“Một số giải pháp chỉ đạo soạn và dạy lồng ghép tích hợp giáo dục môi trường ở trường Tiểu học Văn Nho
1. Về phía giáo viên.
Khi soạn một bài lồng ghép tích hợp còn nhiều lúng túng vì đây là vấn đề mới mẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, phần đặt câu hỏi lồng ghép nội dung môi trường chưa thể hiện rõ ràng mà phần lớn còn ghép vào phần liên hệ thực tế của bài dạy trong môn học. Khi dạy các tiết lồng ghép về môi trường, giáo viên chưa thể hiện nổi bật kiến thức về môi trường một cách rõ rệt mà còn chung chung, ít lưu ý đến khái niệm môi trường. Qua thực tế kiểm tra giáo án và dự giờ ở 4 giáo viên với 4 tiết dạy thì kếtquả như sau:
- Thực hiện tốt nội dung lồng ghép: Đạt 1 tiết = 25%
- Thực hiện đạt yêu cầu khá: Đạt 1 tiết = 25%
- Thực hiện đạt yêu cầu: 2 tiết = 50%
p vào phần liên hệ thực tế của bài dạy trong môn học. Khi dạy các tiết lồng ghép về môi trường, giáo viên chưa thể hiện nổi bật kiến thức về môi trường một cách rõ rệt mà còn chung chung, ít lưu ý đến khái niệm môi trường. Qua thực tế kiểm tra giáo án và dự giờ ở 4 giáo viên với 4 tiết dạy thì kếtquả như sau: - Thực hiện tốt nội dung lồng ghép: Đạt 1 tiết = 25% - Thực hiện đạt yêu cầu khá: Đạt 1 tiết = 25% - Thực hiện đạt yêu cầu: 2 tiết = 50% 2. Về phía học sinh - Chất lượng các tiết học còn nhiều hạn chế khả năng tiếp thu của học sinh nông thôn miền núi chủ yếu là học sinh dân tộc có hạn, học sinh chưa nắm chắc kiến thức về môi trường đối với con người. - Học sinh còn ghi nhớ máy móc những phần liên hệ thực tế của giáo viên như phải học thật tốt để phục vụ Tổ quốc...chứ chưa tìm ra cách thức hợp lý nhất để ghi nhớ lâu dài và bền vững, tạo ý thức về môi trường ở lứa tuổi nhỏ như (giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh cá nhân và gia đình...). B. giải quyết vấn đề Từ những khó khăn trong việc soạn giảng của thầy và học tập của trò, tôi đã cùng với ban giám hiệu nhà trường Tiểu học Văn Nho tìm ra một số giải pháp như sau: - Chỉ đạo tốt các tổ giáo viên thực hiện tốt khâu soạn lồng ghép tập trung ở một số bộ môn như Tự nhiên xã hội, khoa học ,Địa lý , Lịch sử, Đạo đức, Tiếng Việt ,hoạt động ngoài giờ lên lớp . - Tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn, nêu rõ mục đích yêu cầu của việc thực hiện nội dung này.Trước khi soạn một bài, yêu cầu giáo viên phải đọc kỹ nội dung xem có thể lồng ghép giáo dục kiến thức môi trường được hay không. Tránh tình trạng lồng ghép gượng ép. Khi lồng ghép kiến thức môi trường vào bộ môn nào thì phải được giữ nguyên đặc thù của bộ môn đó, tránh thiên về giáo dục môi trường. Bản thân mỗi giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về giáo dục môi trường, suy nghĩ, tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp để giúp học sinh phát triển trí tuệ, nhận thức của các em được nâng lên, hiểu biết của các em về môi trường được mở rộng từ đó xây dựng ý thức đạo đức về môi trường qua đó biết bảo vệ và có thái độ đúng đắn đối với môi trường, làm cho môi trường xung quanh các em như nhà ở, trường học, nơi công cộng ngày được trong sạch hơn, do ý thức tự giác của các em. I- Hoạt động chuyên môn. Qua nghiên cứu tài liệu về giáo dục môi trường, tôi đã trao đổi để giáo viên hiểu các bước cơ bản khi soạn lồng ghép giáo dục kiến thức môi trường trong một số môn học . Để soạn được một bài dạy lồng ghép, giáo viên cần nghiên cứu kỹ các nội dung có thể khai thác. 1- Nội dung môi trường có thể khai thác từ các khái niệm hệ sinh thái, giáo viên phải hiểu hệ sinh thái bao gồm các loài sinh vật sống ở một vùng địa lý tác động qua lại với nhau và với môi trường xung quanh, tạo nên các chuỗi, lưới thức ăn và các chu trình sinh địa hoá. ở bậc Tiểu học cần khai thác chủ yếu ở một số nội dung sau: - Có thể coi trái đất là một khối nhà kính có không khí, nước và đất mà sinh vật trong đó. - Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên trái đất. - Thực vật có khả năng sử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra lương thực, thực phẩm. - Một số động vật ăn thực vật, một số động vật ăn thịt, một số ăn cả hai. 2- Nội dung môi trường có thể khai thác từ khái niệm quần thể dân số . Quần thể là một nhóm cá thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lý ở một thời điểm nhất định. 3- Nội dung môi trường có thể khai thác từ các khái niệm kinh tế công nghệ tác động đến môi trường. - Kinh tế bao gồm những hoạt động mà con người tạo ra nhằm duy trì sự sống và làm cho cuộc sống sung túc hơn. Khi các biện pháp kỹ thuật đạt trình độ cao thì tạo nên công nghệ. Một nền kinh tế có tác động xấu hay tốt đến môi trường tuỳ thuộc vào con người. 4- Nội dung về giáo dục môi trường được khai thác từ các khái niệm đạo đức môi trường - Đạo đức môi trường là hệ thống các giá trị (hành vi ứng sử, sự tôn trọng...) mà con người đối sử với nhau và với thiên nhiên. 5- Giáo dục môi trường được khai thác từ các khái niệm quyết định môi trường - Quyết định môi trường là quá trình tổng hợp các kiến thức kỹ năng để mỗi cá nhân hoặc tập thể ra quyết định một vấn đề môi trường cụ thể. * Hệ sinh thái, quần thể dân số, kinh tế công nghệ, quyết định môi trường, đạo đức môi trường là 5 khái niệm giúp giáo viên lựa chọn để soạn một bài cụ thể. Tôi đã chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn dạy một số tiết thực nghiệm để cùng nhau thảo luận, bàn bạc thống nhất cách soạn, cách dạy. Từ đó thống nhất cách thiết kế đồng loạt trong từng khối. II- Chỉ đạo soạn giảng. Trên cơ sở 5 khái niệm về nội dung môi trường có thể lồng ghép vào các môn học, tôi đã cùng với các tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo soạn giảng một số tiết lồng ghép nội dung giáo dục môi trường ở trường Tiểu học Văn Nho. Trong khuôn khổ của bản kinh nghiệm này, tôi không thể hiện được hết mọi tiết ở mọi khối mà tôi chỉ đưa ra về nội dung tích hợp ở một số lớp và một số tiết dạy để chúng ta cùng tham khảo. Với lớp 1 :Nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 1 bao gồm . Giới thiệu một số cảnh quan thiên nhiên , gia đình , trường học ( môi trường gần gũi với học sinh lớp 1) qua các ngữ liệu dùng để dạy các kỹ năng đọc (Học vần ,Tập đọc ), viết (Chính tả ,Tập viết ) ,nghe – nói (Kể chuyện). Giáo dục lòng yêu quý , ý thức bảo vệ môi trường Xanh –Sạch - Đẹp qua các hành vi ứng xử cụ thể : Bảo vệ cây xanh , giữ vệ sinh môi trường và danh lam thắng cảnh của quê hương , đất nước. Ví dụ:Tuần 3 học vần bài 10 : Ô- Ơ Lớp 1 Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường : Phần luyện nói về chủ điểm Bờ hồ , kết hợp khai thác nội dung giáo dục BVMT qua một số câu hỏi gợi ý : Cảnh bờ hồ có những gì ? Cảnh đó có đẹp không ? Nếu được đi trên con đường như vậy , em cảm thấy thế nào? Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài luyện nói . Hoặc bài 54: Ung - Ưng (Tuần 13) Lớp 1 Từ khoá bông súng Liên hệ : Bông súng nở trong hồ ao làm cho cảnh vật thiên nhiên thế nào ?( Thêm đẹp đẽ ) Giáo dục học sinh tình cảm yêu quý thiên nhiên,có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước ). Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài học. Bài tập đọc : Chủ điểm Thiên nhiên đất nước bài: Hoa ngọc lan Lớp 1. Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường Học sinh trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài ( Nụ hoa lan màu gì ? Hương hoa lan thơm thế nào ?)/ GV liên hệ mở rộng để học sinh nâng cao ý thức yêu quí và bảo vệ môi trường : Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người. Những cây hoa như vậy cần được chúng ta gìn gữ và bảo vệ -Hs luyện nói (Gọi tên các loài hoa trong ảnh – SGK )/ GV khẳng định rõ hơn : Các loài hoa góp phần làm cho môi trường thêm đẹp , cuộc sống của con người thêm ý nghĩa Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài . Bài tập chép : Hoa sen chủ điểm thiên nhiên - Đất nước Lớp 1. Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường Giáo viên nói về nội bài , kết hợp giáo dục BVMT trước khi học sinh tập chép ( hoặc củng cố cuối tiết học) : Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa ( Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ), do vậy ai cũng yêu thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi. Khai thác gián tiếp nội dung bài. Hoặc là bài tập đọc cây bàng ( ở chủ đề nhà trường ) Lớp 1. Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường : Học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài ( Theo em , cây bàng đẹp nhất vào mùa nào ?)/GV nêu câu hỏi liên tưởng về BVMT : Để có cây bàng đẹp vào mùa thu , nó phải được nuôi dưỡng và bảo vệ ở những mùa nào ? HS luyện nói ( Kể tên những cây được trồng ở sân trường em )/ GV tiếp tục liên hệ về ý thức BVMT , giúp học sinh thêm yêu quý trường lớp . Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài . ở lớp 2 : Nội dung tích hợp giáo dục BVMT bao gồm : giới thiệu thiên nhiên và môi trường , cuộc sống xã hội ( gồm cuộc sống gia đình , nhà trường và ngoài xã hội ) được đề cập đến qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kỹ năng , thể hiện ở các phân môn : Tập đọc ,kể chuyện , Chính tả , Tập viết , luyện từ và câu , Tập làm văn . Giúp HS hiểu được ý nghĩa của môi trường Xanh – Sạch - Đẹp đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người . Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường : Không phá hoại môi trường tự nhiên , trồng cây gây rừng và làm đẹp cảnh quan môi trường xung quanh ; yêu quý gia đình , bạn bè , quê hương đất nước . Ví dụ : Khi soạn và dạy bài (Tập đọc cây xoài của ông em ) Tuần 11 lớp 2 . Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường : Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà . Kết hợp giáo dục BVMT thông qua các câu hỏi : 3. Tại sao mẹ mẹ lại chon những quả xoài ngon nhất bày lên bàn thờ ông ? – 4. Tại sao bạn nhỏ cho rằng quả xoài cát nhà mình là thứ quả ngon nhất ? ( GVnhấn mạnh : Bạn nhỏ nghĩ như vậy vì mỗi khi nhìn thứ quả đó , bạn lại nhớ ông . Nhờ có tình cảm đẹp đẽ với ông , bạn nhỏ thấy yêu quý cả sự vật trong môi trường đã gợi ra hình ảnh người thân .). Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài . Hoặc là bài mĩ thuật dạng bài vẽ tranh bài :3,4,9,10,13,20,23,26,30,34 (10 tiết) Kiến thức : Biết vẽ đẹp của thiên nhiên Việt Nam . Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người . Một số biện pháp BVMT thiên nhiên . Thái độ tình cảm : Yêu mến quê hương Có ý thức giữ gìn môi trường Mức độ tích hợp : Bộ phận Bài chính tả tuần 20 : “Gió” lớp 2 Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường . GV giúp học sinh thấy được “ tính cách ” thật đáng yêu của nhân vật gió ( Thích chơi thân với mọi nhà , cù khe khẽ anh mèo mướp , rủ đàn ong mật đến thăm hoa ; đua những cánh diều bay bổng , ru cái ngủ đến la đà , thèm ăn quả , hết trèo cây bưởi lại trèo na ).Từ đó thêm yêu quý môi trường thiên nhiên . Phương thức tích hợp : Khai thác gián tiếp nội dung bài Khi soạn và dạy bài tập đọc – KC Chiếc rễ đa tròn ( Tuần 31 lớp 2 ) Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường . Giáo dục việc làm củ Bác Hồ đă nêu tấm gương sáng về nâng niu , gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên , góp phần phục vụ cuộc sống của con người . Phương thức tích hợp :Khai thác gián tiếp nội dung bài. ở lớp 3 nội dung tích hợp giáo dục BVMT trong môn Tiếng Việt lớp 3 bao gồm . HS hiểu biết một số cảnh quan tươi đẹp của môi trường tự nhiên của các địa phương trên đất nước ta qua các ngữ liệu dùng để dạy kiến thức và kĩ năng , thể hiện ở các phân môn : Tập đọc , Kể chuyên , Chính tả , Tập viết , luyện từ và câu , Tập làm văn .HS thấy được tác hại của việc phá hoại môi trường : Gây nên những thiệt hại lớn qua các trận lũ , giông . Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua các hành động cụ thể : trồng cây , bảo vệ thiên nhiên ; góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường của quê hương đất nước . Ví dụ : Khi soạn và dạy bài luyện từ và câu ở tuần 10 bài “ Luyện từ và câu so sánh ” . Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường . Hướng dẫn BT2 ( Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ , câu văn ) , GV gọi hỏi : Những câu thơ , câu văn nói trên tả cảnh thiên nhiên ở những vùng đất nào trên đất nước ta ? Từ đó cung cấp hiểu biết , kết hợp giáo dục BVMT : Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh , Hải Dương , nơi người anh hùng dân tộc – nhà thơ Nguyễnn Trãi về ở ẩn ; Trăng và suối trong câu thơ của Bác tả cảnh rừng ở chiến khu việt Bắc ; nhà văn Đoàn Giỏi tả cảnh vườn chim ở Nam Bộ . Đó là những cảnh thiên nhiên rất đẹp trên đất nước ta . Phương thức tích hợp :Khai thác gián tiếp nội dung bài. Khi dạy và soạn bài tập đọc – KC Cóc kiện trời.Tuần 33 lớp 3 . Nội dung tích hợp về giáo dục bảo vệ môi trường . GV liên hệ : nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên ( “trời”) gây ra nhưnh nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó . Phương thức tích hợp :Khai thác gián tiếp nội dung bài. .. Sau đây là một số tiết soạn minh hoạ tích hợp lồng ghép BVMT. Bài 14 : Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên đạo đức lớp 5: Nội dung tích hợp lồng ghép : Một vài tài nguyên ở nước ta và địa phương . Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người . Trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( phù hợp với khả năng ). I – Mục tiêu bài học : Học song bài này, học sinh có khả năng : Kể được một vài tài nguyên thiên nhiên ở nước ta và ở địa phương . Biết vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Biết giữ gìn , bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng những việc làm phù hợp với khả năng . II- Tài liệu và phương tiện : Giấy to , bút dạ để ghi kế quả thảo luận nhóm . III – Các hoạt động dạy học : Tiết 1 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên . Mục tiêu : HS biết thế nào là tài nguyên thiên nhiên . Cách tiến hành . GV yêu cầu HS làm bài tập 1, SGK Đạo đức 5 Trao đổi theo nhóm đôi . GV yêu cầu một vài nhóm trình bày . Hỏi : Thế nào là tài nguyên thiên nhiên ? Kết luận : Tài nguyên thiên nhiên là những thứ tự nhiên mà có và mang lại lợi ích cho cuộc sống của con người . Đất trồng, rừng ,đất ven biển , cát ,mỏ than , mỏ dầu , gió, ánh sáng mặt trời , hồ nước tự nhiên , thác nước ,túi nước ngầm là những tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động 2: Phân tích thông tin . Mục tiêu : HS biết được vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Cách tiến hành : GV yêu cầu HS xem tranh trang 43, SGK Đạo đức 5 và lần lượt gọi học sinh đọc nối tiếp các ý trong trang 44,SGK Đạo đức 5. HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi ở trang 44. Đại diện từng nhóm trình bày ,các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến. Kết luận : -Tài nguyên thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người . Tài nguyên thiên nhiên chỉ có hạn , nếu không biết khai thác và sử dụng một cách hợp lí sẽ bị cạn kiệt . Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của tất cả mọi người , trong đó có học sinh . Hoạt động 3 : Những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Mục tiêu : - HS biết xác định những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Cách tiến hành : GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm xác định những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (BT4). HS làm việc theo nhóm . Đại diện từng nhóm trình bày . Thảo luận chung cả lớp . Kết luận : Không khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi ; Sử dụng tiết kiệm nguồn nước , chất đốt , sách vở, đồ dùng ; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên , các vườn quốc gia ,.là những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Hoạt động tiếp nối Thực hiện tiết kiệm điện , nước , chất đốt , sách vở, đồ dùng . Các nhóm học sinh tiến hành điều tra ,tìm hiểu về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương hoặc của đất nước và bàn biện pháp để bảo vệ nguồn tài nguyên này . Tiết 2 Hoạt động 4 : Trình bày kết quả điều tra . Nội dung điều tra : tìm hiểu về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương họăc của đất nước và bàn biện pháp bảo vệ . Mục tiêu : HS có hiểu biết về một nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương hoặc của đất nước và có ý thức quan tâm bảo vệ. Cách tiến hành : GV mời đại diện các nhóm HS lên trình bày kết quả ( kết hợp giữa trình bày bằng lời với tranh ảnh và viết ra giấy to). Cả lớp chất vấn nhận xét . Kết luận : GV khen những nhóm có kết quả làm việc tốt và nhắc nhở học sinh cả lớp thực hiện các biện pháp các em vừa đề xuất để bảo vệ nguồn tài nguyên ở địa phương. Mục tiêu : Cũng cố nội dung bài học : Cách tiến hành : Một vài học sinh trong lớp thay nhau đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp về những vấn đề có liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên .Các câu hỏi có thể là : Theo bạn , thế nào là tài nguyên thiên nhiên / Bạn hãy kể một vài tài nguyên thiên nhiên của địa phương hoặc của đất nước mà bạn biết . Theo bạn , vì sao cần phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? Chúng ta có thể làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? Hãy kể một việc bạn đã làm để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên . Kết luận: Giáo viên hướng dẫn cả lớp cùng bình chọn phóng viên có câu hỏi hay nhất . HS có câu trả lời thông minh nhất . Bài Lịch sử lớp 4:bài 10 :Chùa thời Lý lớp 4 Nội dung tích hợp giáo dục BVMT. Vẽ đẹp của chùa thời Lý , giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hoá của cha ông , có thái độ , hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường . Mức độ tích hợp : Liên hệ . BàI 10 : Chùa thời Lý: Mục tiêu : Sau bài học , học sinh biết : ở thời Lý , đạo Phật rất phát triển , chùa được xây dựng ở nhiều nơi . Chùa là công trình kiến trúc đẹp . Có ý thức bảo vệ di sản văn hoá cha ông để lại . Đồ dùng dạy học : - ảnh phóng to một số chùa được giới thiệu trong SGK -Phiếu học tập . Hoạt động dạy – học chủ yếu : Hoạt động 1 : Giáo viên giới thiệu bài : Bước 1. Giáo viên giới thiệu bài ( có nhiều cách để giới thiệu bài mới ) Giáo viên có thể cho học sinh xem ảnh một số ngôi chùa để học sinh thấy ở nước ta , trong các làng xã chùa được xây dựng nhiều , sau đó giới thiệu bài mới . Hoặc giáo viên giới thiệu đạo phật được thu nhập vào nước ta từ rất sớm . Bài “ Chùa thời Lý” sẽ giúp các em hiểu vì sao dân ta tiếp thu đạo phật và ở thời Lý , đạo phật rất thịnh đạt . Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm để thảo luận câu hỏi : Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật ? Học sinh thảo luận , sau đó đại diện các nhóm trình bày ý kiến của mình . Các nhóm khác bổ sung . Giáo viên chốt ý : Đạo phật khuyên con người phải yêu thương đồng loại và làm điều thiện . Điều này phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt . Tuy đạo phật được du nhập vào nước ta từ khá sớm nhưng đến thời Lý , đạo phật mới trở nên thịnh đạt. Hoạt động 3 : làm việc cả lớp Nội dung cần nắm : Những biểu hiện về sự phát triển thịnh đạt của đạo Phật ở thời Lý. Học sinh đọc SGK và suy nghĩ theo định hướng trên của giáo viên . Học sinh phát biểu . Giáo viên kết luận : Dưới thời Lý , chùa được xây dựng ở khắp nơi , các vua nhà Lý đều theo đạo Phật , nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều , nhân dân theo đạo Phật rất đông. Hoạt động 4 : Vai trò của chùa thời Lý ? Vẻ đẹp của chùa thời Lý. Học sinh đọc SGK về vai trò của chùa thời Lý và phát biểu ý kiến của mình . Giáo viên kết luận : Chùa là nơi tu hành của các nhà sư , là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của làng xã . Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh một số ngôi chùa thời Lý ( chùa Dâu , chùa Một cột , chùa Láng ,.) hoặc cho các nhóm giới thiệu các bức ảnh về chùa thời Lý nhóm mình đã sưu tầm . Giáo viên có thể mô tả vẻ đẹp của một vài chùa thời Lý tiêu biểu . Giáo viên tổng kết bài , liên hệ ý thức bảo vệ di sản văn hoá của cha ông * Bồi dưỡng năng lực chuyên môn. Cùng với các bộ môn khác, việc chỉ đạo hình thành kĩ năng tự học cho giáo viên về phương pháp dạy học mới, nhất là phần lồng ghép kiến thức môi trường vào một số bộ môn đòi hỏi giáo viên phải là người thiết kế, người tổ chức và hướng dẫn học sinh đồng thời cung cấp cho học sinh phương pháp, cách thức để học sinh tiếp cận được kiến thức môi trường, từ đó có bản lĩnh trước hiện thực cuộc sống đa dạng, phong phú hiện nay. * Kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy: Tôi trực tiếp xem xét một số giờ dạy lồng ghép kiến thức môi trường của giáo viên trên lớp, xem xét bài soạn của giáo viên và khảo sát trắc nghiệm chất lượng của học sinh. Cùng với giáo viên chủ nhiệm nhận định và phân tích tổng hợp kết quả nhận thức của học sinh về kiến thức môi trường, kết quả cho thấy 70% số học sinh đạt yêu cầu. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ, tôi trực tiếp tham dự và tham gia đóng góp ý kiến xây dựng từng tiết dạy. Yêu cầu giáo viên xác định rõ mục đích, kiến thức trọng tâm cần đạt trong mỗi bài học, đồng thời bổ sung về đổi mới phương pháp, để nâng cao hiệu quả bài dạy ở những bài có thể lồng ghép kiến thức môi trường, làm cho giáo viên tin tưởng và yên tâm hơn khi soạn và giảng một bài có kiến thức môi trường. Từ đó có được các tiết học đạt kết quả ngày một khả quan hơn. Đúc rút kinh nghiệm thực tiễn. - Nội dung các bài học ở một số bộ môn có thể lồng ghép được kiến thức môi trường. Khi dạy cần tập trung vào yêu cầu chính của bài trong phân môn đó. Bởi vậy giáo viên không chỉ dựa vào nội dung sách giáo khoa mà còn rất cần đến các tư liệu tham khảo như : sách giáo viên, thiết kế môđun, b
File đính kèm:
- mot_so_giai_phap_chi_dao_soan_va_day_long_ghep_tich_hop_giao.doc