Một số kinh nghiệm giảng dạy bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử

Theo tôi, quan trọng nhất là tạo bầu không khí văn học và tâm lý đồng sáng tạo. Muốn thế, người thầy phải thân thiện đúng mực để học sinh không bị áp lực trong tiết học. Để tạo tâm lý đồng sáng tạo cho các em, tôi rất quan trọng phần Tiểu dẫn. Cần nhấn mạnh với các em nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần của một con người trẻ tuổi, yêu đời, phơi phới bao khát khao hòa nhập với cuộc đời. Vậy mà, mặc cảm thân phận đã đẩy Hàn đến chỗ tuyệt giao với đời, tuyệt giao nhưng không thể tuyệt tình, thế mới có một diện mạo thơ đầy bí ẩn, thế mới có sự kết hợp trong trẻo và điên loạn, mộng và thực,

Hơn nữa, tôi cũng nhấn mạnh với các em về hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Nhiều em, dễ lầm lẫn đây là một bài thơ tình yêu nam nữ thuần túy hoặc là một bài thơ theo kiểu vịnh cảnh trong bức tranh. Từ chỗ đó các em đi đến những cách hiểu nông cạn, “thật thà” nếu không muốn nói là lệch lạc về bài thơ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 6645 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm giảng dạy bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ũng nhấn mạnh với các em về hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Nhiều em, dễ lầm lẫn đây là một bài thơ tình yêu nam nữ thuần túy hoặc là một bài thơ theo kiểu vịnh cảnh trong bức tranh. Từ chỗ đó các em đi đến những cách hiểu nông cạn, “thật thà” nếu không muốn nói là lệch lạc về bài thơ.
3.2. Một trong những phương pháp mà tôi sử dụng trong bài dạy này là phương pháp đọc diễn cảm – đọc sáng tạo. Đây là một trong những phương pháp dạy Văn truyền thống và đặc thù, một trong những mà nếu người dạy vận dụng thành công sẽ đem lại chất văn, chất nghệ thuật rất riêng, mê hồn người học. 
Khi dạy bài “Đây thôn Vĩ Dạ” tôi rất chú ý việc cho học sinh đọc văn bản, nhận xét giọng đọc của các em. Đây là một khâu quan trọng để các em bước đầu cảm được văn bản. Sau khi các em đã đọc, cho các em nghe một đoạn diễn ngâm bài thơ sẽ tạo ra một bầu không khí văn chương để các em đi vào khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
3.3. Một phương pháp nữa mà tôi áp dụng trong khi dạy bài thơ này là phương pháp vấn đáp gợi mở. Áp dụng phương pháp này, tôi rất chú ý đến hệ thống câu hỏi gợi tìm cho học sinh khám phá tác phẩm.
Ví dụ khi phân tích khổ thơ thứ nhất, tôi gợi ý cho học sinh các câu hỏi sau:
- Mở đầu bài thơ là một câu hỏi, em hãy cho biết: Ai hỏi? Hỏi ai? Giọng điệu hỏi như thế nào? Câu hỏi đó có sắc thái biểu cảm gì?
- Câu hỏi tu từ mở ra cuộc hành trình tâm tưởng. Trong tưởng tượng của thi nhân, bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ một buổi ban mai hiện lên với những hình ảnh nào? Những hình ảnh ấy có gì đặc biệt? (chú ý các câu hỏi gợi mở:
+ Phân tích vẻ đẹp của nắng trong câu thơ “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”.
+ Em hãy cắt nghĩa vẻ đẹp của các hình ảnh trong câu thơ thứ ba. (từ ai, từ “mướt quá”, cách so sánh “xanh như ngọc”)
+ Hình ảnh con người thôn Vĩ hiện lên như thế nào trong tâm tưởng thi nhân? Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì?)
- Qua phân tích bức tranh thơ, em có cảm nhận gì về vẻ đẹp thôn Vĩ và tình cảm, cảm xúc của tác giả thể hiện qua khổ thơ?
Cùng với bầu không khí văn chương và tâm thế đồng sáng tạo mà người thầy đã mang đến, những câu hỏi gợi mở sẽ giúp thầy khéo léo đưa các em vào thế giới nghệ thuật của bài thơ. 
3.4. Đặc biệt đối với bài thơ này, tôi chú ý cho các em thảo luận nhóm nhỏ hai học sinh và kết hợp kĩ thuật trình bày một phút. Ví dụ: khi phân tích hình ảnh “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”, tôi tổ chức cho các em thảo luận với yêu cầu:
 So sánh điểm đặc sắc của nhà thơ trong hai lần nhắc đến nắng ở bài thơ “Mùa xuân chín”:
 • “Trong làn nắng ửng khói mơ tan”
 • “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.
Và “Đây thôn Vĩ Dạ”:
 • “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”
Học sinh sau khi thảo luận sẽ trình bày ý kiến của mình, các em khác sẽ đưa ra những ý kiến khác. Giáo viên sẽ nhận xét và chỉ cho các em cái hay, cái đẹp, cái riêng của mỗi hình tượng thơ. Khi thảo luận có thể cho các em tranh luận khi đưa ra những ý kiến có phần trái ngược, và đôi khi chính sự tranh luận của các em lại cho chúng ta những cách nhìn mới về hình tượng thơ.
3.5. Thứ nữa, theo tôi đối với bài thơ này phương pháp giảng bình cũng rất quan trọng. Những lời bình của thầy như chất xúc tác, chất men say để các em sống cùng tác phẩm. Đây là bài thơ hay nên có rất nhiều điểm để bình, thế nhưng ta không thể bình tất cả các chi tiết, hình ảnh mà cần lựa chọn. Để những lời bình không là thừa thải, tôi chú ý đến hệ thống hình tượng nghệ thuật khi bình. Tôi sử dụng phương pháp giảng bình ở ba hình tượng: nắng – trăng – ở đây. Theo tôi, ba hình tượng này vừa mang đặc trưng phong cách thơ Hàn, vừa thể hiện rõ mạch thơ “cóc nhảy” mà liên kết ngầm của bài thơ. Trong khổ thơ thứ nhất, nắng làm bừng sáng khu vườn thôn Vĩ. Sắc nắng tinh khôi của thiên nhiên, từ thiên nhiên không tách rời với điểm nhìn – hoài niệm của thi sĩ. Nắng của đất trời hay nắng yêu thương của lòng người hướng tới tầm cao của những hàng cau thẳng đứng nơi thôn Vĩ. Câu thơ điệp lại hai tiếng nắng: Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên khiến cho sắc nắng trời như hiển hiện và rộng mở theo tầm cao rộng của không gian. Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ vẫn hướng về ánh sáng, đó là ánh sáng của trăng. Mở đầu bài thơ là nắng thoắt cái đã là trăng. Nắng và trăng đều mang đến ánh sáng, nhưng nắng là ánh sáng của cõi thực, còn trăng là ánh sáng của cõi mộng, là biến ảo của hạnh phúc. Tới đây, chúng ta nhận ra lối kết cấu “nhảy cóc”, đứt đoạn mạch trong Đây thôn vĩ Dạ. Thực ra, đấy chỉ là hiện tượng bề mặt, căn nguyên sâu xa chính là ở chỗ: thơ Hàn từ ý tưởng cho tới cấu tứ luôn mang vẻ đẹp riêng của nỗi niềm chìm lắng, luôn ngợp lặn trong nội tâm không bình yên. Ta thấy rõ hai thế giới của thơ Hàn. Vì vậy mà đến khổ thơ cuối bài “ở đây” ngăn cách hai thế giới, Hàn tuyệt giao với mọi người nhưng làm sao tuyệt tình cho được. Vì thế, Tử luôn thèm khát thế giới ngoài kia: “Ngoài kia xuân đã thắm hay chưa? / Trời ở trong đây chẳng có mùa/ Không có niềm trăng và ý nhạc/ Có nàng cung nữ nhớ thương vua” (kết cấu trong này – ngoài kia)
Trong lúc bình, tôi cũng chú ý nếu có điều kiện sẽ cho học sinh cùng bình với mình. Tôi thường kể cho các em nghe câu chuyện về nhà điêu khắc vĩ đại người Pháp Auguste Rodin (1840-1917). Rodin đã sáng tạo nên pho tượng bất hủ Le Penseur (Người suy tư), khắc họa hình ảnh một con người mà sự suy nghĩ căng thẳng hiện ra trên từng thớ thịt. Có người hỏi Rodin: “Làm thế nào mà ông có thể tạc nên pho tượng tuyệt vời đến vậy?”. Rodin trả lời: “Đơn giản thôi, tôi lấy một khối đá, và thấy cái gì thừa thì đẽo nó đi!”. Từ câu chuyện đó tôi sẽ đặt vấn đề cho các em là với câu thơ này, hình tượng này em có thể bỏ đi từ ngữ nào. Và những cách đặt vấn đề như thế buộc học sinh động não giải quyết vấn đề, đưa ra những lời bình về cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ thơ.
Tôi nghĩ, những lời bình của thầy là chất men say để văn chương đi vào lòng các em, nhưng để đọng lại lâu thì thầy cũng phải biết đặt vấn đề chứ không phải bình một cách cứng nhắc, khuôn mẫu và sáo rỗng. Tôi đã được nghe kể một câu chuyện. Cùng một bài dạy mà có ba tình huống và cách xử lý như sau:
- Tình huống thứ nhất: Khi trống báo hết giờ, bài giảng vẫn chưa xong, thầy đột ngột dừng lại và ghi lên bảng Tổng kết . 
- Tình huống thứ hai: Mặc dù đã “cháy” giáo án, thầy vẫn “thăng hoa”, vẫn say sưa đọc thơ, bình thơ bằng cả ngôn ngữ và điệu bộ. Sau đó, thầy kết thúc giờ dạy bằng một đoạn văn “ mở”, “hết sức mở”: “Cảm ơn thi sĩ tài hoa! Không biết có gì trong ấy mà đoạn  thơ lại làm rung động và  xốn xang tâm hồn người đọc đến như vậy! Bài học hôm nay  xin được kết thúc tại đây.  Xin cảm ơn các em! Chào các em !” Cả lớp vỗ tay. Tiết học kết thúc. Giờ dạy vẫn được đánh giá cao.
- Tình huống thứ ba: Người dạy kết thúc bằng câu “Không biết có gì trong ấy mà đoạn  thơ lại làm rung động và  xốn xang tâm hồn người đọc đến như vậy!” nó vừa khái quát, vừa khơi gợi, rất mở mà lại rất đúng trong mọi trường hợp.
3.6. Phương pháp tích hợp theo tôi cũng rất cần thiết khi dạy bài thơ này. Ở trên, trong câu hỏi thảo luận, tôi đã tích hợp những bài thơ khác của Hàn Mặc Tử. Ngoài ra, khi cảm nhận hình ảnh trăng – thuyền – bến của Hàn Mặc Tử, tôi cũng tích hợp để làm rõ cái đã có và cái mới của hình tượng thơ. Từ đó, tôi có thể chỉ cho học sinh thấy dấu hiệu của Thơ mới trong bài thơ này. Tôi còn tích hợp cái tâm thế sống của Hàn Mặc Tử trong câu thơ “Có chở trăng về kịp tối nay?” và tâm thế sống của Xuân Diệu trong bài thơ “Vội vàng”, chỗ này liên hệ với hoàn cảnh sáng tác nhà thơ sẽ làm cho các em hiểu sâu hơn bài thơ.
3.7. Tôi cũng chú ý đến khâu củng cố, để làm cho học sinh thấy rõ mạch thơ “cóc nhảy” trong bài thơ này, tôi sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy. Bằng sơ đồ, học sinh sẽ nhận ra phần nổi đứt nối và phần chìm liên kết của bài thơ. Qua đó, các em thấy rõ phong cách thơ Hàn: thơ trữ tình - hướng nội mà cái chất độc đáo là vô vàn khát vọng thánh thiện vươn cao, vươn xa và đồng hiện với một trái tim rớm máu bởi những mất mát, giằng xé. Thi sĩ thực sự kí thác khát vọng không chỉ trong tình yêu mà còn mở ra khao khát lớn về nhân tình thế thái, về tình đời, tình người.
4. Sau cùng, tôi nghĩ ngoài những kinh nghiệm trên thì một trong những yếu tố làm nên thành công cho giờ dạy là hãy chia sẻ và mạnh dạn trao đổi với đồng nghiệp. Khi đó, ta sẽ nhận ra được nhiều cái mới và ngày càng hoàn thiện bài giảng của mình hơn.
HƯỚNG TIẾP CẬN NHỮNG BÀI THƠ LÃNG MẠN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11- THPT
Thứ bảy - 24/11/2012 15:19
BÁO CÁO THAM LUẬN: HƯỚNG TIẾP CẬN NHỮNG BÀI THƠ LÃNG MẠN 1930-1945 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
I. Suy nghĩ của cá nhân về những khó khăn khi tiếp cận thơ lãng mạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ Văn 11.
Những năm gần đây đổi mới phương pháp dạy học trở thành một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho nghành giáo dục cho mỗi giáo viên  phải phát huy được tính tính cực học tập của học sinh.Dạy- học môn Ngữ Văn THPT không nằm ngoài xu hướng đó. Có lẽ với tôi phần dạy - học thơ lãng mạn 1930-1945 là điểm sáng trong chương trình  Ngữ văn 11. Tôi thấy cùng với cảm xúc ,tư duy của tác giả thì cảm xúc ,tư duy của cô và trò đều được  giải phóng. Bởi lúc này quyền năng sáng tạo của các em được phát huy . Phần thơ Lãng mạn trong chương trình Ngữ Văn 11 được phân bổ như sau:
Vội vàng ( Xuân Diệu )                                               : 1 tiết
Tràng giang ( Huy Cận )                                              : 1 tiết
Đây thôn Vĩ Giạ ( Hàn Mặc Tử)                                   : 1 tiết
Ba bài thơ được lựa chọn giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 11 đều là những tác phẩm hay thậm chí có những tác phẩm được xem là đỉnh cao thơ trữ tình Việt Nam.Cái khó là làm sao vừa chuyển tải được cái hay , cái độc đáo đến với các em.
Qua tham khảo một số ý kiến và qua thực tế giảng dạy tôi thấy khi giảng thơ Mới ta thường gặp một số trở ngại sau:
- Tính đa nghĩa: Là một đặc trưng nói chung  và của thơ mới nói riêng ,ở thơ Lãng mạn tính đa nghĩa được thể hiện rõ trên nhiều cấp độ khác nhau:
+ Cấp độ hình tượng: Mỗi  bài thơ có cách xây dựng hình tượng riêng nên sẽ được hiểu và khai thác theo nhiều cách khác nhau:Bài "Đây thôn Vĩ Dạ" có ý kiến cho rằng nó chỉ đơn thuần là bức tranh phong cảnh và con người xứ Huế, có người lại xuất phát điểm từ mối tình với Kim Cúc để khai thác bài thơ như một tiếng lòng xót xa tuyệt vọng trước một tình yêu đơn phương.
+ Cấp độ hình ảnh ngôn từ : Tình trạng phổ biến trong trong cảm nhận về thơ là nhiều câu thơ nhiều hình ảnh được hiểu nhiều cách khác nhau: Ví dụ ĐTVD những ngôn từ hình ảnh như Ai, anh ,  thuyền ai , vườn ai, mặt chữ điền, khách đường xa rất khó có thể xác định.
          II.Một vài suy nghĩ về hướng tiếp cận thơ Lãng mạn trong chương trình Ngữ văn 11
1. Về lí thuyết chung:
Văn chương lãng mạn 1930-1945 có vị trí bước ngoặt trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Nó kết liễu một cái tôi - khắc kỉ và phục sinh một cái tôi -cá tính , Thơ mới như người đàn bà đẹp xa lạ bí ẩn trong tranh của Ivan Kramskoi, như "  như một người đàn ông cô đơn suy tư làm săn gân căng thớ thịt của nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin- những chân dung của cái tôi bất tử trong nghệ thuật nhân loại. Dòng văn chương này rất phong phú đa dạng, đa sắc ,đa thanh. Nó tập hợp nhiều cá tính sáng tạo trong bản "phối khí nghệ thuật" của chủ nghĩa lãng mạn .
        Dạy - học thơ Mới trước hết phải nắm được cái hồn cốt của thơ Mới  trong tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc .Theo tôi Mới thứ nhất là sự giải phóng thăng hoa của cá tính, sau nữa là cách tân sáng tạo về ngôn ngữ , thể loại và xây dựng hình tượng.Nó đã phá bỏ dược  vỏ bọc sùng cổ phi ngã và những nguyên tác sáng tạo thuộc mĩ học Trung cổ.Nếu mục tiêu cơ bản của thơ cũ là “ngôn chí” (mục tiêu “thẩm mĩ” rõ ràng bị đẩy xuống hàng thứ yếu) thì mục tiêu trước hết của Thơ Mới chính là là “ngôn mĩ”. Nghĩa là Thơ Mới đặc biệt chú trọng khai thác phản ánh cái hay, cái đẹp, cái lạ của thế giới khách quan, cũng như thế giới bên trong của nhà thơ, miễn là gây được cảm xúc, ấn tượng mạnh và thú vị cho người đọc
Chính vì thế mà cá tính sáng tạo và bút pháp của từng nhà văn nhà thơ cần được chú ý xác lập trong quá trình dạy- học ở phần này.
           Mặt khác khi dạy - học thơ Mới cần phải quan tâm đến vấn đề thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn . Có thể lí giải một cách đơn giản nếu thơ cổ đề  cao cái phi ngã , vô ngã tiêu diệt cái tôi thì thơ mới lại sùng bái cái tôi cá nhân .Nếu thơ cổ đề cao tính chuẩn mực khuôn thước thì thơ mới lại phá vỡ mọi khuôn khổ quy tắc- rất phóng túng trong tư duy ,xây dựng hình tượng .
        Do những nét đặc trưng ,khu biệt  như vậy nên khi khai thác bài thơ các giáo viên phải xuất phát từ đặc trưng thể loại và tính riêng biệt độc đáo của bài thơ cùng với đặc điểm tiếp nhận của học sinh( hs) để có những biện pháp cụ thể để truyền đạt đúng hướng. Muốn vậy giáo viên ( gv) cần có những lưu ý sau :
- Khi giảng dạy gv cần cung câp thêm cho các em kiến thức cơ bản về đặc trưng thể loại để các em hiểu được nguyên tác tổ chức hình tượng và ngôn từ thơ
- Cung cấp cho các em những cách hiểu khác nhau xung quanh bài thơ nhưng chỉ chọn một cách hiểu phù hợp với trình độ nhận thức của hs để triển khai.
- Tổ chức triển khai những hệ thống câu hỏi soạn bài theo hướng gợi mở gợi sự tư duy suy luận của hs phát huy tính độc lập nhưng phải có định hướng không thể để hs thoát ly hoặc đi xa hình tượng.
2. Áp dụng vào văn bản thơ lãng mạn Ngữ văn 11
Trong nhà trường dạy học thơ rất khó,cho nên khi tiếp cận thơ mới cần tiến hành các bước sau:
Việc thứ nhất:- Đối với một tác phẩm thơ lãng mạn thì điều trước tiên là hình thành trong tư duy các em những nét khu biệt thuộc phong cách của tác giả các em sẽ tìm hiểu. Vì thế trong khi khai thác phần tiểu dẫn SGK tôi hướng hs tìm hiểu những nét độc đáo về chân dung của cái tôi  của mỗi tác giả. Cố gắng chọn lọc từ ngữ ngắn gọn  để học sinh dễ nhớ : Với Xuân Diệu  là cái tôi cuồng nhiệt đắm say.Với Huy Cận là cái tôi với nỗi sầu vạn kỉ và với Hàn Mặc Tử là cái tôi nhiều khát khao - giằng xé. 
Việc thứ 2:  Khi phân tích thơ Mới cần thiết chú ý phân tích hoàn cảnh ra đời. Hoàn cảnh này không tác động trực tiếp đơn giản đến tác phẩm mà nó tác động đến nhà văn qua hoàn cảnh riêng gắn liền với cuộc đời tư tưởng , thế giới quan , tâm hồn nhà văn.Chính hoàn  cảnh riêng này tạo nên môt  lăng kính khiến ánh sáng của hoàn cảnh lịch sử chịu một độ khúc xạ nào đó trước khi hiện lên tác phẩm. Tuy nhiên hoàn cảnh riêng này cũng không tác động thẳng đến tác phẩm mà còn phải thông qua một hoàn cảnh trực tiếp tạo nên  cảm hứng nghệ thuật để tạo nên tác phẩm vì vậy khi phân tích bài thơ " Đây thôn Vĩ Dạ "(ĐTVD), "Tràng giang" cần khai thác hoàn cảnh cảm hứng:
Về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" khi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác cần chú ý:
+ Giới thiệu về thôn Vĩ, mối tình đơn phương giưã Hàn Mặc Tử ( HMT) với người con gái Vĩ Dạ- Hoàng Thị Kim Cúc, chi tiết về bức bưu ảnh.
+ HMT sáng tác bài thơ khi ông biết mình mắc bệnh phong: ý thức về sự sống đang mất dần nên càng nung nấu khát vọng sống cháy bỏng.
+Khi phân tích thơ trữ tình chú ý thế giới khách quan tồn tại trong tâm hồn tác giả sẽ trở thành thế giới chủ quan nên khi khai thác bài thơ không thể nhìn thôn Vĩ tái hiện trong bài thơ như một thôn Vĩ tồn tại khách quan về mặt địa lý mà đó là một thôn Vĩ của cõi nhớ, của mộng tưởng với những khắc khoải, tuyệt vọng, buồn đau.
+  Khi khai thác về mối tình đơn phương này tôi thấy cần rất khéo và phải có định  hướng đối với học sinh nếu không các em sẽ chỉ tập trung khai thác văn bản ở khía cạnh như một bi kịch tình yêu của Hàn Mặc Tử với Hoàng thị Kim Cúc.Bởi người con gái ấy giờ đã khúc xạ qua tâm hồn HMT trở thành người con gái của kí ức, kỉ niệm của của cái thuở ban đầu đầy mộng tưởng, của thế giới khát vọng yêu và được yêu.
          Về xuất xứ bài thơ cần gắn với mối tình đầu của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc. Theo Nguyễn Bá Tín- em ruột của nhà thơ- trong cuốn “ Hàn Mặc Tử-anh tôi” thì bài thơ được tác giả viết vào năm 1939. Nên giảng bài này như thế nào? Trong bài thơ câu đầu và câu cuối đều là câu nghi vấn nhưng câu đầu là của “em” còn câu cuối là của “anh”. Bằng lối “phân thân” trong vận động cảm xúc của mình, tác giả đã tạo nên trạng thái “ở hai đầu thương nhớ”. ở đầu này là “em”, ở đầu kia là “anh”. ở đầu này là câu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Câu hỏi này là tiếng lòng nhớ mong và thầm trách của nhân vật “em”. Cuối bài thơ lại là câu hỏi: “Ai biết tình ai có đậm đà?”, bộc lộ một chút nghi ngờ, hờn dỗi của nhân vật “anh”. ở giữa “ hai đầu thương nhớ” là một sự cách biệt, chia lìa đến não lòng:
“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay…”
 Những câu dùng đại từ “Ai” phiếm chỉ làm tăng thêm vẻ mơ màng, mộng mị cho bài thơ: vừa gợi nên sợi dây kết nối mong manh với cuộc đời:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc…”
“ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó…”
 Vừa gợi sự hoài nghi chóng vánh với tình người trong cõi mộng.
“Ai biết tình ai có đậm đà?.”
Cảnh sắc của khổ thơ đầu trinh nguyên như chính sự trinh nguyên của mối tình đầu. Cảnh và người thôn Vĩ ở xứ Huế “Đẹp và Thơ” đều hiện lên nỗi nhớ. “Thực” và “Mộng” trong thơ Hàn Mặc Tử như lồng vào nhau, tạo nên những hình tượng có “hồn”:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?...”
Việc thứ 3: Hướng dẫn tìm hiểu nhan đề bài thơ
 Nhan đề một tác phẩm thường chứa đựng những thông tin quan trọng đối với người đọc về ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm. Đôi khi người ta có thể không hiểu bài thơ nếu người ta không chú ý đến nha đề bài thơ. Cũng có khi người đọc hiểu sai bài thơ. Bởi khi sáng tác, bao giờ các tác giả cũng phải đặt tên cho đứa con tinh thần, của sự sáng tạo nghệ thuật của mình một cái tên. Giống như cha mẹ đặt tên cho con, ai cũng muốn gửi gắm vào đấy ước mơ, khát vọng về tương lai của đứa con, nhà thơ cũng vậy, đặt tiêu đề cho tác phẩm là một cách gây ấn tượng, tạo cảm xúc cũng như kích thích sự tò mò nơi người đọc.
Chẳng hạn, Xuân Diệu đặt tên cho tác phẩm của mình là Vội vàng với nhiều ý nghĩa.
- ý nghĩa 1: Hãy nhanh chóng, khẩn trương, gấp rút kẻo không kịp làm một việc nào đó
- ý nghĩa 2: Đặt trong mối tương quan với bài thơ, vội vàng có nghĩa là cuộc sống, đời người quá ngắn ngủi so với vòng tuần hoàn của tạo hoá cho nên phải tận hưởng cuộc sống, vì cuộc sống rất đẹp, rất đáng yêu. Con người phải có trách nhiệm làm cho cuộc sống ngày càng đẹp hơn, phải sử dụng tuổi thanh xuân cho thật có ý nghĩa, phải luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa bằng cách dâng hiến, cống hiến sức lực và tuổi trẻ, làm cho cuộc sống trở nên trường tồn
- ý nghĩa 3: Đặt trong quan hệ với thời đại của nhà thơ: Với tiêu đề này, Xuân Diệu muốn nhắn nhủ các nghệ sĩ hãy khai thác, tìm kiếm trong cuộc sống tươi đẹp những cảm hứng sáng tạo, hãy lấy cuộc sống tươi đẹp này làm đối tượng của nghệ thuật để sáng tạo và ngợi ca, không nên trốn vào quên lãng, vào thiên nhiên, vào tôn giáo, vào tình yêu. Cuộc đời và sức sáng tạo của mỗi người là hữu hạn, do đó phải khẩn trương tìm tòi và sáng tạo để dâng hiến cho đời những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao và để góp phần vĩnh cửu hoá cái đẹp trong nghệ thuật.
Việc thứ 4:Hướng tiếp cận hình tượng thơ
Một bài thơ luôn luôn là sự thống nhất giữa hình tượng, âm điệu và ý nghĩa. Ba lĩnh vực này được đặt ở những phần khác nhau. Những phần đó có tác động qua lại chặt chẽ.
Thông thường, mỗi bài thơ đều có ba cấp độ như sau:
+ Cấp độ hình tượng bao gồm
- Chủ thể trữ tình
- Hình tượng trữ tình
 - Hình tượng ngôn ngữ
+ Cấp độ âm thanh bao gồm:
- Vần
- Nhịp điệu
 - Tác động của âm thanh từ việc lựa chọn từ
+ Các cấp độ ý nghĩa bao gồm:
 - Ý nghĩa của từng phần, từ các cấp độ hình tượng
-  Ý nghĩa của toàn bộ văn bản
Các cấp độ trên tác động lẫn nhau tạo nên ý nghĩa chung của cả bài thơ
Đối với 3 văn bản thơ trên tôi đều khai thác phối hợp các cấp độ từ ngôn ngữ, hình tượng, vần nhịp để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp của cái tôi trong thơ Mới : đó là cái tôi - nội cảm và cái tôi- nghệ sĩ cũng chính là cá tính sáng tạo,là bản lĩnh của nhà văn,nhà thơ.Vai trò của nó quyết định sự hình thành phong cách nghệ thuật, thể hiện ở những tìm tòi,khám phá,phát hiện riêng của từng nhà văn nhà thơ trong việc ch

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE.doc