Ngân hàng câu hỏi Giáo dục công dân lớp 7
Câu 2 Di sản văn hoá được chia làm mấy loại?
A. 2 loại: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể.
B. 3 loại: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể và danh lam thắng cảnh.
C. 4 loại: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể ;danh lam thắng cảnh; di tích lịch sử.
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 - Năm học: 2013-2014 Tên chủ đề: Tự trọng 1.Câu hỏi 1 +Mức độ: nhận biết. +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Theo em, lòng tự trọng được biểu hiện như thế nào 2.Đáp án Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, cả khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách ăn mặc, cách cư xử với mọi người, đến cách tổ chức cuộc sống cá nhân. Tên chủ đề: Tự trọng 1.Câu hỏi 2 +Mức độ: Thông hiểu +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Vì sao mọi người đều phải có lòng tự trọng? 2.Đáp án Con người đều cần phải có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực xã hội và hành động phối hợp với các chuẩn mực đó, tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Tên chủ đề: Tự trọng 1.Câu hỏi 3 +Mức độ: Vận dụng. +Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút +Nội dung câu hỏi: Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân, gia đình, xã hội? 2.Đáp án - Đối với cá nhân: Khi có lòng tự trọng con người sẽ nghiêm khắc với bản thân, có ý chí tự hoàn thiện mình, luôn vươn lên để sống tốt đẹp hơn - cao cả hơn. - Đối với gia đình: Không làm điều gì xấu ảnh hưởng đến danh dự gia đình, dòng họ, để gia đình có cuộc sống bình yên, hạnh phúc. - Đối với xã hội: Cuộc sống tốt đẹp mọi người đối xử với nhau có văn hóa, văn minh. Tên chủ đề: Tự trọng 1.Câu hỏi 4 +Mức độ: Vận dụng. +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Em hiểu gì về câu tục ngữ: "Chết vinh còn hơn sống nhục" 2.Đáp án Thà chết vinh, chết vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì hạnh phúc của mọi người, trước sự tra tấn của kẻ thù, người chiến sĩ cách mạng đi đến cái chết một cách nhẹ nhàng, còn hơn những kẻ luồn cúi bán rẻ lương tâm, làm tay sai cho giặc, phản bội Tổ quốc. Tên chủ đề: Tự trọng 1.Câu hỏi 5 +Mức độ: Vận dụng. +Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút +Nội dung câu hỏi: Em hãy giải thích câu tục ngữ:" Đói cho sạch, rách cho thơm" 2.Đáp án Trong những khó khăn của cuộc sống con người phải luôn giữ đạo đức, phẩm giá của mình, không vì đói mà tham lam, bòn rút của người khác, tham ô của nhà nước. Sống cho sạch, biết đấu tranh trước những cám dỗ để bảo vệ nhân cách của mình, đó là con người có lòng tự trọng, trọng danh dự. Tên chủ đề: Yêu thương con người 1.Câu hỏi 6 +Mức độ: Nhận biết. +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Thế nào là yêu thương con người? 2.Đáp án - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điểu tốt đẹp cho người khác, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn. - Yêu thương con người là chia sẻ, thông cảm với niềm vui, nỗi buồn và sự khổ đau của người khác. Tên chủ đề: Yêu thương con người 1.Câu hỏi 7 +Mức độ: Thông hiểu. +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Em hãy kể những việc làm của em biểu hiện lòng yêu thương con người? 2.Đáp án Vâng lời bố mẹ, thầy, cô giáo; Chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè khi ốm đau; Giúp đỡ mẹ đưa đón em đi học; Chép bài cho bạn khi bạn ốm phải nghỉ học; Ủng hộ đồng bào lũ lụt, vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ bạn nghèo. Tên chủ đề: Yêu thương con người 1.Câu hỏi 8 +Mức độ: Thông hiểu +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Theo em, vì sao chúng ta phải chống lại thói thờ ơ, lạnh nhạt trước sự khó khăn, khổ đau của người khác? 2.Đáp án Chúng ta phải chống lại thói thờ ơ, lạnh nhạt trước sự khó khăn, đau khổ của người khác vì thói thờ ơ, lạnh nhạt có thể dẫn con người đến những hành vi độc ác, trái với lòng yêu thương con người. Tên chủ đề: Yêu thương con người 1.Câu hỏi 9 +Mức độ: Nhận biêt. +Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút +Nội dung câu hỏi: Thương yêu và thương hại có khác nhau không? 2.Đáp án Thương yêu và thương hại khác nhau: -Thương yêu là xuất phát từ tấm lòng vô tư, trong sáng, chân thành. Ví dụ: khi bạn gặp khó khăn ta sẵn sàng giúp đỡ và không mong chờ bạn trả ơn cho mình. -Thương hại: Xuất phát từ động cơ vụ lợi cá nhân không tốt, không chân thành, sự thương hại sẽ làm tổn thương người khác. Tên chủ đề: Yêu thương con người 1.Câu hỏi 10 +Mức độ: Thông hiểu. +Dự kiến thời gian trả lời: 10 phút +Nội dung câu hỏi: Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tình yêu thương của con người đối với con người? 2.Đáp án Tục ngữ: Thương người như thể thương thân; Lá lành đùm lá rách; Chia ngọt sẻ bùi; Chị ngã em nâng; Máu chảy ruột mềm. Ca dao: Kính già già để tuổi cho; Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Anh em như thể tay chân Rách, lành đùm bọc, giở hay đỡ đần. Danh ngôn: " Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.( HCM) Chủ đề: KHOAN DUNG Câu hỏi:1 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Khoan dung là gì Đáp án Là rộng lòng tha thứ luôn tôn trọng cảm thông người khác biết tha thứ cho người khác khi họ ân hận xin lỗi Câu hỏi: 2 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Khoan dung có ý nghĩa như thế nào Đáp án Là đức tính quý báu của con người, có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu quý tin cậy. Cuộc sống sẽ lành mạnh nhân ái Câu hỏi: 3 + Mức độ: Thông hiểu. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Em rèn luyện lòng khoan dung thế nào Đáp án Sống cởi mở gần gũi chân thành rộng lượng tôn trọng mọi người biết chia sẻ tha thứ Câu hỏi: 4 + Mức độ: Thông hiểu. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Khi người khác có khuyết điểm ta làm thế nào Đáp án Phân tích giảng dải để họ thấy khuyết điểm nhận ra khuyết điểm kiên nhẫn ôn tồn để họ hiểu Câu hỏi: 5 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời:5 phút. + Nội dung câu hỏi: Vì sao phải lắng nghe và chấp nhận ý kiến người khác Đáp án Vì mọi ý kiến đóng góp đều có ý xây dựng làm ta hiểu ra vấn đề hòa mình với mọi người Chủ đề: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Câu hỏi: 1 + Mức độ: nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Thế nào là gia đình văn hóa Đáp án Là thực hiện kế hoạch hóa gia đình sống hòa thuận hạnh phúc lành mạnh đoàn kết cộng đồng làm tốt nghĩa vụ công dân Câu hỏi: 2 + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Vì sao mỗi gia đình hạnh phúc thì xã hội mới tốt đẹp Đáp án Vì gia đình là tế bào của xã hội gia đình văn hóa góp phần làm cho xã hội ổn định văn minh tiến bộ Câu hỏi: 3 + Mức độ: Thông hiểu + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Một gia đình văn hóa cần ai tham gia Đáp án Tất cả mọi người trong gia đình đều phải tham gia gương mẫu hoàn thành trức trách của từng cá nhân Câu hỏi: 4 + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Gia đình em đã làm gì để đạt gia đình văn hóa Đáp án Cả nhà cùng gương mẫu làm tròn bổn phận của từng người tham gia đầy đủ tích cực các hoạt động cộng đồng Câu hỏi: 5 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Bản thân em có góp phần xây dựng gia đình văn hóa không Đáp án Có góp phần Làm công việc gia đình khi bố mẹ phân công tham gia các hoạt động lỗi xóm, trường lớp. Chủ đề: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Câu hỏi: 1 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Già đình văn hóa là gia đình đạt tiêu chuẩn như thế nào Đáp án Thuận hòa hạnh phúc tiến bộ kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với mọi người hoàn thành nghĩa vụ công dân Câu hỏi: 2 + Mức độ: Nhận biết. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Gia đình văn hóa có ý nghĩa gì Đáp án Là tổ ấm nuôi dưỡng mỗi người, làm gia đình bình yên xã hội ổn định văn minh. Câu hỏi: 3 + Mức độ: Vận dụng. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Mỗi người có trách nhiệm đối với gia đình văn hóa Đáp án Làm tròn trách nhiệm với gia đình sống dản dị, lành mạnh, kính trọng yêu thương mọi người Câu hỏi: 4 + Mức độ: Thông hiểu. + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Biểu hiện của gia đình không văn hóa là gì Đáp án Trọng tiền bạc không quan tâm đến gia đình làng xóm, xã hội làm trái pháp luật bất hòa ăn chơi bạo lực Câu hỏi: 5 + Mức độ: Vận dụng + Dự kiến thời gian trả lời: 5 phút. + Nội dung câu hỏi: Vì sao phải phát huy gia đình văn hóa ? Đáp án Mỗi gia đình là tế bào của xã hội vì vậy mỗi gia đình văn hóa sẽ góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp xã hội bình yên phồn thịnh BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luận MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Chuẩn cần đánh giá: Biết được khái niệm về môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần23 Bài 14 Câu 1: Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của cong người và tự nhiên. + Những điều kiện có sẵn trong tự nhiên như ( rừng, núi, sông hồ..._ hoặc do con người tạo ra ( nhà máy, trường học, bệnh viện....) - Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con ngưòi có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộng sống của con người ( rừng, cây, mỏ, khoáng sản, động thực vật.....) BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Chuẩn cần đánh giá: Biết được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần23 Bài 14 Câu 2: vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên là A. Tạo cơ sở vật chât để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội B. Tạo phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức con người. C. Tạo cuộc sống tin thần cho con người. D. Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh, làm giàu đời sống tin thần. E. Tất cả các ý trên Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả E. Tất cả các ý trên BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Chuẩn cần đánh giá: Biết được 1 số biện pháp bảo vệ môi trường - Mức độ tư duy: Thông hiểu Khu vực viết câu hỏi * Tuần23 Bài 14 Câu 3: Hãy nêu các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả - Một số biện pháp: + Ban hành, thực hiện nghiêm quy định của Pháp Luật về bảo vệ tài nguyên môi trường. + Giáo dục cho mọi người hiểu vai trò của tài nguyên thiên nhiên. + Rèn thói quen biết tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luận MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Chuẩn cần đánh giá: Xử lí tình huống - Mức độ tư duy: Vận dụng Khu vực viết câu hỏi * Tuần23 Bài 14 Câu 4. Tình huống : Trên đường đi học về, Tuấn phát hiện thấy một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn màu khác lạ và mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. Theo em Tuấn sẽ ứng xử như thế nào ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả - Khi có người làm ô nhiểm môi trường hoặc phá hoại tài nguyên thiên nhiên phải lựa lời can ngăn và báo cho người có trách nhiệm biết về việc bảo vệ m.trường tài nguyên thiên nhiên. BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên - Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến đời sống con người. - Mức độ tư duy: Thông hiểu Khu vực viết câu hỏi * Tuần23 Bài 14 Câu 5: Theo em vì sao trong những năm gần đây hiện tượng mưa bão, lũ lụt, hạn hán.. thường xuyên xảy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới ? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả * Cần nêu được các ý sau: - Do con người không bảo vệ, gìn giữ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, mất cân bằng sinh thái. + Như đổ rác thải, chất thải bừa bãi; đót phá rừng; khai thác thủy hải sản bằng chất nổ; săn bắn các loài động vật. - Điều đó đã ảnh hưởng đến đến đời sống con người: + Thiệt hại nghiêm trong về tài sản và tính mạng của con người, gây đau thương mất mát cho nhiều gia đình. + Làm ngừng trì trệ các hoạt động sản xuât, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của các gia đình bị thiên tai và kinh tế của đất nước. 5 BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luận MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được khái niệm của di sản văn hóa - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần24 Bài 15 Câu 1: Thế nào là di sản văn hóa ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả - Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể: là sản phẩm tinh thần, vật chất, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền thừ thế hệ này qua thế hệ khác. BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được di sản văn hóa đwọc chia làm 2 loại - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần24 Bài 15 Câu 2 Di sản văn hoá được chia làm mấy loại? A. 2 loại: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể. B. 3 loại: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể và danh lam thắng cảnh. C. 4 loại: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể ;danh lam thắng cảnh; di tích lịch sử. Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả A. 2 loại: Di sản văn hóa vật thể và Di sản văn hóa phi vật thể. BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luận MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa. - Mức độ tư duy: Thông hiểu Khu vực viết câu hỏi * Tuần24 Bài 15 Câu 3: Ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả - Bảo vệ tài sản quý của dân tộc. Di sản văn hóa là bằng chứng hùng hồn về lịch sử dựng nước và giữ nước-> biết cội nguồn của dân tộc-> nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương, đất nước. - Góp phần phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Đóng góp vào kho tàng văn hoá di sản văn hoá thế giới. - Bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống cho trái đất. BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luận *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được những hành vi pháp luật nghiêm cấm về di sản văn hóa. - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần24 Bài 15 Câu 4. Hãy nêu 3 hành vi mà pháp luật về di sản văn hóa nghiêm cấm. Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả * Gồm những hành vi sau: - Chiếm đoạt di sản văn hóa. - Lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. - Mua bán, trao đổi vẩn chuyển trái phép di vật, bảo vật, cổ vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. - Đưa trái phép di vật. cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài. BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luận *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần24 Bài 15 Câu 5. Hãy kể tên 4 di sản văn hóa vật thể và 4 di sản văn hóa phi vật thể ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả * Nêu được các di sản văn hóa nước ta: - Di sản văn hóa vật thể : Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Vịnh Hạ Long, Thánh địa Mỹ Sơn... - Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình, quan họ Bắc Ninh, Ca trù, Đàn ca tài tử, hát Xoan... BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự Trắc nghiệm - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được những di sản văn hóa đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần25 Bài 15 Câu 6. Di sản văn hóa nào của Việt Nam đã được công nhận là di sản thế giới ? A. Múa rối nước B. Dân ca Thanh Hóa C. Cải lương Nam Bộ D. Dân ca quan họ Bắc Ninh Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả D. Dân ca quan họ Bắc Ninh BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Trắc nghiệm *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được những hành vi pháp luật nghiêm cấm về di sản văn hóa. - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần25 Bài 15 Câu 7. Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể ? A. Lụa Hà Đông B. Trống đồng Đông Sơn C. Tranh dân gian làng Hồ D. Hội chọi trâu Đò Sơn Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả B. Trống đồng Đông Sơn BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luậnTrắc nghiệm - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được di sản văn hóa phi vật thể - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần25 Bài 15 Câu 8. Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể ? A. Đền Hùng ( Phú Thọ ) B. Di tích Thánh địa Mỹ Sơn C. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên D. Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả C. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Tự luận MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được những việc làm để góp phần bảo vệ di sản văn hóa. - Mức độ tư duy: Thông hiểu Khu vực viết câu hỏi * Tuần25 Bài 15 Câu 9 Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả * Nêu được một số biểu hiện sau: - Giữ gìn sạch đẹp, môi trường di tích lịch sử - Đi tham quan không vứt rác bừa bãi, -Tố giác kẻ ăn cắp các cổ vật, di vật, - Chống mê tín dị đoan, - Tham gia các lễ hội truyền thống. => Bảo vệ di sản văn hóa không chỉ là ý muốn, sở thích mà còn là quyền lợi, trách nhiệm của mọi người. Đồng thời cần tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. Nếu phát hiện có những hành vi phá hoại thì phải kịp thời ngăn chặn, báo cho cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn, xử lý kịp thời. BIÊN SOẠN CÂU HỎI Mã nhận diện câu hỏi: Câu hỏi trắc nghiệm MÔN HỌC: GDCD *Thông tin chung - Lớp 7 - Học kì II - Chủ đề: Bảo vệ đi sản văn hóa - Chuẩn cần đánh giá: Biết được khái niệm về công dân - Mức độ tư duy: Nhận biết Khu vực viết câu hỏi * Tuần25 Bài 15 Câu 10. Tình huống : Khi đào móng nhà, Ông Bình đã bắt được một chiếc bình cổ rất đẹp, ông đã đem cất cái bình đó đi. a) Ông Bình làm như vậy đúng hay sai ? Vì sao ? b) Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ làm gì ? Hướng dẫn trả lời hoặc kết quả * Cần nêu được các ý sau: a)- Ông Bình làm như vậy là sai. - Vì : Chiếc bình không thuộc sở hữu của ông Bình, nên ông không có quyền giữ chiếc bình đó cho mình. Theo qui định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu của toàn dân. b) Nếu chứng kiến việc đó em sẽ: - Vận động ông Bình đem giao chiếc bình cho chính quyền hoặc cơ quan văn hóa địa phương. - Giải thích cho ông Bình hiểu: Nghĩa vụ của công dân phải giao nộp cổ vật tìm được cho cơ quan nhà nước.
File đính kèm:
- ngân hàng câu hỏi gdcd 7(ĐÃ NỐI).doc