Nâng cao kết quả học tập các bài học chương IV môn lịch sử Lớp 7 trường THCS Lộc Hưng thông qua việc dạy học nêu vấn đề phù hợp và có hiệu quả
1.1. Kiến thức:
- Học sinh biết: Trình bày tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ.
- Học sinh hiểu: chính sách tích cực của nhà nước lê sơ đối với kinh tế.
1.2. Kĩ năng:
- Học sinh thực hiện được : Trình bày , phân tích sự kiện lịch sử
- Học sinh thực hiện thành thạo : Vẽ sơ đồ xã hội thời Lê Sơ
1.3. Thái độ:
- Thói quen: Tự hào truyền thống lao động cần cù của ông cha ta.
- Tính cách: tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập.
2. Nội dung học tập:
Tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ
3. Chuẩn bị:
3.1. Giáo viên: Sơ đồ xã hội thời Lê sơ.
3.2. Học sinh: xem trước nội dung SGK, tập phân tích sự kiện.
4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1')
Kiểm tra sĩ số học sinh
4.2. Kiểm tra miệng: ( 5')
giúp tôi phát huy tính tích cực tự nhận thức của học sinh, phát huy năng lực độc lập học tập, phát triển trí thông minh, sáng tạo của các em. - Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài: + Sáng kiến kinh nghiệm: Làm thế nào để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, Dương Anh Ly trường THCS Nguyễn Tri Phương. + Chuyên đề: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong học tập lịch sử, bồi dưỡng thường xuyên năm 2007 + Giải pháp: sử dụng dạy học nêu vấn đề trong tiết dạy học lịch sử, lemongđao.com.vn Các đề tài trên chủ yếu nghiên cứu về việc đổi mới các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Lịch sử trong trường THCS nhưng việc phát triển tư duy, năng lực nhận thức óc sáng tạo của học sinh đối với bộ môn còn hạn chế, chưa có đề tài nào đi sâu vào việc vận dụng dạy học nêu vấn đề phù hợp và có hiệu quả để nâng cao kết quả học tập của học sinh trong giờ học lịch sử Từ khi tham gia lớp bồi dưỡng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, bản thân tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài mới, cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả hơn của việc đổi mới phương pháp dạy học của bản thân trong năm học này. Việc vận dụng dạy học nêu vấn đề phù hợp và có hiệu quả sẽ nâng cao kết quả học tập của học sinh đối với môn học. Học sinh tự mình nắm kiến thức, rút ra những kết luận sau khi đã suy nghĩ kĩ, biết vận dụng kiến thức đã học, tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào đời sống thực tiễn. 2.3. Vấn đề nghiên cứu: Vận dụng dạy học nêu vấn đề phù hợp và có hiệu quả có nâng cao kết quả học tập các bài học chương IV môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Lộc Hưng không? 2.4. Giả thuyết nghiên cứu: Vận dụng dạy học nêu vấn đề phù hợp và có hiệu quả sẽ nâng cao kết quả học tập các bài học chương IV môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Lộc Hưng. 3- PHƯƠNG PHÁP 3.1. Khách thể nghiên cứu: - Học sinh trường THCS Lộc Hưng. + Lớp 73: (Nhóm đối chứng). + Lớp 74: (Nhóm thực nghiệm). Hai lớp được chọn để nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ, giới tính và dân tộc. * Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của học sinh lớp 7 trường THCS Lộc Hưng: Số học sinh các nhóm Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Lớp 73 46 24 22 46 Lớp 74 46 25 21 46 Về ý thức học tập: Tất cả các em ở hai lớp đều học tập tích cực, chủ động, thái độ học tập nghiêm túc. Về thành tích học tập của năm học trước: Hai lớp tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 74 là nhóm thực nghiệm và lớp 73 là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài kiểm tra học kì I môn Lịch sử làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau. Do đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của hai nhóm trước khi tác động. Kết quả: * Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương. Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,108 6,326 P = 0,192 P = 0,192 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2) * Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu. Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm 01 Tăng cường vận dụng dạy học nêu vấn đề. 03 Đối chứng 02 Ít vận dụng dạy học nêu vấn đề. 04 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập. 3.3. Quy trình nghiên cứu: - Chuẩn bị bài của giáo viên: + Dạy lớp đối chứng (lớp 73): Thiết kế bài học thực hiện phối hợp tốt các phương pháp dạy học đổi mới bộ môn, quy trình chuẩn bị bài như bình thường. + Dạy lớp thực nghiệm (lớp 74): Thiết kế bài học tăng cường vận dụng dạy học nêu vấn đề phối hợp tốt và hợp lí với các phương pháp dạy học khác của bộ môn. - Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo phân phối chương trình do ngành quy định và theo thời khóa biểu của trường để bảo đảm tính khách quan. Cụ thể như sau: * Bảng 4: Thời gian thực nghiệm. Thứ/ ngày Môn/ lớp Tiết theo PPCT Tên bài dạy Tiết TKB Thứ tư ngày 12/01/2014 Lịch sử/ 73 41 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (tt) phần II 2 Thứ tư ngày 15/01/2014 Lịch sử/ 74 41 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (tt) phần II 3 Thứ bảy ngày 19/01/2014 Lịch sử/ 73 42 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (tt) phần III 2 Thứ hai ngày 21/01/2014 Lịch sử/ 74 42 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (tt) phần III 3 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: - Bài kiểm tra trước tác động là bài thi HK1 môn Lịch sử do trường ra đề chung cho các lớp. - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong bài: Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527) (tiếp theo) phần II và phần III đối với lớp 73 (lớp đối chứng) và lớp 74 (lớp thực nghiệm) gồm 4 câu hỏi dạng tự luận. * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: Khi dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 45 phút (Nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó, tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng. 4- PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ. 4.1. Phân tích dữ liệu và kết quả: * Bảng 5: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động. Đối chứng Thực nghiệm Điểm trung bình 7,239 8,847 Độ lệch chuẩn 1,537 1,264 Giá trị P của T-test 0,0000002 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 1,046 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-test cho kết quả P = 0,0000002, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1,046 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học nêu vấn đề đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là rất lớn. Giả thuyết của đề tài: “Nâng cao kết quả học tập các bài học chương IV môn Lịch sử lớp 7 trường THCS Lộc Hưng thông qua việc vận dụng dạy học nêu vấn đề phù hợp và có hiệu quả” đã được kiểm chứng. 10 - 9 - 8 - * Nhóm đối chứng ¾ Nhóm thực nghiệm 7 - 6 - 5 - 4 - 3 - 2 - 1 - Trước tác động Sau tác động 0 Biểu đồ: So sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. 4.2. Bàn luận: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC=8,847, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,239. Độ chênh lệch điểm số giữa 2 nhóm là 1,608. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,046. Điều này có nghĩa mức độ của tác động là rất lớn. Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là P = 0,0000002 < 0,05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm. * Hạn chế: Việc áp dụng dạy học nêu vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian và công sức, phải có cơ sở vật chất phù hợp với cách tổ chức dạy học, theo lối đàm thoại, tranh luận. Ngoài ra, dạy học nêu vấn đề cũng đòi hỏi học sinh phải có năng lực và trình độ đồng đều về nhận thức, người giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, đặc biệt phải có sự giúp đỡ những điều kiện cơ sở vật chất từ phía nhà trường. Dạy học nêu vấn đề xuất hiện tình trạng các em những nhu cầu, hứng thú khác nhau và do học sinh tự khám phá tri thức đã ảnh hưởng đến việc tổ chức học tập, đến kế hoạch dạy học mà chương trình quy định sẵn, đôi khi làm giảm hiệu quả của giáo dục. Vì thế, vai trò điều khiển lớp học của giáo viên là vô cùng cần thiết. 5- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Việc tổ chức dạy học theo kiểu nêu vấn đề là một trong những phương pháp đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế-xã hội hiện đại. Đó là đào tạo thế hệ trẻ thành một lực lượng lao động “Tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra”. Với kết quả của nghiên cứu đề tài này đã góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng bộ môn mà tôi đảm nhiệm, nhất là việc phát triển tư duy, năng lực nhận thức các vấn đề lịch sử ở học sinh lớp 7 trường THCS Lộc Hưng. Hướng tới tôi sẽ áp dụng nội dung đề tài này vào việc giảng dạy bộ môn đối với các khối còn lại trong nhà trường và tôi sẽ phổ biến sâu rộng đến các đồng nghiệp trong tổ ở địa phương và trên toàn quốc thông qua mạng Internet để cùng thực hiện đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. 5.2. Khuyến nghị: - Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong việc tổ chức dạy và học trên lớp. Khen thưởng, động viên những giáo viên đạt thành tích tốt. - Đối với giáo viên: Không ngừng học tập, tham gia tốt các lớp bồi dưỡng chuyên đề có liên quan đến bộ môn. Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp mới góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi hoàn thiện hơn trong việc nghiên cứu. 6- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Lịch sử-Bộ giáo dục và Đào tạo-Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Trường-năm 2007. 2- Giáo trình: Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường THPT-Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường-năm 1998. 3- Sách giáo khoa Lịch sử lớp 7-Phan Ngọc Liên, Nghiêm Đình Vỳ. 4- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Lịch sử THCS-Phan Ngọc Liên, Nguyễn Xuân Trường. 5- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng-Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 6- Mạng Internet, thư viện tài liệu, nghiencuukhoahocsuphamung dung.com, giaoandientu 7- PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 7.1. Kế hoạch bài học: Bài 20 - Tiết 41 Tuần dạy: 22 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) (TT) 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết: Trình bày tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ. - Học sinh hiểu: chính sách tích cực của nhà nước lê sơ đối với kinh tế. 1.2. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được : Trình bày , phân tích sự kiện lịch sử - Học sinh thực hiện thành thạo : Vẽ sơ đồ xã hội thời Lê Sơ 1.3. Thái độ: - Thói quen: Tự hào truyền thống lao động cần cù của ông cha ta. - Tính cách: tự giác, sáng tạo trong lao động, học tập. 2. Nội dung học tập: Tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: Sơ đồ xã hội thời Lê sơ. 3.2. Học sinh: xem trước nội dung SGK, tập phân tích sự kiện. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1') Kiểm tra sĩ số học sinh 4.2. Kiểm tra miệng: ( 5') Câu 1: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Lê sơ? (7đ) Đáp án: - Trung ương: Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành. Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Triều đình gồm 6 bộ ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn. (4đ) - Địa phương: Cả nước chia làm năm đạo. Đến thời Lê Thánh Tông cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo là 3 ti. Dưới đạo là phủ, châu, huyện và xã. (3đ) Câu 2: Kinh tế, xã hội thời Lê sơ ra sao? (3đ) Đáp án: Kinh tế, xã hội thời Lê sơ phát triển và ổn định. (3đ) 4.3. Tiến trình bài học: (32') Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: (1') Giới thiệu bài mới. * Hoạt động 2: (20') Biết được tình hình kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lê sơ? Sau chiến tranh vua Lê Thái Tổ đã thực hiện những biện pháp gì đối với nông nghiệp? - Học sinh trình bày. - Giáo viên nhận xét - bổ sung. ? Nêu một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp? " Hà Đê Sứ, Khuyến Nông Sứ, Đồn Điền Sư.ù - Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích: khái niệm chính sách phép quân điền? " chính sách chia cấp ruộng đất công cho dân đinh trong làng xã theo qui định của nhà nước phong kiến. - Giáo viên trình bày thêm nội dung phép quân điền cho học sinh nắm. - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem đoạn chữ in nhỏ SGK/ 97 ? Cho biết các con đê thời Lê sơ ? " Đê Hồng Đức , sông nhà Lê ? Em có nhận xét gì những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp ? " Tích cực, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. * Giáo viên tích hợp giáo dục môi trường. - Giáo viên tổ chức học sinh thảo luận: ? Vì sao nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển? - Hs đại diện nhóm trình bày-Gv nhận xét " Nhà nước quan tâm sản xuất nông nghiệp " Nhân lao động cần cù, sáng tạo - Giáo viên giới thiệu hai câu thơ: "Đời Lê Thái Tổ Thái Tông Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn" ? Em hãy nêu ý nghĩa hai câu thơ trên? " Cảnh được mùa, no đủ của nhân dân. - Giáo viên liên hệ thực tế-Giáo dục học sinh. ? Các làng thủ công truyền thống ở các làng xã như thế nào? - Hs trình bày dựa vào SGK - Giáo viên hướng dẫn học sinh xem đoạn chữ in nhỏ SGK/ 97 ? Nêu tên các làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng thời bấy giờ? - Giáo viên trình bày: Các nghề thủ công ngày nay còn lưu giữ đang được củng cố và phát triển. ? Để quản lí các công xưởng nhà nước làm gì? " Thành lập Cục bách tác. ? Những biện pháp của nhà Lê đối với thương nghiệp? " Lập chợ, họp chợ. ? Việc buôn bán với nước ngoài ra sao? " Được duy trì, kiểm soát chặt chẽ - Gv kết luận: Kinh tế Đại Việt thời Lê sơ nhanh chóng phục hồi và phát triển mạnh mẽ * Hoạt động 3: (12') Biết được nét chính về xã hội thời Lê - Giáo viên giới thiệu sơ đồ xã hội thời Lê sơ. Địa chủ phong kiến (vua , quan , địa chủ ) Nông dân Thợ thủ công và thương nhân Nô tì - Hướng dẫn học sinh quan sát và trình bày ? Em hãy kể tên các giai cấp và tầng lớp trong xã hội thời Lê? " Địa chủ phong kiến , nông dân , thợ thủ công, thương nhân và nô tì. ? Xã hội thời Lê có gì khác vơi xã hội thời Lý - Trần? " Thời Lê không còn tầng lớp vương hầu, quý tộc, không còn chế độ điền trang thái ấp Nô tì số lượng giảm dần rồi bị xóa bỏ. - Giáo viên kết luận toàn bài: Quốc gia Đại Việt thời Lê sơ là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á. II. Tình hình kinh tế , xã hội 1. Kinh tế a. Nông nghiệp - Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng . Còn 10 vạn chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất - Kêu gọi dân phiêu tán trở về - Đặt một số chức quan chuyên lo nông nghiệp - Thực hiện phép quân điền -> Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển b. Thủ công nghiệp - Nhiều làng thủ công nổi tiếng ra đời - Thành lập Cục bách tác c. Thương nghiệp - Lập chợ , họp chợ . - Buôn bán với nước ngoài được duy trì 2. Xã hội : - Giai cấp địa chủ phong kiến. - Nông dân. - Thợ thủ công và thương nhân. - Nô tì. 5. Tổng kết và hướng dẫn học tập: (7 phút) 5.1. Tổng kết: (5 phút). Câu 1: Vẽsơ đồ tư duy tình hình kinh tế nước ta thời Lê Sơ? Thời Lê Sơ (1428-1527) Tình hình kinh tế Câu 2: Hãy kể tên các giai cấp và tầng lớp xã hội thời Lê Sơ? * Đáp án: - Giai cấp địa chủ phong kiến. - Nông dân. - Thợ thủ công, thương nhân. - Nô tì. 5.2. Hướng dẫn học tập: ( 2') - Đối với nội dung bài học này: + Học thuộc kinh tế - xã hội thời Lê sơ. + Vẽ sơ đồ tư duy: “Kinh tế thời Lê Sơ”. - Đối với nội dung bài học tiết tiếp theo: Chuẩn bị phần III: tình hình văn hóa, giáo dục. + Đọc và trả lời trước câu hỏi của bài trong SGK. + Lập bảng thống kê khoa học thời Lê sơ. 6. Phụ lục: Bài 20 - Tiết 42 Tuần dạy: 22 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428 - 1527) (tiếp theo) 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết: Trình bày những chính sách của văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ. - Học sinh hiểu: Sự phát triển và thành tựu của văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ. 1.2. Kĩ năng: - Học sinh thực hiện được: Trình bày, nhận xét, đánh giá văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ. - Học sinh thực hiện thành thạo: Phân tích sự kiện lịch sử: Văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ. 1.3. Thái độ: - Thói quen: Tự hào về những thành tựu văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ. - Tính cách: Ý thức giữ gìn các di sản văn hóa lịch sử. 2. Nội dung học tập: - Tình hình giáo dục và khoa cử. - Văn học, khoa học, nghệ thuật. 3. Chuẩn bị: 3.1. Giáo viên: - Phóng to ảnh hình 45, 46 SGK/ 99, 101. - Bảng thống kê thành tựu khoa học thời Lê Sơ. 3.2. Học sinh: - Soạn trước nội dung bài học dựa vào các câu hỏi phần cuối mục SGK. - Trả lời các câu hỏi cuối nội dung bài học. - Quan sát và tập nhận xét trước hình 45, 46 SGK/ 99, 101. 4. Tổ chức các hoạt động học tập: 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút). - Kiểm tra sĩ số học sinh. 4.2. Kiểm tra miệng: (4 phút). Câu 1: Hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê Sơ? Nhận xét kinh tế thời Lê Sơ. (8đ) Đáp án câu 1: * Kinh tế: + Nông nghiệp: Vua Lê thực hiện những biện pháp tích cực đối với nông nghiệp (2đ). + Thủ công nghiệp: Các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng xã ngày càng phát triển (1đ). Thành lập Cục bách tác để quản lí các công xưởng nhà nước (1đ). + Thương nghiệp: Trong nước: Khuyến khích lập chợ, họp chợ, ban hành điều lệ chợ (1đ). Ngoài nước: Buôn bán với nước ngoài được duy trì (1đ). * Nhận xét: Kinh tế thời Lê Sơ nhanh chóng phục hồi và phát triển (2đ). Câu 2: Tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ như thế nào? (2đ) Đáp án câu 2: Văn hóa, giáo dục thời Lê Sơ phát triển và đạt thành tựu to lớn (2đ). 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1: (1 phút) vào bài. - Giáo viên giới thiệu bài mới: Nền kinh tế nước
File đính kèm:
- DE TAI-LIEN.doc