Ngân hàng Câu hỏi môn lịch sử lớp 8

 TUẦN 28

BÀI 28 : TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX

 Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)

Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX có đặc điểm gì nổi bật?

Đáp án:

-Giữa thế kỉ XIX,nền kinh tế xã hội Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.(1 điểm)

-Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng,nông nghiệp,thủ công nghiệp sa sút,tài chính khô kiệt,đời sống nhân ngày càng khó khăn.(1 điểm)

-Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn xã hộ ngàycàng gay gắt,làm cho xã hội ngày thêm rối loạn.(1 điểm)

Câu 2:(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)

Những nội dung chính trong đề nghị,cải cách của các sĩ phu,quan lại yêu nước?

 

doc71 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 5693 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Ngân hàng Câu hỏi môn lịch sử lớp 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc xâm lược của thực dân Pháp, triều đình Nguyễn không đề ra chủ trương đường lối đúng đắn, ngược lại thi hành chính sách bảo thủ, sai lầm làm cho kinh tế sa sút, binh lực suy yếu.. 
Câu 18: Đánh giá về trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với việc để mất nước ?
- Trước họa xâm lăng, triều đình nhà Nguyễn vẫn giứ chính sách bảo thủ, phản động, vì quyền lợi giai cấp mà hi sinh quyền lợi dân tộc, không thực hiện cải cách duy tân
- Đối với Pháp: ngay từ đầu, vua và một số quan lại trong triều đã ít nhiều có tư tưởng sợ Pháp, có ảo tưởng thông qua thương thuyết với Pháp để lấy lại những vùng đất đã mất..
- Đối với nhân dân: triều đình vẫn giữ thái độ thù địch, không dám dựa vào dân, không tin tưởng vào năng lực chiến đấu của nhân dân, không phát động được cuộc chiến tranh nhân dân để tạo ra sức mạnh toàn dân tộc đánh bại kẻ thù xâm lược.
- Triều đình không có đường lối, phương pháp kháng chiến đúng đắn, chỉ nặng về phòng thủ mà không chủ động tấn công thậm chí ngăn cản nhân dân chống Pháp, ra lệnh bãi binh Sợ pháp đã kí kết các Hiệp ước cắt đất cầu hòa với Pháp.
Vì vậy việc mất nước trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nhà Nguyễn. 
Câu 19: Qua Hiệp ước Hắc- măng ( 1883 ) và Pa tơ nốt ( 1884 ) trách nhiệm của triều đình và thái độ của nhân dân ta như thế nào ?
- Nêu nội dung cơ bản của hai hiệp ước..
- Trách nhiệm của triều đình: Triều đình đã thực sự để đất nước rơi vào tay thực dân Pháp. Việc kí kết hai hiệp ước đã nói lên sự đầu hàng của triều đình và thừa nhận sự bảo hộ của Pháp của Pháp trên đất nước ta..
- Nhân dân phản đối quyết liệt: Từ những qua lại địa phương đến các tầng lớp nhân đều phản đối hành động của triều đình. Nhiều cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra trên khắp cả nước nhất là Bắc Kì và Trung Kì từ sau năm 1883.
 TUẦN 21
BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KI XX
 Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?
Đáp án:
-TDP củng cố bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì,mở trường đào tạo tay sai ...Chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì.(1 điểm)
-Tronh khi triều đình Huế ngày càng bi đát,kinh tế khó khăn,thiên tai,mất mùa,tài chính thiếu hụt,chính sách bế quan toả cảng vẫn duy trì.(1 điểm)
-Khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.(1 điểm)
-->Tình hình đó tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng đánh chiếm.
Câu 2(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Thực dân pháp đã tiến hành chiếm đánh Bắc Kì như thế nào?
Đáp án:
-Thực hiện đánh Bắc Kì đã được vạch ra từ trước.
Cuối 1872,chúng có lái buôn Đuy-phy gây rối ở Hà Nội nhằm tạo cơ hội cho pháp can thiệp sâu về vào vấn đề Bắc Kì.(1 điểm)
-Lấy cớ giải quyết vụ gây rối của lái buôn Đuy-phy,Gác-ni-nê đưa hơn 200 quân pháp ra Bắc.Nhưng thực chất,đây là việc làm nằm trong kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì của thực dân pháp.(1 điểm)
-Sau đó pháp cho quân đánh thành hà nội 20-11-1873.Sau khi chiếm được thành,chúng cho quân đánh chiếm Hưng Yên,Phủ Lý,Hải Dương,Ninh Bình và Nam Định.(1 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Trình bày tóm tắt diễn biến chính của trận Cầu Giấy 1873?
Đáp án:
-Thế lực lượng của đich ở Hà Nội yếu,quân ta khép chặt vòng vây nên ngày 21-12-1873,quân pháp đành phải phá vòng vây đánh ra Cầu Giấy.(1 điểm)
-Chớp thời cơ,quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc và Hoàng Tá Viêm phục kích,giết tại trân tên chỉ huy Gác-ni-nê cùng nhiều sĩ quan và binh lính địch.(1 điểm)
 Câu 4(1 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt(1884),nội bộ triều đình Huế có sự phân hoá như thế nào?
Đáp án:
-Sau hiệp ước năm 1884,triều đình Huế đã đầu hàng giặc pháp nhưng trong triều vẫn có một số người chủ trương chống Pháp ,khôi phục lại nền độc lập dân tộc,ráo riết chuẩn bị lực lượng để đánh Phápkhi có thời cơ.Đó là phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết cầm đầu.(1 điểm)
Câu 5(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Tôn Thất Thuyết và những người cùng chí hướng đã chuẩn bị những gì để chống lại thực dân Pháp?
Đáp án:
-Gây dựng lực lượng,xây dựng căn cứ Tân Sở.(1 điểm)
-Tích trữ lương thảo khí giới,thành lập các đội quân ...(1 điểm)
-Trừng trị những người có xu hướng thân Pháp đưa Ưng Lịch lên làm vua(tức vua Ham Nghi).(1 điểm)
Câu 6(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Diễn biến cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?
Đáp án:
-Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885,Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà khâm sứ và đồn mang cá.(1 điểm)
-Quân pháp nhất thời rối loạn.Sau khi củng cố tinh thần,chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.(1 điểm)
-Trên đường đi,chúng xả súng tàn sát,cướp bóc hết sức dã man,hàng trăm người dân vô tội bị giết hại.(1 điểm)
Câu 7(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
Đáp án:
-Ngày 13-7-1885,nhân danh vua Hàm Nghi,Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cân Vương,kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.(1 điểm)
-Từ đó,một phong trào yêu nước chống xâm lược dâng lên sôi nổi.(1 điểm)
-Nhân dân các địa phương và các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt –Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.(1 điểm)
Câu 8(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình,Bãi Sậy,Hương Khê ,cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào Cần Vương?Vì sao?
Đáp án:
-KN Hương Khê là điển hình nhất.(1 điểm)
-Bởi vì:
 +Đây là cuộc khởi nghĩa lớn,địa bàn rộng.(0,5 điểm)
 +Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh,Nghệ,Tĩnh.(0,5 điểm)
 +Thời gian tồn tại 10 năm.(0,25 điểm)
 +Tính chất ác liệt.(0,25 điểm)
 +Tổ chức chặt chẽ,chỉ huy thống nhất.(0,25 điểm)
 +Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại.(0,25 điểm)
Câu 9(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Đáp án:
-Nêu cao truyền thống anh hùng,bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.(1 điểm)
-Làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp.(1 điểm)
-Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang.(1 điểm)
Câu 10(1 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta?
Đáp án:
-Từ giữa thế kỉ XIX ,thực dân Pháp cùng các nước tư bản phương Tây chạy đua giành giật thị trường ở khu vực Đông và Đông Nam Á,trong đó Việt Nam có một vị trí chiến lược đặc biệt,giàu tài nguyên,khoáng sản và nguồn dân công rẻ mạc.(1 điểm)
Câu 11(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Trong các cuộc khởi nghĩa Ba Đình,Bãi Sậy,Hương Khê ,cuộc khởi nghĩa nào điển hình nhất trong phong trào Cần Vương?Vì sao?
Đáp án:
-KN Hương Khê là điển hình nhất.(1 điểm)
-Bởi vì:
 +Đây là cuộc khởi nghĩa lớn,địa bàn rộng.(0,5 điểm)
 +Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là văn thân các tỉnh Thanh,Nghệ,Tĩnh.(0,5 điểm)
 +Thời gian tồn tại 10 năm.(0,25 điểm)
 +Tính chất ác liệt.(0,25 điểm)
 +Tổ chức chặt chẽ,chỉ huy thống nhất.(0,25 điểm)
 +Tự chế tạo được vũ khí tương đối hiện đại.(0,25 điểm)
Câu 12(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Phong trào Cần Vương bùng nổ và phát triển như thế nào?
Đáp án:
-Ngày 13-7-1885,nhân danh vua Hàm Nghi,Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cân Vương,kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.(1 điểm)
-Từ đó,một phong trào yêu nước chống xâm lược dâng lên sôi nổi.(1 điểm)
-Nhân dân các địa phương và các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt –Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.(1 điểm)
Câu 13: Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế ?
* Nguyên nhân: Sau hai Hiệp ước 1883-1884 phái chủ chiến hi vọng giành chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Pháp lo sợ tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến.
* Diễn biến: Đêm 4 rạng sáng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
- Pháp mở cuộc phản công chiếm kinh thành Huế.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị )
Câu 14: Phong trào Cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào ?
- Sau hai Hiệp ước 1883-1884 phái chủ chiến hi vọng giành chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện.
- Pháp lo sợ tìm mọi cách tiêu diệt phe chủ chiến.
- Đêm 4 rạng sáng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
- Pháp mở cuộc phản công chiếm kinh thành Huế.
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở ( Quảng Trị ).
- Ngày 13 -7- 1885 tại Tân Sở ( Quảng Trị ) nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần vương , kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
Câu 15: Chiếu Cần vương ra đời nhằm mục đích gì? Tác dụng của chiếu Cần vương ?
- Ngày 13 -7- 1885 tại Tân Sở ( Quảng Trị ) nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu Cần vương, nhằm kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Tác dụng: Chiếu Cần vương làm bùng lên phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, trở thành phong trào rầm rộ, sôi nổi trong suốt những năm cuối thế kỉ XIX.
Câu 16: Đặc điển của phong trào Cần vương ?
- Phạm vi hoạt động: Rộng lớn, diễn ra trong phạm vi cả nước, chủ yếu là Bắc, Trung kì về sau chuyển dần lên vùng trung du, miền núi.
- Qui mô: Số lượng lớn, có hàng trăm cuộc, nhưng mang tính chất địa phương, chưa có sự liên kết chặt chẽ và chưa phát triển thành phong trào có qui mô toàn quốc.
- Mục đích: đánh Pháp giải phóng dân tộc, bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập.
- Lãnh đạo: gồm các sĩ phu văn thân yêu nước.
- Lực lượng chủ yếu là nông dân.
- Pháp pháp: khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: phong trào kéo dài hơn 10 năm, gây cho địch nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng thất bại. 
Câu 17: Tóm tắt diễn biến hai giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương và đặc điểm của mỗi giai đoạn ?
- Giai đoạn 1: 1885-1888.
+ Hàng trăm cuộc khởi ngĩa lớn nhỏ trên phạm vi cả nước, tập trung nhiều nhất là Bắc, Trung Kì
+ Đặc điểm: Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chỉ huy tối cao, lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa là các sĩ phu văn thân yêu nước, địa bàn hoạt động : nông thôn, rừng núi..
- Giai đoạn 2: 1888-1896.
+ Phong trào tiếp tục phát triển với nhiều cuộc khởi nghĩa lớn như Bãi Sậy, Hương Khê.
+ Đặc điểm: Hàm Nghi bị bắt, các cuộc khởi nghĩa quy tụ thành những trung tân lớn, địa bàn hoạt động chuyển dần lên vùng trung du rừng núi. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại => Phong trào chấm dứt.
Câu 18: Vì sao Chiếu Cần vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân ta hưởng ứng?.
- Đó là lời kêu gọi của một ông vua trẻ, có tinh thần yêu nước, khảng khái, ông đã đứng về phía nhân dân , ủng hộ phái chủ chiến chống thực dân Pháp mong muốn giành lại độc lập dân tộc.
- Trong khi triều đình nhu nhược, cam tâm làm tay sai cho giặc, chiếu Cần vương phù hợp với tâm tư nguyện vọng và truyền thống yêu nước của nhân dân .
Câu 19: Trong phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX cuộc khởi nghĩa nào được xem là tiêu biểu nhất ? Trình bày tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó ?
- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong phào Cần vương là cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- Diễn biến:
+ Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
+ Căn cứ chính: Hương Khê ( Hà Tình )
+ Giai đoạn 1885-1888: Thời kì xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, huấn luyện binh sĩ, có các tướng lĩnh uy tín chỉ huy. Chế tạo được súng trường
+ Giai đoạn: 1888-1896: Bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch, chủ động tấn công đánh thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
Từ năm 1893, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần, rơi vào thế bị bao vây, cô lập. Cao Thắng hi sinh. Trong một trận ác liệt Phan Đình Phùng hi sinh 28-12- 1895, sang năm 1986 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay giặc. 
- Kết quả, ý nghĩa:
+ Khởi nghĩa bị thất bại.
+ Gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề.
+ Để lại những bài học về phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống.
Câu 20: Tóm lược các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê ?
Giai đoạn 1885-1888: Thời kì xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, huấn luyện binh sĩ, có các tướng lĩnh uy tín chỉ huy. Chế tạo được súng trường
+ Giai đoạn: 1888-1896: Bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch, chủ động tấn công đánh thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
Từ năm 1893, lực lượng nghĩa quân bị hao mòn dần, rơi vào thế bị bao vây, cô lập. Cao Thắng hi sinh. Trong một trận ác liệt Phan Đình Phùng hi sinh 28-12- 1895, sang năm 1986 những thủ lĩnh cuối cùng rơi vào tay giặc. 
Câu 21: Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ?
Vì:
- Quy mô lớn nhất, địa bàn hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì ( Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tình, Quảng Bình ) .
- Tổ chức chặt chẽ hơn, huy đông mức độ cao sự ủng hộ to lớn của nhân dân
- Chế tạo được súng trường..
- Chuẩn bị chu đáo, sử dụng phương pháp linh hoạt, chủ động sáng tạo
- Đánh thắng nhiều trận lớn..
- Kéo dài 10 năm..
Câu 22: Tính chất và ý nghĩa của phong trào Cần vương ? 
- Mang đậm hệ tư tưởng phong kiến.
- Thể hiện truyề thống yêu nước của nhân dân ta, sức mạnh to lớn của tầng lớp nông dân 
- Để lại nhiều bài học về: cách thức tổ chức, phương pháp, chiến thuật
Câu 23: Trình bày đặc điểm phong trào chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX ?
- Phong trào diễn ra trong bối cảnh triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng Pháp, thực dân Pháp đã thôn tính được nước ta vag bắt đầu bình định, mở rộng vùng chiếm đóng.
- Lãnh đạo phong trào là các văn thân sĩ phu yêu nước hưởng ứng chiêu Cần vương, hoặc là những thủ lĩnh nông dân ( Hoàng Hoa Thám )..
- Lực lượng tham gia đông đảo: mọi tầng lớp nhân dân, sĩ phu, văn thân, đồng bào thiểu số, đông nhất là nông dân..
- Mục tiêu của phong trào: giúp vua đánh Pháp, hoặc giữ đất, giữ làng ..
- Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, rộng khắp trong cả nước với hình thức khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả: hầu hết các cuộc khởi nghĩa đều thất bại
Câu 24: Những nguyên nhân thất bại của phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX và bài học kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại đó ?
* Nguyên nhân thất bại:
- Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn, không tập hợp đoàn kết để tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân chống Pháp.
- Thiếu thống nhất, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa với nhau.
- Cách đánh chủ yếu là dựa vào địa thế hiểm trở thực dân Pháp còn mạnh, tương qua lực lượng bất lợi cho ta.. 
* Bài học kinh nghiệm:
- Cần có một lực lượng xã hội tiên tiến, có đủ năng lực lãnh đạo.
- Phải có sự phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa.
- Phải chủ động, linh hoạt trong cách đánh.
Câu 25: Phong trào yêu nước từ đầu thế kỉ XX tiến bộ hơn phong trào Cần vương ở những điểm nào ?
- Mục đích của phong trào cần vương là giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến lỗi thời. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX chủ trương công cuộc giải phóng dân tộc phải gắn liền với duy tân và thay đổi chế độ xã hội. 
- Phong trào Cần vương “ nước” với “ vua”. Các sĩ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ XX bắt đầu ý thức vè dân chủ, dân quyền, khái niệm “ dân “ và” nước “ gắn liền với nhau.
- Không chỉ hạn chế trong khởi nghĩa vũ trang như phong trào Cần vương. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX chủ trương kết hợp nhiều biện pháp: như khởi nghĩa vũ trang, đoàn kết dân tộc, chuẩn bị thực lực, vận động giúp đỡ từ bên ngoài, tiến hành cải cách, nâng cao dân trí, mở mang dân quyền..
 TUẦN 26
BÀI 27:KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
 Câu 1(3 điểm):(Nhận biết;Thời gian làm bài:5 phút)
Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế?
Đáp án:
-Giữa thế kỉ XIX,nhiều nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ rời quê hương lên Yên Thế lập làng,tổ chức sản xuất.(1 điểm)
-Khi Pháp mở rộng chiếm đóng Bắc Kì,Yên Thế trở thành mục tiêu bình định,bóc lột của chúng.(1 điểm)
-Vì vậy,nhân dân ở đây đã đứng lên chống lại thực dân Pháp xâm lược,bảo vệ cuộc sống của mình.(1 điểm)
Câu 2(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Em có nhận xét về sự khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cân Vương?
Đáp án:
-Đây là cuộc khởi nghĩa lớn,kéo dài nhất,quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất...(0,5 điểm)
-KN Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng Cân Vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để bảo vệ quyền lợi thiết thân để bảo vệ ....(1 điểm)
-Nghĩa quân 2 lần giảng hoà và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.(0,5 điểm)
-KN còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh.(1 điểm)
Câu 3(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Đáp án:
-KN Yên Thế là cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt của nông dân.Ngay cả khi các phong trào khác tan rã,nhưng phong trào Yên Thế vẫn tồn tại.(1 điểm)
-Điều đó chứng tỏ khả năng lớn lao của giai cấp nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc,tinh thần chiến đấu bất khuất,kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.(1 điểm) 
Câu 4(2 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Đáp án:
-KN Yên Thế là cuộc đấu tranh vô cùng oanh liệt của nông dân.Ngay cả khi các phong trào khác tan rã,nhưng phong trào Yên Thế vẫn tồn tại.(1 điểm)
-Điều đó chứng tỏ khả năng lớn lao của giai cấp nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc,tinh thần chiến đấu bất khuất,kiên cường của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.(1 điểm)
Câu 5(3 điểm):(Thông hiểu;Thời gian làm bài:10 phút)
Em có nhận xét về sự khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cân Vương?
Đáp án:
-Đây là cuộc khởi nghĩa lớn,kéo dài nhất,quyết liệt nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất...(0,5 điểm)
-KN Yên Thế không chịu sự chi phối của tư tưởng Cân Vương mà là phong trào đấu tranh tự phát của nông dân để bảo vệ quyền lợi thiết thân để bảo vệ ....(1 điểm)
-Nghĩa quân 2 lần giảng hoà và nhượng bộ một số điều kiện có lợi cho ta.(0,5 điểm)
-KN còn liên lạc với các nghĩa sĩ yêu nước theo xu hướng mới như Phan Bội Châu,Phan Chu Trinh.(1 điểm)
Câu 6(3 điểm):(Vận dụng;Thời gian làm bài:10 phút)
Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hương Khê?
Đáp án:
-Nêu cao truyền thống anh hùng,bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.(1 điểm)
-Làm chậm quá trình xâm lược của thực dân Pháp.(1 điểm)
-Để lại nhiều bài học quý báu về khởi nghĩa vũ trang .(1 điểm)
Câu 7: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
- Một số nông dân vùng đồng bằng Bắc kì lên Yên Thế sinh sống, họ tự lập làng, tổ chức sản xuất
- Thực dân Pháp bình định vùng Bắc Kì, kéo quân lên Yên Thế đe dọa cuộc sống người dân nơi đây=> Cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ
Câu 8: Tóm tắt diễn biến các giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế từ năm 1884 đến năm 1913 ?
- Giai đoạn: 1884-1892
Nghĩa quân hoạt động nhóm nhỏ, Đề Nắm có uy tín nhất. Tháng 4- 1892 Đề Nắm mất, Đề Thám là chỉ huy tối cao.
- Giai đoạn: 1893- 1908
Nghĩa quân vừa xây dựng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Giai đoạn: 1909-1913
Thực dân Pháp mở cuộc tấn công qui mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần, ngày 10-2-1913 Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa thất bại.
Câu 9: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
- Do Pháp còn mạnh và câu kết với phong kiến.
- Lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu. Cách thức và lãnh đạo còn nhiều hạn chế
Câu 59: Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế ?
- Cuộc khởi nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân
- Góp phần làm chậm quá trình bình định của Pháp.
Câu 10: Trình bày những điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương theo yêu cầu bảng sau:
Những khác biệt
Khởi nghĩa Yên Thế
Các cuộc khởi nghĩa
Cần vương
Thời gian tồn tại
- Từ 1884- 1913
- Từ 1885- 1896 ( Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài nhất )
Thành phần lãnh đạo
Xuất thân từ nông dân
Các sĩ phu, văn thân yêu nước
Mục tiêu đấu tranh
Bảo vệ cuộc sống, quê hương, đất nước
Khôi phục quốc gia phong kiến độc lập
Tính chất
Dân tộc
Tính chất dân tộc ( Phạm trù phong kiến
 TUẦN 28
BÀI 28 : TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN 

File đính kèm:

  • docBIÊN SOAN NH CAU HOI SU 8 2013-2014.doc
Giáo án liên quan