Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập - Modun THCS 4 : Phương pháp và kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS

2.Vai trò của môi trường giáo dục đối với việc học tập, rèn luyện của học sinh THCS.

a.Vai trò của môi trường tự nhiên

Những đặc điểm về địa hình, thời tiết, khí hậu tạo điều kiện rèn luyện, hình thành những phẩm chất, nhân cách của cá nhân. Thông thường tính cách của con người liên quan đến đặc điểm địa lí của từng khu vực sinh sống. tuy nhiên, môi trường tự nhiên không ảnh hưởng trực tiếp hay có ý nghĩa quyết định mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp đến việc học tập và rèn luyện của HS, môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển việc học tập và rèn luyện của HS nhưng không mạnh mẽ và quan trọng bằng ảnh hưởng của môi trường xã hội.

b. Vai trò của môi trường xã hội

 Môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đối với việc học tập và rèn luyện của HS trước hết sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường xã hội, cá nhân không sống trong môi trường xã hội không hình thành phát triển nhân cách người. Điều đó được chứng minh qua những trường hợp trẻ em bị lưu lạc trong rừng tuy được thú rừng nuôi dưỡng nhưng chỉ có thể sống theo kiểu động vật không thể phát triển nhân cách cho dù đã được con người đưa về nuôi trong môi trường xã hội.

Nếu con người ít tiếp xúc, trao đổi với người xung quanh hoặc sống trong môi trường xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Chẳng hạn, bác sỹ Sing, người Ấn Độ, có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng cô đã 12 tuổi. Bình thường cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy nói cho Kamala trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Đến nay, người ta đã biết được trên 30 trường hợp tương tự.

 Môi trường xã hội là điều kiện cần thiết để những tư chất có tính người ở đứa trẻ được phát triển, giúp cho đứa trẻ được học tập và rèn luyện. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu của các cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các sức mạnh bản chất của loài người (các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hóa ) để hình thành, phát triển.

Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối việc học tập và rèn luyện của HS tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao năng lực hiểu biết về môi trường giáo dục và xây dựng môi trường học tập - Modun THCS 4 : Phương pháp và kỹ thuật thu thập và xử lý thông tin về môi trường giáo dục THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NÂNG CAO NĂNG LỰC HIỂU BIẾT VỀ MÔI TRƯỜNG GIÓA DỤC VÀ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP 
MODUN THCS 5: MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THCS
1. Các loại môi trường học tập: 
-Để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, người ta có nhiều cách học khác nhau:
Học một cách ngẫu nhiên:(học nhờ trải nghiệm trong cuộc sống)
Việc nắm tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cũng như các phương thức hành vi khác thông qua việc thực hiện một hoạt động khác trong cuộc sống hàng ngày gọi là học một cách ngẫu nhiên-> Thông qua hoạt động này ngẫu nhiên học được tri thức khác.
=>Kết quả của cách học này là:
.Những kinh nghiệm lĩnh hội được không trùng với những mục đích trực tiếp của chính hành động hay hành vi.
.Chỉ lĩnh hội được những gì liên quan trực tiếp đến nhu cầu, hứng thú, các nhiệm vụ trước mắt, còn các khái niệm khác thì bỏ qua.
.Chỉ mang lại những tri thức tiền khoa học, có tính chất ngẫu nhiên rời rạc và không hệ thống.
.Chỉ hình thành những năng lực thực tiễn do kinh nghiệm hàng ngày trực tiếp mang lại.
->Học ngẫu nhiên có cả ở người và vật.
Học theo phương pháp nhà trường:
Được tổ chức tự giác từ Nhà nước và xã hội, được thực hiện trong trường học.
Học theo phương pháp tự học:
Phương pháp này đòi hỏi người học phải có tính độc lập, kiên trì rất cao.
->Trong hoàn cảnh thích hợp thì tự học kết hợp với học theo phương pháp nhà trường là phương thức học tập hữu hiệu dành cho người đang công tác, đang làm việc, những người có trình độ phổ cập THCS trở nên. 
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định.
2. Bản chất của hoạt động học:
-Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó.
-Hoạt động học là hoạt động hướng vào sự thay đổi chính mình.
-Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức, nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
-Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động (phương pháp giành tri thức- cách học)
-Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh.
3. Sự hình thành hoạt động học: 
a/ Sự hình thành động cơ học tập:
-Hoạt động được thúc đẩy bởi những động cơ xác định và diễn ra trong một tình huống xác định.
-Động cơ hoạt động của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học (tức là những tri thức kỹ năng, kỹ xảo, thái độ... mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ).
-Có hai loại động cơ: Động cơ hoàn thiện tri thức; Động cơ quan hệ xã hội.
+ Động cơ hoàn thiện tri thức: Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức, nó đòi hỏi phải có sự khắc phục khó khăn và những lỗ lực của ý 
chí ->học sinh có lòng khát khao mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập.
=> Đặc điểm của động cơ này là không chứa đựng những xung đột bên trong; chủ thể không có những căng thẳng tâm lý; là loại động cơ tối ưu theo quan điểm sư phạm.
+Động cơ quan hệ xã hội: Là những mối quan hệ của cá nhân được hiện thân ở đối tượng học tập-> gọi là “động cơ quan hệ xã hội”
Động cơ học tập không có sẵn, không thể áp đặt. Mà nó dược hình thành dần dần trong quá trình học sinh học tập(dưới sự hướng dẫn của thầy)-> Muốn phát động được động cơ học tập, cần khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập(nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực học tập)
b/ Hình thành mục đích học tập:
-Mỗi khái niệm của môn học thể hiện trong từng tiết, từng bài là những mục đích của hoạt động học tập.
-Mục đích chỉ có thể có khi chủ thể bắt đầu hành động học tập. khi đó chủ thể thâm nhập vào đối tượng, nôi dung mục đích xuất hiện sẽ định hướng cho hành động qua đó chủ thể chiếm lĩnh được năng lục mới, tri thức mới.
- Trong quá trình chiếm lĩnh đối tượng học tập luôn có sự chuyển hóa giữa mục đích và phương tiện. Mục đích cuối cùng được hình thành một cách tất yếu trong tiến trình thực hiện một hệ thống các hành động học tập.
=> Muốn hình thành mục đích học tập cho học sinh phải lấy hành động học tập của các em làm cơ sở. Thông qua việc thâm nhập vào đối tượng, học sinh sẽ nắm dược những dấu hiệu bản chất, những mối quan hệ bên trong có tính qui luật của cac sự vật, hiện tượng... dần dần thay đổi mức độ làm chủ những khái niệm, những giá trị, những chuẩn mực, những qui luật, những phương thức hành vi, hành động.
c/ Hình thành các hành động học tập:
- Muốn tạo ra sự phát triển tâm lý của học sinh trong học tập phải lấy hành động học tập của các em làm cơ sở (nghĩa là quá trình tạo ra sự phát triển tâm lýcủa chủ thể chỉ có thể có được thông qua các hành động học tập)
- Để làm sáng tỏ hành động học tập cần làm sáng tỏ các nội dung sau:
 . Các hình thức tồn tại khái niệm.
 . Hình thức hành động học tập.
 . Các hành động học tập
* Hình thức tồn tại khái niệm:
- Một khái niệm (với tư cách là sản phẩm tâm lý) có 3 hình thức tồn tại cơ bản
 . Hình thức vật chất: Ở đây khái niệm được khách quan hóa, trú ngụ trên các vật thật hay vật thay thế.
 . Hình thức “mã hóa”: Trong hình thức này logic của khái niệm chuyển vào trú ngụ ở một liệu khác (ký hiệu, sơ đồ, mô hình, lời nói...)
 .Hình thức tinh thần cư ngụ trong tâm lý cá thể.
* Hình thức hành động học tập:
 -Ứng với 3 hình thức tồn tại khái niệm, có 3 hình thức của hành động học tập:
+ Hình thức hàn động vật chất trên vật thật (hoặc vật thay thế):
	Chủ thể dùng những thao tác tay chân để tháo lắp, chuyển dời, xắp xếp... vật thật -> làm cho lô gíc của khái niệm vốn trú ngụ trên vật thật ( Vật thay thế ) được bộc lộ ra ngoài.
	->Việc làm này rất cần thiết với trẻ mẫu giáo.
 -Hình thức hành động với lời nói và các hình thức “ mã hóa ” khác tương ứng với đối tượng: 	Mục đích của hình thức này là dùng lời nói cũng như các hình thức mã hóa khác để chuyển lôgic của khái niệm đã phát hiện ở hành động vật chất vào trong tâm lý chủ thể hành động.
- Hình thức hành động tinh thần :
 Lôgic của khái niệm được chuyển hẳn vào trong “ tâm lý ”.
Thông qua 3 hình thức này của hành động hình thức cái vật chất đã chuyển bằng cái tinh thần, cái bên ngoài bằng cái bên trong tâm lý con người.
Kết luận : Quá trình lĩnh hội tri thức (với tư cách là sản phẩm của giáo dục ) nhất thiết phải thông qua quá trình hình thành các hoạt động học tập, phải lấy các hoạt động học tập làm cơ sở.
*Hành động học tập : 
 Theo Đavưđốp trong hành động học tập có 2loại hoạt động Hoạt động ptích 
 Mô hình hóa
+ Hoạt động phân tích :
Nhằm phát hiện ra nguồn gốc xuất phát của khái niệm cũng như cấu tạo lôgic của nó.
Trình độ phát triển của hành động phân tích gắn liền với trình độ nắm vững tri thức trước đó (việc hình thành khái niệm trước đó chắc chắn bao nhiêu thì hành động phân tích được thuận lợi bấy nhiêu)
->Tri thức cũ đã hình thành là phương tiện quan trọng để tiến hành phân tích đi sâu vào khái niệm mới.
+ Hành động mô hình hóa:
Giúp con người diễn đạt lôgic khái niệm một cách trực quan qua mô hình hóa các mối quan hệ của khái niệm được quá độ chuyển vào trong. (tinh thần). Mô hình hóa là cầu nối giữa vật chất và tinh thần.
-Trong dạy học có thể dùng các loại mô hình hóa sau :
+Mô hình hóa gần giống vật thật:
Ở mô hình hóa này tính trực quan cao. Nhờ loại mô hình này học sinh có thể theo dõi toàn bộ qua trình hành động, vị trí của các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng với nhau:
Vd:
+Mô hình hóa tượng trưng:
Có tính trìu tượng cao, mô hình gần giống vật thật.
Những cái không bản chất , không cần thiết được loại bỏ chỉ giữ lại những cái tinh túy nhất của đối tượng và được mô tả lại một cách trực quan.
Vd: Dùng sơ đồ đoạn thẳng để mô tả quan hệ toán học trong một đầu đề toán.
+Mô hình “mã hóa”:
Mô hình mã hóa hoàn toàn có tính chất quy ước diễn đạt một cách thuần khiết lôgic của khái niệm -> là những công thức hoặc kí hiệu.
Vd: Công thức tính S▲=1/2a.h
 Công thức tính S= a2....
Trong loại mô hình này hầu như không có yếu tố trực quan, chỉ có mối quan hệ lôgic thuần khiết -> đòi hỏi phải có sự hoạt động của trí óc, phải có tư duy trìu tượng.
Đây là việc cần thiết trong hoạt động dạy học -> phát triển trí tuệ của học sinh .
* Hành động cụ thể hóa:
Giúp học sinh vậ dụng phương thức hành động chung vào việc giải quyết những vấn đề cụ thể trong cùng một lĩnh vực.
Tóm lại: 
Hoạt động mô hình hóa giúp chúng ta diễn đạt mối quan hệ tổng quát hình thức trực quan.
Hoạt động phân tích giúp chúng ta phát hiện mối quan hệ tổng quát.
Hoạt động cụ thể hóa là hành động để đạt tới cái cụ thể (đi từ nhận thức tổng quát , trìu tượng để đến cái cụ thể ).
Trong dạy học, ba hành động trên được hình thành trong quát trình hình thành khái niệm . 

File đính kèm:

  • docBoi_duong_thuong_xuyen_modun_05_THCS_file_word_chi_can_in.doc
Giáo án liên quan