Mục tiêu bài theo chuẩn kiến thưc kỹ năng Sinh học 12

I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:

1. Kiến thức:

- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường sinh thái, lai xa và đa bội hóa. (Chuẩn)

- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá. (Mức 2)

- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành loài mới. (mức 2)

- Biết được tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ (mức 2)

 2. Kỹ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức.

 - Rèn kỹ năng làm việc độc lập với SGK

3. Giáo dục thái độ: Có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ .

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mục tiêu bài theo chuẩn kiến thưc kỹ năng Sinh học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được những diễn biến chính của cơ chế sao chép ADN ở tế bào nhân sơ. 
- Từ mô hình tự nhân đôi của ADN, mô tả được các bước của quá trình tự nhân đôi ADN làm cơ sở cho sự tự nhân đôi nhiễm sắc thể.
- Tăng cường khả năng suy luận, nhận thức thông qua kiến thức về cách tổng hợp mạch mới dựa theo 2 mạch khuôn khác nhau.
2. Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển tư duy phân tích, khái quát hoá.
3. Thái độ: 
- Biết được sự đa dạng của gen chính là đa dạng di truyền của sinh giới. Do đó bảo vệ nguồn gen, đặc biệt là nguồn gen quý bằng cách bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc động vật quý hiếm.
BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nêu được những thành phần tham gia vào quá trình phiên mã và dịch mã.
- Trình bày được những diễn biến chính của cơ chế phiên mã (tổng hợp mARN trên khuôn ADN) và dịch mã.
- Giải thích được sự khác nhau về nơi xảy ra phiên mã và dịch mã.
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã và dịch mã.
- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản của phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
- Giải thích được vì sao thông tin di truyền giữ ở trong nhân mà vẫn chỉ đạo được sự tổng hợp prôtein ngoài nhân. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện được khả năng quan sát hình, mô tả hiện tượng biểu hiện trên hình.
- Phát triển được kỹ năng so sánh, suy luận trên cơ sở hiểu biết về mã di truyền.
3. Thái độ: 
- Từ kiến thức: " Hoạt động của các cấu trúc vật chất trong tế bào là nhịp nhàng và thống nhất, bố mẹ truyền cho con không phải là các tính trạng có sẵn mà là các ADN- cơ sở vật chất của các tính trạng" từ đó có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền.
BÀI 3: ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG GEN 
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Trình bày được thế nào là điều hoà hoạt động của gen qua opêrôn ở sinh vật nhân sơ.
- Nêu được điểm khác biệt trong điều hoà hoạt động gen của sv nhân sơ và nhân thực.
- Mô tả, vẽ được cấu trúc operon Lac ở vk E.coli.
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của operon Lac ở E.coli theo 2 mt có lactozơ và không có lactozơ.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được tại sao trong tb lại chỉ tổng hợp prôtein khi cần thiết.
- Kỹ năng quan sát, phân tích sơ đồ cơ chế hoạt động của operon Lac ở vk E.coli
- Kỹ năng so sánh thông qua việc so sánh điều hoà hoạt động của gen ở sv nhân sơ và sv nhân thực.
- Kỹ năng trình bày thông qua phần trình bày cơ chế hoạt động của operon Lac ở E.coli
3. Thái độ:
- Thấy được cơ sở khoa học, tính hợp lý trong cơ chế hoạt động của gen nói riêng và hoạt động của tb, cơ thể nói chung → giúp sv thích ứng với mt. Qua đó có niềm tin vào khoa học, say mê nghiên cứu tìm hiểu môn học.
BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Trình bày được khái niệm, nguyên nhân, cơ chế phát sinh và hậu quả, ý nghĩa của đột biến gen.
- Nêu được các dạng của đột biến gen (đột biến điểm)
2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, phân tích hình ảnh để trình bày cơ chế phát sinh đột biến gen.
3. Thái độ:
- Hình thành quan điểm duy vật, phương pháp biện chứng khi xem xét hiện tượng tự nhiên, từ đó phát triển tư duy lí luận, thấy được tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng các tác nhân gây đột biến gen.
xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hình thái, đặc biệt là cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực.
- Nêu được sự biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào và cấu trúc NST được duy trì liên tục qua các chu kì tế bào.
- Trình bày được khái niệm về đột biến cấu trúc NST.
- Kể tên các dạng đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn).
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế chung, hậu quả và vai trò của mỗi dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đối với tiến hoá và chọn giống.
2. Kỹ năng:
- Mô tả được hình thái, cấu trúc hiển vi, cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sv nhân thực.
- Mô tả được các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu quả, ý nghĩa của dạng đột biến này trong tiến hoá
- rèn luyện kỹ năng phân tích, khái quát thông qua phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST
3. Thái độ:
- Nhận thức được nguyên nhân và sự nguy hại của đột biến nói chung và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nói riêng đối với con người, từ đó bảo vệ môi trường sống, tránh các hành vi gây ô nhiễm môi trường như làm tăng chất thải, chất độc hại gây đột biến.
- Biết được những ứng dụng của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có lợi vào thực tiễn sản xuất và tạo nên sự đa dạng loài.
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST.
- Kể tên các dạng đột biến số lượng NST (thể dị bội và đa bội).
- Nêu được nguyên nhân và cơ chế chung của các dạng đột biến NST.
- phân tích để rút ra nguyên nhân, hậu quả, ý nghĩa của đột biến số lượng NST. 
2. Kỹ năng:
- Phân biệt được tự đa bội và dị đa bội
- phân biệt chính xác các dạng đột biến số lượng NST.
3. Thái độ:
- HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học sinh học, thấy được tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học ...
- Ý thức bảo vệ nguồn gen, nguồn biến dị phát sinh, bảo tồn sự đa dạng sinh học đồng thời có biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các hội chứng do đột biến số lượng NST như các hội chứng Đao, Tớcnơ, Klaiphentơ ...
BÀI 7: THỰC HÀNH: QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST TRÊN TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI. 
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
- Quan sát được bộ NST của người dưới kính hiển vi.
- Xác định được một số dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định.
- Xác định được các cặp NST của người trên ảnh chụp.
- Rèn kĩ năng làm tiêu bản NST, đếm số lượng NST trên kính hiển vi.
- Rèn kĩ năng thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá, làm các thí nghiệm sinh học.
BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LI 
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nắm được phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen, giải thích được vì sao Menđen thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền.
- Nêu được thí nghiệm và cách giải thích kết quả thí nghiệm của Menden. 
- Nêu được nội dung của quy luật phân li.
- Trình bày được cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menđen.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.
3. Thái độ: Học sinh sống có niềm tin, có ước mơ và cố gắng thực hiện mơ ước của mình.
Bài 9: QUI LUẬT MENĐEN: QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU	
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Giải thích được tại sao Menđen suy ra được qui luật các cặp gen phân li độc lập nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Biết vận dụng các qui luật xác suất để dự đoán kết quả lai.
- Biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của các phép lai.
- Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ giao tử, tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai nhiều tính trạng.
- Giải thích được cơ sơ tế bào học của qui luật phân li độc lập.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.
3. Thái độ: Học sinh sống có niềm tin, có ước mơ và cố gắng thực hiện mơ ước của mình.
Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Giải thích cơ sở sinh hóa của hiện tượng tương tác bổ sung.
- Biết cách nhận biết gen thông qua sự biến đổ tỉ lệ phân li kiểu hình của Menđen trong phép lai 2 tính trạng.
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và vai trò của gen cộng gộp trong việc qui định tính trạng số lượng.
- Giải thích được một gen có thể qui định nhiều tính trạng khác nhau như thế nào, thông qua ví dụ cụ thể về gen qui định hồng cầu hình liềm ở người.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề của sinh học.
3. Thái độ: Học sinh sống có niềm tin, có ước mơ và cố gắng thực hiện mơ ước của mình.
Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức:	
- Nêu được thí nghiệm của Mocgan về di truyền LKG và HVG.
- Nêu được một số đặc điểm cơ bản của di truyền liên kết hoàn toàn.
- Giải thích được cơ sở tb học của hiện tượng HVG, định nghĩa hoán vị gen, tần số hoán vị gen.
- Chỉ ra được ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa lý luận của hiện tượng LKG và HVG.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng suy luận logic, cách phát hiện hiện tượng di truyền liên kết - HVG và vận dụng giải toán.
- Phát triển được kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm. 
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
Bài 12 : DI TRUYÊN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được cơ chế xác định giới tính bằng NST.
- Nêu được đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính.
- Trình bày được các thí nghiệm và cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu được ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính.
- Trình bày được đặc điểm của di truyền ngoài NST (di truyền ở ti thể và lục lạp). 
2. Kỹ năng: - Hình thành kĩ năng nhận biết, lập luận để xác định được di truyền liên kết giới tính
3. Thái độ: - Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện môi trường trong và ngoài đến sự biểu hiện của gen và mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình thông qua một ví dụ.
- Nêu khái niệm mức phản ứng và cách xác định mức phản ứng.
- Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình đối với năng suất của vật nuôi và cây trồng.
- Nêu được khái niệm và những tính chất của thường biến.
2. Kỹ năng:	
- Hình thành năng lực khái quát hoá.
- Phát triển được kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
3. Thái độ:
- Nhận thức được vai trò của KG và vai trò của mt đối với KH từ đó áp dụng trong sx và đời sống.
- Từ nhận thức: có rất nhiều yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen nên bảo vệ môi trường sống, hạn chế những tác động có hại đến sinh trưởng và phát triển của động, thực vật và con người.
BÀI 14 : THỰC HÀNH LAI GIỐNG
I.Mục tiêu
- Học sinh làm quen với các thao thác lai hữu tính, biết cách bố trí thí nghiệm thực hành lai giống, đánh giá kết qua thí nghiệm bằng phương pháp thống kê
- Thực hiện thành công các bước tiên hành lai giống trên 1 số đối tượng cây trồng ở địa phương
Bài 15 : BÀI TẬP CHƯƠNG I và II
I. Mục tiêu	
 Sau khi học xong bài này học sinh cần:
Khắc sâu các kiến thức đã học về phần di truyền, cơ chế di truyền và biến dị
biết cách giải một số bài tập cơ bản về cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào
Biết cách giải một số bài tập cở bản về quy luật di truyền
BÀI 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
1. Kiến thức:	
- Nêu được khái niệm quần thể ngẫu phối.
- Phát biểu được nội dung của định luật Hacđi - Vanbec.
- Nêu được công thức khái quát khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền.
- Nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi-Vanbec.
- Xác định được cấu trúc của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền.
 2. Kỹ năng
- Giải thích được thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể.
- Biết tính toán cấu trúc kiểu gen của quần thể, tần số tương đối của các alen
- Phát triển được năng lực tư duy lý thuyết và tính toán.
3. Thái độ:
- Vận dụng kiến thức vào thực tế sản xuất trồng trọt, chăn nuôi.
- Từ nhận thức về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối: thấy được sự ổn định lâu dài của quần thể trong tự nhiên đẩm bảo cân bằng sinh thái. Muốn được như vậy phải bảo vệ môi trường sống của sinh vật, đảm bảo sự phát triển bền vững.
BÀI 17: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG DI TRUYỀN
CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI.
I.Mục tiêu	
Sau khi học xong bài này học sinh cần :
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc trưng của quần thể về mặt di truyền học là đơn vị tiến hoá cơ sở của loài giao phối
- Trình bày được nội dung , ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Van bec
2.Kỹ năng
- Biết so sánh quần thể xét về mặt sinh thái học và di truyền học , tính toán cấu trúc kiểu gen của quần thể ,tần số tương đối của các alen
3. Thái độ:	
- Yêu thích môn học	
BÀI 18 : CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG 
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
I. Mục tiêu	
- Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
1.Kiến thức
- Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần
- Nêu được khái niệm ưu thế lai và trình bày được các phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai
- Giải thích được tại sao ưu thế lai thường cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng phân tích trên kênh hình, kỹ năng so sánh, phân tích, khái quát tổng hợp
-Kỹ năng làm việc độc lập với sgk
-Nâng cao kỹ năng phân tích hiện tượng đẻ tìm hiểu bản chất của sự việc qua chọn giống mới từ nguồn biến dị tổ hợp
3. Thái dộ
- Hình thành niềm tin vào khoa học , vào trí tuệ con người qua những thành tựu tạo giống bằng phương pháp lai
BÀI 19 : TẠO GIÔNG MỚI BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GÂY ĐỘT BIẾN VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I.Mục tiêu
1. Kiến thức :
- Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
- Nêu được 1 số thành tựu tạo giống ở việt nam
- Trình bày được 1 số quy trình và thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào
- Trình bày được kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, kỹ năng so sánh khái quát tổng hợp, làm việc độc lập với sgk
- Nâng cao kỹ năng pt hiện tượng qua chọn tạo giống mới từ nguồn biến dị đột biến và công nghệ tế bào
3. Thái độ
- Xây dựng niềm tin vào khoa học về công tác tạo giống
BÀI 20 : TẠO GIỐNG MỚI NHỜ CÔNG NGHỆ GEN
I.Mục tiêu	
1. Kiến thức
- Giải thích được các khái niệm cơ bản như : công nghệ gen , ADN tái tổ hợp, thể truyền, plasmit
- Trình bày được các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen
-Nêu được khái niệm sinh vật biến đổi gen và các ứng dụng của công nghệ gen trong việc tạo ra các giống sinh vật biến đổi gen
2. Kỹ năng
-Phát triển kỹ năng phân tích kênh hình, so sánh ,khái quát tổng hợp
3. Thái độ
- Hình thành niềm tin và say mê khoa học
Bài 21: DI TRUYỀN Y HỌC
I. MỤC TIÊU	
Học xong bài này HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm về “di truyền học”
- Các bệnh di truyền ở người: Khái niệm, nguyên nhân, cơ chế, hậu quả, cách phòng và chữa bệnh.
- Khả năng ứng dụng những hiểu biết về di truyền người vào y học và đời sống.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng suy luận logic. Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
3. Thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, thích tìm hiểu, khám phá các quy luật biểu hiện tính trạng.
BÀI 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức	
- Nêu được một số vấn đề xã hội của di truyền học.
- Trình bày được các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người.
- Hiểu được vai trò của tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh.
- Nêu được nguyên nhân, hậu quả của bệnh AIDS và biết được hệ số thông minh, di truyền trí năng.
2. Kỹ năng: - Giải thích được cơ sở của di truyền y học tư vấn.
3. Thái độ:
- Nâng cao nhận thức về tài sản di truyền của loài người từ đó tích cực đấu tranh vì hoà bình, chống thảm hoạ do chiến tranh hạt nhân (kể cả thử vũ khí hạt nhân) gây nên cũng như các hình thức chiến tranh khác làm tổn thương đến môi trường sống của con người nói riêng và của sinh vật nói chung (chiến tranh hoá học, chiến tranh sinh học).
BÀI 24: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Trình bày được các bằng chứng giải phẫu so sánh: cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự, các cơ quan thoái hóa.
- Nêu được bằng chứng phôi sinh học so sánh: sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các lớp động vật có xương sống. 
- Nêu được bằng chứng địa lí sinh vật học: đặc điểm của một số vùng địa lí động vật, thực vật; đặc điểm hệ động vật trên các đảo. 
- Trình bày được những bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử; sự thống nhất trong cấu trúc của ADN và prôtêin của các loài. 
 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để thu nhận thông tin.
- Phát triển năng lực tư duy lí thuyết phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát.
 3. Giáo dục thái độ:
 Hình thành quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc chung của các sinh vật trên trái đất. 
BÀI 25: HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN 
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết của Lamac: vai trò ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của sinh vật. 
- Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài. 
2. Kĩ năng	
- Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, tư duy suy luận sử dụng dẫn chứng để hiểu rõ nội dung của học thuyết. 
3. Thái độ: Củng cố niềm tin, ý thức học tập bộ môn qua tấm gương lao động của Đacuyn.
BÀI 26: HỌC THUYẾT TIẾN HOÁ TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Nêu đặc điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp 
- Phân biệt được khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. 
- Trình bày được vai trò của đột biến đối với tiến hóa nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp. 
- Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa. 
- Trình bày được vai trò của giao phối (giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hóa nhỏ: cung cấp nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phẩn kiểu gen của quần thể. 
- Nêu được vai trò của di - nhập gen đối với tiến hóa nhỏ. 
- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của quá trình chọn lọc tự nhiên. 
- Nêu được vai trò của biến động di truyền (các nhân tố ngẫu nhiên) đối với tiến hóa nhỏ. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp và suy luận để hiểu rõ, nắm chắc các nhân tố tiến hóa.
3. Giáo dục thái độ: HS yêu thích, hứng thú học tập bộ môn...
Bài 28: LOÀI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:	Sau khi học xong bài học sinh cần phải:
- Nêu được khái niệm loài sinh học (chuẩn)
- Nêu và giải thích được các cơ chế cách li trước hợp tử, cách li sau hợp tử. (mức 2)
- Giải thích được vai trò của các cơ chế cách li trong quá trình tiến hoá. (mức 2)
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy phân tích, khái quát hóa
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm cũng như làm việc độc lập.
3. Thái độ
- Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú thu thập tài liệu, hoạt động nhóm và báo cáo khoa học.
BÀI 29: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI 
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:	
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường địa lí (khác khu vực địa lí) (chuẩn)
- Giải thích được CL địa lí dẫn đến phân hoá vốn gen giữa các QT. (mức 2)
- Giải thích được tại sao các quần đảo lại là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài. (mức 2)
2. Kỹ năng:
- Mô tả được thí nghiệm của Đôtđơ chứng minh CL địa lí dẫn đến CLSS.
3. Giáo dục thái độ:
- Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú thu thập tài liệu, hoạt động nhóm và báo cáo khoa học.
BÀI 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI (tt)
I. Mục tiêu: học xong bài này, hs có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và các đặc điểm hình thành loài mới theo các con đường sinh thái, lai xa và đa bội hóa. (Chuẩn) 
- Giải thích được quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá. (Mức 2) 
- Giải thích được sự cách li về tập tính và cách li sinh thái dẫn đến hình thành 

File đính kèm:

  • docMuc tieu bai theo chuan KTKN sinh 12.doc.doc