Ngữ văn 11 - Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội (Làm ở nhà)

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh đó? Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này là vì con người ta không biết tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể và ý thức cộng đồng quá kém. Hiện nay, xã hội phát triển, xuất hiện nhiều loại hình vui chơi giải trí trên điện tử hoặc mạng xã hội Facebook, yahoo,. Những thứ đó làm cho con người ta xa lánh hơn với cuộc sống hiện tại, không còn muốn tiếp xúc với những người xung quanh. Cuộc sống của họ chỉ gói gọn trong những chiếc iphong, ipad. Họ bắt đầu trở nên thờ ơ với hiện thực và bệnh “sống ảo” của họ sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Nhưng suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn, nhịp sống hối hả. Mọi người cứ bị cuốn vào cuồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc.

doc3 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ngữ văn 11 - Viết bài làm văn số 6: Nghị luận xã hội (Làm ở nhà), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay
Trong sự phát triển mạnh mẽ về khoa học-kĩ thuật, công nghệ và máy móc, con người dường như đang xa lánh hơn với cuộc sống hiện thực, ít quan tâm tới mọi người xung quanh. Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn ra, “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Có thể nói, đây là dấu hiệu của một căn bệnh nan y khó chữa, một căn bệnh đã, đang và sẽ hoành hành rộng lớn hơn không chỉ dừng lại ở một cá nhân, mà còn len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội-“Bệnh vô cảm”. Nó đã làm cho con người trở thành một thứ vô tri, vô giác, không thể hòa nhập với cộng đồng. 
	“Bệnh vô cảm” là một căn bệnh hiện không có trong danh sách của ngành y học, nhưng nó đã ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng bị phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại. Một số người tự làm mình trở nên xa lánh, không quan tâm đến ai, không biết đến niềm vui nỗi buồn của người khác. Và rồi họ bị mắc “bệnh vô cảm”.
	“Bệnh vô cảm” có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Biểu hiện rõ nhất là thái độ thờ ơ giữa các thành viên trong gia đình, ví dụ như: Bố, mẹ chỉ lo đưa con vào các lớp học thêm để tốt cho kết quả học tập mà không nghĩ đến tâm trạng của các con; con cái không quan tâm đến bố, mẹ mà chỉ biết suốt ngày ăn chơi, phá phách. Ngoài ra, đó có thể là thái độ bàng quan như không biết gì khi nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội. Thấy lũ trẻ cãi nhau, thậm chí đánh nhau họ cũng làm ngơ. Trước cảnh khổ đau của những người tàn tật, bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động Câu chuyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm xuất hiện từ thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ! Rốt cuộc, lửa cháy lan sang nhà anh ta, mọi thứ tan thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận vò đầu, bứt tai kêu khóc. Thờ ơ, lạnh nhạt đến ích kỉ như thế là tự chuốc họa vào thân.“Bệnh vô cảm” còn biểu hiện qua thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường. Không ít kẻ vội vã bỏ đi, mặc kệ nạn nhân vì sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới mình. Ở trường, ở lớp, nó thể hiện qua thái độ thiếu quan tâm đối với các bạn yếu kém hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Vô cảm còn thể hiện trong cung cách ứng xử lạnh nhạt, thiếu hòa đồng với bạn bè và người thân. Điều đó dẫn tới sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ và ngày càng đẩy kẻ mắc “bệnh vô cảm” vào tình trạng cô độc, héo hắt về mặt tinh thần. Sự tồn tại của họ trở nên vô nghĩa. Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy! Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an. Đó là những con người "không dại gì", và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn. Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan.
	Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh đó? Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này là vì con người ta không biết tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể và ý thức cộng đồng quá kém. Hiện nay, xã hội phát triển, xuất hiện nhiều loại hình vui chơi giải trí trên điện tử hoặc mạng xã hội Facebook, yahoo,... Những thứ đó làm cho con người ta xa lánh hơn với cuộc sống hiện tại, không còn muốn tiếp xúc với những người xung quanh. Cuộc sống của họ chỉ gói gọn trong những chiếc iphong, ipad. Họ bắt đầu trở nên thờ ơ với hiện thực và bệnh “sống ảo” của họ sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Nhưng suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả. Những người vô cảm là những người bị thiếu hụt tình yêu thương. Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá. Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn, nhịp sống hối hả. Mọi người cứ bị cuốn vào cuồng quay với học tập, với phấn đấu, với lao động, với sự nghiệp mà nhiều khi chúng ta quên đi tất cả mọi điều xung quanh. Bởi vì nhiều khi không đủ thời gian, không đủ sức lực và tâm huyết để mình chú ý đến những vấn đề khác ngoài công việc. Tính chất của cuộc sống mang tính chất “đô thị hóa”, văn hóa làng xã ngày một mai một dần, cái khái niệm gọi là “tắt lửa tối đèn” cũng mất dần đi. Họ đã bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc. Mặt khác, một bộ phận thế hệ trẻ lại được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước. Cho nên không cần phải phấn đấu, không cần phải bận tâm, mọi thứ đều đã được bố mẹ lo, cho nên người ta thờ ơ với cuộc sống, tương lai của mình là điều đương nhiên. Nói tóm lại, những nguyên nhân của “bệnh vô cảm” không những hủy hoại một cá nhân mà nó còn đem lại những hậu quả ghê gớm cho toàn xã hội.
	Vì vô cảm, mà con người trở nên thờ ơ, lạnh lùng đánh mất đi cái lương tâm, cái phẩm chất đạo đức. Vì vô cảm, các quan chức nhà nước sẵn sàng giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, tư túi, tham ô tiền, đã gián tiếp đẩy đất nước đến bờ vực của suy vong, chẳng còn ai lo cho lợi ích chung của cộng đồng dân tộc. Vì vô cảm, mà các thầy cô giáo – “kỹ sư tâm hồn” của học sinh sẽ đào tạo ra thế hệ học trò thiếu tri thức, trình độ và thậm chí cũng vô cảm giống như họ. Nó làm ảnh hưởng tới quá trình học tập, làm việc của mỗi cá nhân.Một học sinh muốn học tốt không phải chỉ dựa vào nỗ lực của bản thân mà còn phải có cả sự quan tâm của thầy cô, sự chia sẻ của bạn bè. Một người muốn hiệu quả cao trong công việc thì phải có sự giúp đỡ, chia sẻ của cấp trên, của đồng nghiệp. Lớn lao hơn nó làm phai nhạt truyền thống tương thân tương ái của người Việt Nam.
“Bệnh vô cảm” không phải là tội ác, nhưng chính nó là con đường dẫn đến tội ác. Hơn nữa, nó còn lây lan trong cộng đồng: một người vô cảm thì mọi người xung quanh sẽ vô cảm theo, và cuối cùng, có thể là cả một xã hội vô cảm. Chính vì thế, từ cá nhân đến gia đình, từ trong nhà trường ra ngoài xã hội, phải chung tay góp sức, tích cực đẩy lùi căn “bệnh vô cảm” này ra khỏi đất nước thân yêu của chúng ta. Để chữa trị “bệnh vô cảm”, tạo dựng lòng nhân ái , cần phải kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp.Về phía bản thân: Mỗi bạn trẻ hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, biết đồng cảm với mọi người, biết trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái, yêu thương những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức, đồng cảm trong xã hội. Về phía gia đình: Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân cách làm người. Vì thế, muốn cho con cái trở nên tốt, gia đình phải là nơi mọi người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ mới biết học hỏi, noi gương nếp sống đạo đức. Giáo dục phải cải cách để tăng cường đạo đức, nhân cách cho các em, không chỉ “dạy chữ’ mà nhất là phải “dạy người”. Về phía nhà trường: Môi trường giáo dục ở nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức và đồng cảm với các bạn trẻ. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Mặt khác, nhà trường nên dạy học sinh biết cách ứng xử, biết quan tâm giúp đỡ mọi người và giáo dục kỹ năng sống có chất lượng, thiết thực, sinh động, bằng cách khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dám đấu tranh trong mọi học sinh. Về phía xã hội: Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là giúp họ biết quan tâm, yêu thương, hy sinh và biết giúp đỡ mọi người.
Là học sinh, bản thân chúng ta hãy ra sức chống bệnh vô cảm trong việc làm, học tập hằng ngày của mình. Hãy quan tâm giúp đỡ bạn bè. Hãy chia sẻ những gì mình có thể cho những cuộc đời bất hạnh quanh ta. Học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.
Chỉ lo chạy theo giá trị vật chất, đôi khi con người ta đã vô tình đánh mất đi vẻ đẹp đích thực của tâm hồn. Cuộc sống dù có sung túc hơn, giàu sang hơn, nhưng khi con người không biết quan tâm yêu thương nhau, thì đó vẫn không được xem là cuộc sống trọn vẹn được. Ngại giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cuộc sống của chúng ta dần đi ngược lại với truyền thống đạo đức tốt đẹp của nhân dân từ xưa “Lá lành đùm lá rách”. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ. Để nói nên tình cảm của con người với con người, chúng ta không thể đánh đổi bằng những vật chất tầm thường mà chỉ có sự chân thành quan tâm mới có thể duy trì một mối quan hệ bền vững. Hãy “tiêu diệt” căn bệnh vô cảm một cách triệt để, hãy trao yêu thương và nhận thật nhiều yêu thương.

File đính kèm:

  • docTuan_22_Viet_bai_lam_van_so_6_Nghi_luan_xa_hoi_bai_lam_o_nha.doc