Ngữ văn lớp 8 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Học sinh)

 Bài 3

VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ THƠ QUẢNG TRỊ THẾ KỶ XX

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

-Nắm được một số nét cơ bản về các chặng đường phát triển của thơ Quảng Trị thế kỷ XX và những hiểu biết bước đầu về một số nhà thơ Quảng Trị tiêu biểu

-Biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc đọc hiểu một tác phẩm thơ

Từ đầu thế kỷ XX, do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, văn học Việt Nam đã bước vào một chặng đường mới: Văn học hiện đại. Trong suốt chiều dài gần một thế kỷ, mảnh đất Quảng Trị tự hào vì đã sinh ra nhiều nhà thơ vang danh, góp phần vào thành tựu chung của thơ ca Việt Nam thế kỷ XX qua từng chặng đường phát triển.

 

doc17 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 2830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn lớp 8 - Chương trình Địa phương tỉnh Quảng Trị (Tài liệu Học sinh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bị một cách công phu, chu đáo. Ngay từ chiều, dân bản trong những bộ quần áo đẹp nhất đã cùng nhau nhảy múa dọc theo bờ suối. Một số đàn ông có uy tín trong bản được giao nhiệm vụ giết gà, nấu cơm, luộc trứngchuẩn bị cho mâm lễ cúng. Khi mặt trời lặn, mọi người kéo nhau tập trung về địa điểm chính, nơi tổ chức lễ. 
 Chủ lễ cúng là già làng. Sau khi già làng tuyên bố lí do “Hôm nay dân bản tổ chức lễ cúng để cầu nguyện cho đất trời, ông bà tổ tiên phù hộ lên nương làm rẫy, mong lúa mới thơm đầy làng, mong cây ngô, cây sắn nhiều hạt, nhiều củ” thầy mo sẽ thay mặt dân bản mời ông trời xuống dự lễ, ăn uống và nhận lời cầu nguyện của thầy mo cùng các già làng. Đó là lời cầu mong cho mùa màng tươi tốt, bội thu, cầu mong cho cuộc sống dân bản luôn được bình yên, tránh được ốm đau dịch bệnh, thiên tai, mọi người luôn thương yêu, đoàn kết và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. 
 Trong khi thầy mo và các già làng tiến hành lễ cúng thì dưới cây nêu, nơi buộc vật hiến tế (trâu, dê), đông đảo dân bản già trẻ, gái trai sẽ cùng nhau nhảy múa, thưởng thức rượu cần. Và cứ thế cuộc vui sẽ diễn ra đến sáng hôm sau...
Lễ hội Kărtăng kruông của người Pa Kô
 	Kărtăng kruông là một phong tục độc đáo của người Pa Kô – được hiểu là “Lễ hoàn ân” nhằm cảm tạ trời đất và các vị thần linh đã che chở cho cuộc sống của dân làng, đồng thời bày tỏ mong ước mùa vụ bội thu, cuộc sống yên bình. 
Lễ hội Ariêuping
 Ariêuping là một trong những lễ hội truyền thống độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Pakô trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Lễ hội Arieuping là lễ hội cúng nhà mồ, kèm với nghi thức của phong tục, tập quán là cất bốc, quy tập phần mộ của người đã khuất về với ngôi nhà chung như khi họ đang còn sống. Ý nghĩa của lễ hội này  minh chứng cho sự đoàn kết, gắn bó vĩnh hằng của dòng họ trong cộng đồng dân tộc Pakô lúc còn sống cũng như lúc về với cõi vĩnh hằng. Lễ hội biểu hiện sự tôn kính, hiếu nghĩa của người sống đối với người đã khuất. Theo quan niệm của người Pakô, khi lễ hội Arieuping được tổ chức, lúc này mới kết thúc vòng đời của một con người.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Hãy cho biết ở Quảng Trị hiện nay có những dân tộc ít người nào đang sinh sống? 
 Hãy kể tên những lễ hội văn hóa của người dân tộc Pa kô, Vân Kiều mà em được biết.
Các lễ hội văn hóa của người dân tộc ít người ở Quảng Trị được tổ chức vào nhiều thời điểm khác nhau với những mục đích khác nhau nhưng vẫn cùng chung một ý nghĩa. Hãy chỉ ra ý nghĩa chung ấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3. lehoi.cinet.vn
Bài 2
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Hiểu được quy trình tổ chức một số lễ hội của bà con dân tộc thiểu số ở Quảng Trị
- Thấy được sự phong phú, đa dạng trong hình thức tổ chức và ý nghĩa các lễ hội.
- Rèn luyện kỹ năng tạo lập một văn bản thuyết minh
GIỚI THIỆU MỘT SỐ VĂN BẢN THUYẾT MINH VỀ VĂN HÓA LỄ HỘI CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở QUẢNG TRỊ
VĂN BẢN 1 LỄ HỘI KĂRTĂNG KRUÔNG
 Kărtăng kruông là một phong tục độc đáo của người Pa Kô – được hiểu là “Lễ hoàn ân” nhằm cảm tạ trời đất và các vị thần linh đã che chở cho cuộc sống của dân làng, đồng thời bày tỏ mong ước mùa vụ bội thu, cuộc sống yên bình. Không giống như lễ hội Ariêu Ping, lễ Kărtăng kruông diễn ra khép kín trong một làng và hàng chục năm mới được tổ chức một lần.
Lễ “Kéo rơm” - giải uế là nghi thức đầu tiên, bắt đầu cho một chuỗi các nghi thức kéo dài trong 3 ngày lễ hội. Mang ý nghĩa tẩy sạch mọi tội lỗi, xui xẻo ra khỏi bản làng, lễ giải uế dù đơn giản nhưng lại là một phần không thể thiếu và được dành riêng một ngày để thực hiện. 
Để chuẩn bị cho lễ giải uế, người dân chuẩn bị các lễ vật bao gồm dê, lợn, gà, rượu, tấm zeng, bát xôi, bát nước lã đặt trong ống tre, một họ cây axec, cây kiếm, một củ kiệu nguyên lá, tất cả đều được bỏ vào A Điên (mâm lễ); nhánh cây, một ống tre tiết lợn, một ống tre nước lã đặt vào ngay cạnh cây tartoong nằm ở sân chính của làng. Khi con dê được cột vào tartoong, ông chủ cúng – người phụ trách những việc cúng tế trong làng tập hợp toàn bộ hội đồng già làng ra khu vực làm lễ để bàn bạc công việc, làm thịt lợn tế lên thần linh. Rồi tất cả các trưởng họ trong hội đồng già làng quay về nhà mình, đứng ngay bàn thờ tổ tiên trình bày những sự việc sắp diễn ra. Hoàn thành xong việc khấn vái, mỗi một trưởng họ cầm một nhánh cây axec quét tước khắp nhà từ trong ra ngoài một cách cẩn thận và kĩ lưỡng, sau đó quay trở lại mang nhánh cây axec tới đặt tại tartoong, bắt đầu tiến hành cúng lợn. 
 Sau khi ông chủ lễ hô và đọc văn cúng đầu tiên rồi tất cả hội đồng già làng đồng thanh cúng theo chung một ý niệm là tẩy uế cả làng, các thanh niên nam nữ trong làng phạm vào tội quan hệ bất chính được gọi ra khu vực làm lễ. Một trong số những người nam cầm nhánh cây, gọi là cây chổi thần đi trước, hai người mỗi người cầm một ống tre đựng tiết và nước lã, vừa đi theo vừa tưới vào cây chổi thần, chủ lễ đọc văn cúng đi theo sau cùng. Cứ như vậy cây chổi thần được kéo từ giữa sân ra ngoài ngõ rồi được mang vứt đi, đến thời điểm này, tất cả con người lẫn vạn vật xung quanh làng xem như đã gột sạch mọi tội lỗi, xui xẻo. 
 Hoàn thành nghi thức “Kéo rơm”, hội đồng già làng đem dê ra làm thịt coi như đền ơn thần linh, tổ tiên và ma quỷ đã tha tội và đồng ý đem cái xui xẻo ra khỏi làng. Sau đó thịt dê được chia cho các họ để ăn uống, nghỉ ngơi trước khi bước sang ngày thứ 2 của lễ hội. 
 Sáng sớm ngày thứ hai, cũng là ngày bận rộn nhất của lễ hội, toàn bộ các gia đình trong làng vội vã vào một khu vực rừng đã được quy ước từ trước gọi là Tràm mương để làm công tác chuẩn bị. Theo tín ngưỡng của người Pa Kô, Tràm mương là nơi các thần thổ địa, thổ cư tập trung để điều hành công việc, do đó đây cũng có thể coi là đất thần, cấm địa đối với dân làng A Liêng mà chỉ khi đến lễ Kărtăng kruông người ta mới được đặt chân đến. Khi đến Tràm mương, những người đàn ông tản ra các phía phát quang và tìm cành cây, lá cọ để dựng một cái trại cho gia đình mình ở trú lại suốt thời gian diễn ra lễ hội, trong khi đó những người phụ nữ thì chuẩn bị bếp núc và mang nước từ sông Đakrông lên để sinh hoạt. Nghi thức này thể hiện cho việc tái lập một cuộc sống mới vào thời xa xưa, đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các gia đình, dòng họ. Chính giữa Tràm mương là một bãi đất trống, nơi sẽ diễn ra các nghi thức cúng tế và đâm trâu. 
 Sau khi các trại đã được hoàn thành, hội đồng già làng chọn ra những thanh niên khỏe mạnh và khéo tay nhất dựng một giàn thờ để đặt các lễ vật. Các gia đình trong làng thì chuẩn bị lễ vật để cúng thần, mỗi gia đình một con gà trống và một cặp bánh Peng (bánh gạo). Khi tartoong với phần đuôi hướng về phía mặt trời mọc được thanh niên trong bản dựng lên cũng là lúc dân làng tụ tập quanh miếu thờ, lễ cúng tế bắt đầu diễn ra. 
 Ông chủ lễ là người đầu tiên đến miếu thờ thực hiện “Lễ trình báo”, báo cáo với thần núi Pa Liing - thần núi lớn nhất toàn vùng - sự việc sẽ diễn ra trong lễ hội, sau đó con trâu mới được đưa vào miếu cột vào tartoong để cung tiến. Liền đó, ông chủ “Lễ đón thần núi” với đồ lễ vật gồm một con gà, bát nước, bát xôi, chai rượu, một nồi đồng nước gội, một cái lược, một cây kiếm, tấm zeng bắt đầu thực hiện nghi thức. Thời điểm đó, tất cả mọi người cùng với dàn cồng chiêng đứng hai bên đường nổi cồng chiêng hò reo đón vị thần núi Pa Liing về chứng kiến lễ hội.  
 Sau thần núi Pa Liing, một vị thần khác cũng được mời đến là thần Tăng Kin. Khi hoàn thành thủ tục mời hai vị thần về, dân làng sẽ nhảy múa, ca hát quanh con trâu tế thần từ chiều cho tới tận rạng sáng ngày thứ 3 để mời gọi những vị thần khác cùng về làng A Liêng nhận lễ vật tạ ơn. Cứ như vậy suốt đêm, trong ánh lửa bập bùng và tiếng chiêng trống rộn ràng, những thanh niên nam nữ, người già và trẻ nhỏ cùng nắm tay nhau nhảy múa, tất cả đều quên đi hết những lo toan của cuộc sống bên ngoài để hòa mình vào lễ hội, nơi đang tái hiện lại một cách chân thực nhất cuộc sống thuở sơ khai của người dân làng A Liêng. 
 Sau một đêm nhảy múa hát ca, sáng ngày thứ ba, cũng là buổi cuối và là tâm điểm của lễ hội diễn ra với lễ đâm trâu truyền thống của người Pa Kô để đưa vật hiến tế đến các vị thần. Trước khi diễn ra nghi lễ đâm trâu sẽ là “Lễ đắp mặt” và “Cúng trù” để tiễn đưa vật tế về trời. Sau lễ đâm trâu, các gia đình sẽ cùng nhau vui chơi ăn uống và tổ chức lễ ước hẹn- với ý nghĩa hẹn vào một ngày nào đó dân làng sẽ tổ chức “Lễ hoàn ân” để đền ơn các vị thần và vào Tràm mương một lần nữa. Trong lễ ước hẹn, vị chủ lễ không quên nhắn nhủ với toàn thể dân làng: Người Pa Kô làm ăn, sinh sống đều nhờ vào núi rừng, thần linh nuôi dưỡng. Ngày hôm nay dân làng A Liêng có mặt tại đây có lễ vật xin dâng lên thần linh để tỏ lòng thành, hẹn một thời gian nữa dân làng sẽ quay lại để đền ơn các vị, xin các vị tiếp tục bảo trợ cho dân làng A Liêng sức khỏe, mùa màng tươi tốt, không gặp tai nạn, thiên tai  
 (Theo: MinhHiển–Nguồn: ttp://www.baoquangtri.vn/) 
 VĂN BẢN 2 RỘN RÀNG LỄ HỘI ARIÊU PING
 	 Dịch sát nghĩa Ariêu có nghĩa là rượu, Ping có nghĩa là lăng mộ, nên đây là một lễ hội mang đầy màu sắc tâm linh của một tộc người vùng sơn cước. Cũng có thể hiều một cách nôm na hơn, Ariêu ping là lễ bốc mả và phong thần, một trong những lễ lớn nhất và quan trọng nhất của đồng bào Pa Cô.
Ariêu Ping mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, ngưỡng vọng của người sống đối với những người đã khuất, gọi mời linh hồn của những người này trở lại bản làng để thưởng thức những lễ vật hiến tế rồi đưa các linh hồn này trở lại nhà mồ sau 3 ngày. Ngoài ra Ariêu Ping còn là lúc chức sắc già làng đưa ra phân xử các việc trong ngoài bản trước sự chứng kiến của các bậc tiền nhân, các vị thần núi rừng 
 Lễ chính của Ariêu Ping bắt đầu khi các Rờ Gióc (dịch nghĩa là những vị khách không mời) trong những bộ quần áo sặc sỡ, chơi các loại nhạc cụ truyền thống của người Pa Cô, nhảy múa từ đầu bản hướng về phía trung tâm.
 Điệu nhạc vui nhộn dẫn dụ họ đến trước những cây nêu lớn, chính giữa là những con trâu, dê được buộc vào cây nêu để tế thần, họ tiếp tục quây thành một vòng tròn nhảy múa. Chốc chốc người đi đầu cầm tù và lại hô lên tiếng gì đó và những người còn lại đồng thanh hô theo. Theo tục lệ của người Pa Cô, các Rờ Gióc càng nhiều thì lễ Ariêu Ping càng thành công nên tuy là “khách không mời” nhưng họ rất được nể trọng, đi đến đâu cũng có rượu thịt tiếp đãi. Trong khi mọi người đang reo hò đón khách thì ở phía sau Ân Trạp (nhà viếng) tiếng trống chiêng vẫn bập bùng. Đây là nơi để tro cốt của những người đã khuất. Đêm trước đó, những người được giao trọng trách sẽ vào rừng ma để cất bốc số tro cốt này và để trong các hộp gỗ nhỏ rồi mang về đặt vào đây.
Điều cấm kị nhất trong không gian chật hẹp và nghi ngút khói hương này là không được dừng tiếng trống, tiếng chiêng nên các trai bản cứ phải đánh thâu đêm suốt sáng 
Phần ồn ào và xôm tụ nhất của Ariêu Ping có lẽ là phần lễ đâm trâu. Sau khi nhảy múa quanh con trâu đã được buộc chặt vào câu nêu to nhất và cho nhịn đói từ hai ngày trước, già làng Kôn Hê sẽ là người đầu tiên bước ra với mũi giáo sáng loáng.Theo luật tục, ông sẽ phải là người đâm nhát khởi đầu, sau đó ngọn giáo sẽ được chuyền tay nhau theo thứ tự để nhiều người thực hiện nghi lễ này trong sự reo hò của đám đông xung quanh. Khi con trâu ngã quỵ cũng là lúc họ tiếp tục nhảy múa một hồi mới xẻ thịt chia cho mọi người.
 Trong buổi lễ này tất thảy việc gì đều có thể được giải quyết êm đẹp mà không ai phải ấm ức. Việc nhỏ như giải quyết các quan hệ Khơi – Cu Gia (nội- ngoại) thì chỉ cần một già làng “ra tay” là đủ, còn việc lớn như tranh chấp ranh giới, mồ mả thì có cả một “hội đồng các già làng” để phân xử Nên dự Ariêu Ping, ngoài phần lễ linh thiêng, phần hội vui tươi thì đây còn giống như một “phiên tòa lưu động” mà khi đã tuyên thì ai ai cũng phải tuân thủ.
 Và suốt đêm trong bản A Liêng, nóc nhà nào cũng sáng đèn, trong tiếng trống chiêng bập bùng giữa đêm khuya chốn núi rừng, dân bản như cảm nhận được sự trở về của các linh hồn, dân bản còn tin rằng chắc họ sẽ vui khi nhìn thấy bản mới ngày càng đổi thay, sung túc. Lễ Ariêu Ping, lễ tri ân người chết nhưng lại tôn vinh những người sống luôn biết hướng về nguộn cội, như đời đời kiếp kiếp người Pa Cô luôn giữ gìn 
 (Hạnh Phúc Nguyễn Đặng – Nguồn:http//:www .thanhnien.com.vn)
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Nội dung hai văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Xác định bố cục của mỗi văn bản.
2. Những lễ hội đó đã thể hiện nét đẹp nào trong đời sống văn hóa của người Việt Nam?
3. Hãy giới thiệu về một lễ hội truyền thống ở địa phương em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Bài 3
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT: 
Nắm được một số nét cơ bản về các chặng đường phát triển của thơ Quảng Trị thế kỷ XX và những hiểu biết bước đầu về một số nhà thơ Quảng Trị tiêu biểu 
Biết vận dụng những kiến thức đã học vào việc đọc hiểu một tác phẩm thơ 
VÀI NÉT VỀ CÁC NHÀ THƠ QUẢNG TRỊ THẾ KỶ XX
Từ đầu thế kỷ XX, do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, văn học Việt Nam đã bước vào một chặng đường mới: Văn học hiện đại. Trong suốt chiều dài gần một thế kỷ, mảnh đất Quảng Trị tự hào vì đã sinh ra nhiều nhà thơ vang danh, góp phần vào thành tựu chung của thơ ca Việt Nam thế kỷ XX qua từng chặng đường phát triển. 
Chặng đường từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Nửa đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đang trên đà phát triển mau lẹ. Thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn chương trung đại, thơ Việt Nam giai đoạn này có những đổi mới đáng kể về nội dung và hình thức nghệ thuật. Một số nhà thơ quê ở Quảng Trị đã góp phần không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam. Trong số đó, tiêu biểu nhất phải kể đến hai cây bút Phan Văn Dật và Chế Lan Viên. Đây là hai nhà thơ đã khẳng định được chỗ đứng của mình trong phong trào Thơ mới. Thơ của Phan Văn Dật và Chế Lan Viên không nói về ân tình với một vùng đất cụ thể nhưng nỗi buồn của những người dân mất nước vẫn cứ bàng bạc trong từng vần thơ. Sự khẳng định cái tôi giàu bản sắc, giàu tinh thần dân tộc, sự vận dụng một cách sáng tạo tiếng Việt vào thơ ca, đặc biệt là sự giải phóng thơ ca ra khỏi những niêm luật gò bó chặt chẽ của thơ ca cổ điển là những đóng góp nổi bật của những cây bút này. 
Phan Văn Dật
Phan Văn Dật (1909-1986), quê ở Triệu Trung, Triệu Phong, Quảng Trị. Không chỉ thành công ở thể loại tiểu thuyết mà trước cách mạng, ông còn nổi tiếng với tập thơ Bâng khuâng và một số bài thơ in rải rác ở các báo. 
Nhận xét về tập thơ Bâng khuâng, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh viết:
“...Nguyễn Nhược Pháp với tập “Ngày xưa” đã nhìn vào cảnh vật xưa bằng con mắt một người thời nay, Phan Văn Dật với tập “Bâng khuâng” đã nhìn cảnh vật ngày nay sau bức màn một tâm hồn xưaGiữa cuộc đời náo động, người ngoảnh mặt làm ngơ và tự tạo cho mình một thế giới riêng, một thế giới lặng lẽ đầy mơ mộng ().Thơ Phan Văn Dật không rực rỡ không réo rắt, không hùng tráng, không làm ta bồi hồi ngây ngất, nhưng vẫn khiến ta ưa đọc: nó là những vần thơ dễ thương. ..” 
Phan Văn Dật sớm tiếp thu cổ văn Trung Quốc và văn học cổ điển Pháp, lại ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng tự do dân chủ, nhưng ông vẫn neo chặt ngòi bút của mình vào khuôn phép đạo đức truyền thống, tuy không quá cổ hủ song cũng không dám buông thảĐiều đó, không chỉ thể hiện trong nội dung thơ, mà nó còn biểu hiện phần nào ở hình thức nghệ thuật. Đa phần thơ ông làm theo lối thất ngôn, ngũ ngôn của Đường luật, lục bát và song thất lục bát chứ chưa dám bước sang ranh giới của lối thơ phá thể, thơ tự do
Chế Lan Viên
 Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ở Cam Lộ, Quảng Trị. Lên 7 tuổi cả nhà chuyển vào Bình Định. Ngoài bút danh Chế Lan Viên, ở một số sáng tác, ông ký tên là Mai Lĩnh, Thạch Hãn, Thạch Mai. 
 Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên là một trong những cây bút tiêu biểu trong trường thơ Loạn. Ông nổi tiếng với tác phẩm Điêu tàn – tập thơ “đã đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị” (Hoài Thanh). Thế giới nghệ thuật trong thơ ông giai đoạn này là một thế giới đầy đau thương, kinh dị với những đền đài rêu phong đổ nát, những “đầu lâu xương sọ” và “Muôn ma hời sờ soạng dắt nhau đi”. Qua tập thơ Điêu tàn, Chế Lan Viên thể hiện nỗi đau thầm kín của người dân Việt Nam mất nước, niềm tiếc nuối về một quá khứ đẹp tươi và nỗi cô đơn, bơ vơ, bế tắc trước thực tại chưa tìm ra lối thoát.
2. Chặng đường từ sau 1945 đến hết thế kỷ XX
 Bên cạnh những nhà thơ đã nổi tiếng trước năm 1945 như Chế Lan Viên, Hồng Chương, giai đoạn này, có rất nhiều nhà thơ Quảng Trị trưởng thành từ cuộc sống kháng chiến như Dương Tường, Lương An, Tấn Hoài, Nguyễn Khắc Thứ, Vĩnh Mai Các nhà thơ đã phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống đầy gian lao vất vả của người dân Quảng Trị: 
 Ôi gió Lào ơi! Ngươi đừng thổi nữa
Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ
Những đồi sim không đủ quả nuôi người
Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười
Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng
 (Kết nạp Đảng trên quê mẹ - Chế Lan Viên)
 phản ánh vẻ đẹp tâm hồn của người Quảng Trị trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc: 
Tao biết rồi, mi vốn tính khinh khi 
Coi mạng sống như đồ chơi con trẻ 
Tao nhớ mãi dáng người mi mạnh mẽ 
Bước mi đi chắc nịch như trai tơ 
Tâm hồn mi trong trắng như bài thơ 
Của một chú học sinh mười sáu tuổi! 
Say lý tưởng, mi yêu đời đắm đuối 
Và hiến đời trai trẻ cho công nông
 (Khóc Hoài – Vĩnh Mai)
 Sau khi nước nhà được thống nhất, nhất là từ khi tỉnh nhà Quảng Trị được lập lại, bên cạnh những nhà thơ đã nổi tiếng từ những năm chống Mỹ như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lê Thị Mây, thơ Quảng Trị chứng kiến sự góp mặt của một đội ngũ sáng tác khá đông đảo với những tên tuổi được nhiều người biết đến như Cao Hạnh, Võ Văn Hoa, Võ Văn Luyến, Hồ Chư, Hoài Quang Phương, Nguyễn Tiến Đạt, Lê Đức Dụcvà rất nhiều nhà thơ nữa. Dù là những cây bút chuyên nghiệp hay không chuyên, các tác giả đều có những đóng góp đáng kể để góp phần làm phong phú thêm cho thơ Quảng Trị thế kỷ này.
Có rất nhiều nhà thơ Quảng Trị đã khẳng định được tên tuổi của mình ở cả hai chặng đường thơ trước và sau năm 1975. Trong số đó không thể không nhắc đến Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lê Thị Mây.
Hoàng Phủ Ngọc Tường: sinh ngày 9-9-1937 tại thành phố Huế. Quê gốc của ông ở xã Triệu Long, huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị. Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ là một cây bút văn xuôi nổi tiếng mà ông còn nhà thơ được nhiều người yêu thích. “Thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường là vẻ đẹp của nỗi buồn hoài niệm, những day dứt triết học, từ sâu thẳm thời gian, sâu thẳm đất đai vọng lên trong tâm khảm người đọc”(Ngô Minh).
Những tác phẩm thơ tiêu biểu: Những dấu chân qua thành phố (1976); Người hái Phù dung (1992)
 Lê Thị Mây: Tên khai sinh Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại An Mô, Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị. Học xong phổ thông, Lê Thị Mây tham gia Thanh niên xung phong chống Mỹ. Sau giải phóng, học Trường viết văn Nguyễn Du.
 Những tác phẩm thơ tiêu biểu: Những mùa trăng mong chờ (Hội Nhà văn 1980); Dịu dàng (Hội Nhà văn ); Tuổi mười ba (Thuận Hoá, 1990); Tặng riêng một người (Văn học, 1990); Giấc mơ thiếu phụ (Quân đội nhân dân 1996); Du ca cây lựu tình (Hội Nhà văn, 1996); Khúc hát buổi tối (Thanh niên, 1999). 
Nhận xét về nữ thi sĩ này, Ngô Minh đã viết: “Có lẽ Lê Thị Mây - Phạm Tuyết Bông là người sinh ra vì thơ, cho thơ. Chị đã lao động cật lực () để ghi tên mình vào  danh sách  những cây bút nữ xuất  sắc nhất của làng thơ Việt thế kỷ XX” .
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
Hãy trình bày tóm tắt những chặng đường phát triển của thơ Quảng Trị thế kỷ XX và đóng góp của các nhà thơ vào thành tựu chung của thơ ca dân tộc.
Ngoài những nhà thơ được nhắc đến trong bài học, hãy tìm thêm một số tên tuổi các nhà thơ người Quảng Trị mà em biết.
Cảm nhận của em về một bài thơ (tự chọn) viết về quê hương Quảng Trị 
 ĐỌC THÊM
KẾT NẠP ĐẢNG TRÊN QUÊ MẸ
 Chế Lan Viên
Giã mẹ ra đi kháng chiến bốn phương trời
Kết nạp Đảng, bỗng quay về quê mẹ!
Có phải quê hương gọi ta về đấy nhỉ?
Dặn dò ta, khuyên nhủ ta thêm
Trong buổi đầu ta theo Đảng đi lên.
Ngày vào Đảng đất trời như đổi khác
Những vật vô tri cũng làm rưng nước mắt
Đá sỏi, cây cằn sao bỗng thấy thiêng liêng?
Giọng nói quen nghe, màu đất quen nhìn
Bỗng chan chứa trăm điều chưa nói hết!
Tôi cúi đầu nghe, dặt dìu, tha thiết
Cây cỏ, trời mây, kẻ mất người còn
Trong mơ hồ trăm

File đính kèm:

  • docCTDP Ngu van Lop 8.SGV.SHS.doc