Một số đề thi Đại học tham khảo môn Ngữ văn Năm 2016 - Phần Nghị luận xã hội

Trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng”, VTV1, 12/2/2016, nhà báo Lê Bình đã nhắc đến vấn nạn thực phẩm bẩn với một sự trăn trở:

“Nhiều người Việt kiếm tiền bằng mọi giá, đánh đổi cả liêm sỉ, danh dự để có tiền. Sự kiếm tiền nào độc ác hơn là kiếm tiền trên sức khỏe và mạng sống đồng bào mình? Trung bình hai giờ đồng hồ có ba mươi người chết vì bệnh ung thư – một con số tàn nhẫn đến rợn người. Bao giờ người Việt mới thôi độc ác với nhau? Làm thế nào để con người biết yêu thương nhau hơn? Đơn giản vậy thôi nhưng nó quyết định vận mệnh của cả dân tộc, cả thế giới này. Người nông dân chỉ cần thương người tiêu dùng một chút đã không nhẫn tâm tưới thuốc độc lên rau củ quả để đào huyệt chôn đồng bào mình và chôn sống chính mình.”

Anh (chị) suy nghĩ gì về nhận định của nhà báo Lê Bình? Trình bày quan điểm của mình trước vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay bằng một bài văn không quá 600 từ.

1. Mở bài

Thịt heo có chất tạo nạc salbutamol, thịt bò được chế biến từ thịt heo tẩm hóa chất, thịt gà chết được nhuộm thành thịt gà vàng rụm, Chưa khi nào người Việt băn khoăn hơn thế về việc lựa chọn loại thực phẩm nào cho bữa cơm gia đình.

Thực phẩm thiếu vệ sinh, an toàn lại một lần nữa được nhắc đến bởi nhà báo Lê Bình trong chương trình “Tạp chí kinh tế xuân Bính Thân – Phẳng hay không phẳng”, buộc con người ta phải suy nghĩ về “quốc nạn thực phẩm bẩn “đang đe dọa trực tiếp đến từng cá nhân và toàn xã hội.

 

docx43 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Một số đề thi Đại học tham khảo môn Ngữ văn Năm 2016 - Phần Nghị luận xã hội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh an toàn thực phẩm. Bộ Luật Hình sự vừa được Quốc hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7 đã đưa ra quy định cụ thể việc bỏ tù người sản xuất, kinh doanh “thực phẩm bẩn”. 
Đẩy mạnh việc sản xuất thực phẩm hữu cơ, biến đổi gen có lợi, an toàn cho sức khỏe. 
3. Kết bài 
Nhận định của nhà báo Lê Bình một lần nữa đã rung lên hồi chuông báo động về tình trạng thực phẩm bẩn tràn lan trong thị trường, ẩn chứa những hậu quả nghiêm trọng thời gian vừa qua. 
Giải quyết vấn nạn thực phẩm bẩn không phải là công việc có thể thực hiện một sớm, một chiều, bởi một cá nhân hay tổ chức riêng lẻ. Đây là một nhiệm vụ dài hạn đòi hỏi sự chung sức của cả cộng đồng để người ta thôi nghĩ về thực phẩm bẩn như một “quốc nạn”
● Đề bài 7:
Anh/chị hiểu gì về câu nói “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
● Gợi ý bài làm mẫu:
Không phải bất cứ ai khi sinh ra thì cuộc đời đã được trải hoa hồng. Sẽ có lúc có những khó khăn, thử thách cần phải vượt qua. Những lúc đó, điều quan trọng nhất chính là việc bản thân có dám đương đầu với nó không, vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”.
Chiến thắng là kết quả tốt đẹp mà ta đạt được sau một thời gian đấu tranh, khắc phục những khó khăn, thử thách. Vậy nên, chiến thắng bản thân là tự đấu tranh với chính bản thân mình, vượt lên sự tự ti, kém cỏi, cái xấu, cái không tốt,  trong chính con người mình. Tóm lại, “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất” – câu nói nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc mỗi người thoát ra khỏi vỏ bọc của chính mình để vượt qua chông gai cuộc sống.
Thực sự, ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người, chúng ta đã phải đối diện với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên, thiên tai,  Nếu không có sự đấu tranh quyết liệt để giành lại sự sống, thì làm sao con người có thể tồn tại được đến ngày hôm nay? Cho đến tận bây giờ, con người từng ngày vẫn phải đấu tranh với chính mình để chống lại bệnh tật, đói nghèo,  Đứng trước những cám dỗ, con người càng phải đấu tranh quyết liệt hơn để bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Hẳn mọi người còn nhớ Nguyễn Ngọc Kí – một người mất cả hai tay từ bé, nhưng bằng cả nỗ lực bản thân, giờ đây ông đã có thể viết bằng chân và trở thành một người thầy giáo tận tụy, hết lòng với công việc.
Hiện nay còn có quá nhiều bạn trẻ do được bố mẹ nuông chiều, sống tiện nghi, đầy đủ nên buông thả, dễ dãi với bản thân. Như vậy, các bạn sẽ dễ bị sa đà vào lối sống ăn chơi hưởng thụ, không có chí tiến thủ trong tương lai. Chính vì thế, câu nói vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Xã hội đang ngày một phát triển và kèm theo đó là những thử thách và cám dỗ, cho nên chúng ta cần có sự bản lĩnh – trước hết là chiến thắng chính mình.
Đấu tranh với chính mình sẽ giúp cho bản thân hoàn thiện nhân cách, có được bản lĩnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chiến thắng bản thân chính là việc chúng ta nỗ lực học tập, loại bỏ những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội, tệ nạn học đường  vốn hiển hiện xung quanh và thường trực trong cuộc sống
● Đề bài 8:
Anh (chị) hãy vận dụng kiến thức trong lịch sử, trong cuộc sống hàng ngày để khẳng định chân lí của câu tục ngữ "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết".
● Gợi ý bài làm mẫu:
Thêm một lần nữa, giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết" luôn được xác nhận. Nó sẽ mãi là một kinh nghiệm quý báu không chỉ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ đất nước mà còn là kinh nghiệm sống vô cùng hữu ích đối với mỗi con người chúng ta.
Một bề dày lịch sử với những cuộc chiến tranh khốc liệt, với những khó khăn không tránh được khi dựng nước, với những con người chân chất luôn có nhau đã làm cho Việt Nam tuy nhỏ bé vẫn tồn tại, vẫn phát triển. Dải đất mang dáng hình tia chớp (ý thơ Trần Mạnh Hảo) thân thương của chúng ta đã tích lũy cho mình biết bao kinh nghiệm xương máu trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quôc. Và đặc biệt trong những kinh nghiệm đó tinh thần đoàn kết đã nổi lên trên tất cả. Nó đã được thể hiện qua câu tục ngữ rất hàm súc:
“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”
Thực tế, lịch sử và ngay cả văn học đã cùng quyện chặt vào nhau để chứng minh, để chứng tỏ các kinh nghiệm kia rất thực, rất đúng, rất cần thiết cho con người hôm nay và mãi mãi. Trở về với lịch sử, hòa mình vào xã hội hôm nay, lắng lòng trong những tác phẩm, ta sẽ thâý, ta sẽ tỏ.
Kinh nghiệm “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết” đã được thể hiện rất súc tích. Nói đến đoàn kết, ai trong chúng ta cũng hình dung ra được một sự lớn mạnh, đông đảo, một sự đồng lòng, đồng chí của một tập thể, của một cộng đồng. Nhưng khi nói đến chia rẽ, sẽ thấy ngay sự rời rạc, thiếu hẳn đi mối dây liên lạc, thiếu mất đi sức mạnh hùng hậu và sẽ không có sự vượt qua tất cả để sống.
Và rất gần đây, với sự quyết tâm thắt chặt sợi dây đoàn kết, thêm một lần nữa đã đưa ta thoát khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp, của đế quốc Mỹ. Nhân dân dù trên núi cao hay miền xuôi, từ nơi thôn quê hẻo lánh cho đến thành thị, bằng cách thức của mình đã hòa hợp với nhau, cùng chung một ý chí “không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã cùng nhau đánh đuổi quân xâm lược. Chúng ta làm sao quên được những điều đó. Tiếng hát hôm nao: “Dậy mà đi, dậy mà đi’’ với sự quyết tâm vùng lên, quyết thắng và nỗi thông cảm sâu sắc “bao nhiêu năm qua dân ta sống không nhà, bao nhiêu năm qua dân ta chết xa nhà” đã liên kết dân tộc ta lại. Thế cũng quá đủ để minh chứng “Đoàn kết là sống".
Không chỉ trong quá khứ oai hùng, đẫm máu, ngày nay giá trị của đoàn kết vẫn còn tồn tại, giữ nguyên vai trò trong lòng đất nước. Khó khăn dày đặc bao phủ la, với hết sức mình, Đảng và nhàn dân đã ra sức quyết vượt lên và hiện nay Việt Nam đổi mới đã có một chỗ đứng vững chãi trong thế giới này. Giả sử nêu không có sự tâm đầu ý hợp thì làm sao có thể tồn lại một Việt Nam, mộtViệt Nam lẫy lừng được chứ? Nếu không có sự hòa hợp thì chia rẽ sẽ xuất hiện và nhanh chóng nó sẽ đánh gục tất cả. Thế đó, đoàn kết luôn là một vũ khí sắt thép nhất mà không có gì địch lại được.
Văn học đã tái hiện lại sức mạnh kì diệu của:
“Gươm mài đá. đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông cũng cạn ”
(Cáo Bình Ngô – Nguyễn Trãi)
Một sức mạnh do đoàn kết mà ra. Một sức mạnh vô cùng to lớn như đá, núi phải mòn, nước sông không bao giờ hết cũng phải cạn đi. Sức mạnh của quân dân được ví, đươc so sánh thật lớn lao biết chừng nào.
Truyện Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, truyện "’Tuổi thơ dữ dội” của Phùng Quân, và biết bao nhiêu câu chuyện khác đã giúp cho ta thấy sự thông cảm, sự giúp đỡ, hi sinh xuất phát từ tinh thần đoàn kết có một chỗ đứng vững chắc như thế nào. Từ người già đã kiệt sức, từ những em bé vẫn còn rất nhỏ lẫn thanh niên nam nữ, tất cả đều tham gia kháng chiến, đều chia ngọt sẽ bùi, cùng yêu thương nhau thật nhiều. Ôi! Thật đẹp biết bao trong bất kì trang nào của hai câu chuyện cũng đều mang dáng dấp của tình quân dân, của tinh thần đoàn kết. Chính nó đã đi xuyên suốt tác phẩm làm nền tảng cho sự thành công tốt đẹp. Chín mươi người làng Kông Hoa lần quyết tâm đi theo anh Núp đánh Pháp và phải đói muối, đói cơm. “Em sẽ đi kháng chiến để đánh đuổi giặc ra khỏi đất nước”. Đó là lời nói của cậu bé Mừng – nhân vật chính của "Tuổi thơ dữ dội”. Cậu bé biết căm, biết tức đã hòa mình vào vòng suy nghĩ chung để cùng góp phần hình thành sợi dây liên kết giữa người và người. Thật hay, thật đẹp làm sao!
Trong chúng ta nào ai có thể quên đi câu chuyện bó đũa năm nào ê a đọc trên môi. Với một bó đũa gồm nhiều cây đũa hợp lại, khó có thể bẻ gãy được. Ngược lại, với từng cây đũa, chúng la sẽ rất dễ dàng bẻ gãy được tất cả. Lực liên kết mất đi, thì trước sau từng cá thể sẽ dần không còn tồn tại, tất cả cũng theo đó mà biến mất. Người cha trong câu chuyện đã dùng lí lẽ này để nói với những người con trai của mình, mong họ hãy gắn bó, hãy yêu thương nhau nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Với câu chuyện này chúng ta có thể hiểu thêm “Đoàn kết thì sống,chia rẽ thì chết”. Không chỉ trong chiến đấu trong công cuộc bảo vệ đất nước mới có sự hiện diện của đoàn kết mà ngay trong cuộc sống hàng ngày, ngay trong gia đình, xã hội, nhà trường. Anh em đoàn kết sẽ giúp cho gia đình hòa thuận, bạn bè đoàn kết sẽ giúp cho lớp học thêm sinh động, thêm đẹp tình bạn hơn, sẽ đưa lớp học tiến bộ hơn, con người trong xã hội đoàn kết, hợp ý sẽ giúp xã hội lớn hớn, con người đẹp hơn về mọi mặt. Có thế, cuộc sống mới muôn màu, muôn vẻ và phát triển hơn. Tinh thần đoàn kết được ứng dụng trong mọi mặt. Trong mọi hoàn cảnh không gian và thời gian, không có sức mạnh tổng hợp nhiều người, nhiều vùng thì làm sao có thể tạo dựng những công trình lớn như hủy diện Sông Đà, dầu khí Vũng Tàu để đất nước ta tồn tại trong thời hiện đại gắn bó của tập thể, của cộng đồng. Ông cha ta chỉ với cặp từ đối lập đó đã khéo léo dẫn ta đi đến kết luận có đoàn kết thì sẽ dẫn đến tồn lại, sự phát triển, và ngược lại không tồn tại tính tập thể thì cũng sẽ không phát triển, từ không phát triển sẽ dẫn đến cái chết, sẽ tự đánh mất, tự hủy hoại mình. Cũng chính từ đó. một lời khẳng định mạnh mẽ vang lên đoàn kết thì sống vì đoàn kết tạo sức mạnh không gì có thể cản trở được, có đoàn kết thì ta sẽ vượt mọi trở ngại thử thách. Đoàn kết là tất cả, tất cả và nào có ai biết bao con người đã ngã xuống.
Quay lại với quá khứ, với buổi đầu dựng nước, một cổ Loa Thành với những thiết kế độc đáo, một An Dương Vương đã lãnh đạo Âu lạc đánh tan quân của một Triệu Đà hung hăng đầy mưu đồ. Thế đó. thành cổ Loa vẫn chưa đủ kiên cố vô địch, một Âu Lạc so ra vẫn còn yếu nhưng vẫn tạo ra đưực một bản sắc riêng, vẫn tạo cho mình chiến thắng nhờ sự đồng lòng, nhờ sự liên kết bền bỉ, nhờ lực lượng quần chúng đông đảo quyết cùng nhau xây thành, giữ nước. Khi không đồng lòng nữa thì nhà tan, nước mất. Tiến bước thêm, ta sẽ thấy Hai Bà Trưng, Bà Triệu cùng toàn dân, thanh niên trai tráng cùng phụ nữ yếu mềm sánh bước chống trả lại những áp bức của phong kiến phương Bắc thống trị. Đâu đâu ta cũng thấy tập thể cũng thấy tinh thần đoàn kết hiện diện cả. Cũng chính thế nền độc lập nước Việt ta một lần nữa được xác lập bởi Ngô Quyền và chiến công lẫy lừng trên sông Bạch Đằng in bóng hàng trăm cột gỗ vót nhọn đầu cắm đầy sông. Hàng trăm cọc gỗ không tài nào một người có thể làm được, đóng đựơc mà phải có nhiều người hợp nhau lại để làm. Như vậy. chiến tích mới được thành lập, đất nước mới thoát nạn xâm lăng.
Không chỉ có thế, mội đội quân Mông Nguyên hùng mạnh, vó ngựa đã in đậm cả một châu Âu, hùng vĩ, đã đặt ách thống trị lên nhiều vùng đất châu Á nhưng lại khuất phục trước sức mạnh đoàn kết của nước Nam nhỏ bé. Một ngày mới đã bắt đầu với biết bao điều mới lạ. Thêm một lần nữa, giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ "Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết" luôn được xác nhận. Nó sẽ mãi là một kinh nghiệm quý báu không chỉ cho công cuộc đấu tranh, bảo vệ đất nước mà còn là kinh nghiệm sống vô cùng hữu ích đối với mỗi con người chúng ta. Riêng em, em nghĩ rằng mình sẽ gắng hòa hợp, đoàn kết hơn với bạn bè, với cuộc sống để có thể “sống”, sống vững vàng, sống đúng nghĩa là một con người. Không những như vậy, với tinh thần đoàn kết, em sẽ cùng mọi người tạo nên sự sống, tạo nên sự thành công không chỉ cho riêng mình mà cho xã hội. Em tin tưởng hoàn toàn vào:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công ”
● Đề bài 9:
Anh/chị hiểu gì qua câu nói “Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc”.
● Gợi ý bài làm mẫu:
Có người cho rằng: “Tiền có thể mua được tất cả, trừ hạnh phúc”, nhận định trên đúng hay sai khi trong thời đại hiện nay, con người buộc mình phải gắn vật chất và trở nên thực dụng hơn. Nhưng song song cùng những giá trị vật chất, cuộc sống tinh thần, những tình cảm cảm xúc không thể thiếu đối với con người. Liệu tất cả đều bị chi phối bởi đồng tiền?
Từ lúc được tạo hoá sinh ra, con người phải gắn liền với vật chất, có nhu cầu đòi hỏi về vật chất. Con người cần ăn, uống, mặc,  nhưng lúc bấy giờ, tuyệt nhiên chưa xuất hiện, sự có mặt của đồng tiền. Tiến thêm một bước nữa, khi thế giới nguyên thuỷ đã ổn định, đi vào trật tự, vật chất có dư thừa, con người bắt đầu thực hiện trao đổi vật chất, không có tiền - một đơn vị trao đổi nhất định, người ta chỉ đổi thứ này lấy thứ khác.
Đến lúc hình thành xã hội thực sự, đơn vị trao đổi đòi hỏi phải xuất hiện, vật chất trao đổi càng nhiều, nhu cầu trao đổi càng cao. Lúc đầu, đơn giản chỉ là những vỏ ốc, những đồng xu, cắc bạc, đơn vị trao đổi lúc ấy còn rất đơn thuần, chưa thống nhất. Dần dần, xã hội kinh tế hoá, tiền ra đời và thực sự thâm nhập, đi sâu vào xã hội, vào mỗi gia đình, mỗi con người.
Nhu cầu vật chất ngày càng tăng, đồng tiền ngày càng có giá trị. Con người như nhận thức được tầm quan trọng của đồng tiền, càng ra sức kiếm tiền, phục vụ cho nhu cầu vật chất của mình. Đồng tiền không những có giá trị thực dụng, đồng tiền chi phối cả yếu tố tinh thần, tình cảm cảm xúc của con người. Đồng tiền là phương tiện đưa con người có được những trò tiêu khiển, giải trí, những món quà đem lại nụ cười,  Đồng tiền đem lại vật chất, những gì người ta muốn: nhà lầu, xe hơi, kim cương,  hay những gì quý giá hơn nữa. Đồng tiền là công cụ cho con người làm việc: xây dựng cơ sở vật chất, giải quyết các chi phí, 
Trong xã hội hiện nay, dường như hầu hết mọi vấn đề đều động chạm đến tiền. Đồng tiền đã ăn sâu vào tiềm thức con người, chi phối tư tưởng con người, hể làm việc gì mà không có tiền hoặc không vì tiền, không dễ dàng gì người ta làm. Người ta làm việc hăng say, hứng thú khi treo trên đầu là một khoản tiền lớn nhận được sau khi hoàn thành công việc.
Càng ngày, đồng tiền càng có thế lực, con người không còn coi đồng tiền là phương tiện làm việc, đồng tiền đã hoá thành mục đích. Trong một xã hội kinh tế như hiện nay, quả nhiên, đồng tiền rất có giá trị. Nhưng, đồng tiền có thực sự mua được tất cả, nắm tiền trong tay liệu ta có thể có được những gì muốn. Đồng tiền mua được vật chất vậy có thể mua được hạnh phúc. Đồng tiền mua được nhà lầu, xe hơi,  Vậy có thể mua được nụ cười , niềm vui, tình yêu, 
Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là những rung cảm chân thành sâu sắc nhất từ tận đáy lòng, là lúc ta muốn ôm cả thế giới vào lòng , ta thấy ấm ngay ngay giữa trời đông băng giá. Hạnh phúc không bắt nguồn từ những giá trị vật chất mà bắt nguồn từ tâm hồn, trái tim. Hạnh phúc chưa chắc có trong xa hoa tráng lệ nhưng tràn ngập trong nụ cười, niềm vui, tình yêu Người phụ nữ sống trong nhung lụa vàng son mà cô đơn lạnh lẽo liệu có hạnh phúc? Một cái dạ dày no đủ và một trái tim chết đói liệu có hạnh phúc.
Hạnh phúc đến đơn giản nhẹ nhàng, không cần tiền bạc, không xa hoa phù phiếm. Là một buổi sáng ngắm bình minh trên mặt biển, là nhìn ngắm một bông hoa nở muộn đẫm mình trong sương đêm và nắng sớm, là chiếc hôn nhẹ nhàng của người chồng lên trán vợ để xua đi bao mệt mỏi, toan tính trong ngày,  Hạnh phúc tràn ngập quanh ta, nhưng hạnh phúc đến rất khẽ, chỉ cần ta im lặng lắng nghe tiếng gõ cửa của hạnh phúc.
Tuyệt nhiên đồng tiền không thể xen vào những khoảnh khắc đó mặc dù đồng tiền đã len lõi đến tận mọi ngóc ngách, ngõ hẻm nhưng đã không thể chạm đến hạnh phúc. Hạnh phúc là những thời khắc con người ta trở nên trong lành, thanh khiết, không toan tính, tính toán chuyện vật chất.
Cuộc sống ngắn ngủi, con người ta lại mãi chạy theo đồng tiền. Vậy đồng tiền có mua được tuổi xuân, nhiệt huyết và sự bất tử? Cho dù y học ngày nay phát triển như thế nào, với đồng tiền ta xây dựng cơ sở vật chất tốt nhất, loại thuốc tốt nhất, điều trị hiện đại nhất cũng không giữ chân được thời gian. Bưa cơm thịt cá ê hề trong căn nhà sang trọng, những thành viên hờ hững với bưa ăn, không có một tiếng nói cười, nếu có chỉ là những lời trách mắng, chửi rủa có sung sướng hơn mâm cơm đạm bạc, gia đình quây quần bên nhau, đầm ấm, hạnh phúc.
Nếu con người ta quay ngược trở lại thời cổ đại nhưng vẫn giữ nếp sống, nếp nghĩ như bây giờ, liệu con người có thể tồn tại không có sự có mặt của đồng tiền. Tổ tiên ta xưa cũng đã tồn tại và phát triển đấy thôi. Nhưng với con người của thời hiện đại có lẽ không dễ dàng , họ đã quá quen với lối sống hiện đại, chạy theo đồng tiền, lối nghĩ “có tiền mua tiên cũng được”, họ đã chạy quá nhanh theo đồng tiền mà ngu ngốc bỏ phí những khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt vời, vô giá mà họ không phải tốn một xu nào.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận giá trị của đồng tiền. Chúng ta là con người của thời đại mới, thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không có phương tiện tiền bạc, ta khó lòng đạt được mục đích. Bản thân những học sinh, để ngồi ở ghế nhà trường, tiếp thu tri thức để sau này nên người phải đóng học phí.
Bệnh nhân muốn khoẻ mạnh phải điều trị, thuốc thang, phải thanh toán viện phí. Doanh nhân muốn phát triển, mở rộng công ty phải đầu tư vốn Những hoạt động đó không bị đồng tiền chi phối mà sử dụng đồng tiền đúng chức năng giá trị, chuyển tiếp từ thứ này sang một thứ tốt hơn trên phương tiện tiền bạc.
Bởi vậy, vô số các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhà từ thiện đã từ đông tiền biến đồng tiền thành hạnh phúc, đó là những xuất học bổng, những ca mổ không mất chi phí, những khoản tiền đầu tư,  Nếu sử dụng đồng tiền đúng cách, ta sẽ mua được hạnh phúc vô giá.
Đã từ rất lâu, đồng tiền thâm nhập vào thế giới con người, giúp đỡ con người nhưng cũng điều khiển con người. Giăng-van-giăng bị bỏ tù chỉ vì ăn trộm một chiếc bánh mì cho cháu. Chị Dậu bán con, bán chó lấy mấy đồng cắc về chuộc chồng Tất cả chẳng phải đều vì đồng tiền, đồng tiền không sai khiến họ, đồng tiền sai khiếnkẻ khác dồn ép họ, buộc họ vào bước đường cùng.
Đồng tiền là con dao hai lưỡi, mua hạnh phúc và cũng giết chết hạnh phúc. Liệu có hạnh phúc được khi dạ dày lép kẹp, tâm trí chỉ nghĩ đến miếng ăn, và khi nghĩ đến miếng ăn, miếng ăn choán toàn bộ suy nghĩ, không còn chỗ cho điều gọi là hạnh phúc.Gia đình hạnh phúc ấm êm và không bao giờ phải lo nghĩ vấn đề tiền bạc nhưng sẽ sao nếu vấn đề cơm áo gạo tiền xuất hiện thường nhật trong những bưa ăn, cuộc trò chuyện. Sự bon chen, tính toán đời thường, tính thực dụng che đi cái hạnh phúc ngọt ngào mà mỏng manh
Ta không phủ nhận đồng tiền và cũng không phủ nhận hạnh phúc. Đồng tiền hay những giá trị vật chất, hạnh phúc hay những giá trị tinh thần đều không thể thiếu đối với con người và cuộc sống. Thiếu một trong hai, con người không thể tồn tại hoặc tồn tại không đúng nghĩa.
● Đề bài 10:
Nghị lực của mỗi người chính là thước đo sự thành công của con người ấy. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận về nghị lực sống của con người.
● Gợi ý bài làm mẫu:
Có người đã từng nói: “Giữa lớp sỏi đá khô cằn cây hoa dại vẫn tốt lên và nở những chùm hoa thật đẹp”. Vậy điều gì đã khiến cho cây hoa dại giữa một vùng sỏi đá khô cằn thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng ấy vẫn xanh tốt và hiến dâng cho đời những chùm hoa tuyệt đẹp? Đó chính là nhờ vào nghị lực sống, nó như một điểm tựa vững chắc giúp mỗi người chúng ta vượt qua khó khăn để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Vậy nghị lực sống là gì? Đó là những cố gắng quyết tâm vượt qua thử thách cho dù những thử thách đó có khó khăn, gian khổ đến đâu. Cuộc sống là như vậy, có ai thành công mà không phải nếm trải sự cay đắng, khổ cực, có ai bước đến đỉnh vinh quang mà không phải bước chân trên con đường đầy chông gai, nguy hiểm. Con đường nào cũng có những tảng đá dù lớn hay nhỏ cản trở những bước chân của chúng ta, con đường đi ấy chính là con đường đời của mỗi người còn tảng đá chính là những thử thách mà ta gặp phải trên con đường ấy, tảng đá nhỏ tượng trưng cho những sóng gió nhỏ mà ta có thể dễ dàng vượt qua, còn những tảng đá lớn là những thử thách khó mà đòi hỏi ta phải cố gắng, kiên trì mới có thể vượt qua được. Những lúc gặp khó khăn ấy, bạn sẽ làm gì? Kiên quyết cố gắng hay đi giật lùi những bước chân để về vạch xuất phát. Một số người họ sẽ dồn hết ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn ấy vì họ cho rằng sự thành công nào cũng phải trả giá bằng sức lực và ý chí. Như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã nói:
“Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.”
Hay như Nguyễn Bá Học cũng từng khẳng định: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Anonymous cũng nêu lên quan điểm của mình về giá trị của ý

File đính kèm:

  • docxNGHI_LUAN_XA_HOI_DE_THI_DAI_HOC_MON_NGU_VAN_2016.docx
Giáo án liên quan