Ngân hàng câu hỏi Ngữ văn 9 2014 -2015
Câu 7: : Có ý kiến cho rằng: Đặc sắc của truyện ngắn Làng trước hết thể hiện ở các xây dựng tình huống độc đáo
- Đây là nhận định chính xác. Tác giả đặt ông Hai trước một tình huống gay cấn mà chính ông không thể lường được: Cái làng chợ Dầu ông hết mực yêu quí đã theo giặc. Thông qua tình huống này, nhà văn Kim Lân đã miêu tả sâu sắc hơn tình yêu làng và nhận thức mới về tình yêu quê hương đất nước của ông Hai.
Câu 8: : Sự thay đổi tâm trạng của ông Hai khi tin làng được cải chính:
- Mặt vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho con.
- Lật đật đi sang nhà bác Thứ, lật đật bỏ đi nơi khác, múa cái tay lên mà khoe
- Nhận xét: Tình yêu làng của ông Hai gắn liền với tình yêu đất nước, yêu cách mạng, yêu cụ Hồ.
Câu 9: Tác giả Kim Lân chọn nhan đề là Làng cho truyện ngắn của mình vì:
- Làng là một đơn vị hành chính, là một khái niệm về quê hương đất nước. Đặt tên làng, tác giả đã không nói riêng về một làng chợ Dầu của ông Hai, mà nói về bao nhiêu làng quê khác ở đất nước Việt Nam vào thời điểm ấy, đang hướng về cụ Hồ,hướng về kháng chiến.
- Đặt nhan đề là Làng Kim Lân còn ngầm giới thiệu về những người trong làng. Họ là những người đang ở lại làng đào hào đắp ụ.họ là những người đi tản cư do hoàn cảnh. Nhưng một lòng một dậ theo Đảng, theo cách mạng.
văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động. Câu 2: - Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. Câu 3: - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. + Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng) + Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng gọi là độc thoại nội tâm. Câu 4: Y/C HS - Tìm được đoạn văn tự sự đúng theo yêu cầu (Có thể sử dụng một hay nhiều yếu tố khác) - Hiểu và trình bày được vai trò và tác dụng của các yếu tố đó trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của đoạn văn. Câu 5: HS viết thành một đoạn văn đảm bảo các nội dung sau đây: - Mở đoạn: Thông qua dẫn dắt để giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể. - Thân đoạn: + Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện + Thái độ của mình trước khi để xảy ra sự việc có lỗi với bạn. + Diễn biến sự việc -> Thái độ của những người có liên quan. + Cách giải quyết của bản thân về sự việc đó như thế nào? + Kết thức sự việc và thái độ của mình và của bạn. - Kết đoạn: Bài học rút ra cho bản thân mình. Chủ đề 2: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Câu 2: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 8’ - Nội dung câu hỏi: Nêu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện. Câu 3: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Cho biết hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên. Câu 4: - Mức độ: Thông hiểu - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Em hiểu gì về vẻ đẹp của anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Câu 5: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? Câu 6: - Mức độ: Vận dụng - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Cảm nhận của em về anh thanh niên trong đoạn văn khi anh kể về quê quán, người bố… Câu 7: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Trong tác phẩm anh thanh niên nói: “Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”. Em hiểu gì về niềm hạnh phúc của anh thanh niên? Nêu quan niệm của em về hạnh phúc. Câu 8: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Trong tác phẩm tác giả để nhân vật bác lái xe giới thiệu anh thanh niên là : “người cô độc nhất thế gian”. Mục đích của tác giả là gì? Em có đồng ý với bác lái xe khi gọi anh thanh niên là người cô độc nhất không? Nếu được sửa, em sẽ thay từ cco độc bằng từ gì? Vì sao? Câu 9: - Mức độ: Vận dụng. - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Cảm nhận của em về cô gái trong đoạn văn sau: “Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong long cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nũa, bó hoa của những háo hức v à mơ mộng.” Tác giả miêu tả tâm trạng cô gái như trên có dụng ý gì? Câu 10: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Việc nhà văn không đặt tên riêng cho các nhân vật của mình trong tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ gì? Đáp án. Câu 1: - Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. + Sở trường viết truyện ngắn và bút kí/ + Văn của ông nhẹ nhàng giàu chất thơ. -+Quan điểm sang tác: Lao động nghệ thuật là một con đường gian khổ đòi hỏi người cầm bút phải có tính sang tạo. - Tác phẩm: Viết 1970, sau chuyến đi Lào Cai của tác giả. Câu 2: - Nội dung: Thông qua một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữ ông họ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa, tác giả khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. - Nghệ thuật: Truyện xây dựng tình huống truyện hợp lí, cách kể truyện tự nhiên, miêu tả nhân vật ở nhiều điểm nhìn, ngôn ngữ chân thực giàu chất thơ và chất học, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận. - Ý nghĩa: Lặng lẽ Sa Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thức tế của nhân vật ông học sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ cống hiến quên mình cho tổ quốc. Câu 3: - Hoàn cảnh sống: Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cái lạnh lẽo mênh mông của cỏ cây, mây mù… - Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu, một công việc dòi hỏi tỉ mỉ, chính xác… => Là một con người bình thường nhưng hoàn cảnh sống và làm việc hết sức đặc biệt, nhất là khi anh mới 27 tuổi. Câu 4: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên. - Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm với cái lạnh lẽo của mây mù…Làm công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ và có tính chính xác cao…(Quan niệm về công việc: Khi ta làm việc ta với việc là đôi sao gọi là một mình được…) - Trong công việc: Yêu công việc, ý thức được giá trị của lao động với con người… - Trong cuộc sống thường ngày: Căn nhà giản dị, đồ đạc đơn sơ nhưng gọn gang ngăn nắp…trồng hoa, nuôi gà, đọc sách…=> Sống có trách nhiệm với bản thân mình - Trong cách đối sử với mọi người: Yêu quý, trân trọng và chu đáo với mọi người…(Mời khách nhiệt tình lên thăm nhà, trò chuyện cởi mở với mọi người, đào biếu vợ bacư slái xe của tam thất, chuẩn bị đồ ăn đường cho hai người…) Câu 5: Ý nghĩa nhan đề: - Là nhan đề giàu chất thơ - Gợi lên không gian câu chuyện: vùng đát Sa Pa im lìm với những rừng thông mơ mộng, những dinh thự cũ kĩ, nơi mà chie nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. Cái lặng lẽ của Sa Pa còn ẩn chứa cái lặng lẽ âm thầm đầy khiêm nhường mà cao cả của những con người đang ngày đêm nhiệt tình hăng say lao động góp sức xây dựg cuộc sống mới. Bên trong cái lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi động cống hiến đầy ý nghĩa. Câu 6: Cảm nhận về anh thanh niên trong đoạn trích đã cho: - Nhiệt tình, hăm hở cống hiến. - Đóng góp tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mĩ - Khiêm nhường, hồn nhiên, vô tư. - Tình cảm gia đình và tình yêu nước hoà quyện, gắn bó cao đẹp. - Có quan niệm sống tích cực, có lí tưởng cao đẹp. Câu 7: - Anh thanh niên thấy hạnh phúc vì anh đã góp phần phát hiện đám mây khô giúp không quân ta hạ được phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đó là niềm vui được cống hiến, được làm những việc có ích cho đất nước. Còn moth lí do nữa khiến anh vui sướng là bằng sự làm việc hăng say, nhiệt tình anh đã lập chiến công và có thể thi đua cùng người cha đang trực tiếp tham gia chiến đấu. Niềm hạnh phúc của anh thanh niên là được cùng làm việc với những người thân yêu nhất vì mục đích cao cả xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Quan niệm về hạnh phúc: Quan niệm phải phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh sống hiện tại: Là HS ngồi trên ghế nhà trường, sống trong thời bình, hạnh phúc là yêu thương và được yêu thương những người xung quanh mình: gia đình, bạn bè…; hạnh phúc là được sống có ý nghĩa với ai đó. Câu 8: - Mục đích là tạo ấn tượng ban đầu cho người đọc, giới thiệu cuộc sống cô đơn của anh thanh niên cho người đọc thấy bác lái xe rất hiểu và cảm thông với anh. - Cô đọc là chỉ có một mình, tách khỏi mọi lien hệ với xung quanh. Anh thanh niên sống một mình trên núi cao, nhưng anh vẫn có mối lien hệ với xung quanh: anh quan tâm đến anh kĩ sư vườn rau; anh nghĩ ra cách chặn xe ông học sĩ để trò chuyện; hang ngày đọc sách, trròng hoa, nuôi gà…Anh không tách biệt khỏi cuộc sống lao động, chiến đấu của đất nước, mà sống hăm hở nhiệt tình, đầy ý nghĩa. Do đó bác lái xe gọi như vậy chắc hản chỉ là cách gây ấn tượng với người đọc. Câu 9: - Tâm trạng cô gái: Cô biết ơn chàng trai vì chính cuộc sống của anh thanh niên, chính vẻ đẹp tâm hồn của anh đã khơi dậy trong cô tình yêu cuộc sống, đã đánh thức nhiệt tình tuổi trẻ và niềm tin về cuộc đời tưởng như đã nguội tắt sau những đổ vỡ. Bó hoa được nhắc đến trong đoạn văn vùa là bó hoa thực cô gái được anh thanh niên hái tặng, vừa là niềm sung sướng, nỗi xao xuyến, niềm hạnh phúc đang âm thầm nở rộ trong tâm hồn cô…Và sau chuyến đi Sa Pa, con đường cô đi hẳn sẽ hứa hẹn nhiều niềm vui, nhiều mới mẻ. - Tác giả miêu tả tâm trạng cô gái để một lần nữa để ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn anh thanh niên: một vẻ đẹp bình dị nhưng có sức lan toả, có sức lay thức đối với những người dù chỉ một lần gặp gỡ. Những xúc cảm của cô gái như một thứ ánh sang rọi vào bức chân dung người thanh niên để làm bừng lên những vẻ đẹp bình thường mà cao cả. Câu 10: Dụng ý khi tác giả không đặt tên cho các nhân vật của mình bởi: - Điều đó phải chăng nói lên ý nghĩa phổ quát của các nhân vật trong tác phẩm, không chỉ một cá nhân nào mà khắp trên mảnh đất Sa Pa nói riêng, khắp đất nước ta nói chung có rất nhiều những con người bình dị như vậy đang lặng thầm cống hiến như thế cho đất nước? - Mỗi người đều tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình, cho nên không ai thấy công việc ấy là nhỏ bé hay cuộc sống của mình là vô vị, nhạt nhẽo… TUẦN 15. Chủ đề 1: Người kể chuyện trong văn bản tự sự. Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết. - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Em hãy cho biết trong văn bản tự sự người ta thường kể chuyện theo những ngôi kể nào? Tác dụng của từng ngôi kể đó là gì? Câu 2: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 5’ - Nội dung: Nêu vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. Câu 3: - Mức độ: Nhận biết. - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Kể tên các văn bản tự sự đã được học và xác định ngôi kể vai trò của từng ngôi kế đó? Câu 4: - Mức độ: Vận dụng - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Nhập vai nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa để kể lại văn bản. Câu 5: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Chọn 2 đoạn văn đã học trong đó một đoạn kể theo ngôi 1, một đoạn kể theo ngôi 3. Cho biết điểm khác nhau trong mỗi ngôi kể đó. Đáp án Câu 1: - Kể chuyện theo hai ngôi: + Ngôi 1: Người kể xưng tôi -> Chuyện kể chân thực, cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp-> Nội dung chuyện kể mang tính chủ quan-> Dế bộc lộc cảm xúc. + Ngôi 3: Người kể chuyện giấu mình những có mặt ở khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động, tâm tư tình cảm của các nhân vật. Câu 2: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. - Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống, tả người và tả cảnh vật, đưa ra các nhận xét, đánh giá về những điều được kể. Câu 3: Kể tên các văn bản tự sự, xác định ngôi kể và tác dụng của ngôi kể đó. - Làng của Kim Lân -> ngôi 3-> chuyện kể khách quan, người kể như nhập vào vai các nhân vật trong chuyện để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, cảm xúc bộc lộ nhiều chiều -> tạo được sự phong phú trong cách kể chuyện. - Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long -> ngôi 3-> chuyện kể khách quan, người kể như nhập vào vai các nhân vật trong chuyện để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc, cảm xúc bộc lộ nhiều chiều -> tạo được sự phong phú trong cách kể chuyện. - Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng -> ngôi 1, người kể xưng tôi -> chuyện kể đảm bảo tính chân thực, cảm xúc bộc lộ chủ quan. - Cố hương của Lỗ Tấn-> ngôi 1, người kể xưng tôi -> chuyện kể đảm bảo tính chân thực, cảm xúc bộc lộ chủ quan. Câu 4: Y/C HS - Nhập được vào vai nhân vật anh thanh niên để kể. - Đảm bảo các sự việc của câu chuyện. - Lời kể chuyện trong sáng, lô gích, hợp lí lôi cuốn được người đọc, người nghe. Câu 5: - HS chọn được 2 đoạn văn trong đó mỗi mỗi đoạn sử dụng một ngôi kể khác nhau. - Xác định được chính xác ngôi kể của từng đoạn. - Nhận ra được những điểm khác nhau và lợi thế của từng ngôi kể trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của đoạn cũng như của tác phẩm. Chủ đề 2: Ôn tập Tiếng việt ( Các phương châm hội thoại, Xưng hô trong hội thoại, Dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp) Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết. - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Kể tên và nêu khái niệm các phương châm hội thoại. Câu 2: - Mức độ: Vận dụng. - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: Viết một đoạn văn trong đó có một phương châm hội thoại nào đó bị vi phạm hay tuân thủ. Câu 3: - Mức độ: Hiểu. - Thời gian: 5’ - Nội dung câu hỏi: Trong tiếng Việt, xưng hô thường tuân theo phương châm “xưng khiêm, hô tôn”. Em hiểu phương châm đó như thế nào? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 4: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 10’ - Nội dung câu hỏi: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Câu 5: - Mức độ: Vận dụng - Thời gian: 15’ - Nội dung câu hỏi: Sử dụng câu cho sau đây làm lời dẫn trực tiếp trong một đoạn văn của em. “ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình” (Đặng Thai Mai-TViệt, một biểu hiện hung hồn của sức mạnh dân tộc) Đáp án Câu 1: - Kể tên: PC về lượng, chất, cách thức, quan hệ, lịch sự - Khái niệm: + PC về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, thừa. + Chất: Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. + Quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. + Lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. + Cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. Câu 2: - Y/C HS: + Viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh + Có một phương châm hội thoại nào đó bị vi phạm hay tuân thủ. + Chỉ ra được phương châm hội thoại đó. Câu 3 : - Xưng khiêm : Khi nói về mình thì thật phải khiêm tốn... - Hô tôn : Khi nói hay gọi người khác phải tôn trọng người đang đối thoại. - HS cho vd cụ thể. Câu 4 : a) Giống nhau : Đều là mượn lời của người khác trong lời nói của mình nhằm làm tăng tính thuyết phục cho lời nói. b) Khác nhau : - Dẫn trực tiếp : Dẫn nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người khác, không thay đổi hay thêm bớt. Đặt trong dấu ngoặc kép. - Dẫn gián tiếp : Không cần dẫn nguyên văn nhưng phải đảm bảo tính chính xác cho nội dung lời được dẫn. Không đặt trong dấu ngoặc kép. Câu 5 : Y/C HS viết một đoạn văn đảm bảo : - Về hình thức : Dùng đúng dấu câu theo yêu cầu. - Về nội dung : Đảm bảo liên kết giữa lời của người được dẫn với lời của người dẫn. Chủ đề 3 : Văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) Câu hỏi Câu 1: - Mức độ: Nhận biết - Thời gian: 5’ - Nội dung: Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà? Câu 2: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 5’ - Nội dung: Truyện đã thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm cha con ông Sáu ở mấy tình huống và đó là những tình huống nào? Em có nhận xét gì về tình cảm cha con được thể hiện trong hai tình huống đó. Câu 3: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 5’ - Nội dung: Nhân vật bé Thu trong chuyện được kể chủ yếu trong mối quan hệ nào và ở những khoảng thời gian nào ? Câu 4: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 8’ - Nội dung: Thái độ và tình cảm của bé Thu đối với cha trong những ngày ông Sáu được nghỉ phép về thăm nhà được thể hiện như thế nào ? Câu 5: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 5’ - Nội dung: Khi gặp cha bé Thu kêu thét lên và trong cuộc chia tay với cha nó cũng kêu thét lên. Hãy so sánh. Câu 6: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 10’ - Nội dung: Vết sẹo trên mặt ông Sáu khiến bé Thu không nhận ra cha nhưng cũng chính vết sẹo ấy Thu đã nhận ra cha của mình. Em có đồng ý không? Vì sao? Câu 7: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 10’ - Nội dung: Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu được thể hiện như thế nào? Câu 8: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 5’ - Nội dung: Tại sao Nguyễn Quang Sáng lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là Chiếc lược ngà? Câu 9: - Mức độ: Hiểu - Thời gian: 10’ - Nội dung: Những điều mà chiến tranh không thể lấy đi trong truyện ngắn Chiếc lược ngà? Câu 10: - Mức độ: Vận dụng - Thời gian: 20’ - Nội dung: Từ mối tình cảm động giữa hai cha con ông Sáu viết một bài nghị luận ngắn suy nghĩ của em về tình phụ tử? Đáp án Câu 1: - Tác giả: + Nguyến Quang Sáng (1932) quê An Giang. + Là nhà văn Nam Bộ trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến. + Lối viết giản dị, mộc mạc nhưng rất sâu sắc đậm đà chất Nam bộ. - Tác phẩm: Viết 1966, khi tác giả hoạt động tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chồng Mĩ. Chuyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, nhưng lại tập chung nói về tình người, tình cha con trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Câu 2: Truyện đã thể hiện ở hai tình huống: - Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận ra cha, lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì ông Sáu đã phải ra đi. - Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. => Tình huống 1: Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của Thu đối với cha => Tình huống 2: Bộc lộ sâu sắc tình cảm của người cha đối với con. Câu 3: - Được kể trong mối quan hệ với cha là ông Sáu - Được kể ở hai thời điểm: + Trước khi nhận ra ông Sáu là cha + Khi nhận ra ông Sáu là cha của mình. Câu 4: Thái độ và tình cảm của bé Thu đối với cha trong những ngày ông Sáu được nghỉ phép về thăm nhà * Trước khi nhận ra ông Sáu là cha: - Giật mình, ngơ ngác và lạ lùng khi nghe thấy tiếng gọi con của một người đàn ông lạ mặt. - Hoảng sợ và bỏ chạy, kêu và cầu cứu mẹ. - Kiên quyết không chịu gọi một tiuếng ba mặc dù đã được mọi người nhắc nhở và bị dồn vào thế bí. - Hắt cái trứng cá ra khỏi bát và bỏ sang nhà bà ngoại. * Khi nhận ra ông Sáu là cha: - Nghe bà ngoại giải thích lí do của vết sẹo trên mặt ông Sáu bé Thu đã ân hận, nhận ra cái sai của mình. - Trong cuộc chia tay chỉ dám đứng yên từ xa mà nhìn lại... - Bộc lộ tình cảm mãnh liệt khi nghe câu chào từ biệt của cha. - Đồng ý cho ba đi với lời hứa khi trở về sẽ mua cho một chiếc lược. Câu 5: So sánh tiếng kêu của bé Thu - Giống nhau: Đều là tiếng kêu của một con người; bé Thu - Khác nhau: + Tiếng kêu lúc vừa gặp: Tiếng kêu là để gọi má-> là tiếng kêu sợ hãi, cầu cứu... + Tiếng kêu lúc chia tay: là tiếng lòng, là tiếng nói của tình yêu thương ruột thịt... Câu 6: Đồng ý với những nhận định vì: - Vết sẹo trên mặt ông Sáu đã khiến ông rất khác so với bức hình chụp chung với vợ trong ngày cưới -> chính vì điều này mà bé Thu kiên quyết không nhận ông là cha cho dù mọi người đã dùng mọi cách để thuyết phục con bé. - Chính vết sẹo đã khiến bé Thu nhận ông Sáu là cha vì qua lời giải thích của bà ngoại bé đã hiểu ra lí do vì sao cha nó có vết sẹo trên mặt-. Chính vì lí do này mà bé đã hôn ba cùng khắp, hôn cả vết sẹo dài trên má như một sự chuộc lỗi cho những gì mà mình đã gây ra để khiến cho cha phải buồn phiền. Câu 7: Tình cảm của người cha với con được khắc hoạ qua: - Hoàn cảnh của ông Sáu: Vì chiến tranh ông xa nhà đi kháng chiến, lúc đi đứa con gái đầu lòng và cũng là đứa con duy nhất của ông chưa đầy tuổi -> tám năm chưa một lần gặp con nên ông rất mong nhớ và rất muốn được về thăm con. - Khi vừa gặp con: Vì vui mừng không ghìm nén được ông đã cất tiếng gọi con -> đau đớn khi thấy con hoảng sợ và bỏ chạy... - Trong những ngày ở nhà ông không dám đi đâu xa chỉ quanh quẩn bên con để mong được một tiếng gọi ba từ con bé, song càg mong mỏi thì con anh lại càng ương bướng, kiên quyêt không chịu gọi... - Khi chia tay: Ông thực sự hạnh phúc vì con bé đã nhận ra ông là cha và bộc lộ tình cảm mãnh liệt... - Ở chiến khu ông dồn hết tình yêu thương con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, chiếc lược chưa một lần được chải mái tóc
File đính kèm:
- Ngân hàng câu hỏi ngữ văn 9 2014 -2015.doc