Một số kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

1. Lý do khách quan

 1.1. Tầm quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT):

Trong những năm gần đây nền giáo dục huyện Tri Tôn thực sự bước vào chặn đường "Công nghệ thông tin trong giáo dục" với biết bao gian truân và thử thách để đáp ứng yêu cầu đổi mới của thời đại.

Máy vi tính với các phần mềm tin học phong phú đã trở thành một công cụ đa năng ứng dụng của mỗi giáo viên giảng dạy. Tuy nhiên, nếu như chúng ta biết sử dụng công dụng của máy tính thì hiệu quả rất cao. Song song với máy tính là sự ra đời của mạng Internet toàn cầu đem lại những hiệu quả vô cùng lớn, không thể đo đếm được. Chúng ta có thể tiếp cận toàn bộ tri thức nhân loại, có thể làm quen giao tiếp với nhau và chia sẻ kinh nghiệm với nhau trên mọi miền tổ quốc.

Thông qua các diễn đàn và mạng xã hội các giáo viên có thể chia sẻ các tư liệu, ảnh, kinh nghiệm trong giảng dạy với nhau, để xây dựng một kho tài nguyên khổng lồ phục vụ cho việc giảng dạy của mỗi người.

Tóm lại: Công nghệ thông tin là một trong các thiết bị hỗ trợ đắc lực nhất của giáo viên trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay.

 

doc22 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ thông. Mục đích sử dụng máy tính phục vụ cho công tác giảng dạy chỉ được áp dụng trong các tình huống này.
	3.2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong nhà trường phổ thông hiện: 
	Từ khá sớm, các trường học trên địa bàn trong huyện, tỉnh đã bắt đầu đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy. Tuy nhiên rất ít trường có phòng máy riêng. 
Nhu cầu sử dụng phần mềm trong giảng dạy hiện nay là rất lớn. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay. Các giáo viên cũng đều coi khả năng thiết kế bài giảng bằng máy tính như một tiêu chuẩn nâng cao giá trị của mình trong trường học. Các lãnh đạo trường cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi khả năng sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là ưu điểm của giáo viên. Do đó, các lớp tập huấn Tin học sử dụng Powerpoint, Violet, và các phần mềm dạy học khác... (nên mở thường xuyên) phải được các giáo viên tham gia đông đủ. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi có rất nhiều bài soạn - giảng có ứng dụng CNTT là đạt kết quả tốt hơn rất nhiều so với soạn giảng truyền thống. Ở các tỉnh thành lớn, đa số các trường học đều đã trang bị phòng chức năng có lắp đặt đầy đủ hệ thống máy chiếu cố định, để phục vụ việc giảng dạy bằng máy tính cho giáo viên, giảm bớt rất nhiều thời gian chuẩn bị máy móc trước giờ dạy.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC SOẠN - GIẢNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ (BGĐT)
1. Các giải pháp thực hiện.
	- Tham mưu cùng Tổ chuyên môn và Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí giáo dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cần thiết cho việc thực hiện bài giảng điện tử (BGĐT) như máy tính, máy chiếu đa năng (Multimedia projector)
	- Tổ chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng Internet cho giáo viên để họ có thể tự thiết kế BGĐT cho mình.
	- Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng BGĐT, khai thác mạng Internet để làm phong phú thêm những dạng bài tập khác nhau.
	- Trường nên kết hợp với Phòng GD&ĐT tham gia các buổi thao giảng, hội thảo, tập huấn để thu nhận những góp ý chân thành từ đồng nghiệp, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy theo phương pháp soạn – giảng có ứng dụng CNTT
	- Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học để nắm bắt được thực chất chất lượng của các em.
Tôi nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, truyền đạt hết kiến thức trực tiếp lên màn chiếu, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, phù hợp với mục tiêu ứng dụng CNTT hiện nay.
2. Các biện pháp cụ thể: 
2.1. Biện pháp 1: Trang bị kiến thức:
Bước đầu làm quen với cách soạn một bài giảng điện tử chúng ta cần phải bỏ ra khá nhiều công sức tìm hiểu những yêu cầu cụ thể như sau:
	- Biết sử dụng máy tính với các phần mềm Word, Excel và phần mềm PowerPoint hoặc Violet.
	- Biết cách truy cập Internet để sưu tầm tư liệu.
	- Biết sử dụng máy chiếu Projector 
	Những yêu cầu trên có lẽ rất mới mẻ, nhưng nếu chúng ta chịu học và ham học thì chẳng bao lâu chúng ta cũng thành thạo như mọi người. Lúc đó các bạn sẽ thấy chất lượng dạy học của mình như thế nào.
	Ở đây, vấn đề cần đặt ra là từ những giáo án được soạn sẳn trên giấy và được trình bày lại trên bảng đen làm thế nào để giáo án đó trở thành BGĐT được trình bày trên màn chiếu projector một cách sinh động, có chất lượng hơn? Điều này đòi hỏi người giáo viên trước hết phải biết sử dụng phần mềm PowerPoint dùng để tạo các trình chiếu đa dạng trên máy tính. Ngoài ra có các phần mềm PhotoFrameShow (xử lí hình ảnh), ViOlet...Nếu chỉ dừng ở mức độ soạn thảo những nội dung cần thiết và cộng thêm các thao tác định dạng về màu sắc, font chữ tôi nghĩ rằng chắc thầy cô nào cũng có thể làm được. Tuy nhiên nếu chỉ có làm như thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của PowerPoint và cũng như một số phần mềm kể trên lúc đó có nghĩa chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới này. Ví dụ trong một tiết Tự nhiên và xã hội (lớp 2): Bài "Các thành viên trong nhà trường" Chúng ta không thể nào truyền đạt kiến thức một chiều. Nếu có ảnh của các thanh viên trong trường cũng chỉ là ảnh nhỏ, mà học sinh khó quan sát. Nếu sử dụng BGĐT thì các hình ảnh được phóng to trên màng ảnh lớn thì học sinh dễ dàng quan sát và tiết học có hiệu quả hơn.
Tieát daïy moân: Töï nhieân vaø xaõ hoäi.
Baøi: Caùc thaønh vieân trong nhaø tröôøng
Với hình thức giảng dạy như thế, tôi tin rằng các em học sinh sẽ cảm nhận và khắc sâu, dể hiểu về bài học, qua đó giáo viên khỏi mất thời gian tìm tranh ảnh, không mất thời gian xóa bảng mà chỉ khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh 
Với những nội dung bài giảng, hình ảnh minh họa được đưa vào bài giảng, thao tác cơ bản đòi hỏi người giáo viên phải nắm được, thiết lập được các hiệu ứng để làm sao cho bài giảng được sinh động, mang lại không khí học tập sôi động và mới mẻ. Vậy các hiệu ứng đó là gì ? Đó là các hoạt cảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh,...) được thiết lập có thứ tự, có thể là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện trước dòng chữ hay hình ảnh kia, hay có thể là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện sang trái, dòng chữ hay hình ảnh xuất hiện sang phải.Chẳng hạn khi kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra bài trắc nghiệm A, B, C, D (học sinh chọn câu đúng).
 Hoïc sinh choïn caâu ñuùng baèng caùch ñöa baûng chöõ
 Giáo viên kiểm nghiệm kết quả trên màn hình, như thế mới tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh. Với đặc điểm này giáo viên tiết kiện được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu giáo viên giảng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, logic hơn, học sinh hiểu bài sâu hơn. 
Đối với môn Tự nhiên và xã hội bài giảng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa. Nếu chỉ trình bày suông, tôi nghĩ rằng cũng không có vấn đề gì cả. Nhưng tại sao khi chúng ta đã chấp nhận làm BGĐT, bởi vì BGĐT mang lại không khí học tập nhẹ nhàn mà hiệu quả cao hơn. Hiện tại những hình ảnh minh họa, phần mềm cho các nội dung bài dạy nói trên tương đối nhiều trên Internet mà hiện tại nhà trường đã có mạng Internet, đa số giáo viên đã có mạng internet ở nhà, vậy thì chỉ cần bỏ một chút thời gian lên mạng mà có được những phần mềm, hình ảnh, đoạn phim cần minh họa cho bài giảng thì giáo viên nào cũng nên làm. Điều đó đồng nghĩa với việc giáo viên phải biết cách truy cập mạng Inernet để lấy thông tin. Tuy nhiên không phải hình ảnh nào cũng lấy từ Internet được mà những hình ảnh cần lấy từ sách giáo khoa (SGK) thì lúc đó ta phải Scaner (quét ảnh), chụp ảnh và chỉnh sữa ảnh . Nói tóm lại để có được một BGĐT tạm gọi là hiệu quả thì mỗi giáo viên cần phải có chút ít về kĩ thuật tin học. 
Bài giảng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua đầu projector. Điều đó dù muốn hay không mỗi giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó. Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với Case của máy vi tính hoặc Laptop (máy tính xách tay) và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên màn hình, lúc này giáo viên chắc hẳn có một bài giảng chất lượng, học sinh sẽ có một tiết học thoải mái và sôi động.
Điều cuối cùng tôi muốn nói đến ở biện pháp này là nhờ BGĐT mà các giáo viên đã tạo ra một không khí khác hẳn so với giờ dạy không có ứng dụng CNTT. 
2.2. Biện pháp 2: Những nguyên tắc khi thiết lập một bài giảng điện tử (BGĐT)
a/ Thiết lập các Slide trên một bài giảng:
Một số tiết dạy, tôi thấy còn mang tư tưởng áp đặt những kiến thức vào bài giảng. Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giảng những gì, hỏi những gì điều đều thể hiện toàn bộ trong Slide. Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, gây cho học sinh sự nhàm chán. 
Chúng ta cần nhớ một điều: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó) là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ chốt phục vụ cho bài giảng.Tùy theo từng môn học, chúng ta có thể bổ sung các hình ảnh minh họa một cách hợp lý. 
 Ñöa hình aûnh 
 minh hoïa vaøo 
 baøi giaûng
Công đoạn đưa nội dung vào giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng chữ, màu sắc, kích thước trên một Slide. Giáo viên nên tóm tắt vấn đề mình muồn trình bày một cách rỏ ràng, dễ hiểu. Nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide. Nếu chưa quen với cách giảng dạy này, giáo viên cảm thấy khó khăn trong việc xác định xem slide tiếp theo sẽ trình bày về vấn đề gì. Ta có thể in ra một bảng để vừa giảng vừa nhìn vào nhằm xác định vấn đề tiếp theo.
b/ Thiết lập tư liệu, hình ảnh:
Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy, tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ. 
Một số tiết dạy giáo viên muốn lôi cuốn học sinh nhìn lên màng hình bằng cách thêm vào những hình động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm, học sinh chỉ cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú tâm vào nội dung, yêu cầu của câu hỏi đặt ra. Cần nên tránh sử dụng hình động trong những hoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi học tập.
c/ Về màu sắc của nền hình: 
Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gây mất tập trung cho học sinh. Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản, chỉ nên sử dụng chữ màu nhạc (trắng, xanh nhạc) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền nhạc thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay màu đậm.
d/ Về font chữ và cỡ chữ:
	+ Dùng các font chữ, khung, nền hợp lí. (vd: nền màu trắng, màu xanh cho các đề mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau) 
	+ Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New Roman) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times) vì dễ mất nét khi trình chiếu.
	+ Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video, khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ thích hợp phải từ cỡ 28 trở lên mới đọc rõ được.
đ/ Về trình bày nội dung trên nền hình:
 Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp, để đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Các dạng đồ họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng) cần phải được lựa chọn cẩn thận, nếu không chúng sẽ gây phân tán tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh. Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định cho học sinh như ta mong muốn.
e/ Trình chiếu bài giảng:
Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người giáo viên và giải quyết ở ba khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và kiến thức trọng tâm mà học sinh cần nắm.
Mỗi lớp học có trung bình từ 30 - 35 học sinh. Trong khi đó các tiết dạy BGĐT thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Như vậy, những học sinh ngồi ở các dãy cuối lớp hay những học sinh mắt kém sẽ khó khăn khi quan sát hình ảnh, chữ viết trên màn chiếu. Do đó để học sinh có thể quan sát được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi soạn - giảng BGĐT cần chú ý một số nguyên tắc về hình thức sau:
	- Các trang trình diễn phải đơn giản và rõ ràng.
	- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính vào mỗi trang trình diễn. 
	- Khi giáo viên trình chiếu một bài giảng điện tử để học sinh có thể quan sát kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc. Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để giảng, sau đó đưa về trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ tiếp thu hơn.
* Sử dụng BGĐT không có nghĩa giáo án truyền thống bị lãng quên ? Trong giáo án truyền thống chúng ta trình bày tất cả nội dung bài giảng. Vậy thì đối với BGĐT chỉ gồm một số slide, các slide chỉ chứa từ khóa, hình ảnh thì làm thế nào mà giáo viên có thể quan sát hết các vấn đề cần được giảng ? Để giải quyết việc này, tốt nhất giáo viên phải xây dựng cho mình một đề cương bài giảng. Đề cương ghi rõ số tiết dạy của môn học, tên bài giảng tương ứng với các tiết học, nội dung cụ thể sẽ được trình bày trong mỗi tiết học là gì ? Vấn đề nào trình bày trước, vấn đề nào trình bày sau ? Vấn đề nào cần được trọng tâm và nhấn mạnh ? Dành thời gian cho từng vấn đề là bao nhiêu ?  Sở dĩ cần chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy là vì nếu tiết giảng dạy đó người giảng chưa nói hết nội dung các slide hay đã trình bày hết nhưng thời gian còn thừa là đồng nghĩa với việc “cháy giáo án” và không đảm bảo được yêu cầu của bài dạy. Kết hợp đề cương này cùng một bản in cầm tay một cách hợp lý chắc chắn sẽ không mắc phải sự cố này.	
* Các tiêu chí cơ bản khi soạn - giảng bài giảng điện tử:
	- Kế hoạch bài giảng được thể hiện cụ thể, rõ ràng và logic, bám sát mục tiêu, nội dung của bài dạy, tiến trình bài giảng phù hợp.
	- Thể hiện được các yêu cầu của phương pháp dạy học tiên tiến, phát huy tính tích cực của học sinh.
	- Nội dung bài giảng bám sát kiến thức cơ bản của chương trình theo quy định, có tính hệ thống và khoa học. 
	- Sử dụng và tích hợp các công cụ công nghệ thông tin sáng tạo, hợp lý, tối ưu nhằm phát huy tối đa chất lượng, tính hấp dẫn trong bài giảng; thu hút và tạo môi trường tương tác tích cực giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với học sinh.
	- Hình thức tổ chức, bố trí nội dung bài giảng khoa học, dễ hiểu, thân thiện.
	- Hiệu quả, tác động và ảnh hưởng của bài giảng đối với môi trường giáo dục.
2.3. Biện pháp 3: Sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy:
Từ nhiều năm nay Phòng GD&ĐT đã trang bị cho các trường trên địa bàn huyện Tri Tôn nhiều thiết bị hiện đại hỗ trợ giảng dạy như: máy tính bàn, laptop, máy chiếu projector, cassette, ti vi, đầu video,... Bài giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,...). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn. Chẳng hạn khi mô phỏng "đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa". Dạy học thông thường chỉ dùng tranh ảnh thì học sinh khó có thể tưởng tượng được. Còn Bài giảng điện tử thì học sinh được quan sát một cách rất rõ ràng thiết thực hơn nên tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng hơn.
Hoïc sinh keå teân caùc cô quan tieâu hoùa.
Mặt khác, nếu soạn một BGĐT mà không tuân thủ theo các nguyên tắc sẽ gây ra tình trạng "lạm dụng CNTT". Hiện nay, nhiều chuyên gia giáo dục đã cảnh báo tình trạng “lạm dụng CNTT” khi các giáo viên xây dựng bài giảng. Do hạn chế về định hướng, công nghệ nên giáo viên thường hay xây dựng những bài giảng mang nặng tính trình chiếu, ví dụ như sử dụng Powerpoint “bắn” rất nhiều chữ ra màn hình và khi giảng bài thì gần như đọc lại nội dung đó, hay khi dạy một bài văn có sử dụng CNTT, giáo viên trình chiếu hoàn toàn nội dung bài dạy. Phương pháp này thậm chí sẽ làm cho học sinh giảm hiệu quả tiếp thu khi phải đồng thời nghe giảng, vừa đọc chữ, chưa kể là còn bị cuốn hút vào những hiệu ứng chữ chạy nhảy và âm thanh kèm theo.
Phải xác định rằng bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh). Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên phương pháp dạy học tích cực (học sinh tự tìm tòi kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên), chứ không phải giao tiếp máy-người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Rõ ràng việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của công nghệ hiện đại.
 ÖÙng duïng coâng ngheä thoâng tin phoái hôïp cuøng phöông phaùp daïy hoïc tích cöïc.
Một trong những lý do của tình trạng trên là do các giáo viên chưa hiểu được rằng: cách sử dụng hiệu quả của ứng dụng phần mềm dạy học là phải khai thác triệt để các nội dung tư liệu, đặc biệt là các tư liệu (âm thanh, hình ảnh, phim,...). Một lý do quan trọng nữa là kể cả khi hiểu được như vậy thì cũng khó có thể thực hiện, vì việc giáo viên đưa một đoạn văn bản vào phần mềm thì dễ, chứ nếu tự vẽ hình, tự tạo ảnh động hay tìm kiếm tư liệu bên ngoài thì sẽ rất khó khăn.
Chính vì vậy, giáo viên nên sử dụng các công cụ tìm kiếm tư liệu trên Internet như Google hay Yahoo, địa chỉ http:// www.dayhoc.vn;  hoặc tìm kiếm thông tin tại http:// www.google.com.vn với từ khóa (nội dung cần tìm) thích hợphoặc các truy cập các nguồn tư liệu, tài nguyên phục vụ cho giáo dục và đào tạo như “Thư viện tư liệu giáo dục” tại  (cung cấp các tư liệu giúp giáo viên sử dụng vào bài giảng) và “Thư viện bài giảng điện tử” tại  hoặc Violet.vn (cung cấp các bài giảng tham khảo có chất lượng để giáo viên học tập và chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy)
 2.4 Biện pháp 4: Sử dụng các phần mềm tiêu biểu phục vụ cho công tác giảng dạy
Là một giáo viên trong thời kỳ hiện đại ngày nay cần phải biết sử dụng máy tính, việc học sử dụng máy vi tính thực chất là học cách sử dụng các phần mềm vi tính từ đơn giản đến phức tạp. Có thể phân ra 2 loại là các phần mềm phổ thông (như soạn thảo văn bản, xử lý ảnh, bảng tính, gõ tiếng Việt, các phần mềm gửi thư điện tử...) và các phần mềm chuyên dụng, cụ thể đối với giáo viên đó là những phần mềm tạo bài giảng như Powerpoint, Violet. Tất cả các phần mềm ứng dụng vào để dạy học có thể được tải về từ địa chỉ 
Adobe Photoshop: Là phần mềm xử lý ảnh thông dụng nhất, với rất nhiều tính năng từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp đều có thể sử dụng được. Với những chức năng cơ bản thì giáo viên và cán bộ quản lý cũng nên sử dụng được, vì nó hiện nay dù làm bài giảng hay báo cáo, kế hoạch cũng ít nhiều sử dụng các tư liệu ảnh (ảnh chụp hoặc hình vẽ).
* Các phần mềm phục vụ cho giáo dục:
Đối với giáo viên, tôi khuyến khích học và sử dụng các phần mềm sau vì sẽ rất có ích trong việc xây dựng các bài giảng hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Microsoft Powerpoint: Làm việc trên Microsoft Powerpoint là làm việc trên các tệp trình diễn bao gồm các bản trình diễn, chúng được sắp xếp một cách có thứ tự. Các bản trình diễn này chứa nội dung thông tin bạn muốn trình bày.
Đây là phần mềm thông dụng nhất, được nhiều người sử dụng trong soạn giảng, bởi có những tính năng đơn giản, hấp dẫn và giao diện đẹp. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn.
Hiện nay, phần lớn các bài giảng điện tử của giáo viên đều sử dụng phần mềm Powerpoint, tuy nhiên, xu hướng đang chuyển dần sang các phần mềm khác hiện đại hơn, dễ dùng hơn và không gặp phải vấn đề bản quyền.
Phần mềm Violet: Phần mềm Violet 1.7 là phiên bản hoàn chỉnh các chức năng soạn thảo trình chiếu, đồng thời mở rộng chức năng Công cụ của Violet cho các phần mềm khác, ví dụ ngay trong Powerpoint cũng sẽ có Tạo bài tập trắc nghiệm, Vẽ đồ thị, Lập trình mô phỏng, v.v... 	Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những tính năng chuyên dụng cho bài giảng như tạo các loại

File đính kèm:

  • docUng_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day_hoc.doc