Mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ - Sử dụng cho phần hoạt động 2 của bài 7 - Hoạt động tuần hoàn - Môn : Tự nhiên và xã hội - Lớp 3

 Sau đây tôi xin trình nội dung đồ dùng này như sau:

 - Mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ được sử dụng cho hoạt động 2 của bài này. Sau khi GV hướng HS học qua hoạt động 1, GV nêu mục đích yêu cầu của hoạt động 2, GV nêu gợi ý: máu ở tĩnh mạch thường có màu đỏ sẫm, máu ở động mạch thường có màu đỏ tươi, gọi HS nhắc lại. Sau đó, GV đưa mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ và yêu cầu học sinh cả lớp quan sát kỹ. Tiếp đến GV chia lớp thành 3 nhóm, đặt tên cho các nhóm, chỉ định nhóm trưởng và thư ký của nhóm. GV đọc nội dung câu hỏi cho từng nhóm nghe rồi phát phiếu thảo luận cho các nhóm, gọi đại diện các nhóm đọc lại nội dung câu hỏi thảo luận của nhóm mình.GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi, yêu cầu trên phiếu trong khoản thời gian nhất định 5 phút.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ - Sử dụng cho phần hoạt động 2 của bài 7 - Hoạt động tuần hoàn - Môn : Tự nhiên và xã hội - Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BẢNG THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
I.Tên đồ dùng:
Mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. Sử dụng cho phần hoạt động 2 của bài 7 - Hoạt động tuần hoàn - Môn : Tự nhiên và xã hội - Lớp 3
II. Mục đích sử dụng: Thông qua mô hình HS có thể:
Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ
Biết được các tên gọi của các loại mạch máu, nắm được chức năng của từng loại mạch máu, chức năng của vòng tuần hoàn lớn, chức năng của vòng tuần hoàn nhỏ. 
HS có hứng thú trong học tập, dễ nhớ nội dung bài học.
III.Cấu tạo:
 - Một bảng bằng gỗ ép mặt trước sơn màu trắng( kích thước 65cm x 80cm ), trên đó có làm mô hình sơ đồ 2 vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ bằng nhựa dẻo cứng sơn màu xanh dương và màu đỏ. Chạy dọc theo các vòng tuần hoàn có gắn các bóng điện nhỏ, và vẽ các mũi tên màu xanh dương và màu đỏ ở trong.
 - Trên bảng có các thẻ từ ghi tên các loại mạch máu và tim 
 - Phiếu thảo luận nhóm cho 3 nhóm .
 IV.Kinh phí làm TBDH: 200.000 đồng
VI. Cách sử dụng:
 - Mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ được sử dụng cho hoạt động 2 của bài. Sau khi GV hướng dẫn HS học qua hoạt động 1, GV nêu mục đích yêu cầu của hoạt động 2. Sau đó, GV đưa mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ và yêu cầu học sinh quan sát. Tiếp đến GV chia lớp thành 3 nhóm đặt tên cho các nhóm, chỉ định nhóm trưởng và thư ký của nhóm, GV đọc nội dung câu hỏi cho từng nhóm nghe rồi phát phiếu thảo luận cho các nhóm, gọi đại diện các nhóm đọc lại nội dung câu hỏi thảo luận của nhóm mình.GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi, yêu cầu trên phiếu trong khoản thời gian nhất định 5 phút.Trong lúc các nhóm thảo luận,GV đến từng nhóm để giúp đỡ. Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu lần lượt các nhóm lên chỉ vào sơ đồ và trả lời phần câu hỏi của nhóm mình theo các mũi tên trên sơ đồ, đồng thời GV cho các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
 - GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát, GV kết hợp thao tác chỉ lên sơ đồ,GV nói: Động mạch gồm động mạch chủ và động mạch phổi. Động mạch có nhiệm vụ đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể.Tĩnh mạch gồm tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi. Tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. Mao mạch gồm mao mạch ở các cơ quan và mao mạch phổi. Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn lớn và tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim( GV kết hợp bật bóng đèn sáng và chỉ đường đi của máu). GV đính phần kết luận lên bảng- gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
Khi kết thúc bài học GV đưa lại mô hình để củng bài học, khắc sâu kiến thức cho HS.
V.Giá trị sử dụng: 
 Mô hình này được sử dụng lâu dài, sử dụng được cho hoạt động 2 của bài học này và phần củng cố bài. 
 BẢNG THUYẾT TRÌNH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Kính thưa: Ban giám khảo
 Tôi tên : Hà Văn Tùng
 Chức vụ: Giáo viên tiểu học
 Đơn vị công tác: Trường TH Trà Khê.
 Kính thưa ban giám khảo
 Ở bậc tiểu học, việc sử dụng các thiết bị dạy học trên lớp làm cho HS có hứng thú học tập, kích thích sự tò mò sáng tạo, khám phá và phát huy tính tích cực của HS để từ đó HS dưới sự chỉ dẫn của GV mà tự tìm ra kiến thức của bài học.
 Việc tự làm đồ dùng để dạy học không chỉ để nâng cao tay nghề cho người GV mà còn là động lực thúc đẩy để nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng miền núi, vùng có đa số là HS dân tộc thiểu số.
 Xuất phát từ yêu cầu đó, hôm nay tôi về đây để dự thi sử dụng đồ dùng dạy học tự làm do Phòng giáo dục tổ chức.
I.Tên đồ dùng:
Mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
Sử dụng cho phần hoạt động 2 của bài 7 - Hoạt động tuần hoàn - Môn : Tự nhiên và xã hội - Lớp 3
II.Cấu tạo: 
 - Một bảng bằng gỗ ép mặt trước sơn màu trắng( kích thước 65cm x 80cm ), trên đó có làm mô hình sơ đồ 2 vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ bằng nhựa dẻo cứng sơn màu xanh dương và màu đỏ. Chạy dọc theo các vòng tuần hoàn có gắn các bóng điện nhỏ, và vẽ các mũi tên màu xanh dương và màu đỏ ở trong.
 - Trên bảng có các thẻ từ ghi tên các loại mạch máu và tim 
 - Phiếu thảo luận nhóm cho 3 nhóm .
III. Mục đích sử dụng: Thông qua mô hình HS có thể:
Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ và chức năng của chúng.
Biết được các tên gọi và chức năng của từng loại mạch máu. 
HS có hứng thú trong học tập, dễ nhớ nội dung bài học, khắc sâu kiến thức cho HS.
IV.Kinh phí làm TBDH: 200.000 đồng
V. Cách sử dụng:
 Sau đây tôi xin trình nội dung đồ dùng này như sau:
 - Mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ được sử dụng cho hoạt động 2 của bài này. Sau khi GV hướng HS học qua hoạt động 1, GV nêu mục đích yêu cầu của hoạt động 2, GV nêu gợi ý: máu ở tĩnh mạch thường có màu đỏ sẫm, máu ở động mạch thường có màu đỏ tươi, gọi HS nhắc lại. Sau đó, GV đưa mô hình sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ và yêu cầu học sinh cả lớp quan sát kỹ. Tiếp đến GV chia lớp thành 3 nhóm, đặt tên cho các nhóm, chỉ định nhóm trưởng và thư ký của nhóm. GV đọc nội dung câu hỏi cho từng nhóm nghe rồi phát phiếu thảo luận cho các nhóm, gọi đại diện các nhóm đọc lại nội dung câu hỏi thảo luận của nhóm mình.GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo nội dung câu hỏi, yêu cầu trên phiếu trong khoản thời gian nhất định 5 phút.
 Trong lúc các nhóm thảo luận, GV đến từng nhóm để giúp đỡ HS thực hiện nhiệm vụ.
 Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu lần lượt các nhóm lên chỉ vào sơ đồ và trả lời phần câu hỏi của nhóm mình theo các mũi tên đã dẫn, đồng thời GV cho các nhóm khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung.
 -GV yêu cầu cả lớp cùng quan sát lên sơ đồ, GV kết hợp thao tác chỉ lên sơ đồ và kết luận: 
 +Động mạch gồm động mạch chủ và động mạch phổi. Động mạch có nhiệm vụ đưa máu từ tim đi khắp các cơ quan của cơ thể.
 +Tĩnh mạch gồm tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi. Tĩnh mạch có nhiệm vụ đưa máu từ các cơ quan của cơ thể về tim. 
 +Mao mạch gồm mao mạch ở các cơ quan và mao mạch phổi. Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.
 +Tim luôn co bóp đẩy máu vào hai vòng tuần hoàn lớn và tuần hoàn nhỏ. + +Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa nhiều khí ô-xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi các cơ quan của cơ thể, đồng thời nhận khí các-bô-níc và chất thải của các cơ quan rồi trở về tim.
 +Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô-xi và thải khí các-bô-níc rồi trở về tim( kết hợp bật bóng đèn sáng và chỉ đường đi của máu). 
 GV đính phần kết luận lên bảng- gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
 Khi kết thúc bài học GV đưa lại mô hình này dưới dạnh mô hình câm để tổ chức trò chơi qua đó củng cố bài học, khắc sâu kiến thức cho HS.
V.Giá trị sử dụng: 
 Mô hình này được sử dụng lâu dài, sử dụng được cho hoạt động 2 của bài học này và phần củng cố bài và một số bài học khác.
 Phần thuyết trình sử dụng đồ dùng dạy học bài hoạt động tuần hoàn đến đây đã hết, xin cảm ơn ban giám khảo đã lắng nghe.
 BẢNG THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
I.Tên đồ dùng
 Tranh động
 Môn : Toán - Sử dụng cho bài : Phép cộng trong phạm vi 3 - Lớp 1
II.Cấu tạo : 
 - Khung được làm bằng gỗ 
 - Vẽ 2 bức tranh
 - Cước đính con vật để kéo
 - Kẽm cột các sợi các sợi lại
Giá trị kinh tế : 100.000 đồng
III.Mục đích sử dụng
 Thông qua tranh động, giúp HS có hứng thú trong học tập tiếp thu bài nhanh , nhớ bài lâu, và nắm được mục tiêu của bài:
 - Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng
 - Thành lập bảng ghi nhớ phép cộng trong phạm vi 3
 - Vận dụng vào làm tính trong phạm vi 3
Sau đây tôi xin trình bày bảng chi tiết cho bài dạy:
 1. Thao tác 1 : Hướng dẫn HS học phép cộng 1+1= 2
GV cho HS quan sát tranh - HS quan sát
+ GV kéo một con chim bay ra, hỏi:
Có mấy con chim đang bay? HSTL : Có 1 con chim đang bay
GV kết hợp viết số 1 lên bảng
Sau đó GV kéo tiếp 1 con chim khác bay ra, hỏi:
Có mấy con chim bay đến? HSTL : có 1 con chim bay đến
GV đính số 1 lên bảng
Vậy 1 con chim thêm 1 con chim có tất cả mấy con chim? HSTL : Có 2 con chim
GV đính số 2 lên bảng
 Ta phải làm phép tính gì để được 2 con chim? HSTL : Phép cộng
GV đính dấu + chỉ và nối đây là dấu cộng - HS nói theo.
GV giải thích dấu cộng bằng TDT
Vậy : 1+ 1 bằng mấy? HSTL 1 + 1= 2, Hs khác nhắc lại , thực hành trên bộ dùng học tập.
 GV nhận xét.
 2.Thao tác 2: Hình thành phép cộng 1+ 2= 3
GV kéo 1 con thỏ đi ra , hỏi: Có mấy con thỏ đang đi? HSTL : 1 con 
GV đính số 1
GV kéo tiếp 2 con thỏ đi ra, hỏi: Có mấy con thỏ đang đi ra? HSTL :2 con 
GV đính số 2 lên bảng
GV hỏi: Có 1 con thỏ, thêm 2 con thỏ nữa . Tất cả có mấy con ? HSTL : 3 con
GV đính số 3 .Ta làm phép tính gì để được có 3 con thỏ? HSTL : Phép cộng
GV đính dấu + lên bảng
Vậy 1 + 2 bằng mấy? HSTL 1 cộng 2 bằng 3. HS nhắc lại , thực hành trên bộ học tập
GV nhận xét
 3.Thao tác 3: Hướng dẫn HS thành lập phép cộng 2 + 1 = 3
GV kéo 2 con vtị bơi ra, hỏi : Có mấy con vịt đang bơi? HSTL : có 2 con vịt
GV đính số 2 lên bảng 
GV kéo thêm 1 con vịt bơi ra nữa , Hỏi : Có mây con vịt đang bơi nữa? HS TL : 1 con 
GV đính số 1 lên bảng
GV hỏi: Có 2 con vịt đang bơi , có thêm 1 con đang bơi tới nữa. Có tất cả mấy con vịt? HSTL : Có 3 con vịt
GV đính số 3 lên bảng . Gv hỏi: Ta làm phép tính gì để có 3 con vịt? HSTL: Phép cộng
GV đính dấu cộng + 
Vậy 2 + 1 bằng mấy? HSTL 2 cộng 1 bằng 3, HS nhắc lại, thực hành trên bộ học tập
GV nhận xét.
 Sau khi thành lập xong bảng cộng, GV hướng dẫn chóH học thuộc bảng cộng.Sau đó lâý kết quả xuống để HS làm bài tập. Làm bài tập xong GV gắn kết quả lên để HS ghi nội dung vào vở
* Gía trị sử dụng:
Tranh này còn sử dụng cho bài : Phép trừ trong phạm vi 3,và các phép tính khác nữa ta chỉ cần thay số và các số lượng các con vật.

File đính kèm:

  • docBẢNG THUYẾT MINH ĐỒ DÙNG.doc