem hình. _____________________________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 13 Bài 52, 53: THỨC ĂN CỦA ĐỘNG VẬT THỦY SẢN Những loại thức ăn của tôm cá Gồm có 2 loại: + Thức ăn tự nhiên. Vd: tảo khuê, trùng túi trong, + Thức ăn nhân tạo (con người tạo ra) như: thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn hỗn hợp. Quan hệ về thức ăn Là sự liên quan giữa các nhóm sinh vật trong vực nước nuôi thủy sản. Sơ đồ 16: Quan hệ về thức ăn của tôm, cá Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản ( tôm, cá) Bước 1: Quan sát tiêu bản thức ăn tự nhiên dưới kính hiển vi Bước 2: Quan sát các mẫu thức ăn tự nhiên và nhân tạo của tôm, cá. Bước 3: Quan sát hình ảnh các mẫu thức ăn bằng hình vẽ. ØDặn dò: Các em chép chủ đề 13 vào tập Công nghệ đầy đủ, chú ý không vẽ sơ đồ 16 mà chỉ xem. Trả lời câu hỏi sau: Trình bày đặc điểm của nước nuôi thủy sản? _____________________________________________________________________ CHỦ ĐỀ 14 Chương II: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI Bài 54: CHĂM SÓC, QUẢN LÍ VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (tôm, cá) Chăm sóc tôm, cá Thời gian cho ăn Cho tôm, cá ăn khi trời mát, nhiệt độ từ 20-300C, tốt nhất vào buổi sáng 7 đến 8 giờ. Mùa hè trời oi nóng cần giảm lượng thức ăn. Cho ăn Lượng ít và nhiều lần Thức ăn tinh và thô phải có máng, giàn ăn. Phân xanh (phân dầm) bó thành từng bó dìm xuống nước ao. Phân chuồng (đã hoai mục), phân vô cơ: hòa tan trong nước té đều khắp ao. Quản lí Kiểm tra ao nuôi tôm, cá Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá. Một số phương pháp phòng và trị bệnh cho tôm, cá. Phòng bệnh Mục đích: Tạo điều kiện cho tôm, cá khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển bình thường. Biện pháp: Thiết kế ao nuôi hợp lí. Trước khi thả tôm, cá phải tẩy dọn ao bằng vôi bột. Cho tôm, cá ăn đầy đủ. Thường xuyên kiểm tra muôi trường nước. Dùng thuốc phòng trước mùa tôm, cá dễ mắc bệnh. Chữa bệnh Mục đích: Dùng thuốc tiêu diệt tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho tôm, cá khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển bình thường. Một số thuốc thường dùng: + Hóa chất: Vôi, thuốc tím + Thuốc tân dược: Ampicilin, Sunfamit + Thuốc thảo mộc: Tỏi, cây duốc cá (cây thuốc cá) ØDặn dò: Các em chép chủ đề 14 vào tập Công nghệ đầy đủ, chú ý không vẽ hình mà chỉ xem Trả lời câu hỏi sau: Em hãy trình bày tóm tắt biện pháp chăm sóc tôm cá? ____________________________________________________________________ Bài 55: THU HOẠCH BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY SẢN (Các em đọc sách giáo khoa trang 149-150) ___________________HẾT____________________ Chúc các em học tốt
File đính kèm:
- noi dung on tap Cong nghe 7_12816212.docx