Ngữ văn 11 - Viết bài tập làm văn số 2: Nghị Luận văn học (Bài làm ở nhà)

Đối với Tự tình, hình ảnh người phụ nữ được thể hiện ở sức mạnh tâm hồn: dù đớn đau đến mức nào thì trong sâu thẳm trái tim bà, dù yếu ớt đến đâu cũng loé lên ánh lửa khát khao, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình:

“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

Những động từ mạnh mẽ như “Xiên ngang” – “Đâm toạc” được sử dụng trong phép đảo ngữ đã toát lên được sức mạnh của sự sinh tồn từ trong những sự vật nhỏ bé. Giữa mặt đất đầy đất và đá, đâu đó mọc lên một nhành cây con con, xanh tươi. Với hai câu luận này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được thể hiện vô cùng mạnh mẽ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 11 - Viết bài tập làm văn số 2: Nghị Luận văn học (Bài làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai bài thơ Tự Tình (II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Tế Xương.
Thời đại phong kiến với quan niệm trọng nam khinh nữ, người phụ nữ phải chịu đầy rẫy những bất công, oan trái của xã hội. Thế nhưng họ vẫn luôn xinh đẹp, thùy mị, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đến mọi người, nhất là gia đình. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại việt nam. Đặc biệt, Tự tình (2) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Tế Xương sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm phần nào về thân phận người phụ nữ thời xưa dưới chế độ phong kiến.
Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tương người phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Với thơ Hồ Xuân Hương, họ phải chịu khổ về tinh thần vì cô quạnh, thiếu vắng tình yêu, không được yêu thương và không làm chủ được số phận của mình.
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
Không gian là đêm khuya thanh vắng, tiếng trống cầm canh vang lên như tăng thêm sự vắng lặng, tô đậm trạng thái cô đơn của Hồ Xuân Hương. Tiếng trống dồn cũng gây ấn tượng về nhịp đi gấp gáp của thời gian, cảnh một mình nhà thơ trơ trọi ngồi trong đêm sắp tàn, xung quanh thiếu vắng dấu hiệu của người tri kỉ, chỉ có tạo vật vô tình.
“Chén rượi hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”
“Chén rượi hương đưa" diễn tả tâm trạng về nỗi đau thân phận và tình duyên éo le, ngang trái đang bế tắc trong tâm trạng. Rượu không phải là thứ để giải sầu vì "say" rồi lại "tỉnh". Thời gian "vầng trăng bóng xế" như gợi nhắc đến tuổi tác nhưng lại "khuyết chưa tròn" thể hiện sự thiếu vắng, không trọn vẹn, nỗi buồn tủi vì tuổi xuân sắp qua mà tình duyên chưa đến.
 Còn với bài thơ Thương vợ của Tế Xương, hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi được hiện lên rõ nét.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông"
Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông chỉ để cho gia đình có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
"Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông."
Với biệp pháp tu từ đảo ngữ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Hình ảnh "lặn lội thân cò" đã khắc họa rõ nét chân dung bà tú vất vả, cực nhọc những nơi nguy hiểm vắng vẻ, cái nơi mà phải dành cho những người đàn ông, trụ cột của gia đình. Thế nhưng bà lại phải gánh lấy không một lời oán trách.
Nhưng dù có vất vả, đau xót, chán chường đến mức nào, thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có những phẩm chất đẹp đẽ, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là ở tình yêu thương , lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng, vì con:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Đối với Tự tình, hình ảnh người phụ nữ được thể hiện ở sức mạnh tâm hồn: dù đớn đau đến mức nào thì trong sâu thẳm trái tim bà, dù yếu ớt đến đâu cũng loé lên ánh lửa khát khao, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
Những động từ mạnh mẽ như “Xiên ngang” – “Đâm toạc” được sử dụng trong phép đảo ngữ đã toát lên được sức mạnh của sự sinh tồn từ trong những sự vật nhỏ bé. Giữa mặt đất đầy đất và đá, đâu đó mọc lên một nhành cây con con, xanh tươi. Với hai câu luận này, khát vọng sống và được sống, yêu và được yêu của nữ sĩ được thể hiện vô cùng mạnh mẽ. 
"Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công"
Ngược lại, bằng nghệ thuật sử dụng thành ngữ có biến đổi, Tế Xương đã miêu tả bà Tú là một người vợ chịu thương, chịu khó, có đức hi sinh và lòng vị tha. Tuy vất vả, cực nhọc nhưng bà vẫn luôn chấp nhận và ko bao giờ than phiền với chồng.
"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chổng hờ hững cũng như không."
Đây được xem như là một lời tự trách mình, trách một cách nặng nề của Tế Xương. Bà Tú không hề coi chồng là ăn ở bạc, nhưng ông Tú thì gọi đích danh tội lỗi của mình ra như vậy. Trách mình “ăn lương vợ”, mà “ăn ở bạc”. Vai trò người chồng, người cha chẳng giúp ích được gì, vô tích sự, thậm chí còn “hờ hững” với vợ con, đồng thời cũng là trách đời đen bạc. 
	Tưởng chừng như cánh cửa cuộc đời đang mở ra cho người phụ nữ và toàn thể phái đẹp trong Xã hội phong kiến một hạnh phúc và niềm tin mới, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã kéo chúng ta về suy nghĩ hiện tại, cũng chính là hai câu thơ kết, vừa chua xót, vừa đắng cay của cuộc đời :
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
Tâm trạng mong mỏi chờ đợi của người phụ nữ lại trở về khi ngày mới bắt đầu. Quy luật của thời gian chính là chỉ trôi theo một chiều chứ không tương tác song song. Xuân đến rồi Xuân lại đi. Ngày xuân hôm qua cũng chẳng giống ngày xuân hôm nay. Mùa xuân năm sau cũng khác hẳn mùa xuân năm nay. Chẳng có sự vật gì có thể thoát khỏi quy luật chung đó. Thế nhưng Xuân thì có thể đến, chứ người thì không thể trường tồn mãi mà không già đi. Tuổi xuân – là nhan sắc mà mỗi ngày một phai tàn của những “Hồng nhan”. Người phụ nữ ấy vẫn mong chờ một ngày nào đó được cảm nhận hạnh phúc trọn vẹn thật sự, bằng cả trái tim nồng cháy của người đối diện, để nàng có thể trao đi tất cả những gì được gọi là sự thuỷ chung, sự vẹn toàn của tình yêu. Thật không còn gì có thể diễn tả được nỗi đau đó. 
Có lẽ khi đọc đến đây, chúng ta mới cảm nhận được nỗi đau khổ, cùng cực của những người phụ nữ thầm lặng, hi sinh cho chồng cho con, hay những số phận hẩm hiu khác trong xã hội đương thời. Thế nhưng trong cái xã hội này, ta cũng thấy được những người phụ nữ được sống trong hạnh phúc, được sự quan tâm, yêu thương của chồng con, dù cuộc đời có bôn ba vất vả. Nói cho cùng thì bất kỳ ai, sống trong thời kỳ nào thì cũng có nỗi khổ riêng của chính họ mà thôi

File đính kèm:

  • docTuan_5_Viet_bai_lam_van_so_2_Nghi_luan_van_hoc_bai_lam_o_nha.doc
Giáo án liên quan