Mô đun 17 - Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng

Khi bạn truy cập trang web bằng ngôn ngữ khác ngôn ngữ của Thanh công cụ, Thanh công cụ sẽ hiển thị thanh dịch gần đầu cửa sổ trình duyệt và hỏi bạn có muốn dịch trang đó không. Nhấp vào Dịch để dịch trang hoặc nhấp vào nút Dịch trên Thanh công cụ . Nhấp vào Hiển thị văn bản gốc hoặc biểu tượng x để đóng thanh dịch và xem trang web gốc. Nếu bạn thay đổi ngôn ngữ dịch ưa thích, Thanh công cụ sẽ nhớ tùy chọn ngôn ngữ của bạn và sử dụng các tùy chọn ngôn ngữ đó khi dịch các trang trong tương lai.

doc32 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Mô đun 17 - Tìm kiếm, khai thác, xử lí thông tin phục vụ bài giảng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học về mặt không gian hoặc (và) thời gian”. 
Mặc dù chưa có định nghĩa chính xác về giáo dục từ xa. Tuy nhiên một cách tổng quát, giáo dục từ xa là hoạt động dạy học diễn ra một cách gián tiếp theo phương pháp dạy và phương pháp học từ xa. Giáo dục từ xa được hiểu bao hàm các yếu tố dưới đây:
- Người dạy và người học ở một khoảng cách xa tức là có sự ngăn cách về mặt không gian: Khoảng cách này là tương đối, có thể là cùng trường học nhưng khác phòng học hoặc khác nhau về địa lý, có thể vài kilomet hoặc hàng ngàn kilomet.
- Nội dung dạy học trong quá trình dạy học được truyền thụ, phân phối tới cho người học chủ yếu thông qua các hình thức thể hiện gián tiếp như văn bản in, âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu thông qua máy tính.
- Sự liên hệ, tương tác giữa người học (nếu có) trong quá trình dạy học có thể được thực hiện tức thời hoặc trễ sau một khoảng thời gian nào đó (có sự ngăn cách về mặt thời gian).
Tùy theo phương thức phân phối các nội dung dạy học và sự liên hệ, tương tác giữa người dạy và người học mà có các hình thức tổ chức, thực hiện giáo dục từ xa khác nhau. Về cơ bản người ta phân loại giáo dục từ xa dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa người dạy và người học trong quá trình dạy học, đó là giáo dục từ xa tương tác và giáo dục từ xa không tương tác.
Giáo dục từ xa tương tác (interactive/synchronous) tức là người dạy và người học có tương tác qua lại, trao đổi thông tin, kiểm tra thông tin thông qua các phương tiện truyền thông tin.
Giáo dục từ xa không tương tác (non- interactive/synchronous) tức là người dạy và người học không có mối tương tác trao đổi thông tin với nhau. Các thông tin (tri thức) được đặt sẵn trong các kho tài nguyên thông tin, người học chủ động nghiên cứu nắm bắt.
Công nghệ sử dụng cho giáo dục từ xa là rất đa dạng và phong phú. Trên cơ sở các phương thức giáo dục từ xa, có thể hiểu một cách tổng quát về giáo dục từ xa như sau: “Là một phương thức giáo dục – đào tạo dựa trên cơ sở của kỹ thuật nghe nhìn, công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Giáo dục từ xa lấy tự học là chủ yếu, có sự hỗ trợ tích cực của giáo trình, công nghệ thông tin và viễn thông; có thể đồng thời có sự hướng dẫn và hỗ trợ của giảng viên của cơ sở đào tạo”.
* Đào tạo trực tuyến: Học tập trực tuyến (Online Learning) là một loại hình học tập sử dụng mạng máy tính và internet.
Trong loại hình học tập truyền thống (hay còn gọi là học tập mặt đối mặt) học sinh trực tiếp nhận thông tin từ giáo viên. Một yếu tố rất quan trọng trong quá trình dạy và học là các giao tiếp hai chiều giữa Thầy – Trò, Trò – Trò với cách thức học sinh tự học bằng sách vở, băng tiếng, băng hình, phát thanh, truyền hình học viên thiếu hẳn yếu tố giao tiếp hai chiều đó.
Học tập trực tuyến ra đời nhằm tạo ra yếu tố giao tiếp hai chiều giữa học sinh với giáo viên “ảo” và trao đổi với các đồng học “ảo” qua mạng máy tính hoặc internet. Học tập trực tuyến còn có tác dụng kích thích ý thức tự học của học sinh, hỗ trợ học sinh tiếp cận với nguồn thông tin phong phú hơn rất nhiều so với bài giảng trên lớp của giáo viên.
Mới ra đời trong vòng một thập kỷ qua, đến nay học trực tuyến đã là một loại học tập rất phổ biến trên toàn thế giới, không những chỉ có tác dụng hỗ trợ cho học sinh tự học, học sinh đào tạo từ xa mà còn rất bổ ích cho học sinh đang học tập trên lớp theo loại hình đào tạo truyền thống.
Đào tạo trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn giáo trình và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh trực tuyến từ xa. Hoặc giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền cáp quang, băng thông rộng (ADSL) hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) v.vƯu điểm của đào tạo trực tuyến là giảm thiểu chi phí đi lại, tiết kiệm thời gian, không gian. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng không tốn kém như xây dựng trường học thật, không đòi hỏi giấy phép phức tạp. Nhược điểm duy nhất của đào tạo trực tuyến là nếu người dùng (client) mà có đường truyền chậm hoặc gói dữ liệu quá lớn thì bị mất dữ liệu, dữ liệu bị sai lệch, thông tin sẽ không đến được hoặc mất mát dữ liệu là điều không thể tránh khỏi.
Hiện nay có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về E-learning, cách hiểu đơn giản là: E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (Compare Infobase Inc).
Tuy có nhiều cách hiểu về e-learning khác nhau, nhưng nói chung có những điểm chung sau:
- Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán
- E-learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-learning có tính tương tác cao dựa trên công nghệ multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người.
- E-learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-learning ra đời.
Hiện nay, ngoài e-learning, còn có các hình thức đào tạo trực tuyến khác như m-learning (mobile learning), u-learning (ubiquitous learning) đã và đang được nghiên cứu.
1.3.4. Thay đổi phương thức quản lý
Khi máy tính chưa ra đời, công nghệ thông tin chưa phát triển, công tác quản lý và điều hành ở các cơ quan, xí nghiệp, trường học được thực hiện bằng thủ công. Từ khi máy tính ra đời, công nghệ thông tin phát triển, công việc quản lý đã được thay đổi, chuyển từ quản lý thủ công sang quản lý bằng máy tính và các thiết bị công nghệ. Sự thay đổi này đã mang lại hiệu quả to lớn cho các doanh nghiệp nói chung và các nhà trường nói riêng.
Công nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý và điều hành của các nhà trường trên mọi lĩnh vực: Tài chính, chuyên môn, nhân sự, học sinh, lập kế hoạch, thống kê báo cáo, tài sản, thiết bị, đồ dùng dạy học,và ra quyết định.
Để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản hướng dẫn thực hiện công nghệ thông tin cho các sở theo từng năm học, trong đó chú trọng việc ứng dụng công nghệ thông tin để thay đổi công tác quản lý.
Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cơ sở hạ tầng CNTT của ngành Giáo dục và Đào tạo tăng lên đáng kể: Hầu hết các trường đã kết nối internet; nhiều trường THPT, THCS có phòng tin học, thư viện điện tử; tỷ lệ giáo viên mua máy tính, kết nối Internet cũng tăng lên đáng kể; mạng giáo dục kết nối thành công mang lại nhiều cơ hội mới cho giáo dục.
Tuy nhiên, do điều kiện về tài chính, con người nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ở các nhà trường hiện nay vẫn mang tính manh mún, chưa mang tính tổng thể, đồng bộ nên hiệu quản chưa cao. Để nâng cao hiệu quả quản lý, cần thay đổi phương thức quản lý nhà trường, quản lý hệ thống giáo dục – quản lý qua mạng internet.
Việc quản lý qua mạng sẽ mang lại những hiệu quả cao trong công tác quản lý và điều hành nhà trường nhờ những ưu đểm sau:
- Cho phép giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý có thể làm việc ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần máy tính có kết nối Internet.
- Phụ huynh học sinh có thể biết được thông tin của nhà trường và kết quả học tập của con em mọi lúc, mọi nơi thông qua Internet hoặc qua tin nhắn điện thoại di động.
- Các cấp QLGD có thể nắm được tình hình, số liệu thống kê của các nhà trường học một cách nhanh chóng, kịp thời.
- Cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ, dễ đảm bảo an toàn.
- Khi triển khai hệ thống quản lý qua mạng, các trường tiết kiệm kinh phí trong việc trang bị máy chủ, thiết bị mạng, nhân lực quản trị mạng, bản quyền phần mềm
- Tiết kiệm chi phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp phần mềm
Tuy nhiên, việc triển khai quản lý qua mạng internet cũng nảy sinh một số vấn đề:
- Đòi hỏi phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh.
- Đòi hỏi phải triển khai đồng bộ ở các cấp.
- Phải có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống.
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải có trình độ tin học nhất định.
Năm học 2011 – 2012, Bộ đã hướng dẫn các cơ sở giáo dục một số nội dung liên quan đến công tác quản lý:
+ Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail đối với giáo viên và học sinh
+ Khai thác website và cung cấp nội dung cho website của Bộ GD – ĐT
+ Xây dựng website của Sở, của Phòng và các trường
+ Tổ chức họp giao ban, hội thảo, giảng dạy, tập huấn và liên kết đào tạo từ xa qua mạng giáo dục
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong điều hành và quản lý giáo dục
+ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý hành chính tại Sở GD & ĐT, các Phòng GD & ĐT và các trường học.
B - CÁCH KHAI THÁC THÔNG TIN PHỤC VỤ CHO SOẠN GIẢNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRÊN INTERNET
Giáo viên tự bồi dưỡng (3 tiết)
Tiết 1: 
Trong thời đại Công nghệ thông tin phát triển mạnh hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một kho tài nguyên tri thức vô tận, về mọi lĩnh vực đối với mọi người nếu biết cách khai thác nó.
Để khai thác được các thông tin trên Internet, ta phải sử dụng các công cụ tìm kiếm: google, search.netnam, vinaseek, socbay, Một trong các công cụ được sử dụng phổ biến và hiệu quả là công cụ tìm kiếm google. Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường, cần biết khai thác từ các nguồn từ điển mở, thư viện bài giảng
Từ điển mở: Trong xu thế người dùng khai thác thông tin trên Internet ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ, tra cứu các khái niệm, từ vựng một cách nhanh chóng, thuận tiện, điều này dẫn đến khái niệm từ điển mở ra đời. Vậy từ điển mở là gì? Hiện nay chưa có một định nghĩa chính thức nào về từ điển mở, tuy nhiên khái niệm này được rất nhiều người sử dụng như một sự thừa nhận với một số đặc điểm nổi bật:
- Là một bộ từ điển
- Là một phần mềm nguồn mở
- Tra cứu trên máy tính
- Người ta sử dụng có thể thêm vào các giải thích của mình để chia sẻ với người khác
- Được phát triển với cộng đồng bạn đọc, do đó giúp cho mọi người có cách nhìn đa chiều khi tiếp cận một khái niệm
Một số từ điển mở được dùng khá phổ biến hiện nay.
- Bách khoa toàn thư mở (www.wikipedia.org)
- Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt: 
- Từ điển tiếng việt mở : 
- Từ điển Anh-Pháp-Việt-Hán: 
Thư viện bài giảng: Thư viện bài giảng được phát triển dựa trên ý tưởng của việc xây dựng học liệu mở.
Thuật ngữ Học liệu mở (OpenCourseWare) được Viện công nghệ Massachusetts – MIT (Mỹ) khai sinh vào năm 2002 khi MIT quyết định đưa toàn bộ nội dung giảng dạy của mình lên web và cho phép người dùng Internet ở mọi nơi trên thế giới truy nhập hoàn toàn miễn phí. Bà Cecilia d’Oliveira, Giám đốc điều hành dự án học liệu mở của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT – Mỹ) cho biết “Học liệu mở (openCourseWare), cùng với truyền thông đa phương tiện, không chỉ là cuộc cách mạng trong ý tưởng mà sẽ tiếp tục có tác động lớn tới giáo dục đại học”.
Hiểu một cách đơn giản, học liệu mở là một website chứa các bài giảng của một trường hay một tổ chức giáo dục nào đó, cho phép mọi người cùng sử dụng. Học liệu mở được xem như là một kho tri thức của nhân loại, mọi người ở mọi nơi trên thế giới đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận, khai thác, bổ sung các tri thức đó. Học liệu mở là khái niệm chủ yếu dành cho giáo dục đại học. Với ý tưởng của học liệu mở, ở phổ thông các sở, trường đã tạo ra các thư viện bài giảng đặc biệt là thư viện bài giảng điện tử. Chẳng hạn như thư viện bài giảng điện tử Violet: 
Như chúng ta đã biết, để tạo được một bài giảng điện tử tốt, giáo viên cần rất nhiều kỹ năng: Soạn thảo văn bản, đồ họa, quay phim, chụp ảnh, biên tập video, lồng tiếngnhưng không phải giáo viên nào cũng có thể thực hiện được. Vì vậy, giáo viên cần biết khai thác thông tin trên Internet để tìm kiếm các tư liệu phục vụ cho bài giảng của mình.
1.  Một số yêu cầu và điều kiện thiết yếu để khai thác internet 
           Là một công cụ rất hiệu quả và một kho thông tin vô tận, nhưng Internet cũng đòi hỏi giáo viên phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng và những điều kiện nhất định.
            Điều cần thiết đầu tiên là tiếng Anh. Tuy các nội dung tiếng Việt đang phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng nguồn thông tin lớn nhất và phong phú nhất trên Internet là bằng tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ, giáo viên bị hạn chế khá nhiều.
            Thứ hai là những hiểu biết cơ bản dù chỉ ở mức đại cương như truy cập vào Internet thế nào? Làm thế nào để sử dụng những công cụ tra cứu, tìm kiếm như Google, Yahoo, Altavista, hay kỹ năng chọn lọc từ khoá tìm kiếm phù hợp với mục đích tra... sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tìm kiếm tư liệu.
            Ngoài những thông tin có thể tìm kiếm trực tiếp trên website, việc liên lạc trực tiếp bằng thư điện tử (email) với các cá nhân, cơ sở nghiên cứu có thể tìm thấy trên Internet hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý.
            Điểm cuối cùng cũng rất quan trọng đó là muốn khai thác Internet thì cần phải truy cấp được vào Internet bằng cách nào. Vấn đề này đã trở nên dễ dàng khi hầu hết các trường trong huyện Đông Triều đều đã nối mạng Internet.
2. Xây dựng thư viện điện tử ở trường THCS
            Đối với giáo viên THCS, tạo một thư viện điện tử để lưu trữ thông tin phục vụ công tác giảng dạy có một ý nghĩa thiết thực. Theo tôi mỗi trường nên ứng dụng những thành tựu của CNTT để lập thư viện lưu trữ thông tin, tư liệu ảnh, video, một số bài soạn mẫu phục vụ cho việc soạn và giảng bằng giáo án điện tử, các đề kiểm tra dùng kiểm tra đáng giá kết quả học tập của học sinh, các nội dung phục vụ ngoại khoá các môn học... sẽ nâng cao quá trình dạy học.
            Với thư viện điện tử này, giáo viên đã có sẵn một số tư liệu để có thể xây dựng giáo án điện tử riêng của mình, tham khảo một số bài giảng điện tử của đồng nghiệp, hiểu biết thêm về những cơ sở lý luận của kiểm tra đánh giá và có thể biên soạn nội dung bài kiểm tra cho hs trên cơ sở những bài mẫu.Dưới đây là cấu trúc cây thư mục Thư viện điện tử:Tuy nhiên đây chỉ là một cây thư viện mà để tham khảo, các đồng chí có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với yêu cầu của riêng trường mình hoặc bộ môn của mình.
3. Khai thác thông tin trên Internet
            3.1 Tìm kiếm thông tin bằng website Google:
            - Sử dụng trình duyệt Internet Explorer và gõ vào địa chỉ:  (trang Google Mỹ) hoặc  (trang Google Việt Nam)
            Tất nhiên, chúng ta sẽ sử dụng trang Google Việt Nam. Đầu tiên là chúng ta truy cập vào trang này:(Chú ý là khi gõ thông tin vào trang Web, nếu để gõ địa chỉ các đồng chí nên tắt chế độ tiếng Việt ở phông chữ, còn khi muốn gõ chữ Việt có dấu thì chuyển từ phông chữ TCVN3 sang Unicode). Khi đã truy cập vào Google, để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho dạy và học, ta chỉ cần quan tâm đến 2 chức năng Tìm kiếm trang Web và tìm kiếm hình ảnh. Về tìm kiếm trang Web, tôi xin lấy một số ví dụ như sau:
            VD1: Khi cần tìm thư viện bộ môn Vật lý, các đồng chí gõ vào phần tìm kiếm nội dung sau: Thư viện vật lý. Khi đó xuất hiện một danh sách các trang Web có các thông tintheo mục đích tìm kiếm của mình. Chúng ta di chuyển đến một trang Web ...
            VD2: Khi tìm trang Web để học ngoại ngữ, ta gõ vào phần tìm kiếm: Học ngoại ngữ ...
Về tìm hình ảnh: Nhấn chuột vào liên kết Hình ảnh.
             VD1: Trong môn Ngữ văn hoặc Lịch sử, khi cần tìm hình ảnh về Văn Miếu, ta gõ: Văn miếu ...
            VD2: Trong môn Hóa học, để tìm hình ảnh về cấu trúc phân tử HCl, ...
            3.2 Một số trang Web phục vụ cho dạy và học.
Trang Web thư viện bài giảng: 
Trang Web dạy học trực tuyến: 
Mạng giáo dục edunet: 
            Một số trang Web có những chức năng mà người sử dụng phải đăng ký thành viên mới có thể sử dụng được. Để đăng ký là thành viên chúng ta làm theo hướng dẫn của nhà quản trị. Thông thường chúng ta phải có địa chỉ email để nhà quản trị xác nhận thông tin đăng ký.
             3.3 Lưu các địa chỉ thường dùng trong FavoritesCó những địa chỉ mà ta dùng thường xuyên thì làm thế nào để mỗi khi cần dùng ta không phải tìm kiếm hoặc mất công gõ địa chỉ vào address. Để làm được điều này chúng ta Add tên các trang Web vào menu Favorites:B1: Mở trang Web cần Add.B2: Vào menu Favorites chọn Add to Favorites ®OKCách sử dụng: Khi cần mở trang Web đã có trong Fovorites ta chọn menu Fovorites ® chọn tên trang Web cần mở.
III. KẾT QUẢ
Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội cũng như phương pháp giảng dạy mới mỗi giáo viên đã tự tạo được cho mình được các giáo án điện tử và cũng nhờ có Internet mà các giáo án điện tử phong phú hơn về nội dung cũng như hình thức.Hầu như tất cả các giờ học có sử dụng giáo án điện tử không có một học sinh nào tỏ ra chán nản, lười biếng học tập hoặc học với tâm trạng đối phó, thụ động, mà ngược lại các em đều tỏ ra rất thích thú. Rõ ràng học tập đối với các em đã trở thành một niềm vui lớn. Trong thời gian qua đã tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp của mình. Hầu như mọi giáo viên, từ già đến trẻ đều đang cố gắng chiếm lĩnh cho được phương pháp dạy học mới bằng việc tích cực tìm hiểu, vận dụng CNTT và sử dụng các thiết bị hiện đại để dạy học.
LÝ THUYẾT 
1. Internet và thư điện tử (email)
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Internet là mạng máy tính toàn cầu, cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ một máy khác để trao đổi thông tin với nhau.
- Trang Web là một loại tập tin đặc biệt, có khả năng liên kết được với nhau mà không bị giới hạn về khoảng cách địa lý. Trang Web có thể hiển thị các thông tin văn bản, âm thanh, hình ảnh, video,được truyền thông qua Internet. Địa chỉ của một trang Web được cho dưới dạng: 
- Một siêu liên kết là một phần văn bản (hay hình ảnh) của trang Web, mà khi kích vào đó sẽ tự động thực hiện một trong các tháo tác sau đây:
- Đưa bạn đến phần khác của trang
- Đưa bạn đến một trang Web khác
- Chạy một ứng dụng, trình diễn một đoạn video hoặc âm thanh
- Trình duyệt là một công cụ hay chương trình cho phép bạn truy xuất và xem thông tin trên Web. Một số trình duyệt thông dụng hiện nay: Internet Explorer, Opera, MoziIla FirefoxThông thường chúng ta biết đến Internet Explorer (IE) bởi trình duyệt này được tích hợp trong hệ điều hành Windows của hãng Microsoft.
Khi xem thông tin trên một trang Web thì trang Web đó đến từ một Website, có thể là một Website đến từ Mỹ, từ Việt Nam, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Website có tên và địa chỉ mà bạn đã gọi nó ra, tên đó người ta gọi là tên miền (domain name). Thường các Website được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.
Website là một văn phòng ảo của đơn vị trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà đơn vị muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của cơ quan, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ là đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của đơn vị.
Các dịch vụ chính của Internet:
- Tìm kiếm thông tin.
- Gửi và nhận thư điện tử (E-mail).
- Tải các phần mềm, trò chơi, truyện
- Trò chuyện trực tiếp (chat).
- Giải trí (Xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi)
- Quảng cáo các sản phẩm dịch vụ
Điều kiện kết nối Internet:
- Phần cứng: Muốn máy tính được kết nối Internet thì ngoài máy tính, chúng ta cần có thêm Modem và đường truyền (qua đường điện thoại hoặc qua đường truyền riêng) hoặc USB 3G.
- Phần mềm: Chương trình cài đặt trên máy để giúp các máy có thể nhận ra nhau, trao đổi thông tin với nhau: Hệ điều hành, trình duyệt,
THỰC HÀNH 
1. Một số thao tác cơ bản sử dụng Internet Explorer
Để có thể khai thác, sử dụng các dịch vụ trên internet hiệu quả, trước hết người sử dụng cần nắm được một số thao tác cơ bản với trìn

File đính kèm:

  • docBDTX_MO_DUN_17_20150726_093920.doc