Ma trận đề kiểm tra văn bản truyện kí Ngữ văn 8
Câu 1: (1,5 điểm)
Trả lời:
- Văn bản viết theo thể loại hồi kí: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng )(1đ)
- Vì: tác giả kể lại những hồi ức tuổi thơ của mình.(0,5đ)
Câu 2: (1,5 điểm)
Trả lời:
- Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại (0,5đ)
- Đều có lối viết chân thực, gần gũi với đời sống, rất sinh động.(0,5đ)
- Kết hợp thành công giữa phương thức tự sự với biểu cảm, miêu tả.(0,5đ)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN BẢN TRUYỆN KÍ Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 45 phút Mức độ Chủ đề Nhận biết (cấp độ 1) Thông hiểu (cấp độ 2) Vận dụng Tổng cộng Cấp độ thấp (cấp độ 3) Cấp độ cao (cấp độ 4) - Tôi đi học - Tức nước vỡ bờ - Trong lòng mẹ - Lão Hạc Câu 1: Xác định tác giả, tác phẩm, thể loại của văn bản. 1 câu (1,5 đ) Câu 2: Hiểu được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của mỗi văn bản 1 câu (1,5 đ) Câu3:Thể hiện được suy nghĩ, bài học về các giá trị của cuộc sống được đề cập trong văn bản Câu 4: Vận dụng được vấn đề đã học giải quyết một tình huống cụ thể trong cuộc sống; hoặc biết vận dụng kỹ năng để tìm hiểu một VBND tương ứng 2 câu (7,0 đ) Số câu: Điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Điểm: 1,5 Tỉ lệ: 1,5% Số câu: 1 Điểm: 1,5 Tỉ lệ: 1,5% Số câu: 1 Điểm: 2,0 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 Điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% câu: 4 Đ: 10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA VĂN TRUYỆN KÍ VIỆT NAM MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 45 phút Câu 1(1.5đ): Trong các truyện kí Việt Nam hiện đại em được học ở lớp 8, văn bản nào được viết theo thể loại hồi kí? Vì sao? Câu 2(1.5đ): Nêu những điểm giống nhau về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản: Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng; Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố; Lão Hạc - Nam Cao. Câu 3 (3.0đ): Trong văn bản Lão Hạc của Nam Cao, khi đứng trước những bế tắc của cuộc sống lão Hạc đã tìm đến cái chết để giải thoát. Em có đồng tình với cách giải quyết của lão Hạc không? Vì sao? Câu 4(4.0đ): Từ các văn bản Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao (Ngữ văn 8 -Tập I), em hãy trình bày suy nghĩ của mình về hình ảnh người nông dân Việt Nam trong xã hội xưa và nay. ---------------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA VĂN BẢN TRUYỆN KÍ VIỆT NAM MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 45 phút Câu 1: (1,5 điểm) Trả lời: Văn bản viết theo thể loại hồi kí: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng )(1đ) Vì: tác giả kể lại những hồi ức tuổi thơ của mình.(0,5đ) Câu 2: (1,5 điểm) Trả lời: Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại (0,5đ) Đều có lối viết chân thực, gần gũi với đời sống, rất sinh động.(0,5đ) Kết hợp thành công giữa phương thức tự sự với biểu cảm, miêu tả.(0,5đ) Câu 3: (3,0 điểm) Mức tối đa(3đ) HS nêu được quan điểm của mìnhlà đồng ý hay không đồng ý với cách giải quyết của nhân vật, biết lập luận để đưa ra những lý do thuyết phục. Có thể đưa ra những lý do của hai cách giải quyết như sau: + Đồng ý với cách giải quyết (phải chết do bế tắc trước khó khăn của cuộc sống, lão Hạc muốn bảo toàn danh dự, phẩm chất của mình,...) + Không đồng ý (cần phải sống vì lão Hạc có quyền được sống , được hạnh phúc; sẽ được mọi người giúp đỡ, hy vọng được gặp con,...) (Chấp nhận những ý kiến cá nhân, những cách diễn đạt khác nhưng phải phù hợp với nội dung của văn bản. ) Mức chưa tối đa(1-1.5đ):Có đưa ra cách giải quyết nhưng lập luận chưa thuyết phục. Mức không đạt: Trả lời không đúng với yêu cầu. Câu 4 (4đ): Yêu cầu : Học sinh có thể viết đoạn văn với các phương thức biểu đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo những yêu cầu sau: (4.0đ) Về hình thức (1đ): - Bố cục đảm bảo 3 phần: mở đoạn – phát triển đoạn – kết đoạn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng; dùng từ, đặt câu đúng; không sai chính tả. Về nội dung (3đ) -Học sinh cần nêu được hình ảnh người nông dân trong ảnh hưởng của xã hội Việt Nam trước CMT8(tâm tư, tình cảm, hành động,…) - Học sinh biết liên hệ thực tế về hình ảnh của người nông dân trong xã hội hiện nay. * Mức tối đa(4.0đ): HS đảm bảo được các yêu cầu trên. * Mức chưa tối đa (2.0- 3.0đ): Cơ bản đảm bảo các yêu cầu trên nhưng còn thiếu ý, mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. * Mức chưa đạt (1.0): Chưa đảm bảo các yêu cầu trên, bài làm còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. -------------------------------------------------
File đính kèm:
- soan de.doc