Ngân hàng câu hỏi môn: Sinh học 6
Tiết 38 Thụ tinh, kết hạt và tạo quả
Câu 1: ( thông hiểu – tuần 19 – thời gian : 2’)
Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ?
- Đáp án: noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt.
Câu 2: ( Vận dụng – tuần 19 – thời gian : 3’)
Em hãy cho biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của mỗi bộ phận đó?
- Đáp án: Những cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa:
+ Quả cà chua, hồng, thị ổi ( còn lá đài)
+ Quả chuối, quả ngô ( còn nhụy và vòi nhụy)
Câu 3: ( thông hiểu – tuần 19 – thời gian : 4’)
Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh?
- Đáp án:
+ Thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
+ Thụ tinh: là hiện tượng tb sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tb sinh dục cái có trong noãn tạo thành 1 tb mới gọi là hợp tử
Câu 4: ( thông hiểu – tuần 19 – thời gian : 4’)
oát hơi nước qua lá chủ yếu ở mặt dưới của lá. Còn mặt trên là nơi tiếp nhận a/sáng mặt trời nên lỗ khí hầu như không có Tuy nhiên ở một số cây lỗ khí có ở cả 2 mặt của lá như lá ngô, lá lúa.... Câu 3: Theo em khi trời nắng hoạt động đóng, mở lỗ khí nhiều hơn hay ít hơn so với trời râm? ( Thông hiểu-1đ) - Trời nắng hoạt động đóng, mở lỗ khí nhiều hơn để bề mặt lá tránh khỏi bị ánh nắng mặt trời đốt cháy. Điều này giải thích vì sao khi trời nắng nấp vào dưới bóng cây, người ta lại thấy dễ chịu và mát mẻ hơn Lá cây có1 khả năng mà hầu hết các sv khác không thể có được, kể cả con người chúng ta dù rất thông minh : Tự chế tạo chất hữu cơ Câu 4: Nêu cấu tạo của phần thịt lá?(nhận biết-1đ) - Các TB thịt lá có vách mỏng chứa nhiều lục lạp, chứa chất diệp lục( làm cho lá có màu xanh). gồm nhiều lớp có những đặc điểm khác nhau phù hợp với chức năng thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. - Giữa các tế bào có khoang chứa không khí để chứa & trao đổi khí Câu 5: Vị trí của gân lá?Gân lá có cấu tạo ntn? Gân lá có c/ năng gì?(nhận biết-1đ) - Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, bao gồm mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. _______________________________________________________________ Tiết 23: Bài 21 QUANG HỢP Câu 1: Trước khi làm thí nghiệm về quang hợp ,chúng ta cần biết điều gì? (nhận biết-1đ) - Điều cần biết: dd iốt + tinh bột có màu xanh tím Câu 2: Để xác định chất mà lá cây có được khi có ánh sáng ta cần làm thí nghiệm gì? (nhận biết-1đ) Thí nghiệm: lấy 1 chậu trồng cây khoai lang để vào chỗ tối trong 2 ngày. Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở 2 mặt đem ra chỗ sáng(4-5h) - Ngắt chiếc lá, bỏ băng đen cho vào cồn 90o đun sôi cách thuỷ rửa sạch trong cốc nước ấm - Bỏ lá vào cốc đựng thuốc thử tinh bột Câu 3: Trong thí nghiệm để xác định chất mà lá cây có được khi có ánh sáng Việc bịt lá TN bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì? ( nhận biết-1đ) - Bịt lá TN bằng 1 băng dính đen làm cho 1 phần lá không nhận được ánh sáng. Điều này nhằm mục đích so sánh với phần lá nhận được ánh sáng. Câu 4: Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng? ( Thông hiểu-1đ) - Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng → cây mới phát triển tốt ( vì cây mới chế tạo ra tinh bột) Câu 5 : Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?( Thông hiểu-1đ) - Vì trong quá trình chế tạo ra tinh bột, cây rong đã nhả ra khí ô xi hòa vào nước của bể, tạo đk cho cá thở tốt hơn. ________________________________________________________________ Tiết 24: Bài 21 QUANG HỢP (tiếp theo) Câu 1: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?( Thông hiểu-1đ) HS: Vì trong quá trình chế tạo ra tinh bột, cây rong đã nhả ra khí ô xi hòa vào nước của bể, tạo đk cho cá thở tốt hơn. Câu 2: Lá cần những chất gì để chế tạo ra tinh bột? Nước cung cấp cho lá cây được lấy từ đâu? ( nhận biết-1đ) - lá cây cần nước để chế tạo ra tinh bột - Nước cung cấp cho lá lấy từ đất , nhờ lông hút chuyển từ rễ lên lá qua mạch gỗ của rễ→ thân→ cuống → lá Câu 3: Vì sao ở những nơi công cộng, nhà máy xí nghiệp cần trồng nhiều cây xanh? ( nhận biết-1đ) - Vì cây xanh sử dụng khí cácbôníc do nhà máy xí nghiệp, do các hoạt động của con người thải ra ...trong quá trình chế tạo ra tinh bột→ giảm ô nhiễm môi trường, tạo không khí trong lành... Câu 4: Quang hợp là gì? nêu sơ đồ tóm tắt của quang hợp? ( Thông hiểu-1đ) Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cácbôníc và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi. *Sơ đồ tóm tắt của quang hợp: Ánh sáng Nước + khí cácbôníc ----------------------à Tinh bột + khí ô xi (rễ hút từ đấ)t ( lấy từ kk) Chất diệp lục ( trong lá) (nhả ra môi trường ngoài) Câu 5 : Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: ?( Thông hiểu-2đ) Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có . , sử dụng nước, năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra.và nhả khí ô xi. Từ tinh bột cùng với.hòa tan, lá cây còn chế tạo được những..khác cần thiết cho cây ĐA: chất diệp lục, khí cácbôníc, tinh bột, MK, chất hữu cơ ___________________________________________________________________ Tiết 25: Bài 22 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUANG HỢP, Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP Câu 1: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? Các loài cây khác nhau đòi hỏi các ĐK đó ntn? ( Thông hiểu-1đ) - Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp là: ánh sáng, nước, hàm lượng khí cácbôníc và nhiệt độ. - Các loại cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện không giống nhau. Câu 2: Vì sao trong trồng trọt, trồng cây với mật độ quá dày thì thu hoặch sẽ thấp? ( Thông hiểu-1đ) + Trồng cây với mật độ quá dày để tận dụng triệt để đất, cây phải mọc chen chúc sẽ bị thiếu ánh sáng, thiếu k0khí, hơn nữa nhiệt độ k0khí sẽ tăng cao, gây khó khăn cho quang hợp, cây chế tạo được ít chất hữu cơ , thu hoạch sẽ thấp. Câu 3: Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải tưới nước, làm giàn che hoặc ủ ấm gốc cây? ( Thông hiểu-1đ) + Nhiệt độ k0khí quá cao hoặc quá thấp đều khó khăn cho QT QH của lá. Vì vậy các biênpháp chống nóng, chống rét cho cây có tác dụng tạo đk t0 th/lợi cho QT QH, cây sẽ chế tạo được nhiều chất hữu cơ, cây lớn nhanh, sinh trưởng tốt. Câu 4: Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì ? ( Thông hiểu-1đ) Các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên Trái Đất kể cả con người.( góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí). Câu 5: Các chất hữu cơ do quang hợp của cây xanh chế tạo ra đã được những sv nào sử dụng? Hãy kể tên những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh q.hợp đã cung cấp cho đời sống con người? ( Thông hiểu-1đ) - Hầu hết các loài ĐV & con người đều có thể sử dụng trực tiếp chất hữu cơ của cây xanh là TĂ hoặc có thể sử dụng gián tiếp thông qua các ĐV ăn TV. - Chất hữu cơ do cây xanh chế tạo đã cung cấp rất nhiều sản phẩm cần cho nh/c sống của con người: LT,TP, thuốc men, gỗ, củi, sợi , vải.... ________________________________________________________________ Tiết 26: Bài 23 CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG ? Câu 1: Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa ntn đối với đời sống của cây? ( Thông hiểu-1đ) Hô hấp là quá trình cây nhận khí O2, nhả khí CO2. Cây đã lấy khí ô xi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây, đồng thời thải khí cácbônic và hơi nước Câu 2: Người ta đã có những biện pháp nào để tạo điều kiện thuận lợi cho hô hấp của rễ hoặc hạt mới gieo? ( nhận biết-1đ) - Làm cho đất thoáng - Cày bừa kĩ cho đất xốp trước khi gieo hạt để tạo đk cho hạt hô hấp tốt, thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt - Luôn xới sáo cho đất tơi, xốp, đảm bảo đủ không khí cho rễ - Phơi ải đất trước khi cấy & làm cỏ sục bùn tạo đk cho đất chứa được nhiều không khí Câu 3: Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở, còn ban ngày thì thấy mát mẻ dễ thở? ( nhận biết-1đ) - Ban ngày cây xanh thực hiện quá trình quang hợp, ban đêm cây chỉ thực hiện quá trình hô hấp, Cây thải ra khí cácbôníc & cũng hút ôxi của không khí nên làm ta thấy hkos thở. Câu 4: Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa ntn đối với đời sống của cây? Cây hô hấp vào thời gian nào trong ngày ? ( Thông hiểu-1đ) Hô hấp là quá trình cây nhận khí O2, nhả khí CO2. Cây đã lấy khí ô xi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cây, đồng thời thải khí cácbônic và hơi nước Cây hô hấp ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp. Câu 5: Làm TN như thế nào để có thể CM trong không khí coa khí CO2? ( nhận biết-1đ) TN: Đặt cốc nước vôi trong trong môi trường không khí sau một thời gian nhận thấy trên mặt cốc nước có 1 lớp váng trắng chứng tỏ không khí có khí CO2 ______________________________________________________ Tiết 27: Bài 24 PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐÃ ĐI ĐÂU ? Câu 1: Phần lớn nước vào cây đi đâu ? ( nhận biết-0,5đ) - Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá. Câu 2: Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của cây? ( nhận biết-1đ) Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước & muối khoáng từ rễ lên lá & giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời. Câu 3: Khi nào lá cây thoát hơi nước nhiều ? Nếu cây thiếu nước sẽ xảy ra hiện tượng gì?( nhận biết-1đ) - Người ta phải tưới nhiều nước cho cây trong những ngày nắng nóng, khô hanh hoặc có gió mạnh, vì trong những ngày đó cây bị mất rất nhiều nước. Khi cây bị thiếu nước, lá k0 QH được, các HĐ sống khác cũng bị ngừng, cây khô héo & có thể bị chết. Câu 4: Sự thoát hơi nước qua lá phụ thuộc vào những điều kiện bên ngoài nào? ( nhận biết-1đ) - Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ & độ ẩm của không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước của lá - Cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kì khô hạn, nắng nóng & gió mạnh. Câu 5: E cần phải làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương? ( nhận biết-1đ) Trồng nhiều cây xanh, chăm sóc & bảo vệ cây xanh, không ngắt lá bẻ cành bừa bãi.... Tiết 28: Bài 25 THỰC HÀNH: QUAN SÁT BIẾN DẠNG CỦA LÁ Câu 1: Lá của cây xương rồng có đặc điểm gì?? Vì sao đặc điểm đó giúp cho cây có thể sống ở những nơi khô hạn thiếu nước? ( Thông hiểu-1đ) - Có dạng gai nhọn - Giảm sự thoát hơi nước qua lá Câu 2: Lá của cây bèo đất có đặc điểm gi?C/năng của chúng đối với cây? Chúng thường sống ở những nơi nào? ( nhận biết-1đ) - Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút & có thể tiêu hoá mồi - Bắt và tiêu hoá ruồi - Thường sống ở những nơi đất cát, thiếu chất khoáng Câu 3: Cây nắp ấm lá lá có dạng biến đổi gì? C/năng của chúng đối với cây?- ( nhận biết-1đ) - Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hoá được sâu bọ Câu 4: Biến dạng của lá có ý nghĩa gì ? (Thông hiểu-1đ) - Lá của 1 số loại cây đã biến đổi hình thái thích hợp với chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau. - Ví dụ: + Lá biến thành gai; + Tua cuốn, tay móc; + Lá vảy; + Lá dự trữ chất hữu cơ; + Lá bắt mồi, ... Câu 5: Vì sao lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai? (Thông hiểu-1đ) Một số loại xương rồng ở những nơi khô hạn thiếu nước, lá của chúng biến thành gai có tác dụng giảm sự thoát hơi nước, giúp cây có thể thích nghi và tồn tại được trong điều kiện khô hạn đó. Tiết 29: BÀI TẬP Câu 1: Tại sao nói : không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất ? (Thông hiểu-1đ) Không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất :Vì cây xanh quang hợp tạo ra chất hữu cơ, nuôi sống mọi sinh vật trên trái đất - Cây xanh q.hợp tạo ra khí O2 hấp thụ khí CO2, góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong bầu khí quyển Câu 2: Vì sao cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao) thì chức năng QH do bộ phận nào của cây đảm nhiệm?( Thông hiểu-1đ) - Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng thì chức năng QH do thân cây hoặc cành cây đảm nhận, vì thân, cành của những cây này thường cúng có lục lạp (nên có màu xanh). Câu 3:Hãy chọn từ, cụm từ sau: hai nhóm, ba kiểu, hứng được, trên phiến, bản dẹt điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau:( Thông hiểu-1đ) Lá gồm có phiến và cuống, . có nhiều gân. Phiến lá có màu lục, dạng .là phần rộng nhất của lá, giúp lá . nhiều ánh sáng. Có . gân lá: hình mạng, song song và hình cung. Có lá chính: lá đơn, lá kép. Câu 4: Hãy sắp xếp đặc điểm cấu tạo và c/năng tương ứng với từng bộ phận của phiến lá. (Thông hiểu-2đ) Các bộ phận Trả lời Đ Đ cấu tạo và c/năng của các bộ phận phiến lá Biểu bì Thịt lá Gân lá 1.b e. 2.c d 3.a g a. Gồm các bó mạch gỗ & mạch rây b. Bảo vệ phiến lá và cho á/s chiếu vào các tb bên trong c. C/năng chủ yếu là chế tạo chất hữu cơ cho cây d. gồm nhiều tb có vách mỏng, chứa nhiều lục lạp ở bên trong e. Gồm 1 lớp tb không màu, trong suốt, xếp sát nhau g. Nằm xen giữa phần thịt lá gồm các bó mạch gỗ và các bó mạch rây Câu 5: Hãy sắp xếp các cây có lá biến dạng tương ứng với từng loại lá biến dạng (Thông hiểu-2đ) Các loại lá biến dạng 1.Lá biến thành gai 2.Tua cuốn 3.Tay móc 4.Lá vảy 5.Lá dự trữ 6.Lá bắt mồi Tên cây a. nắp ấm b. Xương rồng c. Hành d. Bèo đất e. Đậu hà lan g. Dong ta h. Mây Đáp án:1-b; 2-e; 3-h; 4-g;5-c;6-a,d -------------------------------H------------ Chương V. SINH SẢN SINH DƯỠNG Tiết 30. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên Câu 1: (Nhận biết – tuần 15 –thời gian chủ đề làm bài: 1’) Nhóm cây có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là: a/ Xà cừ, cao su , bạch đàn b/ Khoai lang, thuốc bỏng ,rau má c/ Gừng, nghệ mít d/ Xoài, ổi, lúa - Đáp án:b Câu 2: (Thông hiểu – tuần 15 – thời gian đủ để làm bài: 3’) Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên ? kể tên những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa ? -Đáp án: SSSD tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần tử của cơ quan sinh dưỡng (rễ,thân,lá - các hình thức SSSDTN thường gặp ở cây có hoa : sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá Câu 3: ( Vận dụng _ tuần 15_ thời gian 4’) Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? - Đáp án: Muốn diệt cỏ dại hại cây trồng phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm ở dưới đất, vì cỏ dại có khả năng sinh sản bằng thân rễ nên chỉ cần sót lại một mẩu thân rễ là từ đó có thể mọc chồi, ra rễ và phát triển thành cây mới rất nhanh Câu 4:(Hiểu – tuần 15- thời gian 4’) Cây khoai tây sinh sản bằng gì? - Đáp án: Cây khoai tây sinh sản bằng thân củ Câu 5: ( Vận dụng _ tuần 15_ thời gian 4’) Kể tên một số cây sinh sản bằng thân bò, bằng lá mà em biết - Đáp án: cây khoai lang, cây rau má..( sinh sản bằng thân bò) cây thuốc bỏng , cây hoa đá ( sinh sản bằng lá) Tiết 31. Sinh sản sinh dưỡng do người Câu 1: ( thông hiểu – tuần 16 – thời gian đủ để làm bài : 5’) Thế nào là giâm cành , chiết cành , ghép cây ? - Đáp án: - Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt , chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ phát triển thành cây mới. - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. - Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép , cành ghép ) của cây gắn vào một cây khác ( gốc ghép cho tiếp tục phát triển. Câu 2: ( thông hiểu – tuần 16 – thời gian đủ để làm bài : 5’) Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt? Đáp án: Vì khoanh vỏ đã cắt bỏ gồm cả mạch rây của cành đó, chất hữu cơ do lá chế tạo ở phần trên không thể chuyển qua mạch rây đã bị cắt xuống dưới, nên tích lại ở đó. Do có độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo đk cho sự hình thành rễ ở đó Câu 3: ( Vận dụng – tuần 16 – thời gian đủ để làm bài : 3’) Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành? Đáp án: + Cam, tranh, hồng, bưởi, na, nhãn, vải, cà phê + Những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành vì chúng rất chậm ra rễ phụ nên nếu giâm xuống đất cành dễ bị chết. Chương VI. HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH Tiết 32. Cấu tạo và chức năng của hoa Câu 1: ( Thông hiểu – tuần 16 – thời gian đủ để làm bài : 4’) Trình bầy cấu tạo và chức năng các bộ phận của hoa ? - Đáp án: + Hoa gồm các bộ phận chính : đài , tràng , nhị , nhụy. + Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy. + Tràng gồm nhiều cánh hoa + Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. + Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Câu 2: Trong các bộ phận của hoa bộ phận nào là quan trọng nhất ? vì sao ? - Đáp án: Nhị và nhụy là quan trọng nhất.Vì là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa Tiết 33. Các loại hoa: Câu 1: (Thông hiểu – tiết 33 – tuần 17 – thời gian đủ để làm bài 3’) Phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính ? Đáp án: - Hoa đơn tính : chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái. VD: hoa dưa chuột, hoa mướp - Hoa lưỡng tính: là hoa có đủ nhị và nhụy . VD: hoa bưởi , hoa bìm bìm Câu 2: : ( Thông hiểu – tiết 33 – tuần 17 – thời gian đủ để làm bài 3’) Điền từ thích hợp vào ô trống: + những hoa có đủ nhị và nhụy gọi là :.1. + những hoa thiếu nhị hoặc nhụy gọi là: 2 + hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là: .3. + hoa đơn tính chỉ có nhụy là : 4. - Đáp án : 1: Hoa lưỡng tính . 2: Hoa đơn tính . 3: Hoa đực , 4: Hoa cái. Câu 3 : ( thông hiểu – tuần 17 – thời gian đủ để làm bài: 1’) Dựa vào cách xếp hoa trên cây chia làm 2 nhóm : a/ hoa mọc cách và hoa mọc đối b/ hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm. c/ Hoa mọc đối và hoa mọc vòng. d/ Hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Đáp án: b Câu 4: ( Biết – tuần 17 – thời gian:3’) Có mấy cách xếp hoa trên cây? Cho VD? Đáp án: Có 2 cách xếp hoa trên cây: - Hoa mọc đơn độc: hoa hồng, hoa dâm bụt.. - Hoa mọc thành cụm: hoa cúc, hoa cải Câu 5: ( Vận dụng – tuần 17 – thời gian:4’) Những hoa nhỏ mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa? - Đáp án: ... có tác dụng thu hút sâu bọ. Sâu bọ có thể phát hiện ra chúng từ xa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn hoa rồi lại sang hoa khác nên có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn. Tiết 34,37 Thụ phấn Câu 1: ( Nhận biết – tuần 17 – thời gian 5’) Thụ phấn là gì ? thế nào là hoa tự thụ phấn , hoa giao phấn? thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. - Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn. - Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn. Câu 2: ( Nhận biết – tuần 19 – thời gian đủ để làm bai 3’) Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió ? - hoa nằm ở ngọn cây. - Bao hoa thường tiêu giảm. - Chỉ nhị dài , hạt phấn nhiều, nhỏ , nhẹ. - Đầu nhụy thường có lông dính. Câu 3: ( Thông hiểu – tuần 19 – thời gian đủ để làm bài 5’) Phân biệt đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ? Đặc điểm Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ Hoa thụ phấn nhờ gió Bao hoa Bao hoa thường có màu sắc sặc sỡ. Đơn giản , tiêu biến, không màu sắc. Nhị hoa Có hạt phấn to, dính, có gai. Chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều nhỏ nhẹ. Nhụy hoa Đầu nhụy thường có chất dính Đầu nhụy dài , thường có lông quét. Đặc điểm khác Có hương thơm mật ngọt. Hoa thường mọc ở cây và đầu cành. Câu 4: ( thông hiểu – tuần 19 – thời gian: 3’) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh ? thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh ? - thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy - thụ tinh: là hiện tượng tế bào sinh dục đực( tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái ( trứng ) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. - muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Câu 5: ( Vận dụng – tuần 19 – thời gian : 3’) Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ? Đáp án: Những cây có hoa nở về ban đêm như nhài, quỳnh, dạ hương thường có màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra. Những hoa này còn có mùi thơm rất đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến mặc dầu chúng có thể chưa nhận ra hoa. Tiết 38 Thụ tinh, kết hạt và tạo quả Câu 1: ( thông hiểu – tuần 19 – thời gian : 2’) Quả và hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành ? Đáp án: noãn phát triển thành hạt chứa phôi, bầu phát triển thành quả chứa hạt. Câu 2: ( Vận dụng – tuần 19 – thời gian : 3’) Em hãy cho biết những cây nào khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa? Tên của mỗi bộ phận đó? Đáp án: Những cây khi quả đã hình thành vẫn còn giữ lại một bộ phận của hoa: + Quả cà chua, hồng, thị ổi ( còn lá đài) + Quả chuối, quả ngô ( còn nhụy và vòi nhụy) Câu 3: ( thông hiểu – tuần 19 – thời gian : 4’) Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh? Đáp án: + Thụ phấn: là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy + Thụ tinh: là hiện tượng tb sinh dục đực của hạt phấn kết hợp với tb sinh dục cái có trong noãn tạo thành 1 tb mới gọi là hợp tử Câu 4: ( thông hiểu – tuần 19 – thời gian : 4’) Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh? - Đáp án: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấ
File đính kèm:
- NHCH Sinh 6 NH13-14.doc