Nghiên cứu Khoa học - Đề tài: Tìm hiểu các biện pháp giúp đỡ học sinh kém Toán ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

2.1.2 Nguyên nhân:

 - Đối với HS:

+ HS chưa nắm vững các kiến thức cơ bản trong môn Toán.

+ HS còn quá yếu chưa theo kịp bạn bè, trong môn Toán thiếu sự tích cực, chủ động, sáng tạo cũng như sự linh hoạt, không có sự tìm tòi, tự giác giải quyết các bài tập, phần lớn là chờ vào sự hướng dẫn hay giải của GV.

+ Các em còn sợ học môn Toán vì phải tính toán rất nhiều số, các em chưa thích học Toán vì nó phức tạp và suy luân hơi cao.

+ Do tâm lý sợ, thiếu tự tin, lười học, cẩu thả, chán ngán e sợ khi học Toán.

+ Các em còn chưa biết cách học, tự tập luyện, đa số là các em học thêm chứ chưa tự nghiên cứu bài tập ở nhà.

+ Không có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản yếu.

+ Các em còn e sợ, ngại bạn bè chê cười khi các em hỏi những thứ mà các em không hiểu. Như vậy vấn đề không hiểu dẫn đến ngày càng các em bị mất căn bản và rất nguy hiểm cho các lớp học tiếp theo.

+ Các em còn chủ quan, ham chơi chưa thật sự quan tâm đến việc học.

+ GV ra đề và dặn HS về nhà làm nhưng các em vẫn không làm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu Khoa học - Đề tài: Tìm hiểu các biện pháp giúp đỡ học sinh kém Toán ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề tài này được xem như là bước ngoặt đầu tiên để được trực tiếp giảng dạy, tìm hiểu từng hs, lớp và đề ra những kế hoạch từng bước làm hạn chế hs kém Toán trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng học toán, để giáo dục Việt Nam sánh ngang tầm với giáo dục thế giới vì : “ Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển ”. 
.2 Mục tiêu đề tài:
- Đề tài nghiên cứu “ Tìm hiểu các biện pháp giúp đở hs kém Toán ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt” trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến nhằm giúp hs học tốt môn Toán.Và phải có phương pháp (pp) cụ thể, để tạo cho hs biết cách tính toán, giải toán và đặc biết là phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của hs, pp phù hợp với từng lớp và hs phải bồi dưỡng pp tự học, rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến hứng thứ niềm vui để hs khỏi e sợ, chán ngán và rụt rè khi học môn Toán, tạo niềm tin cho hs và giúp hs học tốt môn Toán tạo động lực học toán cho hs. Từ dó kết quả học Toán của các em sẽ được nâng cao hơn và đáp ứng kịp thời một con người thời đại.
1.3.Đối tựơng và khách thể nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu về các biện pháp giúp đở hs kém Toán ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt 
-Khách thể nghiên cứu: HS ở lớp Năm/2, Năm/7 ở trường Tiểu học Lý Thường kiệt
1.4.Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài chỉ nghiên cứu tìm hiểu về các biện pháp giúp đở hs kém Toán ở trường Tiểu học Lý thường Kiệt, nhưng do khả năng tiếp cận còn hạn chế và tài liệu khó tìm nên hạn chế việc điều tra khách quan và kết luận thực tế.
1.5.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học toán tiểu học (Vũ Quốc Trung (chủ biên), Đào Thái Lai- Đỗ Tiến Đạt-Trần Ngọc Lan- Nguyễn Hùng Quang- Lê Ngọc Sơn.
- Phương pháp trò chuyện: Trò truyện với hs nhằm nghiên cứu tìm hiểu về trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu của hs và trò truyện cũng xoay quanh các câu hỏi nhằm nắm được tình hình học tập của các em để từng bước khắc phục yếu kém và các câu hỏi thuộc các câu hỏi sau: 
+ Các cách mà hs học môn Toán xem các em có thật sự hiểu không hay chỉ học vẹt để đối phó với GV
+ Các em có thích hay sợ học môn Toán?
+ Những khó khăn mà các em thường gặp là gì? Như thiếu dụng cụ học tập hay do GV hướng dẫn chưa rõ.
+ Nội dung, pp dạy học và hình thức tổ chức có phù hợp hay không? 
+ Phương tiện vật chất có đủ để phực vụ việc dạy hay không?
+Các em khi làm bài có nắm được quy tắc cũng như công thức không?
- Phương pháp quan sát: Qua tiết thao giảng toàn đoàn, các tiết dạy của các bạn trong nhóm, em nhận thấy hs Tiểu học học cũng được nhưng bên cạnh đó cũng còn một số em hoc Toán thật sự học không biết, các em nắm được quy tắc nhưng khi vận dụng giải toán thì các em lại làm không được.
- Phương pháp thực nghiệm: Qua 6 tuần thực tập em được cô hướng dẫn sửa giáo án và thực tập dạy 8 tiết và 2 tiết sinh hoạt đội và sinh hoạt chủ nhiệm, qua sự trò chuyện cũng như hằng ngày theo dõi sự học tập của hs thì em thấy học sinh học được nhưng còn vài em đối với môn Toán thỉ các em chẳng biết gì, hs làm được bài là do GV hướng dẫn, hoặc các em xem vở của bạn chứ không tự giác làm bài tập 
1.6.Kế hoạch thực hiện: Thời gian từ ngày 2/2/2009 đến ngày 14/3/2009 nhưng do thời gian thực tập không nhiều nên việc làm đề tài hơi hạn chế và nội dung công việc thực hiện trong 6 tuần, tuần 1 làm quen trò chuyện với hs, lớp, tuần 2 bắt đầu thực hiện công tác chủ nhiệm và giảng dạy, chuẩn bị xây dựng các phiếu điều tra để thăm dò, kiểm tra kiến thức cũng như kết quả học tập của hs, qua đó nắm được thực trạng học tâp rồi từ đó đề ra biện pháp nhằm giúp đở hs kém toán và thực nghiệm các biện pháp đề ra để xem có hiệu quả không.
2. PHẨN NỘI DUNG:
2.1. Thực trạng- nguyên nhân – chiều hướng:
2.1.1. Thực trạng: 
Ngày đầu tiên vào truờng thì số lượng HS giỏi, và HS kém toán là bao nhiêu nên em không biết, em hỏi, họ ngại, nên nói có vẻ như ngượng ,nói như vậy sợ sẽ đánh giá của lớp cô dạy như thế nào mới như vậy. Vì vậy qua quá trình thực tập dạy học và chủ nhiệm em tự mình điều tra hỏi HS kết quả học tập của từng em như thế nào, qua tìm hiểu em thấy đa số lớp nào cũng có từ 3 đến 4 em, số lượng không nhiều nhưng nó ảnh hưởng đến kết quả của nguyên lớp. Cho nên GV cần phải quan tâm nhiều đến HS và cả gia đình. Trong quá trình dạy và chủ nhiệm thì em phát hiện trong lớp có em học kém toán như: Mỹ Hạnh, Ngọc Minh, Hồng Châu, Mỹ Anh, các em diều có chung một điểm là: Đối với môn toán các em học rất thuộc các quy tắc,dọc lưu loát, nhưng khi hỏi công thức thì các em không nói được, hoặc không nhớ, nên rất khó vận dụng vào việc giải toán. GV hướng dẫn chó em kèm HS yếu trong tuần, ngày nào em cũng phải kiễm tra bài và cả lý thuyết, lí thuyết thì các em học thuộc,cón em ra dề chó HS làm bài tâp thì các em không làm, hoặc nói là quên, mất, làm sai, em hướng dẫn sủa bài thì các em vẫn chú ý lắng nghe, nhưng khi cho các em sửa bài tập lại thì làm cũng không được,các em chỉ học máy móc điều quan trọng là không tự mình suy nghĩ, đợi chờ chép bài của bạn là xong, lúc nào cũng vậy, các em điều không tự làm, mặc dù em đã nhiều lần nhắc nhở. Trong lúc dạy tiết học em được dạy 2 tiết, còn bạn em được dạy 4 tiết toán, lúc dạy chúng em luôn cố gắng truyền tải đầy đủ hết nội dung của bài hướng dẫn làm bài tập một cách tận tình để các em yếu có thể theo kịp và làm được đúng các bài tập, trong lúc học dưới sự hướng dẫn của GV thì HS điều có thể hiểu bài, nhưng khi các em làm vào vở bài tập, thì các em lại găp khó khăn về cách đối các đơn vị do thới gian như ngày đổi ra tháng năm  và đổi ngược lại vì các em chưa thật sự hiểu sâu, chỉ có nhưng em học giỏi toán thì tiếp thu kiến thức thật nhanh cón HS kém thì càng gặp khó khăn nhiều, tình trạng này luôn diễn ra trong lớp học hằng ngày, mặc dù GV chủ nhiệm đã cố gắng hướng dẫn, như sự học yếu toán của Hs do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy GV cần phải tìm hiểu và xem xét các nguyên nhân ảnh hưỡng đến HS rồi từ đó có thể đề ra các biện pháp thích hợp để giúp đở HS. Việc HS học kém toán ở trường tiểu học luôn có, số lượng HS nhiều hay ít là do mỗi trường có biện pháp giúp đở tốt hay không? Và HS yếu kém ở mỗi môn học là tất yếu, có lúc HS này không thích học nên việc học được tốt môn toán là rất hạn chế vì dắc trưng của môn toán là suy luận, tư duy và khái quát cao nên các em cần phải tự phát hiện, tìm tòi rất khó với HS, nhưng nói như vậy không phải là khó hoàn toàn nếu ta biết cách học sẽ học tốt, nó có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Qua việc tìm hiểu ý kiến của HS thì có rất nhiều HS không thích học toán, HS ngại và sợ tính toán, mặc
 dù các em điều dạt điểm 9,10 nhưng câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao không thích học toán mà đạt điểm cao, một câu hỏi khó mà trả lời được, với nhưng lí do đó em tự mình tìm hiểu, thật ra là qua việc tiếp xúc và trò chuyện thì các em nói rằng: “ Môn Toán thật lòng các em không thích, em thích Tiếng Việt, Nhạc, Mĩ thuật học toán phải tính, suy nghĩ mệt mà có lúc không hiểu gì” rất nhiều ý kiến nhưng vấn đề ở đây không biết có phải là cách tổ chức dạy học của GV không sinh động, hấp dẫn thu hút HS không tạo được hứng thú trong học tập, nên các em không quan tâm tới, cứ học từ từ, không cần phải quan tâm đến kết quả có đúng không khi làm sai, khi gọi các em giải thích tại sao làm như vậy thì HS không giải thích được mà chỉ im lặng. Điều đó cho thấy các em học mà không hiểu, chứng tỏ là chép bài của bạn nên không lí giải được, nên không biết đúng hay sai chỗ nào, chỉ đối phó với GV. Vấn đề ở đây nó thể hiện hai mặt, một mặt việc học kém toán xuất pháp từ phía HS học mà không cố gắng cũng như không chịu tự khám phá, tìm tòi trong lúc học tập hoặc do ý thức học tập của các em chưa cao, xác định động cơ chưa đúng. Hay bắt nguồn từ phía gia đình, hoặc GV chưa có phương pháp hay hình thức học tập chưa lôi cuốn HS, chưa tạo điều kiện cho các em thể hiện năng lực của mình, nên hạn chế khả năng sáng tạo của HS, việc dạy và hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức là khó khăn đòi hỏi GV phải tận tình giúp đở mới đạt được kết quả như mong muốn. Thực tế cho thấy qua việc em được dự thao giảng 1 tiết toán do cô Nguyễn Thị Kim Hồng dạy ở lớp Ba/2: “Phép trừ các số trong phạm vi 10000” tiết dạy cũng tốt nhưng còn nhiều vấn đề ở đây là trong việc hình thành các kiến thức mới thì qua việc HS được học rồi các phép cộng thì GV cần dùng những câu hỏi là HS có thể làm được, nhưng GV vẫn hướng dẫn còn HS chăm chú lắng nghe không cần phải động nảo vì khi hỏi HS, HS trả lời không đúng ý định, rồi sửa chửa rất mất nhiều thời gian, hướng dẫn xong việc hình thành kiến thức rồi qua phần bài tập thì bài đầu tiên tất nhiên GV phải hướng dẫn, đối với bài tập 1 GV nên cho nhắc lại quy tắc trừ các số có 4 chữ số, sau đó cho HS làm bài trong 2 phút rồi cho 4HS lên bảng nếu như Gv có chuẩn bị sẵn 4 bài, ở đây GV cho 2 HS lên bảng làm luôn, phải tính toán rất lâu, rồi sửa bài mất nhiều thời gian, rồi tiếp tục làm câu b) tương tự như bài a) GV cho HS đọc lại. Qua bài tập 2 không làm 
- Qua 6 tuần thực tập và được dạy 2 tiết toán thì em thấy tình hình học Toán của hs trường Tiểu học Lý Thường Kiệt là tốt và số lượng hs giỏi là chiếm phần đông, và trường cũng đã có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nề nếp học tập cũng rất tốt, nhưng trong khi điều tra xin ý kiến những em hs trong lớp thì có một điều rất lạ là hs học toán tróng lớp điều được điểm 9,10 mà lại không thích học toán ,cũng không biết học môn Toán dễ hay khó nữa và các em diều cho là không biết, câu hỏi đặt ra tại sao lại như vậy? Phần dông hs học được toán có thể là các em được học thêm hay trên lớp được GV hướng dẫn hết hs không cần phải suy nghỉ củng như xác định đề yêu cầu làm gì, hỏi gì, chỉ ghi lại kết quả mà không cần suy luận, mà khi ghi kết quả lại hs cũng ghi sai nữa. Vì vậy trong lúc thực tập dạy học thì đa số hs thích học môn Tiếng Việt, Mĩ Thuật, Âm Nhạc,các em không thích học toán, nhưng chất lượng học vẫn cao.Đây không phải là chất lương thực sự. Trong giáo dục ngành học hay môn học nào cũng có hs giỏi, khá và yếu, nếu trong việc dạy học mà ta chấp nhận lấy chất lượng học tập của hs thật sự thì việc dạy và học có thể nâng cao, nhưng thực tế thì cho thấy trong tất cả các lớp sự yếu kém của hs có lẻ GV còn e ngại, cố dấu đi sự yếu kém của hs trước sự thăm dò của sinh viên (SV) và cho đó là một số hs học vẫn tốt nhưng điểm vẫn trên 5, thật sự hs là không hiểu bài nên không vận dụng vào làm bài tập được, sự tiếp thu của hs rất yếu hơn các nên chỉ việc chép bài là xong, đối phó với GV chó không khí nào tự giác làm bài. Như thế làm hạn chế sự phát triển của hs, nếu như GV chúng ta cho hs thuộc dạng yếu 
kém toán mà qua đó tìm hiểu nguyên nhân, các biện pháp để giúp đở hs học toán như vậy mới tốt
Và việc hs kém Toán là do nhưng nguyên nhân sau đây:
2.1.2 Nguyên nhân:
 - Đối với HS: 
+ HS chưa nắm vững các kiến thức cơ bản trong môn Toán.
+ HS còn quá yếu chưa theo kịp bạn bè, trong môn Toán thiếu sự tích cực, chủ động, sáng tạo cũng như sự linh hoạt, không có sự tìm tòi, tự giác giải quyết các bài tập, phần lớn là chờ vào sự hướng dẫn hay giải của GV.
+ Các em còn sợ học môn Toán vì phải tính toán rất nhiều số, các em chưa thích học Toán vì nó phức tạp và suy luân hơi cao.
+ Do tâm lý sợ, thiếu tự tin, lười học, cẩu thả, chán ngán e sợ khi học Toán.
+ Các em còn chưa biết cách học, tự tập luyện, đa số là các em học thêm chứ chưa tự nghiên cứu bài tập ở nhà.
+ Không có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản yếu.
+ Các em còn e sợ, ngại bạn bè chê cười khi các em hỏi những thứ mà các em không hiểu. Như vậy vấn đề không hiểu dẫn đến ngày càng các em bị mất căn bản và rất nguy hiểm cho các lớp học tiếp theo.
+ Các em còn chủ quan, ham chơi chưa thật sự quan tâm đến việc học.
+ GV ra đề và dặn HS về nhà làm nhưng các em vẫn không làm.
+ Các em học mà không hiểu, khi nêu các quy tắc là ghi ra dược công thức, nhưng các em đọc được lí thuyết mà ghi công thức không được.
+ HS chưa được sự quan tâm từ phía gia đình, gia dình không nhắc nhở HS trước khi vào lớp là làm bài tập, nhưng qua kiểm tra thì ngày nào các em yếu kém điều vẫn không làm bài tâp.
+ Chưa nắm vững kiến thức nên việc vân dụng vào tính toán, giải toán găp nhiều khó khăn.
+ Vì những kiến thức chỉ được học một lần trên lớp nên HS khó mà nắm vững, gây ảnh hưởng đến các kiến thức sau.
+ Các lớp dưới ,1,2,3,4 các em đã bị mất căn bản nên khó mà học tốt các lớp sau.
+ Do hoàn cảnh gia đình như: Gia dình không hạnh phúc, ly hônLàm cho các em thiếu tự tin, chán ngán học hành, mà học toán dòi hỏi các em phải tư duy và suy luận.
+ Các em còn có thái độ trong chờ vào GV, hay vào lớp mượn bài chép của bạn là xong, không cần phải suy nghĩ.
+Không xác định đuợc mục đích của mình là học để làm gì để cần có sự cố gắng.
+ Kiến thức của các em chưa khắc sâu vì khí lên lớp các em hiểu bài,về nhà làm bài tập thì làm không được quên cách đổi, giải toán.
+ Vì khi đã thực hiện truy bài đầu giờ hằng ngày, nhắc lại thường xuyến các quý tắc, công thức, cũng như các cách tính của từng bài tập, nhưng do ý thức của từng HS, một số HS hiểu bài thì làm bài tốt, một số HS đọc vẫn đọc nhưng khi làm bài thì không được, sai rất nhiều mà sai chủ yếu là cách đổi đơn vị, cách tính tỉ số phần trăm, giải toán về chu vi, thể tích
+ Các em đọc đề nhầm hoặc không kỉ, dẫn đến kết quả sai.
+ Do hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em luôn bị lôi cuốn vào chúng nên các em bị chi phối, thời gian học ít, chơi nhiều, dẫn đến kết quả yếu kém.
- Đối với GV:
+ Nội dung phương pháp chưa thật sự thu hút và lôi cuốn HS vào việc học toán.
+ Phương pháp học không thích hợp.
+ Không có phương tiện dạy học hay tổ chức ở trường chưa phù hợp với từng đối tượng HS.
+ Thời gian không đảm bảo viễc truyền thụ và rèn kĩ năng cho HS.
+ GV ôm làm hết và HS chỉ biết chép là xong.
+ GV chưa chú ý đến HS yếu và chưa bao quát HS.
+ Cách thức hướng dẫn của GV chưa kỉ lắm, nặng về cách giải nên HS không cần suy nghĩ, tìm tòi cách giải nên khó mà giải bằng năng lực thật sự của mình.
+ Chưa thật sự quan tâm sâu sát đến HS yếu.
+ Thời gian trên lớp quá ngắn nên không chú ý nhiều đến HS.
+ GV chứa phối hợp tốt đối với gia đình và nha trường tróng việc kèm và hướngdẩn HS kém toán.
+ Dạy quá nhiều phân môn nến không có thời gian để hướng củng như ôn luyện thường xuyên cho HS.
+ Chưa có biện pháp cụ thể đối với từng HS.
+ Chưa tạo ra nhiều tình huống học tập để giúp đở HS học tốt môn Toán hơn.
+ Chưa tác động kịp thời đến từng HS, để hạn chế khả năng học kém toán. 
2.1.3. Chiều hướng:
Nhìn chung môn toán dạy tốt nếu có phương pháp và hình thức thích hợp, phù hợp với đối tượng thì nó góp phần tạo hứng thú, tích cực và nâng cao chất lượng dạy và học toán. Thực tế HS kém toán trong một lớp học khoảng 3 đến 4 em chiếm khoảng 13% là ít không đáng ngại như nếu như mỗi một lớp như vậy mà toàn trường cộng lại thì là một điều rất đáng quan tâm. Nếu như không biết tìm cách khắc phục tình trạng yếu kém của HS nói chung và môn Toán nói riêng, làm cho nó ngày càng phát triển hơn thì thật là đáng lo ngại và có nguy cơ cho các lớp sau của các em.Vì vậy GV phải biết tạo ra tình huống học tập, sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức cũng như biện pháp nhằm giúp đở HS yếu.Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho các em học tập ngày càng tiến bộ hơn, HS học giỏi thì rất khó, nhưng học yếu và dở thì rất dễ, các em dễ bĩ lôi cuốn vào đời sống xã hội, các thế lực bên ngoài, nên chi phối việc học tất yếu là dẫn đến HS hoc kém, áp lưc cho xã hội. Nếu như nhà trường và GV biết cách quản lý, giáo dục HS theo khuôn khổ của nhà trường, đưa các em vào tâp thể có nề nếp có tính kỉ luật, xây dựng một tập thể vững mạnh và tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập, đóng góp tích cực vào bài học, gia đình quan tâm đến việc học của con em, tạo sự tự tin, hứng thú trong quá trình học tập, tạo đôi ban thân thiện cùng giúp đở lẫn nhau, thân thiện với bạn bè, GV chủ nhiệm. Tạo điều kiện cho HS được thể hiện trong học tập, HS hiểu bài và làm bài tâp tốt, nắm vững được kiến thức, học tâp tiến bộ. Ngược lại, thì GV thiếu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được chuẩn hóa kịp thời, yếu tay nghề, còn chưa thấy tầm quan trong của việc trồng người, vì vậy về lâu dài thì chưa thật sự tốt lắm và còn nhiều diều trong thực tế cuộc sống dôi khi khó mà diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp, và nếu như diễn ra theo hướng tốt đẹp sẽ tạo ra một tương lai sáng ngời cho các em vì các em là một thế hệ tương lai nói bước cha anh,dất nước có phồn thịnh và phát triển là nhờ vào các em, như vậy giáo dục Viêt Nam sánh ngang tầm với thế giới.
2.2 Nội dung thực hiện nghiên cứu:
2.2.1. Đề xuất hay thống nhất các giải pháp:
Trên cơ sở các nguyên nhân thì có những đề xuất trên cơ sở lí luận như sau:
1. Đối với HS kém Toán cần bồi dưỡng thêm kiến thức một cách có hệ thống, GV cần quan tâm hướng dẫn thật sát đối với HS, tạo điều kiện cho các em có động lực học tập đúng đắn, khuyến khích các em cố gắng học hiểu và vận dụng các nguyên tắc vào bài tập một cách hợp lí và chính xác. Không để cho HS học mà không hiểu (cũng như học thuộc lòng mà không vận dụng). GV cần hướng dẫn cách tự học, lí thuyết và cách học như sau:
+ Về cách học: Cần phân chia thời gian một cách hợp lý giữa các môn học, mỗi ngày học 3 đến 4 tiếng, mỗi tiếng nghĩ 15 phút thư giản, đối với các bài tập khó, bài tập làm thêm, thì cố gắng làm, giải cho xong, không được ngại và sợ, tạo sự lười biếngNhư vậy các em khó mà học tốt được, gia đình cần nhắc nhở và khuyên nhủ các em cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
+ Về cách học: Học phải hiểu chớ không học thuộc lòng, máy móc, chỉ hiểu trên lớp còn về nhà thì đã quên mất, làm hạn chế suy nghĩ của HS, đọc đề mà không hiểu, cũng như các em làm biếng suy nghĩ, nghĩ mà không hiểu, làm cho việc học cứ thong thả, từ từ ai học thì cứ học, các em chỉ lo chơi , không tạo ra một cách học tích cực, tự mình tìm hiểu các bài tập, tạo thói quen sợ, ngại, làm bài tập khó vì theo ý nghĩ quá khó của các em nên các em không bao giờ vượt qua sự trở ngại.Cho nên GV và gia đình nên cần động viên HS cố gắng hết sức mình trong quá trình học tập của mình.
2. Thời gian lên lớp là quá ít, cần có thời gian học môn toán như: Dạy thêm,dạy kèm HS yếu, tăng lượng bài tập cho HS, Đối với HS giỏi thì bồi dưỡng nâng cao, cho thêm các bài tập khó hơn để đáng giá khả năng học tâp của HS. Từ đó sẽ có biện pháp bồi dưỡng từng HS trong lớp, dối với HS yếu GV cần:
+ Hướng dẫn bài tập một cách cận kẽ
+ Ra các bài tập cho HS yếu kém giải để cải thiện việc học tập của các em.
 + Cần phối hợp với gia đình và nhà trường cho gia đình và nhà trường quan tâm hơn đến việc học hành của các em, cũng như kèm và nhắc nhở làm bài tập, hướng dẫn và chỉ bảo phát hiện kịp thời những kiến thức mà HS bị hỏng.
+ GV cần cho HS giỏi theo dõi hoặc kèm HS kém toán để các em có thể kiểm tra lại mức độ kiến thức cũng như sự tiến bộ của HS, cần tạo đôi bạn thân thiện cùng nhau học tâp để HS có sự tự tin trong việc học toán.
+ Lợi dụng 15 phút truy bài đầu giờ để kèm HS yếu, Gv chó bài tập lên bảng gọi HS kém toán lên bảng làm bài, GV cần hướng dẫn tận tình nếu làm đúng thì tuyên dương, làm sai thì động viên các em cố gắng lần sau.
+ Luôn động viên khuyến khích sự tiến bộ, cố gắng của HS cho dù là nhỏ nhất.
+ Tạo sự thân thiện giữa GV và HS để các em có động cơ học tập đúng đắn.
+ GV luôn theo dõi và quan tâm nhiều đến HS để từng bước uốn nắn, hỗ trợ kiến thức cho các em để các em tự tin trước bạn.
+ GV cần tổ chức các hình thức đa dạng như học nhóm, bồi dưỡng nhau học tập để HS yếu có thể hòa nhập và tâp thể, tạo sự phấn đấu vươn lên.
3. GV cần bồi dưỡng động cơ tạo hứng thú trong quá trình học toán, vì động cơ và hứng thú là rất quan trọng tùy thuộc vào mỗi GV có cách thức và phương pháp khác nhau, nhưng dạy để đạt hiệu quả là tạo ra động lực trong học tập, để các em có thể tiếp nhận kiến thức một cách tốt hơn và hiểu bài nhanh hơn.
4. GV cần tìm hiểu các nguyên nhân vì sao mà HS lại học kém toán, có phải bắt nguồn từ gia đình, hay ý thức của các em chưa đúng, lười biếng, cẩu thảhay còn nhiều nguyên nhân khác nữa. Tùy thuộc các nguyên nhân mà cần có biện pháp thích hợp đối với từng HS rồi mới bồi dưỡng HS 

File đính kèm:

  • docde tai nghien cuu khoa hocthuy.doc