Mô đun THCS 32 tháng 4: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm

Để nâng cao kết quả hoạt động học tập cửa lớp, GVCN cần thông qua tập thể lớp, đề ra những yêu cầu học tập đổi với các em, sử dụng dư luận tập thể lành mạnh giúp các em sác định nghĩa vụ học tập của mình, sác định được động cơ và thái độ học tập đứng đắn, tích cực tìm tòi biện pháp hay, tổt để đạt được kết quả học tập cao nhất.

docx4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 10764 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô đun THCS 32 tháng 4: Hoạt động của giáo viên chủ nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 4
MÔ ĐUN THCS 32: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
I. Các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS:
1.Xây dựng tập thể lớp:
a. Cần thiết lập tốt các mối quan hệ trong tập thể
b. Các biện pháp xây dựng các mối quan hệ tốt trong lớp học
c. Nguyên tắc xây dựng tập thể lớp (3 nguyên tắc)
	- Phát huy tổi đa mọi tiềm năng, thế mạnh của Hs trong các hoạt động xây dựng tập thể lớp vững mạnh.
	- Tôn trọng, tin tưởng HS sẽ tạo niềm tin cho HS và từ đó giáo dục cho các em ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm (với công việc, với bản thân, với mọi người).
	- Tập thể HS cùng tham gia tự quản các hoạt động sẽ góp phần giáo dục và hình thành cho HS các kĩ năng tổ chức, điều khiển, biết tự đánh giá kết quả hoạt động.
d. Phương pháp tiến hành xây dựng tập thể lớp (chú ý cơ cấu tổ chức lớp)
Phương pháp thuyết phục, giảng giải
Phương pháp khuyến khích, động viên
Phương pháp xây dụng dư luận lành mạnh
Phương pháp xây dụng nội quy, quy tắc ứng xử trong lớp
Phương pháp bồi dưỡng, huấn luyện
Phương pháp tạo tình huống giáo dục
Phương pháp cố vấn hoạt động
Và một sổ phương pháp khác cũng lất cần thiết do GVCN khéo léo sử dụng để đạt được mục tiêu như phương pháp đàm thoại, tranh luận, phương pháp nêu gương, phương pháp thi đua, khen thương, trách phạt..
	2. Tổ chức sinh hoạt lớp
- Bước 1: Cờ đỏ và lớp phó học tập ghi lên bảng những vi phạm mà bạn mình mắc phải. Chi đội trưởng phổ biến kế hoạch Đoàn, Đội.
- Bước 2: Công bố điểm thi đua trong tuần của các tổ viên
- Bước 3: Lớp trưởng nhận xét ưu khuyết điểm của lớp trong tuần
- Bước 4: Ý kiến phát biểu của học sinh
- Bước 5: Nhận xét dặn dò của giáo viên
- Bước 6: Lớp phó văn, thể, mỹ tổ chức sinh hoạt văn nghệ
3. Phối hợp tốt với các đoàn thể trong xây dựng tập thể lớp
	II. Các hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên chủ nhiệm cấp THCS
- GVCN có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ học moi ngày', đặc biệt là những ngày đầu tuần.
- TỔ chúc 10 phú t “Ồn bài" đầu giờ học mỗi ngày, ôn bài là biện pháp giúp nhau ôn tập nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ còn là biện pháp khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chúc tổt và duy trì lâu dài.
- Thành lập đội “Sao đỏ" của lớp để theo dõi thi đua giữa các tổ và tham gia trực tuần với các lớp trong trường.
Rèn cho HS thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau:
+ Tổ chúc thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại sổ lần tham gia phát biễu ý kiến trong các giờ học.
+ Tổ chúc cho HS chuẩn bị trước các bài học trong ngày.
+ Tổ chúc cho HS trao đổi về phuơng pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài liệu và thảo luận trên lớp.
+ Nêu gương những HS có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những HS nghèo học giỏi.
+ Tổ chức cho HS học nhóm, đòi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học lập.
GVCN cần phổi hợp chặt chẽ với GV bộ môn để cỏ kế hoạch tổ chúc việc bồi dưỡng giúp đỡ từng HS khá giỏi, yếu kém nhằm nâng cao chất lượng dạy học, thực hiện mục tiêu giáo dục, ý thức về nghĩa vụ học tập, động cơ và thái độ học tập, phuơng pháp học tập, điều kiện và kết quả học tập...
Để nâng cao kết quả hoạt động học tập cửa lớp, GVCN cần thông qua tập thể lớp, đề ra những yêu cầu học tập đổi với các em, sử dụng dư luận tập thể lành mạnh giúp các em sác định nghĩa vụ học tập của mình, sác định được động cơ và thái độ học tập đứng đắn, tích cực tìm tòi biện pháp hay, tổt để đạt được kết quả học tập cao nhất.
Đồng thời GVCN phải lãnh đạo đội ngũ cán bộ lớp tổ chúc các nhóm học tập “Đôi bạn cùng tiến", tổ chức các nhóm ngoại khoá “nhóm yêu Toán học", “Những người yêu thích Vật lí", “Câu lạc bộ thơ văn", trao đổi kinh nghiệm học tập... để giúp nhau nắm vững tri thúc và biết vận dụng vào thục tiến.
Đổi với HS kém, GVCN phải biết rõ nguyên nhân để giúp đỡ; có kế hoạch bồi dưỡng những HS giỏi, giúp các em phát huy hết khả năng của minh - bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; GVCN tổ chức lớp giúp đỡ những HS có hoàn cánh khỏ khăn hoặc để nghị gia đình tạo điều kiện cho các em vươn lên học tập tổt.
Tóm lại, việc tổ chúc có kế hoạch các hoạt động học tập cho HS nâng cao kết quả học tập là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cửa GVCN lớp. Vì vậy, vấn đề đặt ra là GVCN cần nghiên cứu, tìm hiểu, nắm vững tình hình cụ thể của cả lớp nói chung, cửa từng HS nói riêng để lựa chọn biện pháp tác động phù hợp.
III. Phương pháp và tổ chức các hoạt động của công tác chủ nhiệm cấp THCS:
1. Phương pháp:
	- Trao đổi, thẳng luận theo chủ đề ứng với từng thời điểm của năm học, phục vụ các nhiệm vụ năm học cửa trường, cửa lớp, của phong trào, nhiệm vụ chính trị xã hội của đất nước và địa phương.
- Sinh hoạt chủ đề thường do chi đội và lớp phổi hợp tổ chức với nhiều nội dung phong phú, cập nhật gắn với đời sống xã hội và yêu cầu giáo dục như: các vấn đề đạo đức, lối sống, các vấn đề dân sổ, môi trường, tệ nạn xã hội... dưới các hình thúc như hội thảo, thi sưu tầm, tìm hiểu, hái hoa dân chủ, diễn đàn thanh thiếu niên...
	- Tiến hành các hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá các mặt hoạt động cửa lớp về học tập, phấn đấu rèn luyện, văn nghệ, thể dục thể thao...
	- Tổ chức các sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, giao lưu, vui chơi, giải trí, các hoạt động mang tính xã hội như thăm hỏi gia đình có công với cách mạng, góp quỹ giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, vệ sinh làng, phổ..., các hoạt động có thể diễn ra theo quy mô toàn trường như: 1ễ khai giảng, 1ễ bế giảng, mít tinh kỉ niệm ngày 1ễ lớn, chào mừng các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quổc tế, các 1ễ hội truyền thổng, lễ hội văn hoá của nhà trường, của địa phương; hoạt động chào cờ đầu tuần... 
	Ngoài ra, còn những dạng hoạt động do GVCN chú động tổ chức hoặc giúp HS tổ chúc như: thăm quan, cắm trại, du lịch, thăm phòng truyền thong nhà trường, địa phương, thăm các công trình văn hoá, cơ sở sản xuất, thăm đơn vị quân đội, tổ chức xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, tổ chức các hoạt động văn hoá, giao lưu khác....
2. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Đặt tên cho hoạt động và xác định yêu cầu giáo dục cần đạt đuợc
- Trước khi tổ chức một hoạt động, GVCN nêu vấn đề và cùng đội ngũ cán bộ xác định tên gọi hoặc tên chủ đề cho hoạt động (Vì tên hoặc chủ đề hoạt động sẽ định hướng nội dung và lựa chọn hình thức tiến hành cho phù hợp).
- Xác định các yêu cầu giáo dục của hoạt động, GVCN cần chỉ rõ: Hoạt động nhằm cung cấp cho HS những hiểu biết, khái niệm, tri thức gì? Hoạt động sẽ giáo dục cho HS về mặt tình cảm, thái độ như thế nào? Thông qua hoạt động sẽ rèn luyện, hình thành cho HS những năng lực, kĩ năng gì? (Ví dụ: kĩ năng điều khiển tập thể hoạt động, kĩ năng tự quản, kỉ năng giao tiếp, ứng xử....)
	Bưóc 2: Bước chuẩn bị cho hoạt động
- Vạch kế hoạch, thời gian tiến hành.
- Thiết kế về nội dung và hình thức: hình thức trang trí, hình thức thể hiện, những phương tiện cần thiết cho hoạt động.
- Dự kiến những công việc phải chuẩn bị và phân công cụ thể lực luợng tham gia chuẩn bị.
- Xây dụng chương trình điều khiển hoạt động.
- Phân công cán bộ điều khiển chính, điều khiển phổi hợp.
- Dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tiến hành hoạt động và cách ứng xử giải quyết.
Tóm lại, quá trình chuẩn bị tổ chúc các hoạt động giáo dục, sinh hoạt tập thể nên mở rộng, phát huy tính dân chủ; khuyến khích, động viên cán bộ, HS cùng bàn bạc, trao đổi; phát huy tinh thần sáng tạo tìm ra hình thức sinh động, phong phú; bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung cho phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng thực hiện của lớp.
Bước 3: Tiến hành và kết thúc hoạt động
Hoạt động đuợc tiến hành hoàn toàn do HS tự quản điều khiển. GVCN với tư cách là cổ vấn, có thể tham gia như một thành viên của lập thể lớp và chỉ xuất hiện khi thật cần thiết.
Khi kết thúc hoạt động, lớp trưởng nhận xét về kết quả hoạt động, về kỉ luật trật tự, ý thức thái độ tham gia hoạt động cửa các bạn trong lớp, cỏ thể nhắc nhờ các bạn vi phạm hoặc biểu dương các bạn tích cục...
Bước 4: Tổ chúc rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động
GVCN có thể tranh thủ hội ý cán bộ lớp, tổ để trao đổi, rút kinh nghiệm kết quả hoạt động. Đây cũng là dịp để GVCN tiếp tục bồi dưỡng giúp cán bộ lớp, tổ hoàn thiện các kĩ năng hoạt động để những hoạt động tiếp theo làm tổt hơn.
Việc đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục cần phải có thời gian. Vì vậy, sau khi tiến hành một số hoạt động hoặc sau một định kì nào đỏ, bằng các phương pháp khảo sát, quan sát... mới có thể đánh giá kết quả một cách chính sác hơn.

File đính kèm:

  • docxMO_DUN_32_THCS_20150726_105758.docx