Một số địa chỉ cần tích hợp môn Địa lý
Bài 14. Đông Nam Á − đất liền và hải đảo
2. Đặc điểm tự nhiên − Một số đồng bằng ở khu vực Đông Nam Á có nguy cơ bị thu hẹp do nước biển dâng.
− Khí hậu biến đổi thất thường, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành trên biển, nhất là Phi-líp-pin.
Một số địa chỉ cần tích hợp STT Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp Lớp 6 1 Bài 10. Cấu tạo bên trong của Trái Đất 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất Sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt thay thế nguồn năng lượng hoá thạch, góp phần giảm BĐKH, giảm các hiện tượng cực đoan của thời tiết, khí hậu. Liên hệ. 2 Bài 12. Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất 2. Núi lửa và động đất Hoạt động của núi lửa góp phần làm cho bầu khí quyển nóng lên và MT thêm ô nhiễm (khói bụi chứa nhiều mê tan, sufua và các loại khí khác). Liên hệ. 3 Bài 15. Các mỏ khoáng sản Thay thế việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch bằng nguồn năng lượng sạch sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên khoáng sản, hạn chế sự gia tăng hiệu ứng nhà kính, góp phần giảm BĐKH. Liên hệ. 4 Bài 18. Thời tiết và khí hậu 1. Thời tiết và khí hậu − Khí hậu trên Trái Đất đang có sự biến đổi: nhiệt độ, không khí của Trái Đất đang tăng lên làm cho Trái Đất nóng lên. − Liên hệ với những thay đổi bất thường về thời tiết và khí hậu ở nước ta trong một số năm gần đây và hậu quả của nó. Liên hệ. 5 Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất 2. Gió và các hoàn lưu khí quyển Gió là nguồn năng lượng vô tận, nguồn năng lượng sạch. Năng lượng gió sẽ ngày càng trở nên có ý nghĩa khi nguồn năng lượng hoá thạch dần cạn kiệt. Việc sử dụng nguồn năng lượng gió góp phần bảo vệ MT, hạn chế BĐKH. Liên hệ. 6 Bài 23. Sông và hồ 1. Sông và lượng nước của sông 2. Hồ Sự thất thường của chế độ nước sông, hồ có thể gây ra các thiên tai lũ lụt, hạn hán, đây cũng chính là hậu quả của BĐKH. Liên hệ. 7 Bài 24. Biển và đại dương 2. Sự vận động của nước biển và đại dương Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận. Cần tạo ra điện từ nguồn năng lượng thủy triều thay thế cho nguồn nguyên liệu hoá thạch. Liên hệ. 8 Bài 27. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất 2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật 3. Ảnh hưởng của con người đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất − BĐKH ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của thực, động vật. Nhiều loài sinh vật sẽ mất đi do không thích nghi được với những biến đổi mạnh mẽ của khí hậu. − Con người có ảnh hưởng đến phân bố thực, động vật. Nhưng con người cũng làm thu hẹp nơi sinh sống của thực, động vật. Việc chặt phá rừng không những thu hẹp phạm vi phân bố của sinh vật mà còn gây ảnh hưởng tới MT, tác động tới BĐKH. Liên hệ. Lớp 7 1 Bài 7. MT nhiệt đới gió mùa 1. Khí hậu BĐKH là tăng tính thất thường của khí hậu ở MT nhiệt đới gió mùa (liên hệ với Việt Nam). Liên hệ. 2 Bài 9. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng 1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp − Sản xuất nông nghiệp ở đới nóng ngày càng trở nên khó khăn khi thời tiết và khí hậu ngày càng thất thường (gia tăng lũ lụt, hạn hán). − Có biện pháp canh tác hợp lí và ứng phó với những thiên tai để mang lại hiệu quả trong sản xuất. Liên hệ. 3 Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, MT ở đới nóng 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, MT Đới nóng là nơi sinh sống của gần một nửa dân số thế giới. Dân số đông, tác động tới tài nguyên, MT lớn. Diện tích rừng bị thu hẹp do phá rừng, khoáng sản khai thác nhiều góp phần làm BĐKH. Liên hệ. 4 Bài 11. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng 1. Sự di dân 2. Đô thị hoá Việc di dân tự phát, tốc độ đô thị hoá cao đã dẫn đến những hậu quả nặng nề về MT. Liên hệ. 5 Bài 15. Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hoà 2. Cảnh quan công nghiệp Các nước ở đới ôn hoà đã phát thải một lượng khí thải rất lớn vào bầu khí quyển. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây BĐKH. Liên hệ. 6 Bài 16. Đô thị hoá ở đới ôn hoà 2. Các vấn đề đô thị hoá Sự phát triển nhanh các đô thị lớn đã làm nảy sinh nhiều vấn đề MT, như tăng lượng khí thải từ các phương tiện giao thông, rác thải, khí thải trong sinh hoạt và sản xuất. Hiện tượng khói bụi tạo thành lớp sương mù bao phủ bầu trời diễn ra khá phổ biến ở các đô thị đới ôn hoà. Liên hệ. 7 Bài 17. Ô nhiễm MT ở đới ôn hoà 1. Ô nhiễm không khí − Biết được nguyên nhân ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà. − Nguyên nhân và hậu quả (mưa axit, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ôdôn) ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà. − Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hoạt động sản xuất, MT ở đới ôn hoà. Bộ phận. 8 Bài 18. Thực hành Câu 3 Lượng khí thải CO2 vào khí quyển là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên. Bộ phận. 9 Bài 20. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc 1. Hoạt động kinh tế 2. Hoang mạc ngày càng mở rộng − Hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là dầu khí đang diễn ra ngày càng nhiều ở các hoang mạc. − Các hoang mạc ngày càng mở rộng một phần cũng là do BĐKH. Liên hệ. 10 Bài 21. MT đới lạnh 1. Đặc điểm của MT − Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai cực tan chảy, diện tích băng thu hẹp. − Hậu quả của việc thu hẹp diện tích băng (nước biển dâng). Liên hệ. 11 Bài 22. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh 2. Việc nghiên cứu và khai thác MT Đới lạnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Việc khai thác tài nguyên (khoáng sản) ở đới lạnh cần hợp lí, tránh ô nhiễm MT. Liên hệ. 12 Bài 29. Dân cư, xã hội châu Phi 2. Bùng bổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi Bùng nổ dân số ở châu Phi gây sức ép lớn tới nhiều vấn đề, trong đó có MT. Liên hệ. 13 Bài 30. Kinh tế châu Phi 1. Nông nghiệp 2. Công nghiệp − Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở châu Phi còn lạc hậu, hình thức canh tác nương rẫy khá phổ biến (đốt nương làm rẫy, phá rừng). − Công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản. Liên hệ. 14 Bài 31. Kinh tế châu Phi (tiếp theo) 4. Đô thị hoá Đô thị hoá nhanh nhưng tự phát, vì vậy ngoài gây sức ép tới các vấn đề xã hội còn gây sức ép tới MT. Liên hệ. 15 Bài 32, 33. Các khu vực châu Phi 1. Khu vực Bắc Phi 2. Khu vực Trung Phi 3. Khu vực Nam Phi − Bắc Phi : Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác (xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát). − Trung Phi : Kinh tế chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền. Hạn hán kéo dài, nạn đói thường xuyên xảy ra. − Cộng hoà Nam Phi phát triển nhất khu vực Nam Phi. Các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim, cơ khí, hoá chất... rất phát triển ở quốc gia này. Đây cũng là những ngành gây ô nhiễm MT. Liên hệ. 16 Bài 39. Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo) 2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu thế giới − Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp rất phát triển. − Các nước Bắc Mĩ, nhất là Hoa Kì, đã phát thải một lượng khí thải rất lớn vào MT. − Việc cắt giảm khí thải sẽ góp phần giảm BĐKH. Liên hệ. 17 Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ 3. Đô thị hoá Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, trong đó có MT. Liên hệ. 18 Bài 45. Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) 3.Vấn đề khai thác rừng Amadôn Việc khai thác rừng Amadôn đã làm ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và toàn cầu. Bảo vệ rừng Amadôn góp phần bảo vệ MT, hạn chế BĐKH. Liên hệ. 19 Bài 47. Châu Nam Cực 1. Khí hậu − Châu Nam Cực được gọi là “cực lạnh” của thế giới. − Ngày nay, dưới tác động của hiệu ứng nhà kính, khí hậu Trái Đất đang nóng lên, lớp băng ở Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn. − Hậu quả của băng tan (nước biển dâng...). Liên hệ. 20 Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương 2. Khí hậu, thực vật và động vật Bão nhiệt đới cùng với nạn ô nhiễm biển và mực nước biển dâng cao do Trái Đất nóng lên đang đe dọa cuộc sống của dân cư trên nhiều đảo thuộc châu Đại Dương. Liên hệ. 21 Bài 57. Khu vực Tây và Trung Âu 2. Kinh tế − Tây và Trung Âu là khu vực tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới. − Đây là một trong những khu vực phát thải nhiều khí thải vào MT nhất. − Việc cắt giảm khí thải vào MT ở khu vực này sẽ góp phần giảm BĐKH. Liên hệ. 22 Bài 59. Khu vực Đông Âu 2. Kinh tế − Công nghiệp khá phát triển, với nhiều trung tâm công nghiệp lớn. − Phát triển công nghiệp khai thác, luyện kim, cơ khí, hoá chất... Liên hệ. Lớp 8 1 Bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu Á 3. Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á − Có nguồn tài nguyên năng lượng vô tận dồi dào (gió, năng lượng Mặt Trời, địa nhiệt...). Việc khai thác và sử dụng nguồn năng lượng này sẽ góp phần hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch, hạn chế khí thải vào khí quyển. − Các vùng đảo và duyên hải Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á thường xảy ra bão lụt với số lượng ngày càng tăng và thất thường, gây thiệt hại ngày càng lớn. Liên hệ. 2 Bài 5. Đặc điểm dân cư xã hội châu Á 1. Một châu lục đông dân nhất thế giới Dân số châu Á đông và tăng nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển. Điều này đã gây sức ép tới MT và các vấn đề kinh tế − xã hội khác. Liên hệ. 3 Bài 7. Đặc điểm phát triển kinh tế − xã hội các nước châu Á 2. Đặc điểm phát triển kinh tế − xã hội của các nước và lãnh thổ châu Á hiện nay Sự phát triển công nghiệp của các nước và hoạt động giao thông vận tải của một châu lục đông dân sẽ phát thải lớn khí thải vào MT, điều này góp phần gây ra BĐKH và gia tăng các hiện tượng thiên tai. Liên hệ. 4 Bài 9. Khu vực Tây Nam Á 2. Đặc điểm tự nhiên - Tây Nam Á là khu vực có trữ lượng dầu mỏ rất lớn. Sản lượng khai thác ngày càng nhiều, nguy cơ cạn kiệt và gây ô nhiễm MT ngày càng lớn. - Các thiên tai thương hay xảy ra ở khu vực Tây Nam Á: hạn hán, cát bay, hoang mạc mở rộng, Liên hệ. 5 Bài 12. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á 2. Đặc điểm tự nhiên − Chế độ nước sông thất thường, nhất là Hoàng Hà, vào mùa hạ hay có lụt lớn gây thiệt hại cho mùa màng và đời sống nhân dân. − Khí hậu biến đổi thất thường. Phần lớn rừng đã bị con người khai phá, diện tích rừng còn lại rất ít. Liên hệ. 6 Bài 13. Tình hình phát triển kinh tế − xã hội khu vực Đông Á 2. Đặc điểm phát triển của một số quốc gia Đông Á − Nhật Bản là cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì. − Cùng với việc phát triển kinh tế, Nhật Bản và Trung Quốc đã phát thải một lượng khí thải rất lớn vào MT. - Các thiên tai thường hay xảy ra ở Nhật Bản, Hoa kì, và một số nước Đông Á khác. Liên hệ. 7 Bài 14. Đông Nam Á − đất liền và hải đảo 2. Đặc điểm tự nhiên − Một số đồng bằng ở khu vực Đông Nam Á có nguy cơ bị thu hẹp do nước biển dâng. − Khí hậu biến đổi thất thường, thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành trên biển, nhất là Phi-líp-pin. Liên hệ. 8 Bài 16. Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc − Quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực. − Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp. Liên hệ. 9 Bài 24. Vùng biển Việt Nam 2. Tài nguyên và bảo vệ MT biển Việt Nam − Vùng biển nước ta có nhiều tài nguyên. − Thiên tai ở biển cũng dữ dội và khó lường hết (bão, sạt lở bờ biển, triều cường ...). Liên hệ. 10 Bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam 1. Giai đoạn Tiền Cambri 2. Giai đoạn Cổ kiến tạo 3. Giai đoạn Tân kiến tạo − Lịch sử phát triển tự nhiên lâu dài của nước ta đã sản sinh ra nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng. − Cần khai thác tài nguyên khoáng sản một cách hợp lí, tránh lãng phí và gây ô nhiễm MT. Liên hệ. 11 Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam 3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản − Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi. − Thay thế các nguồn năng lượng khác sẽ góp phần bảo vệ tài nguyên và giảm thiểu BĐKH. - Việc khai thác các loại khoáng sản: than đá, thiếc, bô xít, cùng là những tác nhân làm gia tăng các thiên tai. Liên hệ. 12 Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình 2. Khu vực đồng bằng − Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị thu hẹp diện tích do nước biển dâng. − Ứng phó với BĐKH đang là thách thức đặt ra, nhất là đối với Đồng bằng sông Cửu Long. Liên hệ. 13 Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam 2. Tính chất đa dạng và thất thường − Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh: năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão... − Những năm gần đây, hiện tượng BĐKH toàn cầu đã tác động mạnh đến khí hậu nước ta. − Nhận biết sự thay đổi khí hậu những năm gần đây và có biện pháp bảo vệ bản thân khi có những biến đổi bất thường về thời tiết và khí hậu. Bộ phận. 14 Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta 1. Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông). 2. Mùa gió tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) 3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại − Miền núi cao có xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết. − Có nhiều mưa bão gây ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực đồng bằng và các tỉnh duyên hải nước ta. − Bên cạnh những mặt thuận lợi, khí hậu nước ta cũng lắm thiên tai, bất trắc, thời tiết diễn biến phức tạp, nhất là trong những năm gần đây. − Chúng ta phải luôn sẵn sàng, tích cực chủ động phòng chống thiên tai, bảo vệ đời sống và sản xuất. Liên hệ. 15 Bài 34. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam 1. Sông ngòi Bắc Bộ 2. Sông ngòi Trung Bộ 3. Sông ngòi Nam Bộ − Chế độ nước sông của các hệ thống sông lớn ở nước ta trong những năm gần đây có những thay đổi bất thường. Có năm, nước sông cạn kiệt ; có năm lại gây ngập úng, một phần cũng là do BĐKH. − Phải sẵn sàng phòng chống lũ lụt, bảo vệ đời sống và sử dụng các nguồn lợi từ sông ngòi. Liên hệ. 16 Bài 37. Đặc điểm sinh vật Việt Nam 1. Đặc điểm chung Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú và đa dạng. Do tác động của con người, diện tích rừng ở nước ta ngày càng suy giảm. Điều này gây tác động xấu tới MT. Liên hệ. 17 Bài 38. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam 2. Bảo vệ tài nguyên rừng Bảo vệ rừng là một trong những biện pháp hạn chế sự BĐKH. Liên hệ. 18 Bài 41. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ 4. Tài nguyên phong phú, đa dạng và nhiều cảnh quan đẹp nổi tiếng Bên cạnh những mặt thuận lợi, trong những năm gần đây, miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thường xuyên chịu ảnh hưởng của những đợt nắng nóng kéo dài hoặc rét đậm rét hại, lũ quét, mưa lớn, gây ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động sản xuất. Liên hệ. 19 Bài 42. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ 5. Bảo vệ MT và phòng chống thiên tai − Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ thường có nhiều thiên tai. Tại các vùng núi, thiên tai là sương muối, giá rét, lũ bùn, lũ quét. Tại vùng duyên hải là bão lụt, hạn hán, gió Tây khô nóng... − Phải luôn có biện pháp sẵn sàng và chủ động phòng chống thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản. Liên hệ. 20 Bài 43. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 2. Một miền nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc − Mùa khô kéo dài, nhiều nơi bị hạn hán gay gắt nhất là ở Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. − Mùa mưa tập trung có thể gây ngập úng, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Liên hệ. Lớp 9 1 Bài 2. Dân số và gia tăng dân số II. Gia tăng dân số Dân số tăng nhanh, gây sức ép tới tài nguyên và MT. Liên hệ. 2 Bài 7. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp 2. Tài nguyên khí hậu Những diễn biến thất thường của thời tiết như mưa bão, lũ lụt, hạn hán, nắng nóng, sương muối, rét hại... đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp. Liên hệ. 3 Bài 9. Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản 1. Tài nguyên rừng − Tài nguyên rừng ở nước ta đang bị cạn kiệt. − Suy giảm tài nguyên rừng sẽ ảnh hưởng tới MT và đời sống nhân dân. − Bảo vệ và trồng rừng là một trong những biện pháp góp phần giảm nhẹ BĐKH. Liên hệ. 4 Bài 12. Sự phát triển và phân bố công nghiệp II. Các ngành công nghiệp trọng điểm − Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, việc phát triển các ngành kinh tế trọng điểm cũng sẽ gây ô nhiễm MT, cạn kiệt tài nguyên, nhất là ngành công nghiệp khai thác. − Đối với ngành công nghiệp điện, việc khai thác nguồn năng lượng vô tận (sức gió, năng lượng Mặt Trời...), thay thế nguồn năng lượng hoá thạch (dầu mỏ, than...) là rất cần thiết, vì nó sẽ góp phần hạn chế việc suy giảm tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính, sẽ góp phần giảm nhẹ BĐKH. Liên hệ. 5 Bài 14. Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông I. Giao thông vận tải − Giao thông vận tải là ngành gây ô nhiễm MT. Các phương tiện giao thông vận tải đã phát thải một lượng khí độc hại vào MT. − Việc tạo ra các phương tiện giao thông vận tải sử dụng ít nhiên liệu, sử dụng năng lượng Mặt Trời là rất cần thiết. − Sử dụng phương tiện giao thông vận tải công cộng, đi xe đạp... cũng là những cách bảo vệ MT. Liên hệ. 6 Bài 17. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên − Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối diễn ra trong những năm gần đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ đã gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. − Ngăn chặn việc phá rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản một cách hợp lí là rất cần thiết. Liên hệ. 7 Bài 20. Vùng đồng bằng sông Hồng Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng rét đậm, rét hại, nắng nóng, khô hạn diễn ra trong những năm gần đây ở Đồng bằng sông Hồng đã gây ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất. Liên hệ. 8 Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên − Thiên tai thường xuyên xảy ra, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân. − Cần có biện pháp phòng chống và ứng phó với thiên tai. Liên hệ. 9 Bài 25. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên − Là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão. − Hiện tượng hoang mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ. − Bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt. Liên hệ. 10 Bài 28. Vùng Tây Nguyên II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên − Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng. Việc chặt phá rừng có ảnh hưởng xấu đến MT và đời sống nhân dân. − Bảo vệ MT tự nhiên, khai thác hợp lí tài nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng có ý nghĩa không chỉ đối với Tây Nguyên mà còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía nam của đất nước và các nước láng giềng. Liên hệ. 11 Bài 31. Vùng Đông Nam Bộ II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Hiện tượng triều cường, nước dâng, sạt lở xảy ra ngày càng nhiều. Liên hệ. 12 Bài 32. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) 1. Công nghiệp 2. Nông nghiệp − Công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh nhất cả nước. − Chất lượng MT đang bị suy giảm. − Các địa phương đang đầu tư để phát triển rừng đầu nguồn, giữ gìn rừng ngập mặn. Liên hệ. 13 Bài 35. Vùng đồng bằng sông Cửu Long II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên − Địa hình thấp, là vùng được dự báo sẽ bị thu hẹp về diện tích khi nước biển dâng do BĐKH. − Cần có biện pháp để phòng tránh và ứng phó, thích nghi với BĐKH. Liên hệ. 14 Bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, MT biển − đảo 2. Các đảo và quần đảo Trước tác động của BĐKH, nước biển dâng cao, nhiều đảo sẽ có nguy cơ bị chìm ngập. Liên hệ. 15 Bài 41. Địa lí địa phương II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nhận xét, phân tích về những thay đổi khí hậu, thủy văn ở địa phương trong những năm gần đây. Liên hệ.
File đính kèm:
- Dia_chi_tich_hop_Dia_20150726_030455.doc