Mục tiêu - Nội dung: Chủ điểm thế giới động vật (Lớp Chồi)

1.Khám phá

-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, môi trường sống, thức ăn của một số động vật và côn trùng;

-Trẻ biết ích lợi và tác hại của một số động vật và con côn trùng đối với cuộc sống con người;

-Trẻ biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống;

-Trẻ biết sự giống và khác nhau của một số con vật;

 

doc5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục tiêu - Nội dung: Chủ điểm thế giới động vật (Lớp Chồi), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐIỂM THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Lĩnh vực
 Mục tiêu 
 Nội dung 
 Hoạt động 
Bỗ sung
I.Phát triển thể chất
1.Dinh dưỡng và sức khỏe
-Trẻ biết ích lợi của các món ăn có nguồn gốc từ động vật và biết được ích lợi của chúng với sức khỏe con người;
-Nhận biết mối nguy hiểm khi tiếp xúc với một số con vật có thể gây nguy hiểm
2.Phát triển vận động
-Trẻ thực hiện thành thạo các vận động trườn, đập bóng, nhảy, bật, chuyền bắt bóng;
-Trẻ biết chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động;
-Trẻ biết phối hợp các giác quan thực hiện một số vận động tinh.
1.Dinh dưỡng và sức khỏe
-Một số thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: thịt, cá, tôm, trứng, cua,ốc
-Ích lợi các món ăn chế biến từ động vật;
-Một số cách phòng tránh các con vật có thể nguy hiểm: chó, mèo. 
2.Phát triển vận động
- Các vận động cơ bản:
Bò chui qua cổng; Đập và bắt bóng tại chỗ; Bật nhảy từ trên cao xuống; Chuyền bắt bóng qua chân;
-Trò chơi: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng, kéo co, rồng rắn, kéo cưa lừa xẻ; Chim bay cò bay, chuyền bóng, ném bóng vào rổ.
- Một số vận động tinh: Sử dụng kéo, bút chì, màu tô, xếp hình, gấp hình.
1.Dinh dưỡng và sức khỏe
-Chọn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật: chơi xếp lô tô; đi chợ mua đồ; Thi đối đáp nhanh; Đoán tên thức ăn;
-Trò chuyện về ích lợi của các món ăn chế biến từ động vật: Cung cấp chất đạm giúp cơ thể khỏe mạnh và thông minh;
-Vệ sinh răng miệng “Nên ăn thức ăn tốt cho răng” (Trang11/TLCSGDR);
-Trò chuyện về những mối nguy hiểm khi tiếp xúc với các con vật nguy hiểm và cách phòng tránh: chó, mèo
2.Phát triển vận động
-Thực hiện các vận động
+ Bò chui qua cổng
+ Đập và bắt bóng tại chỗ; 
+ Bật nhảy từ trên cao xuống; 
+ Chuyền bắt bóng qua chân;
-Chơi dân gian: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng, kéo co, rồng rắn, kéo cưa lừa xẻ; 
-Chơi vận động: Chim bay cò bay, chuyền bóng, ném bóng vào rổ.
- Cắt các con vật theo hình vẽ; tô màu tranh, xếp hình, gấp các con vật.
-Xem truyện tranh, “tô viết”, “làm sách” về các con vật.
II.Phát triển nhận thức
1.Khám phá
-Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, môi trường sống, thức ăn của một số động vật và côn trùng;
-Trẻ biết ích lợi và tác hại của một số động vật và con côn trùng đối với cuộc sống con người;
-Trẻ biết mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống;
-Trẻ biết sự giống và khác nhau của một số con vật;
-Trẻ biết phân loại từng nhóm động vật theo 2 dấu hiệu rõ nét;
2.Làm quen với toán:
-Trẻ biết các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 4;
-Trẻ biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 4;
-Trẻ biết gộp 2 nhóm đối tượng và đếm.
1.Khám phá
-Một số đặc điểm bên ngoài của các con vật sống trong nhà, trên rừng, dưới nước và các loại côn trùng;
-Ích lợi của chúng với đời sống con người; 
-Mối quan hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống;
-Sự giống và khác nhau của 2 con vật;
- Phân loại động vật theo 1-2 dấu hiệu;
2.Làm quen với toán:
-Các chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 4;
-Dạy trẻ so sánh, thêm bớt trong phạm vi 4;
-Dạy trẻ tách, gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 4 và đếm.
1.Khám phá:
+ Con vật nuôi trong gia đình
+ Động vật ăn thịt sống trong rừng;
+ Những con vật sống dưới nước mặn;
-Trò chuyện:
+ Đặc điểm,cấu tạo và cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình của bé: gà, vịt, chó, lợn, thỏ.Tên, đặc điểm, cấu tạo của các con vật ăn cỏ, các con vật ăn thịt; 
+Các con vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và cách bảo vệ chúng; các con vật sống trong nước ngọt; con vật sống trong nước mặn; 
+Các loại cá; về cách bảo vệ các con vật sống dưới nước; 
+Côn trùng có lợi, có hại, cách phòng bệnh do côn trùng có hại gây nên, về đặc điểm của một số loài chim;
-Quan sát: các tranh vẽ tường về các con vật nuôi trong nhà, dưới nước, trên rừng và côn trùng; cá cảnh của trường
 -So sánh giữa 2 con vật trong cùng 1 nhóm: con gà và con vịt; con hổ và con gấu; con cá và con tôm; con ong và con bướm.
-Chơi trò chơi: Những con vật cùng nhóm; những con vật có hại, có lợi; con vật trên cạn, dưới nước.
2.Làm quen với toán:
- Đếm đến 4. Nhận biết nhóm có số lượng 4. Nhận biết số 4
-Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 4;
-Gộp hai nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 4 và đếm.
III.Phát triển ngôn ngữ
-Nghe, hiểu nội dung các bài thơ, câu chuyện, ca dao và biết đọc thơ diễn cảm, kể lại được chuyện đã nghe;
-Thơ: Em vẽ; Chim chích bông; ếch con học bài
-Truyện: Cáo, thỏ và gà trống; Cá rô con lên bờ; Ba người bạn. 
-Các câu đố về các con vật: Con vịt, con voi ,con cá, con chó, sư tử, con mèo. 
-Một số đồng dao: Con cốc , con cua, con kiến, con gà, con gà cục tác lá chanh;
-Đọc thơ: Em vẽ, Chim chích bông; ếch con học bài 
-Kể chuyện: Cáo, thỏ và gà trống, 
-Nghe chuyện: Cá rô con lên bờ, Ba người bạn
-Giải đáp các câu đố về các con vật: Con vịt, con voi ,con cá, con chó, sư tử, con mèo. 
-Đọc đồng dao: Con cốc , con cua, con kiến, con gà, con gà cục tác lá chanh;
IV.Phát triển thẫm mỹ
1. Âm nhạc:
-Trẻ biết hát rõ lời, thích thú khi nghe hát và vận động nhịp nhàng theo các bài hát;
2.Tạo hình
-Trẻ biết sử dụng nhiều vật dụng và nguyên vật liệu, phối hợp đường nét-hình dạng-màu sắc tạo thành sản phẩm có nội dung về các con vật.
1. Âm nhạc:
-Các bài hát : Ai cũng yêu chú mèo, Đố bạn,Chú ếch con,Vì sao chim hay hót,Bắc kim thang, Lý con sáo, Gà gáy le te.
-Một số trò chơi âm nhạc: Tiếng hát ở đâu; Hát theo hình vẽ, đoán tên bạn hát,đoán tên bài hát
2.Tạo hình
-Vẽ, nặn, xé dán-xếp hình: quả trứng; con vật sống dưới biển; con bọ rùa; con gà con; đàn cá,theo ý thích
1. Âm nhạc: 
-Dạy hát: 
 +Ai cũng yêu chú 
mèo
 + Đố bạn 
 + Chú ếch con 
 + Vì sao chim hay hót
-Biểu diễn văn nghệ 
-Nghe hát: “Bắc kim thang, Lý con sáo, Gà gáy le te”
-Chơi: Đoán tên bạn hát; Hát theo hình vẽ; tiếng hát ở đâu,đoán tên bài hát
2.Tạo hình
-Thực hiện các bài tập tạo hình:
 + Vẽ chú gà con.
 + Vẽ đàn cá bơi
 + Vẽ theo ý thích
-Tô màu các con vật nuôi.
-Làm chuồng từ hộp cáctông cho chó, mèo, gà vịt.
-In hình các con vật và tô màu; Xé dán quả trứng, cắt hình và nặn một số con vật, gấp hình con chim.
V.Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội
Trẻ biết thể hiện sự quan tâm đến các con vật, đến môi trường.
-Trẻ biết thực hiện công việc được gíao đến cùng;
-Một số hành vi tốt xấu, đúng sai với các con vật.
-Bảo vệ và chăm sóc các con vật
-Phối hợp chơi theo nhóm, tổ, hợp tác với các bạn để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao
-Trò chuyện về các hành vi tốt xấu, đúng sai với các con vật
-Thực hành cho thỏ, cá ăn
-Tham gia chơi các trò chơi vận động :Bắt chước tạo dáng các con vật; Bắt vịt trên cạn; Mèo và chim sẻ; Thỏ đổi chuồng; Cáo và thỏ; Xỉa cá mè;Mèo bắt chuột.

File đính kèm:

  • docMTND_CHU_DIEM_THE_GIOI_DONG_VAT.doc