Ngân hàng câu hỏi Sinh học 9

TIẾT 41. THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN

Câu 21:

Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm

* Chuẩn cần đánh giá: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn

* Mức độ tư duy: Vận dụng.

* Thời gian: 3 phút

Khu vực viết câu hỏi Tập dượt thao tác giao phấn ở cây trồng nào thích hợp?

Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả Trên cây lúa là thích hợp nhất vì lúa là thuộc hoa lưỡng tính.

 

doc62 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3766 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng câu hỏi Sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để hạn chế phát sinh đột biến cấu trúc NST ta cần làm gì?
Đáp án : 
Bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng đúng qui cách, lên án chiến tranh hóa học
Câu 5:
Mức độ nhận thức: Vận dụng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Các dạng đột biến cấu trúc NST
Thời gian: 5 phút
Số điểm: 2,0 điểm
Câu hỏi: Giả sử ở lúa trên NST số II có 4 gen qui định 4 kiểu hính có trật tự bình thường như sau:
Gen qui định màu lục nhạt của thân
Gen qui định màu xanh thẫm của lá
Gen qui định lá bóng
Gen qui định bẹ lá màu ghi nhạt
Người ta phát hiện thấy 1 đột biến khác có các gen với trật tự như sau:
Gen qui định màu lục nhạt của thân
Gen qui định màu xanh thẫm của lá
Gen qui định lá bóng
Gen qui định bẹ lá màu ghi nhạt
Gen qui định bẹ lá màu ghi nhạt
Hãy xác định dạng đột biến nói trên?
Đáp án: Dạng đột biến cấu trúc NST : lặp đoạn -> Dẫn đến hiện tượng có 5 gen trong đó gen thứ 4 được lặp lại thêm 1 lần
 CHƯƠNG IV. BIẾN DỊ
 Tiết 28. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 1:
Mức độ nhận thức: Nhận biết
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì?
Đáp án: 
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó hoặc ở toàn bộ bộ NST.
Câu 2:
Mức độ nhận thức: Biết
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi: Thế nào là dị bội thể? Gồm những dạng nào?
Đáp án: 
Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng 
Các dạng:
+ 2n+1 ( Thể 3 nhiễm)
+ 2n-1 ( Thể 1 nhiễm)
+ 2n-2 ( Thể 0 nhiễm)
Câu 3:
Mức độ nhận thức: Hiểu
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: nguyên nhân gây đột biến số lượng NST
Thời gian: 5 phút
Số điểm: 2 điểm
Câu hỏi: Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội.
Đáp án: 
- Do ảnh hưởng của môi trường trong hoặc ngoài cơ thể tác động vào quá trình phân li của 1 hoặc 1 số cặp NST nào đó dẫn đến rối loạn quá trình phân li tạo ra những giao tử bất thường về số lượng: 
+ 1 Giao tử có cả 2 NST của 1 cặp
+ 1 giao tử không mang NST nào
- Khi thụ tinh: 
+ Sự tổ hợp của các giao tử bình thường với các giao tử bất thường (2n) -> Tạo hợp tử thể 3 nhiễm (2n+1)
+ Giao tử bình thường kết hợp với giao tử bất thường ( 0 nhiễm)-> Tạo hợp tử 1 nhiễm( 2n-1)
Câu 4:
Mức độ nhận thức: Vận dụng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Nguyên nhân phát sinh thể dị bội.
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi:
 Để hạn chế thể dị bội gây hậu quả xấu ta cần phải làm gì?
Đáp án : 
Bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng đúng qui cách, lên án chiến tranh hóa học
Câu 5:
Mức độ nhận thức: Vận dụng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Các dạng đột biến số lượng NST
Thời gian: 5 phút
Số điểm: 2,0 điểm
Câu hỏi: 
Bộ NST ở người 2n=46. Một người mắc bệnh Đao do rối loạn NST hình thành thể dị bội
Vậy người đó có bộ NST là bao nhiêu?
a. 46 b. 47 c. 48 d. 49
Đáp án: b 
 Tiết 29. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.( tiếp)
Câu 1:
Mức độ nhận thức: Nhận biết
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Khái niệm thể đa bội.
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi: Thế nào là thể đa bội?
Đáp án:
 Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n)
Cơ thể có bộ NST là 3n,4n,5n gọi là đa bội thể..
Câu 2:
Mức độ nhận thức: Biết
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Dấu hiệu nhận biết cây đa bội
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi: Có thể nhận biết cây đa bội qua những dấu hiệu nào?
Đáp án: 
 Dấu hiệu nhận biết cây đa bội: tăng kích thước các cơ quan của cây, tăng sức chống chịu của cơ thể với các điều kiện sống.
Câu 3:
Mức độ nhận thức: Hiểu
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: nguyên nhân dẫn đến đa bội thể.
Thời gian: 4 phút
Số điểm: 1,5 điểm
Câu hỏi:
 Tại sao sự tăng gấp bội số lượng NST làm tăng kích thước của tế bào?.
Đáp án: 
 Sự tăng gấp bội số lượng NST , ADN trong tế bào -> tăng cường độ trao đổi chất -> tăng kích thước , tế bào, cơ quan, tăng sức chống chịu của cơ thể
Câu 4:
Mức độ nhận thức: Vận dụng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Ứng dụng đa bội thể.
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi: 
? Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chọn giống cây trồng?
Đáp án : 
 Trong chọn giống có thể khai thác các đặc điểm tăng kích thước của thân, lá, củ , quả để tăng năng suất cây trồng
 Tiết 30. Thường biến.
Câu 1:
Mức độ nhận thức: Nhận biết
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Khái niệm thường biến.
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi: Thường biến là gì?
Đáp án: 
 Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
Câu 2:
Mức độ nhận thức: Biết
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
 - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa ............... và .....................
 - Các tính trạng ............. phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen
 - Các tính trạng .................... chịu ảnh hưởng của môi trường
Đáp án: 
Thứ tự từ cần điền: kiểu gen, môi trường, chất lượng, số lượng.
Câu 3:
Mức độ nhận thức: Hiểu
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.
Thời gian: 5 phút
Số điểm: 2 điểm
Câu hỏi:
 Phân biệt thường biến với đột biến
Đáp án: 
Thường biến
Đột biến
1. Biến đổi kiểu hình dưới ảnh hưởng của môi trường
1. Biến đổi kiểu hình do biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền ( NST, ADN)
2. Không di truyền
2. Di truyền
3. Xuất hiện đồng loạt tương ứng điều kiện môi trường
3. Xuất hiện ngẫu nhiên
4. Có lợi cho sinh vật
4. Thường có hại
Câu 4:
Mức độ nhận thức: Vận dụng
Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Ảnh hưởng của môi trường, kiểu gen với tính trạng số lượng , chất lượng.
Thời gian: 2 phút
Số điểm: 1,0 điểm
Câu hỏi:
 Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đến tt số lượng như thế nào?
Đáp án : 
 Áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp hoặc hoặc cải tạo thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.
 CHƯƠNG VI. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
TIẾT 37. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 1:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết công nghệ tế bào là gì?
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 4 phút
Khu vực viết câu hỏi
A. Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen
B. Là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô non để tạo ra cơ quan hoặc cơ quan hoàn chỉnh
C. Là ngành công nghệ sử dụng tế bào sống để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
D. Cả A, B, và C
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Đáp án: B 
Câu 2:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Nhận biết được công nghệ tế bào được ứng dụng trong lĩnh vực nào?
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 4 phút
Khu vực viết câu hỏi
A. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng và nuôi cấy tế bào trong chọn giống cây trồng
B. Nuôi cấy mô trong chọn giống cây trồng và nhân bản vô tính trong động vật
C. Nhân bản vô tính trong động vậtvà nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng 
D. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng, nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
D
Câu 3:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng bao gồm các khâu:
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 5 phút
Khu vực viết câu hỏi
 A. Tách tế bào và mô rồi đem nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành mô sẹo
B. Nuôi cấy mô sẹo trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo và có hoóc môn sinh trưởngthích hợp để kích thích chúng phát triển thành những cây con hoàn chỉnh
C. Tách và cắt, nối đoạn ADN tái tổ hợp và sau đó chuyển vào tế bào nhận
D. Cả A và B
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
D
Câu 4:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn gống cây trồng.
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 4 phút
Khu vực viết câu hỏi
 Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn gống cây trồng được ứng dụng trong loại giống cay trồng nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Viện công nghệ sinh học đã chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ các tế bào phôi của giống lúa CR 203, rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào để tạo ra giống lúa mới cấp Quốc gia DR2 có năng xuất cao và độ thuần chủng cao.
Câu 5:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm
* Thời gian: 5 phút
Khu vực viết câu hỏi
Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp có hiệu quả để tăng nhanh số lượng cá thể , đáp ứng với yêu cầu sản xuất.
Tiết 38. CÔNG NGHỆ GEN
Câu 6:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Khái niệm về kĩ thuật gen
* Mức độ tư duy: Nhận biết
* Thời gian: 4 phút
Khu vực viết câu hỏi
Kĩ thuật gen là gì?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Kĩ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động có định hướng lên ADN cho phép chuyên gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của một loài khác
Câu 7:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Các khâu của kĩ thuật gen
* Mức độ tư duy: Nhận biết
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
A. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn
B. Tạo ADN tái tổ hợp
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
D
Câu 8:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Công nghệ gen, ứng dụng của công nghệ gen
* Mức độ tư duy: Nhận biết
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Công nghệ gen là gì? trong sản xuất và đời sống , công nghệ gen được ứng dụng trong những lĩnh vực chủ yếu nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Công nghệ gen là là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.
Trong sản xuất và đời sống , công nghệ gen được ứng dụng để chuyển gen; Tạo ra các chủng vi sinh vật mới, các thực vật và động vật chuyển gen
Câu 9:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Công nghệ sinh học
* Mức độ tư duy: Nhận biết
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
 Công nghệ sinh học là gì?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.
Câu 10:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Các lĩnh vực của công nghệ sinh học
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 4 phút
Khu vực viết câu hỏi
Các lĩnh vực của công nghệ sinh học bao gồm :
A. Công nghệ lên men,công nghệ tế bào,công nghệ gen
B. Công nghệ en zim,công nghệ sinh học sử lí môi trường
C. Công nghệ chuyển nhân và chuyể phôi
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
D	
Tiết 39. THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
Câu 11:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Thoái hoá giống
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Thoái hoá giống là gì?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Thoái hoá giống là hiện tượng các thế hệ con lai có sức sống kém, phát triển chậm, bộc lộ nhiều tính trạng xấu. Ở thực vật xuất hiện dị dạng, thân lùn, lá bạch tạng. Ở động vật xuất hiện quái thai, dị hình hoặc có thể chết...
Câu 12:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Giao phối gần
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 5 phút
Khu vực viết câu hỏi
Thế nào là giao phối gần?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Giao phối gần hay giao phối cận huyết ở vật nuôi : lai giữa các cá thể cùng bố mẹ hoặc giữa các cá thể thế hệ con cái với bố mẹ của chúng.
Câu 13:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết , tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết , tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết , tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm, gây ra hiện tượng thoái hoá vì các gen lặn có hại gặp nhau
Câu 14:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Nguyên nhân của sự thoái hoá
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 4 phút
Khu vực viết câu hỏi
Tại sao tự thụ phấn và giao phối gần gây thoái hoá giống?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm, đồng hợp tăng dần trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện gây hại.
Câu 15:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần
* Mức độ tư duy: Vân dụng.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần nhằm mục đích gì?
A. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn
B. Tạo dòng thuần , thuận lợi cho đánh giá kiểu gen từng dòng, 
C. Phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
D
Tiết 40: ƯU THẾ LAI
Câu 16:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Khái niệm ưu thế lai
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Ưu thế lai là gì?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng xuất cao hơn bố mẹ
Câu 17:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Biểu hiện của gen trong ưu thế lai
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong các kiểu gen nào sau đây:
A. aabbcc
B. Aabbcc
C. AaBbcc
D. AaBbCc
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
D
Câu 18:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Các phương pháp tạo ưu thế lai
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 5 phút
Khu vực viết câu hỏi
Các phương pháp tạo ưu thế lai là gì?
A. Lai khác dòng
B. Lai kinh tế
C. Lai khác thứ
D. Hoặc A, hoặc B, hoặc C tuỳ ý
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
D
Câu 19:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: vai trò của cơ thể lai F1
* Mức độ tư duy: Vận dụng.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Cơ thể lai F1 trong lai kinh tế được dùng làm gì?
A. Làm giống
B. Làm sản phẩm
C. Cả a và b
D. Cả a và b sai
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
B
Câu 20:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Lai kinh tế , hình thức của lai kinh tế
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 8 phút
Khu vực viết câu hỏi
Lai kinh tế là gì? ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm , không dùng nó làm giống.
Ở nước ta hiện nay , phổ bién là dùng con lai thuộc giống trong nước giao phối với giống đực cao sản thuộc giống nhập nội.
TIẾT 41. THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
Câu 21:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm
* Chuẩn cần đánh giá: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
* Mức độ tư duy: Vận dụng.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Tập dượt thao tác giao phấn ở cây trồng nào thích hợp?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Trên cây lúa là thích hợp nhất vì lúa là thuộc hoa lưỡng tính.
Câu 22:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Mô tả các thao tác giao phấn
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 10 phút
Khu vực viết câu hỏi
Thao tác lai giống lúa gồm các bước nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực
Khử nhị đực
Sau khi bỏ nhị đực thì bao bông lúa lại
Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị đực
Bao bông lúa đã được lai bằng giấy bóng kính mờ
Câu 23:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Giáo viên tổ chức tiến hành giờ thực hành.
* Mức độ tư duy: Vận dụng.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Giáo viên tổ chức tiến hành giờ thực hành như thế nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm.
- Mỗi nhóm lại chia thành các nhom nhỏ: 2- 3 em
Câu 24:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Giáo viên thực hiện nhiệm vụ gì cho HS hiểu
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 5 phút
Khu vực viết câu hỏi
Giáo viên thực hiện nhiệm vụ gì cho HS hiểu
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
- Giáo viên giải thíchtranh minh hoạ kĩ năng chọn cây, bông hoa, bao cách li và các dụng cụ dùng để giao phấn
- Sau đó biểu diễn các kĩ năng giao phấn để HS quan sát.
Câu 25:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: HS viết báo cáo kết quả thực hành
* Mức độ tư duy: Vận dụng.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Giáo viên hướng dẫn HS viết báo cáo thực hành theo các bước như thế nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
- Thứ tự các bước của các thao tác giao phấn.
TIẾT 42: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
Câu 26:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Đồ dùng cho tiết thực hành
* Mức độ tư duy: Nhận biết.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Các loại đồ dùng nào phục vụ cho tiết thực hành?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
- Tranh về các giống vật nuôi: như giống bò, lợn, gà, vịt... nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam
- Các loại tranh về giống lúa, ngô lai, đậu tương...
Câu 27:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Cách thức tiến hành 
* Mức độ tư duy: Vận dụng.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Giáo viên hướng dẫn cách thức tiến hành như thế nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
- Giáo viên cho HS tự sắp xếp các tranh theo chủ đề ( ghi số của tranh)
- HS quan sát , so sánhvới các kiến thức lí thuyết
- Ghi nhận xét vào bảng 39
Câu 28:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của 1 số vật nuôi
* Mức độ tư duy: Thông hiểu.
* Thời gian: 10 phút
Khu vực viết câu hỏi
Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của các giống bò?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
- Giống bò sữa Hà Lan: lấy sữa. Thân hình to, khoẻ, mập nhiều sữa
- Giống Bò Sind: Lấy thịt. Béo, khoẻ, cao to mập
Câu 29:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Địa phương đã sử dụng những giống vật nuôi
* Mức độ tư duy: Vận dụng.
* Thời gian: 3 phút
Khu vực viết câu hỏi
Địa phương đã sử dụng những giống vật nuôi nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
- Các giống vật nuôi mà địa phương Cao Bằng đã và đang sử dụng: Trâu, bò , cá Rô phi đơn tính, gà lương phượng, gà Tam hoàng...
Câu 30:
Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi tự luận
* Chuẩn cần đánh giá: Địa phương đã sử dụng những giống cây trồng
* Mức độ tư duy: Vận dụng.
* Thời gian: 10 phút
Khu vực viết câu hỏi
Địa phương đã sử dụng những giống cây trồng nào?
Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả
- Các giống lúa CR203, ngô lai...
- Giống táo lai xuân
- Giống Cà chua
 PHẦN II. Chương I. Sinh vật và môi trường
 - Tiết 43: Môi trường và các nhân tố sinh thái	
 - Tiết 44: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
 - Tiết 45: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
 - Tiết 46: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật 
TIẾT
MỨC ĐỘ
NỘI DUNG VÀ ĐÁP ÁN
ĐIỂM
43
Nhận biết
Câu 1. 
 Môi trườ

File đính kèm:

  • docNGAN HANG CAU HOI SINH 9. DA SUA.doc