Một số phương pháp lập phương trình hoá học bậc trung học cơ sở

Hoá học là bộ môn khoa học tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, đến lớp 8 học sinh mới bắt đầu làm quen với môn học này, nhưng nó lại có vai trò quan trọng ở trường phổ thông. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực đầu tiên về hoá học, rèn cho học sinh óc tư duy sáng tạo và khả năng trực quan nhanh nhạy. Vì vậy giáo viên bộ môn Hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học.

Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành, bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa học nhận thấy việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 8, mà khối lượng kiến thức cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê sẽ giúp các em phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên.

 

doc20 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số phương pháp lập phương trình hoá học bậc trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích khoa học. 
Nhằm thực hiện mục tiêu của ngành, bản thân là một giáo viên đứng lớp giảng dạy bộ môn Hóa học nhận thấy việc lĩnh hội kiến thức hoá học của học sinh là hết sức khó khăn. Mặt khác, Hóa học là một môn học hoàn toàn mới đối với học sinh lớp 8, mà khối lượng kiến thức cần lĩnh hội tương đối nhiều. Phần lớn các bài gồm những khái niệm mới, rất trừu tượng, khó hiểu. Do đó, giáo viên cần tìm ra phương pháp dạy học gây được hứng thú học tập bộ môn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không gượng ép là điều cần quan tâm. Khi học sinh có hứng thú, niềm say mê sẽ giúp các em phát huy được năng lực tư duy, khả năng tự học và óc sáng tạo để từ đó nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình dạy học của giáo viên. 
	Trong môn Hóa học có rất nhiều nội dung kiến thức cần phải chiếm lĩnh. Vì mới bắt đầu làm quen với môn Hoá học, nên có không ít học sinh gặp khó khăn khi học tập bộ môn này, nhất là khi tự mình lập nhanh và đúng các phương trình hoá học, mặc dù được giáo viên hướng dẫn khá rõ khi học bài “lập phương trình hóa học”. Trong Hóa học, phương trình hóa học là một nội dung kiến thức rất quan trọng, do đó việc lập đúng phương trình hóa học lại càng quan trọng hơn. Vì lập đúng phương trình hóa học thì các em mới giải đúng các bài toán hoá học (bài toán tính theo phương trình hóa học). Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh rất lúng túng khi đi tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức, do đó việc lập phương trình hoá học là một nội dung khó đối với học sinh. Thực tế học sinh đã học lập phương trình hóa học từ lớp 8 nhưng lên lớp 9 nhiều em vẫn còn lập phương trình hoá học sai.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số phương pháp lập phương trình hoá học bậc THCS” để giúp các em học sinh tham khảo và tự rèn luyện cho mình những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình học tập bộ môn Hoá học một cách tự tin và hứng thú. 
Tôi cho rằng, lập phương trình hoá học không phải là vấn đề mới đối với học sinh trung học cơ sở, nhưng để lập đúng phương trình hoá học là việc làm không dễ đối với nhiều học sinh lớp 8-9. Vì khi dạy bài “lập phương trình hóa học” lớp 8 giáo viên không đủ thời gian để liệt kê các phương pháp cân bằng mà chỉ giới thiệu cách lập chung (theo sgk) nên nhiều học sinh chưa nắm được. Với đề tài này sẽ trình bày một số phương pháp cân bằng cụ thể, hệ thống mà trong sách giáo khoa và các sách tham khảo khác chưa đề cập đến hoặc chưa tổng hợp thành hệ thống. Đây là tính mới của đề tài, có thể áp dụng ở trường trung học cơ sở và giáo viên có thể thực hiện đề tài này qua các buổi phụ đạo học sinh yếu kém, qua các giờ ôn tập, luyện tập chính khóa.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên:
Thầy Đinh Duy Việt – Giáo viên dạy Hóa lớp 8C (Lớp thực nghiệm)
 – Giáo viên dạy Hóa lớp 8D (Lớp đối chứng)
Giáo viên có tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc được học sinh yêu mến. Có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc giáo dục học sinh, giáo viên có tay nghề, có kinh nghiệm trong giảng dạy.
Học sinh:
Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu là hai lớp đại trà có kết quả học tập tương đương nhau. 
- Ý thức học tập của học sinh khá tốt, giáo viên chủ nhiệm có chú ý nhiều đến kết quả học tập của học sinh. 
- Đa số các em đều là con của gia đình nông dân, hiền ngoan, được các bậc phụ huynh quan tâm.
2. Thiết kế
- Lựa chọn thiết kế: Kiểm tra trước và sau tác động với hai nhóm tương đương.
- Tôi dùng Bài viết số 2 (Học kì I) làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp 8C và 8D có sự tương đương nhau. Tôi dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập để kiểm chứng sự tương đương điểm số trung bình của hai lớp trước khi tác động.
Bảng kiểm chứng để xác định hai lớp tương đương:
Thực nghiệm (Lớp C)
Đối chứng (8D)
Trung bình cộng
5.17
5.18
P1 
0.9593
P1 = 0.9593 > 0.05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
Thiết kế nghiên cứu:
Lớp
Kiểm tra trước
tác động
Tác động
Kiểm tra sau
tác động
Thực nghiệm (Lớp 8C)
5.17
Dạy học có ứng dụng đề tài
6.61
Đối chứng (Lớp 8D)
5.18
Dạy học bằng phương pháp sách giáo khoa (không ứng dụng đề tài)
5.70
Ở thiết kế này chúng tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
Chuẩn bị bài dạy của giáo viên: 
Giáo viên dạy Hóa lớp 8D là lớp đối chứng, soạn bài dạy bằng phương pháp khác, không sử đề tài. lớp 8C là lớp thực nghiệm, thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng đề tài ứng dụng, lựa chọn thông tin tại các trang Web Giáo dục và trang Web Bạch Kim, Violet,  tham khảo bài dạy của đồng nghệp, .
Tiến hành dạy thực nghiệm:
Tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường và Thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Nhằm giúp cho các em học sinh nắm vững những thao tác và phương pháp lập đúng các phương trình hoá học phù hợp với trình độ trung học cơ sở để các em học tốt hơn môn Hoá học, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy, tham khảo từ đồng nghiệp tôi đã tìm hiểu và lựa chọn bốn phương pháp cơ bản, cụ thể như sau: 
 3.1. Phương pháp thứ nhất: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp chẵn - lẻ.
 */Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau:
- Nên bắt đầu từ những nguyên tố mà số nguyên tử có nhiều và không bằng nhau ở hai vế.
- Trường hợp số nguyên tử của một nguyên tố ở vế này là số chẵn và ở vế kia là số lẻ thì trước hết phải đặt hệ số 2 cho chất mà số nguyên tử là số lẻ, rồi tiếp tục đặt hệ số cho phân tử chứa số nguyên tử chẵn ở vế còn lại sao cho số nguyên tử của nguyên tố này ở hai vế bằng nhau.
to
Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:
to
P + O2 P2O5
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: P + O2 P2O5
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi mỗi nguyên tố:
- Cả P và O đều có số nguyên tử không bằng nhau.
to
- Bắt đầu từ nguyên tố O có nhiều nguyên tử hơn. Trước hết phải làm chẵn số nguyên tử O tức là đặt hệ số 2 trước công thức P2O5.
P + O2 2P2O5
to
- Tiếp đó đặt hệ số 5 trước O2 và 4 trước P. Như vậy cả hai bên đều có 10 nguyên tử O và 4 nguyên tử P.	
4P + 5O2 2P2O5
to
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
	4P + 5O2 2P2O5
	Ví dụ 2: Cân bằng phương trình hoá học sau.
	Al + CuCl2 ---> AlCl3 + Cu
	Ta thấy số nguyên tử Cl trong công thức CuCl2 là chẵn còn trong AlCl3 lẻ. 
	Cách làm: Thêm 2 trước công thức AlCl3, 
	Al + CuCl2 ---> 2AlCl3 + Cu
	Tiếp theo thêm 3 vào trước CuCl2
	2Al + 3CuCl2 ---> 2AlCl3 + Cu
	Cuối cùng ta cân bằng Cu và Al, ta được phương trình hoá học:
	2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu
Lưu ý: Trong trường hợp phân tử có nhóm nguyên tử và sau phản ứng (trong sản phẩm) nhóm nguyên tử không bị biến đổi thì ta coi cả nhóm nguyên tử tương đương với một nguyên tố để cân bằng cho nhanh.
Ví dụ 3: Lập phương trình hoá học của phản ứng có sơ đồ sau:
Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2	 	
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng 
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố:
- Nhóm SO4 tương đương như một nguyên tố.
- Vậy nhóm SO4 có nhiều nhất và lại không bằng nhau ở hai vế, nên ta cân bằng trước, bắt đầu từ nhóm SO4.
- Đặt hệ số 3 trước phân tử H2SO4 để làm cho số nguyên tử của nhóm SO4 ở hai vế bằng nhau.
- Đặt hệ số 3 trước H2 và 2 trước Al. Kiểm tra lại số nguyên tử ở hai bên đã bằng nhau.
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
	2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
Nhận xét: 
- Vận dụng phương pháp này học sinh dễ dàng lập nhanh và đúng với đa số các phương trình hoá học. Do đó có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh.
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức tạp.
 3.2 Phương pháp thứ hai: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp phân số.
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn các hệ số là số nguyên hay phân số đặt trước các công thức hoá học sao cho số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế bằng nhau. 
Bước 2: Quy đồng mẫu số rồi khử mẫu.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
to
Ví dụ 1: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau: 
P + O2 P2O5	 
	Bước 1: - Ta thấy ở vế phải có 2 nguyên tử P và 5 nguyên tử O, còn ở vế trái có 1 nguyên tử P và 2 nguyên tử O . 
 - Chọn hệ số 2 đặt vào trước P hệ số vào trước O2 để cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố.
to
	2P + O2 P2O5
to
Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được (nhân tất cả các hệ số cho 2):
	 4P + 5O2 2P2O5	
to
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
	4P + 5O2 2P2O5
đpnc
Ví dụ 2: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau: 
	Al2O3 Al + O2
	Bước 1: 
	- Ở phương trình này ta thấy ở vế phải có 1 nguyên tử Al và 2 nguyên tử O, còn ở vế trái có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O. 
- Chọn hệ số 2 đặt vào trước Al và vào trước O2 để cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố.
đpnc
	Al2O3 2Al + O2
đpnc
Bước 2: Quy đồng mẫu số chung là 2 sau đó khử mẫu, ta được (nhân tất cả các hệ số cho 2):
	2Al2O3 4Al + 3O2
đpnc
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
 2Al2O3 4Al + 3O2
Nhận xét: 
- Phương pháp này tương tự như phương pháp chẵn - lẻ, học sinh sẽ áp dụng hiệu quả với các phương trình hoá học đơn giản.
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức tạp.
 3.3 Phương pháp thứ ba: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp dùng bội số chung nhỏ nhất
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định bội số chung nhỏ nhất của các chỉ số từng nguyên tố có trong công thức hoá học. 
Bước 2: Lấy bội số chung nhỏ nhất lần lượt chia các chỉ số từng nguyên tố trong mỗi công thức hoá học để được các hệ số. Sau đó cân bằng các nguyên tố còn lại.
Bước 3: Viết phương trình hoá học.
Chú ý: Thường bắt đầu từ nguyên tố nào có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế phương trình.
to
Ví dụ 1: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau:
Fe + O2 Fe2O3
Bước 1: 
- O có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế.
- Ta chọn nguyên tố oxi để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 2 và 3 là 6. 
Bước 2: 
- Ta lấy 6 : 3 = 2 => đặt hệ số 2 trước công thức Fe2O3. 
to
- Ta lấy 6 : 2 = 3 => đặt hệ số 3 trước công thức O2 ta được:
	Fe + 3O2 2Fe2O3
to
- Bên vế phải (trong Fe2O3) số nguyên tử Fe là 4, tiếp theo ta đặt hệ số 4 trước Fe (bên vế trái), ta được: 
	4Fe + 3O2 2Fe2O3
to
Bước 3: Viết phương trình hoá học: 
	4Fe + 3O2 2Fe2O3
to
Ví dụ 2: Lập phương trình của phản ứng hoá học có sơ đồ sau: 
Al + Cl2 AlCl3 	
Bước 1: 
- Cl có số nguyên tử nhiều và không bằng nhau ở 2 vế.
- Ta chọn nguyên tố Cl để cân bằng trước: Bội số chung nhỏ nhất của hai chỉ số 2 và 3 là 6. 
Bước 2: 
- Ta lấy 6 : 3 = 2 => đặt hệ số 2 trước công thức AlCl3.
 	- Ta lấy 6 : 2 = 3 => đặt hệ số 3 trước công thức Cl2 ta được:
to
Al + 3Cl2 2AlCl3 	
to
- Tiếp theo, ta cân bằng Al: Đặt hệ số 2 trước Al, ta được: 
2Al + 3Cl2 2AlCl3 	
to
Bước 3: Viết phương trình hoá học: 
2Al + 3Cl2 2AlCl3 	
Nhận xét: 
- Phương pháp này áp dụng hiệu quả với những phương trình hoá học đơn giản và nhiều học sinh dễ dàng áp dụng.
- Tuy nhiên, phương pháp này rất khó áp dụng đối với những phương trình phức tạp.
 3.4 Phương pháp thứ tư: Lập phương trình hoá học bằng phương pháp đại số
Nguyên tắc chung: Để lập phương trình hoá học theo phương pháp này ta cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Đặt hệ số cân bằng là các chữ a, b, c, trước các chất trong phản ứng (a, b, c là những số nguyên).
Bước 2: - Lập phương trình đại số (thực chất là hệ phương trình) theo nguyên tắc bảo toàn số nguyên tử mỗi nguyên tố ở 2 vế theo a, b, c.
	 	 - Giải tìm a, b, c: Chọn ẩn số bất kì bằng một giá trị nào đó (thường bằng 1), rồi giải tìm nghiệm các ẩn số còn lại.
	 	 - Nhân nghiệm tìm được với một số thích hợp để các hệ số là số nguyên (nếu nghiệm không nguyên).
	Bước 3: Viết phương trình hoá học.
	Ví dụ 1: Lập phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ sau:
P2O5 + H2O H3PO4
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c đứng trước các chất trong phản ứng:
aP2O5 + bH2O cH3PO4
Bước 2: Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
	P: 	2a = c	(1)
	O: 	5a + b = 4c	(2)
	H: 	2b = 3c	(3)
	Chọn c = 1. Từ (1) => a = 
	Từ (3) => b = 
	Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được: a = 1; b = 3; c = 2
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
P2O5 + 3H2O 2H3PO4
Ví dụ 2: Lập phương trình hoá học của phản ứng (phản ứng phức tạp):
KMnO4 + HCl ---> MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O
Bước 1: Đặt hệ số a, b, c, d, e, f trước các chất trong phản ứng:
 	aKMnO4 + bHCl ---> cMnCl2 + dKCl + eCl2 + fH2O
Bước 2: Từng nguyên tố 2 vế bằng nhau:
	K: 	a = d	(1)
	Mn: 	a = c	(2)
O: 	4a = 	f	(3)
H: 	b = 2f	(4)
Cl: 	b = 2c	 + d + 2e	(5)
Chọn d = 1. Từ (1) => a = 1
	Từ (2) => c = 1	Từ (3) => f = 4
Từ (4) => b = 8	Từ (5) => e = 
Nhân tất cả các nghiệm với 2 (khử mẫu), ta được: a = 2; b = 16; c = 2; d = 2; e = 5; f = 8
Bước 3: Viết phương trình hoá học:
	2KMnO4 + 16HCl 2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O
Nhận xét: 
Ưu điểm của phương pháp này là với bất kì phương trình hoá học nào, đặc biệt là với các phương trình khó, nếu áp dụng đúng ta luôn tìm được các hệ số thích hợp. Nhược điểm phương pháp này là dài, giải có thể ra nghiệm là phân số, việc tính toán dễ nhầm lẫn do đó mất thời gian. Nên áp dụng phương pháp này với những phương trình phức tạp và không giới hạn về thời gian, do đó phương pháp này thích hợp cho những học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên ưu điểm vẫn là hơn.
Trong quá trình dạy tôi vẫn thường hay nói với các em học sinh: Muốn cân bằng nhanh và chính xác đòi hỏi các em phải tự giác vận dụng thường xuyên và linh hoạt các phương pháp cân bằng vào các phương trình hóa học cụ thể để thuần thục hoàn chỉnh kỹ năng cân bằng của mình.
Với đề tài này có khả năng áp dụng rộng với tất cả các trường trung học cơ sở và học sinh thì cũng dễ hiểu, dễ vận dụng. Đề tài này không chỉ áp dụng cho học sinh lớp 8 mà còn áp dụng được cho những em lớp 9 mất kiến thức cơ bản về lập phương trình hóa học, từ đó góp phần năng cao chất lượng môn Hóa học.
4. ĐO LƯỜNG 
4.1 Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh.
Sử dụng bài kiểm tra trước tác động: Bài kiểm tra Hóa số 2 (Học kì I), do giáo viên dạy Hóa của trường ra đề kiểm tra chung cho học sinh khối 8. 
Bài kiểm tra sau tác động: là Bài thi học kì I.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài:
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học nêu trên, chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra và thi trong thời gian 1 tiết.
Giáo viên dạy Hóa 8 của trường chấm bài theo đáp án đã được xây dựng.
4.2 Kiểm chứng độ giá trị nội dung:
Kiểm chứng độ giá trị nội dung của các bài kiểm tra bằng cách giáo viên trực tiếp dạy chấm bài hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu:
+ Về nội dung đề bài: Phù hợp với trình độ của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chựng.
 + Các câu hỏi có phản ảnh các vấn đề của đề tài nghiên cứu. 
 Nhận xét về kết quả hai lớp: lớp thực nghiệm có điểm trung bình là 6.61 , lớp đối chứng có điểm trung bình là 5.70 thấp hơn lớp thực nghiệm là 0.9 Điều đó chứng minh rằng lớp thực nghiệm có sử dụng phương pháp của đề tài nên kết quả cao hơn.
V. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ
1 Trình bày kết quả:
Dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập với kiểm trước tác động của lớp thực nghiệm (p1), sau tác động(p2)
Lớp Thực Nghiệm 8D
Lớp Đối Chứng 8D
Stt
HỌ VÀ TÊN HS
Điểm KT
trước TĐ
Điểm KT
sau TĐ
Stt
HỌ VÀ TÊN HS
Điểm KT
trước TĐ
Điểm KT
sau TĐ
1
Hiao
Băi
5.5
7
1
R'ô H'
Bin
5
6
2
Nguyễn Thanh
Bằng
5
6.5
2
Rah Lan 
Bới
5.5
6
3
Rah Lan 
Bính
6
7
3
Phạm Văn 
Đại
6
7
4
Siu H'
Châu
4.5
6
4
Ngô Thị Hồng
Dịu
4
5
5
Nay
Đa Wit
5
7.5
5
Rah Lan
Dok
6
6
6
Siu 
Duang
4
7
6
Đồng Xuân 
Đức
7
6.5
7
Ksor H'
Dyih
2
5
7
Rah Lan H'
E
6
6.3
8
Nay 
Gon
5
5
8
Trần Thị
Hà
4
5
9
Bùi Thị
Hằng
5
7
9.0
Nay H'
Hao
5
5.8
10
Phạm Xuân
Hoà
5
6.5
10
Nay H'
Hấu
6
6.5
11
Nguyễn Duy Huy
Hoàng
6
6
11
Khương Văn 
Hiếu
4
5
12
Rah Lan H'
Ká
6
7
12
Vũ Thị Lan
Hương
5
7
13
Rơ Ô
Khang
5
6
13
R'ô 
Khon
2
3
14
Siu H'
KRă
6
6
14
Nay H'
Krin
5
6
15
Nguyễn Thị Mỹ 
Linh
5.5
7
15
Rơ Ô H'
Lanh
4
5
16
Ksor
Lới
5.5
6.5
16
Đoàn Tăng
Lực
6
7
17
Rah Lan 
Lư
6
6.5
17
Kpă H'
Miên
6
6.5
18
R'ô
Lực
6
6.5
18
Rơ Ô H'
Mới
5
5.5
19
Nay H'
Lúi
6
7.5
19
Nay H'
Muen
6
6
20
Rơ Ô H'
Miới
6
7
20
Ksor H'
Nêm
1
2
21
Nay
MRak
6
7
21
Rmah H'
Ngay
6
5
22
Nguyễn Thị Trà 
My
4.5
6.5
22
Hoàng Bích
Ngọc
5
5.5
23
Kpă H'
Nho
5
6.5
23
Rah Lan H'
Nha
5
6
24
Nay H'
Nhớih
4
7
24
Rơ Ô 
Nhăk
5
5
25
Kpă
Nốt
5
7
25
Ksor H'
Ni
5
5.5
26
Rah Lan H'
Nưk
3
4
26
Rah Lan H'
Pú
5
6
27
Ksor H'
Phi Ni
7
7.5
Rah Lan
Quyên
7
6
28
Nay H'
Re
5.5
7.0
Siu
Rơm
5.0
5.0
29
Đặng Huy
Sơn
4.5
6.0
Rah Lan
Si
5.0
6.5
30
R'ô
Thó
4.0
6.5
Ngô Trọng 
Sinh
5.0
6.0
31
Rơ Ô H'
Tiếc
5.0
6.5
Ksor
Sơ Rin
6.0
6.0
32
Rơ Ô H'
Tơi
6.0
7.5
Vũ Đức
Tài
5.0
5.5
33
Nguyễn Thị
Trang
7.0
8.0
Rah Lan H'
Tiếc
6.0
6.0
34
Nay H'
Yon
2.5
5.5
Nay H'
Vinh
5.5
6.0
35
Rah Lan H'
Yum
6.0
7.5
Rơ Ô H'
Wí
6.0
6.0
36
Rah Lan
Yuôt
6.0
7.5
R'ô
Yó
6.5
6.0
Mốt
6
7
5
6
Trung vị
5.25
6.75
5
6
Giá trị TB
5.17
6.61
5.18
5.70
Độ lệch chuẩn
1.11
0.82
1.19
0.98
Ttest p1
0.9593
Ttese p2
 0.0001 
Phép kiểm chứng T-test độc lập: p1= 0,9593 
 (trước tác động để xác định nhóm tương đương) 
Phép kiểm chứng T-test độc lập: p2=0,0001 
(sau tác động cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động).
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD=0,9285
2. Phân tích kết quả dữ liệu:
* Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương trước tác động:
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Chênh lệch
Điểm TBC
5,17
5,18
0,01
Giá trị của : p1 
 0,9593
P1 = 0,928 > 0,05
Kết luận: Sự chênh lệch điểm số trung bình cộng trước tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Hai nhóm được coi là tương đương.
* Phân tích dữ liệu và kết quả sau tác động: 
Nhóm thực nghiệm
Nhóm đối chứng
Chênh lệch
Điểm Trung bình cộng (TBC):
6.61
5.70
0.91
Độ lệch chuẩn
0.82
0.98
Giá trị của T-test: p2 
 0.0001
Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD):
 0.9285
p2 = 0,0006 < 0,05
Kết luận: Sự chênh lệch điểm trung bình cộng sau tác động của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng rất có ý nghĩa (do tác động). 
SMD =0,9285 (trong khoảng 0,80 – 1,00) là lớn.
Kết luận: Mức độ ảnh hưởng của tác động đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
6,61 – 5,70
 0.98
= 0,9285
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai lớp trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test độc lập cho kết quả P2 = 0,0001 , cho thấy sự chênh lệch giữa điềm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 
Theo bản tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9285 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng đề tài trong bộ môn Hóa học 8 mang đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm là lớn.
Bàn luận:
Kết quả bài kiểm tra s

File đính kèm:

  • docDE_TAI_KHSPUD_HOA_9de_tai_khong_dat_lai_kha_so_may_thanh_cham_qua.doc