Những điều cần lưu ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Thầy Lê Văn Hồng nhận định, hướng dẫn chấm đề thi minh họa không chấm theo định lượng như trước đây mà chấm chi tiết hơn theo kiểu PISA.

Theo đó, phần Đọc hiểu đưa ra 3 mức: đạt 100%, đạt 50% và 0 trong mỗi câu nhỏ.

Phần Làm văn, chú ý chấm theo những vấn đề cụ thể: Cấu trúc (0,5 điểm); Vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm);

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm cho nghị luận xã hội và 2,0 điểm cho nghị luận văn học);

Sáng tạo (0,5 điểm); chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).

 

doc23 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Những điều cần lưu ý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh...và vận dụng các kiến thức đã học về tác phẩm để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới.
- Việc phân tích, cảm nhận để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới cần: Chính xác, tinh tế, sắc sảo, toàn diện và có suy nghĩ, cảm xúc...
- Nếu đề yêu cầu bình luận 2 ý kiến/2 nhận định về 1 khía cạnh, 1 phương diện ... của 1 tác phẩm văn học thì ở bước này cần:
+ Cảm nhận, làm rừ nội dung của ý kiến/nhận định thứ nhất (Ví dụ: Người lính Tây Tiến mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước)
+ Cảm nhận, làm rừ nội dung của ý kiến/nhận định thứ hai (Ví dụ: Người lính Tây Tiến mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp)
- Nếu đề yêu cầu bình luận 2 ý kiến/2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì ở bước này cần:
+ Cảm nhận, làm rừ nội dung của ý kiến/nhận định về đối tượng thứ nhất (Ví dụ: Từ và sự nhẫn nhục của nhân vật)
+ Cảm nhận, làm rừ nội dung của ý kiến/nhận định về đối tượng thứ hai (Ví dụ: Người đàn bà hàng chài và sự nhẫn nhục của nhân vật)
- Khi cảm nhận, bên cạnh việc làm rõ các khía cạnh nội dung của ý kiến/nhận định cần bàn luận, cũng nên chú ý đến các dấu hiệu hình thức nghệ thuật như:
+ Hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ, thể thơ, cấu trúc câu thơ, giọng điệu...nếu là ý kiến/nhận định về thơ
+ Vai trò, vị trí; điểm nhìn, nội tâm, ngoại hình của nhân vật; hoàn cảnh, tình huống, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu... nếu là ý kiến/nhận định về văn xuôi
3b. Bình luận về ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu (1 - 1,5 điểm):
- Trường hợp 1 trong 2 ý kiến sai thì ý bác bỏ ý kiến sai (Ví dụ: Vội vàng là tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực), khẳng định ý kiến đúng (Ví dụ: Vội vàng là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực)
- Trường hợp cả 2 ý kiến đều đúng thỡ khẳng định tính đúng đắn của cả 2 ý kiến theo cách sau:
+ Nếu bình luận 2 nhận định về 1 khía cạnh... của 1 tác phẩm thì hướng bình luận như sau: Khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau; giúp nhìn nhận toàn diện và thống nhất về đối tượng; giúp nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng; thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuật của nhà văn
+ Nếu đề yêu cầu bình luận 2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì hướng bình luận như sau: Giúp người đọc nhận ra nét độc đáo củ̉a mỗi hình tượng; cảm nhận được điểm gặp gỡ, nét khác biệt trong cách nhìn nhận, mô tả đời sống, trong tư tưởng của mỗi tác giả.
Khi bình luận cần lưu ý:
- Bám thật sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận.
- Lời bình luận phải hợp lí, hợp tình; thái độ khiêm nhường, mềm mỏng nhưng kiên quyết, giàu sức thuyết phục...
C. KẾT BÀI:
- Đánh giá khái quát, ngắn gọn về mức độ ĐÚNG ĐẮN - SÂU SẮC - TOÀN DIỆN của ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận.
- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.
LƯU Ý CÁCH HỌC ÔN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA
GD&TĐ - Những phân tích về đề thi minh họa môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia của thầy Lê Văn Hồng, tổ trưởng tổ Ngữ Văn Trường THPT Tháp Mười (Đồng Tháp), có thể giúp thí sinh định hướng ôn tập tốt hơn trước kỳ thi quốc gia vào tháng 7 tới.
Một chút thay đổi trong chia điểm số
Theo thầy Lê Văn Hồng, cấu trúc đề minh họa môn Ngữ văn có một chút thay đổi so với đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ những năm trước đây.
Cụ thể, phần 1: Đọc hiểu (3 điểm), tăng 1 điểm, gồm 2 văn bản (văn bản nhật dụng và văn bản văn học). Tuy văn bản nhật dụng thường yêu cầu tìm thông tin có ngay trong văn bản và vận dụng vào thực tế bản thân, nhưng văn bản khá dài, nên học sinh cần bình tĩnh khi đọc đề.
Với văn bản văn học, chỉ hỏi đơn giản về chủ đề, phong cách, phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, giá trị tư tưởng ..., nhưng lại là một văn bản lạ nên học sinh phải hết sức lưu ý.
Việc Bộ GD&ĐT giới thiệu đề minh hoạ là rất tốt cho phụ huynh, học sinh và cả giáo viên bộ môn, giúp người sắp đi thi và cả người dạy học xác định được cấu trúc đề, từ đó định hướng được mục tiêu ôn tập. 
Hơn nữa, đề minh họa còn giúp cho cả thầy và trò có một tâm lý thoải mái trong suốt quá trình ôn tập trước mắt.
Thầy Lê Văn Hồng
Phần 2: Làm văn (7 điểm) gồm 2 câu. Câu Nghị luận xã hội đã quá quen thuộc, thường là chỉ hỏi các vấn đề xã hội cập nhật. Tuy nhiên, trong đề thi minh họa, vấn đề được đưa ra là một vấn đề tổng hợp (ý kiến về nghề nghiệp) chứ không cụ thể là nghị luận về tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống
Câu Nghị luận văn học: 4 điểm giảm 1 điểm so với mọi năm. Đề mới nhìn qua thấy có vẻ khó vì có thể hỏi 2 tác phẩm, 2 đoạn thơ, 2 đoạn văn, 2 nhân vật khác nhau, 2 nhận định... Nhưng đối với câu nghị luận văn học nâng cao này, học sinh cũng đã thấy xuất hiện trong đề thi ĐH các năm trước. Nếu được các thầy/cô luyện kỹ cách làm bài so sánh, học sinh không khó để đạt điểm trung bình, nhưng cũng sẽ rất khó để đạt được mức 3 điểm trở lên.
Về nội dung kiến thức, theo thầy Lê Văn Hồng, đề thi theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi cũng đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014.
Hướng dẫn chấm chi tiết hơn theo kiểu PISA
Thầy Lê Văn Hồng nhận định, hướng dẫn chấm đề thi minh họa không chấm theo định lượng như trước đây mà chấm chi tiết hơn theo kiểu PISA.
Theo đó, phần Đọc hiểu đưa ra 3 mức: đạt 100%, đạt 50% và 0 trong mỗi câu nhỏ.
Phần Làm văn, chú ý chấm theo những vấn đề cụ thể: Cấu trúc (0,5 điểm); Vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm);
Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động (1,0 điểm cho nghị luận xã hội và 2,0 điểm cho nghị luận văn học);
Sáng tạo (0,5 điểm); chính tả, dùng từ, đặt câu (0,5 điểm).
Định hướng ôn tập và cách học ôn
Từ phân tích đề thi minh họa kỳ thi TPHT quốc gia môn Ngữ văn, thầy Lê Văn Hồng lưu ý:
Với câu 1: Học sinh cần lưu ý, ngữ liệu trong câu hỏi đọc - hiểu có thể được lấy ngoài nhưng gần gũi với học sinh hoặc trong hai tác phẩm và có thể là thơ, truyện ngắn, kịch, kí đồng thời cũng chú trọng ngữ liệu SGK Văn 11 (phần quan trọng), Văn 12 phần đọc thêm, phần sách nâng cao
Ngoài cách trả lời các vấn đề như nêu nội dung văn bản, muốn đạt điểm cao cần phải nắm các công cụ để soi chiếu văn bản, đó là: Các biện pháp tu từ, các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, các phong cách ngôn ngữ,
Chú ý thêm phần phương tiện liên kết, xác định câu chủ đề của đoạn trích đọc, hiểu. Phần nâng cao trong Đọc hiểu là viết đoạn văn 5 - 7 dòng nêu suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong văn bản
Khi làm bài, thí sinh có thể chọn câu nào dễ làm trước nhưng phải theo nhóm của phần đọc hiểu văn xuôi hoặc phần đọc hiểu của thơ. Phải lưu ý đề thi ghi ký hiệu nào thì bài làm phải ghi giống ký hiệu của đề.
Câu 2: Mặc dù giữ nguyên tỉ trọng điểm, nhưng sự thay đổi này giúp phân loại thí sinh với yêu cầu cao hơn trong vấn đề nghị luận, đòi hỏi học sinh cần tổng hợp, tư duy và bày tỏ quan điểm cá nhân rõ nét.
Cần chú ý cả 3 dạng bài đã học: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học. Cần chú ý, dù đề ra ở phương diện tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống đều luôn hướng chúng ta đến lối sống tốt, sống hữu ích.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong đề thi minh họa, vấn đề được đưa ra là một vấn đề tổng hợp chứ không cụ thể là nghị luận về tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng đời sống
Học sinh trước khi bàn luận vấn đề xã hội phải phân tích được ý nghĩa câu chuyện (như kiểu Nghị luận về đoạn thơ, đoạn trích văn xuôi), sau đó trọng tâm đi vào bàn luận, phân tích, chứng minh vấn đề xã hội; đồng thời rút ra bài học nhận thức và hành động.
Phần dẫn chứng có thể lấy từ thực tế cuộc sống, trong lịch sử hoặc trong tác phẩm văn học, tránh đưa ra những dữ liệu chung chung, thiếu sức thuyết phục.
Câu 3: Đề thi minh họa giới hạn trong 2 tác phẩm thơ, nhưng để thi THPT quốc gia hoàn toàn có thể ra với thể loại khác với những yêu cầu khác.
Học sinh phải phải nắm vững kỹ năng lập dàn ý, tìm những luận điểm chính, phụ để đi vào trọng tâm, tránh viết lan man không định hướng. Đồng thời, cần tập trung nắm vững các công cụ tiếng Việt đã nói ở trên.
Các học sinh đang học lớp 12 phải nhanh chóng luyện tập kiểu đề này từ thơ đến văn xuôi, vì đề thi có thể ra hai đoạn văn xuôi ở hai tác phẩm khác nhau trong phần nghị luận văn học. Sau khi phân tích nội dung và nghệ thuật, cần chú ý bước so sánh nét tương đồng và dị biệt (có lí giải nguyên nhân) và bước đánh giá ý nghĩa vấn đề cần nghị luận
Ở dạng Nghị luận về 2 ý kiến (cùng 1 bài thơ, 1 truyện ngắn; 1 nhân vật hoặc 2 nhân vật), học sinh phải có phần quan trọng nhất của thân bài là bước giải thích ý kiến (từng ý kiến, ý cả 2 ý kiến); bước phân tích nội dung và nghệ thuật để sáng tỏ ý kiến; bước bình luận ý kiến; bước đánh giá ý nghĩa vấn đề cần nghị luận.
So với năm trước, về độ khó, đề thi năm nay kết hợp hai nhiệm vụ xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học, cao đẳng nên thật khó so sánh.
Tuy vậy, đề thi đạt được điều quan trọng là phân hoá sẽ rất cao trong xét tuyển đại học để chọn những thí sinh thật sự có năng lực. Bởi vì không dễ để thí sinh trung bình bao quát hết các công cụ tiếng Việt để xử lý cả phần thơ và văn xuôi ở câu đọc, hiểu.
Đồng thời ở câu nghị luận văn học không có tự chọn nên phải bao quát hết các thể loại từ truyện, ký, tuỳ bút, kịch, thơ và cả văn bản nghị luận trong sách giáo khoa.
Nhìn chung đây là đề thi minh hoạ khá hay và phân hoá cao nên khả năng tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm nay sẽ thấp hơn năm trước. Đối với yêu cầu xét tuyển đại học, đề thi như thế này không phải là thách thức với học sinh đã chủ động học tập.
1. Kĩ năng làm bài nghị luận về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm
1.1. Tìm hiểu chung
a. Đối tượng
- Là một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong TPVH
-Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học.
b. Mục đích chính của dạng đề nghị luận
- Dạng đề này liên quan và xuất phát từ tác phẩm văn học, nhưng tác phẩm văn học chỉ là "cái cớ" khởi đầu.
- Mục đích chính là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội , đạo lí, tư tưởng, nhân sinh, hiện tượng đời sống....
+ Nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong TP văn học đó mà bàn luận, kiến giải.
+ Trong trường hợp này, tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy. Tác phẩm nào cũng có một ý nghĩa xã hội nhất định. Điều quan trọng là vấn đề xã hội đó có mang tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, có phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường hay không.
c. Đặc điểm
Bài viết cho dạng đề này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
- Phần 1: Phân tíchvăn bản(hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề.
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề xã hội rút ra từ một tác phẩm, thì người làm chỉ cần phân tích qua vấn đề đó đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề văn chưa cho sẵn vấn đề xã hội, thì người viết cần đọc - hiểu, phân tích văn bản để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
- Phần 2 (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm, nêu suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy.
d. Tác dụng
- Giải quyết về văn loại này, học sinh có cơ hội được bộc lộ năng lực đọc- hiểu tác phẩm, những hiểu biết, những kiến thức về xã hội.
1.2. Hướng dẫn cách làm bài
Tìm hiểu đề
- Dạng đề.
- Yêu cầu nội dung (đối tượng): Xác định vấn đề cần nghị luận.
- Yêu cầu thao tác lập luận.
- Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề
- Nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:
* Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội, phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa vấn đề (câu chuyện)
- Nhấn mạnh, khẳng định ý nghĩa nội dung từ văn bản văn học đó.
- Từ đó, khái quát chính xác vấn đề xã hội cần nghị luận
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận (tùy thuộc vào vấn đề nghị luận là một tư tưởng, đạo lí hay một hiện tượng đời sống HS áp dụng phương pháp làm bài cụ thể).
- Giải thích vấn đề (nếu cần thiết)
- Phân tích - chứng minh:
+ Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí :Làm rõcác biểu hiện của tư tưởng, đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống...; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?....
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó....
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá:
. Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người?(tư tưởng, đạo lí)
. Hiện tượng ấy có ảnh hưởngnhư thế nào đối với cuộc sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, tính hai mặt của vấn đề nghị luận...)
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý nghĩa?
- Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
c. Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
2. Hướng dẫn luyện tập làm bài nghị luận xã hội đặt ra trong tác phẩm
Đề số 1:
Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/chị hãy phát biểu suy nghĩ về nạn bạo hành gia đình.
Gợi ý:
* Yêu cầu về kĩ năng
- Biết làm văn nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học.
- Bài viết có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi các loại, chữ viết rõ nét, sạch đẹp.
* Yêu cầu về kiến thức
Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của bản thân để làm rõ vấn đề.
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ vấn đề người chồng đánh vợ trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu bàn luận về nạn bạo hành gia đình.
- Yêu cầu thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận
- Phạm bi tư liệu: Thực tế xã hội
Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Khái quát thực trạng nạn bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.
- Dẫn dắt vào tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
b. Thân bài:
* Bước 1: Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội
- Nêu hoàn cảnh xuất hiện vấn đề có ý nghĩa xã hội: Sau khi chụp được bức ảnh "đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh" phóng viên Phùng lại chứng kiến cảnh người đàn ông hàng chài đánh vợ một cách dã man, độc ác. Từ hành động vũ phu đó của người đàn ông hàng chài, Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta suy nghĩ nhiều về hiện tượng bạo hành gia đình.
- Tóm tắt cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa:
+ Người đàn bà sau một đêm kéo lưới mệt mỏi, quần áo ướt sũng, hai con mắt như đang buồn ngủ thì lại bị người chồng lôi lên bờ đánh tới tấp, lăng nhục đau khổ
+ Trước hành động vũ phu của chồng người đàn bà vẫn cam chịu, không van xin, luôn sống trong cảnh "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" từ người chồng thô bạo, vũ phu.
+ Nhìn thấy mẹ bị đánh, thằng Phác - đứa con trai đã lao thẳng vào đánh bố. Hành động thô bạo của hai cha con, người mẹ vô cùng thất vọng. Đó chính là hành động bạo lực.
* Bước 2: Thực hiện các thao tác nghị luận
- Giải thích vấn đề bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình là hiện tượng hành động trấn áp người khác bằng lời nói, hành động, là sự khống chế, đàn áp về cả tinh thần và thể xác để xúc phạm tinh thần nhau của những thành viên trong gia đình.
- Phân tích, chứng minh
+ Thực trạng của hiện tượng bạo hành gia đình: Là vấn đề xã hội bức thiết của một quốc gia nhất là ở những nước kém phát triển và đang phát triển tình trạng này diễn ra thường xuyên.
. Theo số liệu điều tra dân số tỉ lệ bạo hành xảy ra ở cả thành thị lẫn nông thông, trong đó bạo hành gia đình xảy ra ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn và miền núi.
. Bạo hành xảy ra dưới nhiều hình thức: vợ chồng đánh đập nhau, cháu, con chửi rủa ông bà, dùng những lời lẽ không tốt đẹp để nói về nhau...
+ Hậu quả của bạo hành gia đình: Bạo hành gia đình xảy ra để lại hậu quả đáng thương, con mất mẹ, cháu mất ông bà, cha mẹ con cái từ nhau... gây ra biết bao tệ nạn xã hội.
+ Nguyên nhân:
. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh hàng chài vì phải lo toan, bươn chải gánh nặng gia đình, vì đói vì nghèo mà đánh đập vợ con để giải tỏa tâm hồn.
. Thực tế xã hội phức tạp hơn: Đó là do cái nghèo, cái khổ của cuộc sống xô bồ của xã hội, do ý thức, đạo đức biến chất tha hóa của một bộ phận người trong xã hội.
+ Giải pháp:
. Để giải quyết vấn đề bạo lực gia đình cần có sự kết hợp của các cơ quan đoàn thể, các tổ chức trong xã hội...Đảng và nhà nước cần có biện pháp tích cực như tuyền truyên vận động mọi người giáo dục mỗi công dân về hạnh phúc gia đình.
. Phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ có hành vi bạo lực gia đình.
. Đưa ra những chính sách bảo vệ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Cần thẳng thắn lên án hành động bạo lực gia đình như nhân vật Phùng, Đẩu trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.
- Hãy sống chan hòa, đầm ấm để không có bạo hành gia đình.
c. Kết bài:
Đánh giá ý nghĩa của vấn đề xã hội trong tác phẩm.
Đề số 2:
Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003, Cô- phi An- nan viết:“Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
(Ngữ văn 12 tập I - NXB Giáo dục 2008 - trang 83)
Anh chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Gợi ý:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm được kỹ năng phân tích đề, lập dàn ý. Biết cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.
- Nhận diện được vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.
* Yêu cầu về kiến thức:
Huy động kiến thức từ thực tế đời sống xã hội cùng với những trải nghiệm của bản thân để làm rõ vấn đề.
Tìm hiểu đề
- Yêu cầu nội dung: Từ lời phát biểu của Cô-phi An- nan, bàn luận về đại dịch HIV/AIDS và hành động của chúng ta trước đại dịch này.
- Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Phạm vi tư liệu: Kiến thức đã học và thực tế xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
- Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối, trong đó đại dịch HIV/AIDS là một thảm họa kinh hoàng.
- Mặc dù bận trăm công ngàn việc của một tổng thư ký Liên hiệp quốc, ngài Cô-phi-an-nan vẫn giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phòng chống HIV/AIDS.
- Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12/2003, Cô-phi-an-nan nhấn mạnh:“Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
b. Thân bài:
Giải thích:
- Giải thích khái niệm AIDS: AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh, nghĩa là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (còn gọi là bệnh liệt kháng hoặc SIDA).
- Chúng ta và họ:
+ Chúng ta: chỉ những người khỏe mạnh, may mắn không mắc hoặc chưa bị căn bệnh AIDS.
+ Họ: chỉ những người đang bị căn bệnh AIDS.
-> AIDS là đại dịch vô cùng nguy hiểm, là thảm họa của loài người. Nếu không tích cực phòng chống, AIDS sẽ gõ của từng nhà và đưa loài

File đính kèm:

  • docTuan_18_On_tap_phan_Van_hoc_20150725_041248.doc