Tài liệu Ôn tập bài mới và bài tập môn Lịch sử Lớp 7

Câu 1. Tại sao vua Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển

A. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu

B. Vua muốn thay đổi theo lệ cũ

C. Để vua trực tiếp nắm quyền

D. Để tránh việc gây chia rẽ trong triều

Câu 2. Chính quyền thời Lê Sơ hoàn chỉnh và cực thịnh thời vua nào?

A. Lê Thái Tông

B. Lê Thánh Tông

C. Lê Thái Tổ

D. Lê Nhân Tông

Câu 3. Chính sách “ngụ binh ư nông” là

A. Coi trọng việc binh hơn việc nông

B. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh linh đều tại ngũ chiến đấu

C. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình tất cả về làm ruộng

D. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình thay phiên nhau về làm ruộng

 

docx6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Ôn tập bài mới và bài tập môn Lịch sử Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG BÀI MỚI VÀ LÀM BÀI TẬP
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ -(1428 – 1527)
I. Tình hình chính trị, quân sự, pháp luật. 
1. Tổ chức bộ máy chính quyền. 
- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
- Tổ chức chính quyền: đứng đầu triều đình là vua. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội
- Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.
- Ở địa phương, thời Lê Thái Tổ, Thái Tông cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Thánh Tông, được chia lại thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách mỗi mặt hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện và xã.
2.Tổ chức quân đội.
Quân đội được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”
- Quân đội có hai bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương; bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng, nhất là những nơi hiểm yếu.
: 3. Luật pháp.- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).
II. Tình hình kinh tế - xã hội. 
- Nông nghiệp:xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán.
+ Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất.
+ Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ruộng.
+ Đặt ra một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp ,thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy.
 → Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
- Thủ công nghiệp:
+ Các ngành, nghề thủ công truyền thống ở các làng xã: kéo tơ, dệt lụa... phát triển.
+ Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời. Thăng Long là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất.
+ Các công xưởng do nhà nước quản lý được gọi là Cục bách tác chuyên sản xuất đồ dùng cho vua, vũ khí, đúc tiền.
- Thương nghiệp:
+ Khuyến khích lập chợ mới và họp chợ.
+ Buôn bán với nước ngoài được phát triển, các sản phẩm sành sứ, vải lụa... là những mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.
Xã Hội 
- Giai cấp nông dân chiếm tuyệt đại đa số dân cư trong xã hội và sống chủ yếu ở nông thôn, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy thuê cho địa chủ, quan lại và phải nộp tô.
- Thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, họ nộp thuế cho nhà nước.
- Nô tì là tầng lớp xã hội thấp kém nhất, số lượng giảm dần. Nhà nước cấm bán mình làm nô tì hoặc bức dân tự do làm nô tì.
III.Tình hình văn hóa, giáo dục. 
1. Tình hình giáo dục và khoa cử.
Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
- Nội dung học tập, thi cử là các sách đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.- Tổ chức thi cử chặt chẽ. Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lất đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên
Văn học, khoa học, nghệ thuật
Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, 
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí...
- Y học có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu...
- Toán học có tác phẩm Đại thành toán pháp...
- Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện
BÀI TẬP
Câu 1. Tại sao vua Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển
A. Để bộ máy hành chính đỡ cồng kềnh quan liêu
B. Vua muốn thay đổi theo lệ cũ
C. Để vua trực tiếp nắm quyền
D. Để tránh việc gây chia rẽ trong triều
Câu 2. Chính quyền thời Lê Sơ hoàn chỉnh và cực thịnh thời vua nào? 
A. Lê Thái Tông
B. Lê Thánh Tông
C. Lê Thái Tổ
D. Lê Nhân Tông
Câu 3. Chính sách “ngụ binh ư nông” là
A. Coi trọng việc binh hơn việc nông
B. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh linh đều tại ngũ chiến đấu
C. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình tất cả về làm ruộng
D. Khi đất nước có ngoại xâm tất cả binh lính đều chiến đấu, khi hòa bình thay phiên nhau về làm ruộng
Câu 4. Nội dung chính của Luật Hồng Đức là
A. Khuyến khích phát triển kinh tế
B. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, vua, quan lại, địa chủ
C. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc
D. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
Câu 5. Vì sao dưới thời Lê sơ số lượng nô tì giảm dần?
A. Bỏ làng xã tha phương cầu thực.
B. Quan lại không cần nô tì nữa.
C. Bị chết nhiều.
D. Pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt bán mình làm nô lệ hoặc bức dân làm nô tì.
Câu 6. Thời Lê sơ, nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất là
A. Phố Hiến
B. Vân Đồn
C. Thăng Long
D. Vạn Kiếp 
Câu 7. Tại sao trong điều lệ lập chợ quy định “Những ngày họp chợ mới không được trùng với ngày họp chợ cũ hay trước ngày họp chợ cũ”?
A. Tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau.
B. Để mọi người có thêm cơ hội, thời gian mua bán.
C. Tránh như vậy để tạo điều kiện cho chợ mới phát triển.
D. Để bảo vệ những phiên chợ cũ.
Câu 8. Tầng lớp nào là tầng lớp phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội phong kiến coi trọng?
A. Thương nhân, thợ thủ công.
B. Nô tì, thợ thủ công.
C. Thương nhân, nô tì.
D. Nông dân, Thợ thủ công.
Câu 9. Chính sách chia ruộng đất công của nhà Lê là chính sách gì?
A. Chính sách tịnh điền.
B. Chính sách hạn điền.
C. Chính sách quân điền.
D. Chính sách lộc điền.
Câu 10. Thời Lê Sơ, tư tưởng, tôn giáo chiếm địa vị độc tôn trong xã hội là
A. Đạo giáo.B. Phật giáo.
C. Nho giáo.D. Thiên chúa giáo.
Câu 11. Thời Lê sơ, văn thơ chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như
A. Hồng Đức thi tập, Bình Ngô đại cáo
B. Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập
C. Quốc âm thi tập, Bình Ngô đại cáo
D. Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo
Câu 12.. Nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở công trình lăng tẩm, cung điện nào?
A. Lam Kinh (Thanh Hóa)
B. Lam Sơn (Thanh Hóa)
C. Núi Chí Linh (Thanh Hóa)
D. Linh Sơn (Thanh Hóa)
Câu13. Thời Lê sơ ( 1428-1527), tổ chức bao nhiêu khoa thi tiến sĩ ?
A. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
B. 62 khoa thi tiến sĩ. Chọn 20 người làm trạng nguyên
C. 12 khoa thi tiến sĩ. Chọn 9 người làm trạng nguyên
D. 26 khoa thi tiến sĩ. Chọn 989 người làm trạng nguyên
Câu 14. Nét tiêu biểu khoa cử đời Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông) là
A. cách lấy đỗ rộng rãi, chọn người công bằng, không sót người tài, không lầm người kém.
B. dùng thi cử để tuyển dụng người tài, quan lại.
C. đỗ nhiều tiến sĩ, trạng nguyên.
D. tổ chức được nhiều kỳ thi.

File đính kèm:

  • docxBai 20 Nuoc Dai Viet thoi Le so 1428 1527_12841649.docx