Luyện viết đoạn văn lớp 9

- Bài tập: Tóm tắt truỵên ngắn “ Làng” của Nguyễn Thành Long bằng một đoạn văn tổng phân hợp, trong đó có sử dụng câu ghép.

- Đoạn văn minh hoạ:

Nhân vật ông Hai tiêu biểu cho những người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp có sự chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm: tình yêu làng quê gắn bó với tình yêu đất nước và tinh thần chiến đấu chống xâm lăng. Ông Hai là người làng Chợ Dầu ở Bắc Ninh. Ông tự hào, kiêu hãnh về cái làng Chợ Dầu quê ông – cái gì cũng hơn hẳn các làng khác. Ông mắc tật “ khoe làng” với mọi người. Theo lệnh của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải đưa vợ con đi tản cư, tránh những cuộc càn quét bất ngờ của giặc Pháp. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ tới làng, mong muốn được trở về cùng du kích lập làng kháng chiến. Nghe tin làng Chợ Dầu làm “ Việt gian” theo giặc, ông Hai đau đớn, phẫn nộ và tủi nhục, không dám gặp ai, nhìn ai. Ông rơi vào tâm trạng đầy mâu thuẫn: vừa yêu thương, vừa căm giận, vừa tin tưởng, vừa ngờ vực. Được chủ tịch xã thông báo dân làng Chợ Dầu vẫn bền gan chiến đấu chống Pháp, ông Hai vui mừng khôn xiết, lại hớn hở đi khắp nơi cải chính tin đồn thất thiệt và hết lời ca ngợi dân làng Chợ Dầu yêu nước. Ông Hai đã buồn vui, sướng khổ, đã kiêu hãnh tự hào về làng Chợ Dầu quê hương ông. Đó chính là vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân thời kì kháng chiến chống pháp đã được nhà văn kim Lân khám phá và thể hiện rất thành công.

 

doc35 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 11351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luyện viết đoạn văn lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g khí làm ăn sôi nổi, hào hùng tràn đầy niềm tin trong những năm đầu xây dựng XHCN ở miền Bắc làm cho hồn thơ của Huy Cận “nảy nở” trở lại(4). Ông đã sáng tác bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” trong thời gian ấy, bài thơ được in trong tập thơ “ Trời mỗi ngày lại sáng”(5). Phải chăng bài thơ là “ món quà vô giá” mà nhà thơ tặng lại vùng biển Hòn Gai yêu dấu?(6) Bài thơ làm bằng cảm hứng lãng mạn kết hợp với cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ tạo ra những hình ảnh thơ rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ(7). Nó không chỉ ca ngợi vẻ đẹp lung linh, kì ảo của biển Hòn Gai mà còn ca ngợi không khí là ăn tập thể của HTX ngư dân trong những năm đầu xây dựng CNXH(8). 
( Câu 6 là câu hỏi tu từ)
Ví dụ 3:
- Bài tập: Viết đoạn văn trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải, trong đó có câu mở rộng thành phần ( gạch chân câu đó).
- Đoạn văn minh hoạ:
 Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng, tham gia hai cuộc kháng chiến, bám trụ ở quê hương Thừa – Thiên - Huế(1). Ông có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu kháng chiến (2). Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác tháng 11 năm 1980, chỉ ít lâu sau thì nhà thơ qua đời(3). Mặc dù bị bệnh trọng, đang nằm trên giường bệnh nhưng với tình yêu đời, yêu cuộc sống, Thanh Hải mở rộng hồn mình để cảm nhận mùa xuân thiên nhiên của đất nước, mùa xuân của Cách mạng(4). Bài thơ như một lời tâm niệm chân thành, gửi gắm thiết tha của nhà thơ để lại cho đời trước lúc ông đi xa (5).
( Câu 4 là câu mở rộng thành phần) 
Ví dụ 4:
- Bài tập: Nêu hoàn cảnh ra đời cảu tác phẩm “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh bằng một đoạn văn có sử dụng phép thế.
-Đoạn văn minh hoạ:
 Nhà thơ Hữu Thỉnh quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc. Ông trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Từ một người lính tăng - thiết giáp, ông trở thành cán bộ văn hoá, tuyên huấn trong quân đội và sang tác thơ. Hữu Thỉnh là nhà thơ đi nhiều, viết nhiều và có một số bài thơ đặc sắc về con người cùng cuộc sống ở nông thôn. Bài thơ “ Sang thu” được sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ. Nội dung thể hiện tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhà thơ trước những chuyển biến tinh tế của đất trời và là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của nông thôn đồng bằng Bắc bộ lúc giao mùa từ hạ sang thu.
2. Đoạn văn tóm tắt tác phẩm.
Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được những sự việc chính theo trình tự của cốt truyện, sự việc mở đầu, các sự việc phát triển trong đó có sự việc đỉnh điểm của cốt truyện, sự việc kết thúc.
- Đoạn văn tóm tắt tác phẩm phải đảm bảo giữ đúng cốt truyện, các nhân vật chính và ý nghĩa xã hội của truyện (đảm bảo đúng chủ đề của truyện).
Yêu cầu về hình thức: 
- Nối kết các sự việc chính của truyện thành đoạn văn hoàn chỉnh, ngắn gọn bằng lời của người viết.
- Đoạn văn có kết cấu nhất định, giữa các câu có sử dụng các phép liên kết về nội dung và hình thức.
Ví dụ 1:
- Bài tập: 
Viết đoạn văn ngắn, tóm tắt “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- Đoạn văn minh hoạ: 
Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là người con gái thuỳ mị nết na, xinh đẹp được Trương Sinh cưới về làm vợ. Trương Sinh là con nhà khá giả, ít học lại có tính đa nghi. Cuộc sống gia đình đang êm ấm thì chàng Trương phải đi lính. Ở nhà, ít lâu sau, Vũ Nương sinh con trai và đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang nhưng bà không qua khỏi. Năm sau, Trương Sinh trở về, bé Đản không chịu nhận chàng là cha mà một mực nói cha Đản buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi ngờ vợ, mắng nhiếc, đuổi Vũ Nương đi. Vũ Nương oan ức nên gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm dười ngọn đèn dầu, bé Đản chỉ bóng Trương Sinh bảo đó là cha. Trương Sinh tỉnh ngộ, thấn nỗi oan của vợ nhưng chuyện đã quá muộn. Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu sống, nàng ở trong cung điện của Linh Phi. Một lần Linh Phi mở tiệc khoản đãi Phan Lang ( người cùng làng với Vũ Nương, là ân nhân của Linh Phi bị chết đuối được Linh Phi cứu sống), trong bữa tiệc, tình cờ Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Vũ Nương bày tỏ nỗi oan khuất và nàng nhờ họ Phan gửi cho chồng chiếc thoa vàng làm tin, mong chồng lập đàn giải oan cho mình. Trương Sinh tin lời, lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện lên giưã dòng sông trong khung cảnh lộng lẫy, rực rỡ cờ hoa. Nhưng nàng chỉ hiện lên trong chốc lát, nói với chồng mấy lời từ biệt “ Xin đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” rồi biến mất.
Ví dụ 2:
- Bài tập: Tóm tắt đoạn trích “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng bằng một đoạn văn ngắn, có sử dụng thành phần biệt lập ( gạch chân câu có thành phần biệt lập).
- Đoạn văn minh hoạ: 
Ông Sáu, một cán bộ cách mạng, sau tám năm đi xa giờ mới được về thăm nhà, thăm con gái tám tuổi từ ngày sinh chưa một lần được gặp ba. Ông vô cùng hồi hộp, xúc động khi gặp con, nhưng bé Thu - con ông - lại sợ hãi bỏ chạy. Trong ba ngày nghỉ phép ở nhà. Ông dành tất cả tình yêu thương, gần gũi, chăm sóc con bế, nhưng con bé xa lánh, lạnh nhạt, khước từ mọi cử chỉ yêu thương của ông và nó nhất định không gọi ông là cha. Một lần trong bữa ăn ông gắp cho nó một miếng trứng cá rất ngon, nó bất ngờ hất tung ra mâm. Giận quá, ông Sáu phát vào mông con, con bé bỏ sang bà ngoại. Được bà ngoại giải thích về vết thẹo, con bé mới hiểu rằng ông Sáu đích thị là cha nó. Nó trở về, đó cũng là ngày cuối cùng ông Sáu phải lên đường. lúc chia tay, ông Sáu chỉ khẽ chào con, vì sợ nó bỏ chạy. Không ngờ đúng lúc ấy, tình cha con trỗi dậy, bé thét lên gọi ba, ôm hôn ba, bộc lộ tất cả tình yêu mãnh liệt của mình với ba. Khi chia tay con, ông Sáu hứa sẽ mua một cây lược cho con. Ông Sáu không ra Bắc tập kết mà ở lại rừng hoạt động cách mạng. Ông luôn nhớ về con, hối hận vì đánh con. Một lần ông bắt được khúc ngà, ông tỉ mỉ, kì công làm chiếc lược ngà cho con. Ông mong được gặp con, nhưng ông chưa thực hiện được điều đó thì đã hi sinh trong một trận càn. Người bạn ông – ông Ba – hứa với ông trước lúc ông ra đi, sẽ đưa chiếc lược đến tận tay bé Thu thay ông.
Ví dụ 3:
- Bài tập: Tóm tắt truỵên ngắn “ Làng” của Nguyễn Thành Long bằng một đoạn văn tổng phân hợp, trong đó có sử dụng câu ghép.
- Đoạn văn minh hoạ:
Nhân vật ông Hai tiêu biểu cho những người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống Pháp có sự chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm: tình yêu làng quê gắn bó với tình yêu đất nước và tinh thần chiến đấu chống xâm lăng. Ông Hai là người làng Chợ Dầu ở Bắc Ninh. Ông tự hào, kiêu hãnh về cái làng Chợ Dầu quê ông – cái gì cũng hơn hẳn các làng khác. Ông mắc tật “ khoe làng” với mọi người. Theo lệnh của uỷ ban kháng chiến, ông Hai phải đưa vợ con đi tản cư, tránh những cuộc càn quét bất ngờ của giặc Pháp. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ tới làng, mong muốn được trở về cùng du kích lập làng kháng chiến. Nghe tin làng Chợ Dầu làm “ Việt gian” theo giặc, ông Hai đau đớn, phẫn nộ và tủi nhục, không dám gặp ai, nhìn ai. Ông rơi vào tâm trạng đầy mâu thuẫn: vừa yêu thương, vừa căm giận, vừa tin tưởng, vừa ngờ vực. Được chủ tịch xã thông báo dân làng Chợ Dầu vẫn bền gan chiến đấu chống Pháp, ông Hai vui mừng khôn xiết, lại hớn hở đi khắp nơi cải chính tin đồn thất thiệt và hết lời ca ngợi dân làng Chợ Dầu yêu nước. Ông Hai đã buồn vui, sướng khổ, đã kiêu hãnh tự hào về làng Chợ Dầu quê hương ông. Đó chính là vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân thời kì kháng chiến chống pháp đã được nhà văn kim Lân khám phá và thể hiện rất thành công. 
Ví dụ 4:
- Bài tập: Tóm tắt ngắn gọn ( không quá nửa trang giấy thi) tác phẩm “ Bến quê” của nhà văn Nguyễn Minh Châu bằng đoạn văn diễn dịch, trong đó có câu hỏi tu từ.
- Đoạn văn minh hoạ: 
“ Bến quê” là truyện ngắn chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn trước cuộc đời, thức tỉnh mọi người về những vẻ đẹp và giá trị cao quý của những điều bình dị, gần gũi quanh ta. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Nhĩ. Anh đã đi hầu hết các nơi trên thế giới, mấy năm nay không may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo nên phải sống nốt quãng đời còn lại trên chiếc giường kê cạnh cửa sổ, trông ra bến sông. Chính vào thời điểm ấy, anh đã phát hiện ra vẻ đẹp của những gì gần gũi xung quanh: vẻ đẹp của nơi bến quê thân thuộc. Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông, mảnh đất giờ đây đã trở nên xa xôi đối với anh. Anh đành nhờ con trai thực hiện giúp mình ước muốn ấy nhưng con trai anh lại quá vô tình, không hiểu được ý định của bố. Nhĩ sợ con sẽ lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Từ trong cửa sổ nhìn ra, Nhĩ nhìn thấy cảnh vật thiên nhiên thật đẹp. Anh say mê thưởng thức như mới được nhìn thấy lần đầu. Khi sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới thấy thấm thía về phẩm chất tốt đẹp, dung dị của người vợ hiền thục, tần tảo, giàu đức hi sinh. Anh nhận ra rằng gia đình có vai trò rất lớn đối với con người và là nơi nương tựa đáng tin cậy nhất. Anh cũng nhận ra rằng mọi người xung quanh ta dù là những em bé hay người già đã về hưu đều đáng yêu, đáng quý bởi họ luôn có tấm lòng nhân ái “ thương người như thể thương thân”. Và, phải chăng cũng với sự chiêm nghiệm của mình, anh đã nhận ra rằng người ta thường dễ bỏ qua những giá trị bền vững và sâu sắc của cuộc sống, lúc thức tỉnh thì đã quá muộn?
Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn diễn dịch.
Câu mở đầu là câu chủ đề đoạn, nêu ý khái quát, giới thiệu chủ đề của truyện ngắn “ Bến quê”.
Các câu sau khai triển: tóm tắt theo các sự kiện chính để làm rõ chủ đề của tác phẩm.
Câu cuối cùng là câu hỏi tu từ.
3. Đoạn văn giải thích về ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
	Hướng dẫn viết đoạn.
	 Nhan đề của tác phẩm thường được tác giả đặt bằng một từ, một cụm từ. Nhan đề tác phẩm thường chứa đựng đề tài, nội dung hoặc chủ đề của tác phẩm mà tác giả muốn gửi gắm vào đó. Đôi khi nhan đề tác phẩm đồng thời cũng là một điểm sáng thẩm mĩ, là tín hiệu nghệ thuật cần khai thác để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm. Có nhan đề nêu lên đề tài của tác phẩm ( “Làng” – Kim Lân), có nhan đề hướng vào tư tưởng chủ đề của tác phẩm ( “ Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long), có nhân đề gửi gắm một thông điệp sâu sắc nào đó (“Bến quê” - Nguyễn Minh Châu),…Bởi vậy, để hiểu được nhan đề của tác phẩm, cần phải đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu nội dung, tìm hiểu các tầng nghĩa của hình tượng, xâu chuỗi những hiểu biết về chi tiết, hình ảnh, hình tượng trong tác phẩm để xác định đúng chủ đề tác phẩm. Từ đó quay lại tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề tác phẩm, đọc ra dụng ý mà tác giả gửi gắm trong đó. 
- Yêu cầu về nội dung:
- Nêu được chính xác tên tác phẩm, tên tác giả. 
- Xác định ý nghĩa nhan đề tác phẩm thể hiện về phương diện gì: đề tài, nội dung, tên nhân vật chính, chủ đề, …mối quan hệ giữa tên tác phẩm và chủ đề tác phẩm.
- Khẳng định giá trị của nhan đề tác phẩm. Cũng có thể kết hợp đánh giá về tác giả, tác phẩm.
	Yêu cầu về hình thức:
- Viết đoạn văn ngắn từ 5 – 7 câu, các câu văn được liên kết với nhau theo mô hình kết cấu nhất định, sử dụng các phép liên kết nội dung và hình thức.
- Sử dụng linh hoạt các kiểu câu để viết đoạn văn.
	Ví dụ 1: 
- Bài tập:
 Tác phẩm “ Đoạn trường tân thanh” của Nguyễn Du được nhân dân gọi là “ Truyện Kiều”. Viết một đoạn văn ngắn giải thích mối quan hệ giữa nhan đề của tác phẩm với nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm qua hai cách đặt tên trên, trong đó có một câu cảm thán.
- Đoạn văn minh hoạ:
 Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc đã sáng tác “ Truyện Kiều”, truyện thơ bằng chữ Nôm, một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm đó được nhà thơ lấy tên là “ Đoạn trường tân thanh” với nghĩa là tiếng kêu mới xé lòng đứt ruột. Ngay trong nhan đề, tác phẩm đã thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của thi nhân. Ông thương cảm, xót xa cho số phận bất hạnh của nàng Kiều, một người con gái tài hoa bị vùi dập trong kiếp đoạn trường đau khổ. Viết về Kiều, về cuộc đời trầm luân bể khổ của nàng, tác giả muốn nói lên những tiếng kêu than xé lòng đứt ruột, thương cho kiếp đời tài sắc nhưng bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Nhan đề tác phẩm thể hiện rõ nội dung, tư tưởng tác phẩm; nhưng nhân dân ta đã đặt tên lại, gọi ngắn gọn là “ Truyện Kiều”. Cái tên này nôm na, dễ nhớ, dễ hiểu, lấy tên nhân vật chính ( nàng Thuý Kiều) đặt tên cho tác phẩm. Đây là cách đặt tên thường thấy trong văn học dân gian. Tác phẩm tự sự này xoay quanh kể về cuộc đời của nhân vật chính là nàng Kiều, người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng bị những thế lực hắc ám vùi dập, đoạ đày thật thương tâm. Thương thay cho số phận bất hạnh của nàng Kiều, của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa! Như vậy cùng một tác phẩm nhưng mỗi tên gọi thể hiện một dụng ý là như thế đó!
Câu kết thúc đoạn văn là câu cảm thán.
- Ví dụ 2:
- Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn giải thích nhan đề của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ kết thúc đoạn).
- Đoạn văn minh hoạ: 
“ Chúng ta đều biết: nhan đề tác phẩm thường thể hiện đề tài, nội dung hoặc tư tưởng chủ đề của tác phẩm; với nhan đề “ Lặng lẽ Sa Pa”, truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Bề ngoài Sa Pa có vẻ lặng lẽ, êm đềm, thơ mộng. Đó là xứ sở của sương mù, của những dinh thự cũ xưa mà người ta đến để nghỉ ngơi. Ở đó có những cảnh đẹp nên thơ mê hồn; có những con bò đeo chuông ở cổ, có những rừng thông đẹp lung linh kì ảo dưới ánh nắng mặt trời. Đằng sau vẻ đẹp lặng lẽ nên thơ của Sa Pa, đã và đang có những con người đang thầm lặng cống hiến hết mình cho đất nước. Đó là anh cán bộ làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu một mình trên đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2600 mét, đang thầm lặng làm việc để góp phần dự báo thời tiết. Đó là ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ chuyên nghiên cứu bản đồ sét,…tất cả đang âm thầm lặng lẽ làm việc và cống hiến. Như vậy nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên nhiên Sa Pa vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao , cao đẹp của những con người nơi đây. Với việc đặt nhan đề như vậy, phải chăng tác giả muốn lấy địa danh làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của con người?” 
	Câu kết thúc đoạn văn là một câu hỏi tu từ.
	Ví dụ 3:
- Bài tập: Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) theo cách tổng phân hợp thể hiện sự cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Bến quê” của Nguyên Minh Châu.
- Đoạn văn minh hoạ:
	Có những tác phẩm tuy đã khép lại nhưng những dư âm, những trăn trở vẫn còn mãi trong lòng người đọc. Nhan đề “ Bến quê” phải chăng cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa? Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn. Bến quê là điểm tựa bình yên cho cả một cuộc đời mỗi con người. Được sống trong tình yêu thương của mọi người, được bao bọc trong vẻ đẹp bình dị của quê hương mới thật là hạnh phúc. Đó là “ Bến quê” của tâm hồn mỗi chúng ta. Những điều tác giả gửi gắm đến người đọc càng trở nên tự nhiên nhờ sự miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng. Cách xây dựng tình huống truyện, đặc biệt là trần thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật chính. Thật chân thực, gần gũi khi những điều Nguyễn Minh Châu thể hiện lại được bộc lộ qua suy nghĩ, lời nói của nhân vật chính là Nhĩ. Lấy “ Bến quê” làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương.
	Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn tổng phân hợp.
	Câu mở đầu đoạn là câu chủ đề bậc 1: Nêu cảm nhận chung về nhan đề tác phẩm “ Bến quê”.
	Các câu tiếp theo phân tích, lí giải về nhan đề truyện.
	Câu kết thúc đoạn là câu chủ đề bậc 2: Khẳng định ý nghĩa nhan đề của truyện.
 Ví dụ 4:
- Bài tập: Viết một đoạn văn ngắn giải thích nhan đề của tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải ( trong đó có sử dụng phép thế và một câu hỏi tu từ kết thúc đoạn).
- Đoạn văn minh hoạ: 
“ Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, một mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống. Tác giả của bài thơ là người sống hết mình thuỷ chung cho đất nước, đem cả cuộc đời phục vụ cho Tổ quốc. Khi đất nước bị mĩ - Diệm và bè lũ tay sai âm mưu chia cắt làm hai miền, ông hoạt động bí mật trong vùng giặc, gây dựng phong trào cách mạng, coi thường cảnh máu chảy đầu rơi. Cảm động hơn nữa là bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc ông qua đời. Bởi thế nên “ Mùa xuân nho nhỏ” không chỉ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả mà còn thể hiện tình yêu trước cuộc đời của người nghệ sĩ. Nhan đề bài thơ chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc: mỗi con người hãy trở thành “ một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất tuyệt của đất nước. Ai cũng phải có ích cho đời. “ Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng: “ Mỗi cuộc đời đã hoá núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm). Nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Tuy một tâm hồn, tài năng thơ đã khép lại, nhưng những gì thuộc về chất ngọc trong trái tim, tấm lòng nhà thơ còn để đời cho hậu thế trân trọng nâng niu. Làm sao không quý, không yêu những vần thơ của một hồn thơ đáng kính nhường này?” 
Phép thế đại từ: Thanh Hải, nhà thơ, ông, hồn thơ.
Câu kết thúc đoạn văn là câu hỏi tu từ.
4. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hoặc một từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm.
Hướng dẫn viết đoạn:
Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu chi tiết quan trọng hoặc từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm cần phân tích.
- Phân tích chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) đó hay, đặc sắc như thế nào về nội dung, hình thức.
- Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm.
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu chung về hình thức của đoạn văn.
Ví dụ 1:
- Bài tập: Trong truyện “ Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có rất nhiều chi tiết, nhưng theo em chi tiết nào đặc sắc nhất trong tác phẩm? Hãy viết một đoạn văn ngắn phân tích ý nghĩa của chi tiết đó.
- Đoạn văn minh hoạ:
	Trong tác phẩm văn học có rất nhiều chi tiết nhưng có những chi tiết rất đặc sắc. Chi tiết đặc sắc là chi tiết quan trọng mà nhờ đó cốt truyện mới phát triển được, đồng thời nó góp phần thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm. Chi tiết đặc sắc nhất trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” chính là chi tiết “ cái bóng”. “ Cái bóng” thắt nút mâu thuẫn, đẩy kịch tính của câu chuyện lên đến cao trào và đỉnh điểm mâu thuẫn. Song cuối cùng chính “cái bóng” cởi nút mâu thuẫn, giải oan cho Vũ Nương. Không có cái bóng sẽ không có sự hiểu lầm, không có oan tình, không có cái chết oan khuất của Vũ Nương. Mặt khác, “ cái bóng” ẩn chứa những tình cảm đẹp của Vũ Nương với chồng con. Nàng nhớ chồng thương con nên đã nghĩ ra trò đùa như vậy. Nhưng “ cái bóng” đã gây nên nỗi oan tình khiến nàng phải trẫm mình xuống dòng sông Hoàng Giang mà chết oan khuất. “ Cái bóng” trong lời nói của bé Đản là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Qua cái chết của Vũ Nương, người đọc hiểu hơn số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội xưa, hiểu được chế độ nam quyền độc đoán, bất công, vô nhân đạo. Như vậy “ cái bóng” là chi tiết quan trọng góp phần thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm.
	Ví dụ 2:
- Bài tập: Em hãy chọn một chi tiết đặc sắc thể hiện tình yêu tha thiết làng quê mình của ông Hai trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân, viết một đoạn văn ngắn phân tích chi tiết đó ( sử dụng câu hỏi tu từ cuối đoạn). 
- Đoạn văn minh hoạ:
	“ Tình yêu làng trào dâng như sóng và trở thành một niềm cảm hứng mãnh liệt trong ông Hai. Bằng cách để nhân vật tự kể về mình, nhà văn đã giúp ta hiểu phần nào tâm trạng của ông Hai. Niềm vui sướng của ông khi kể chuyện làng lan sang cả trang sách, len lỏi vào lòng người đọc. Không những vật, ông còn tự hào về làng mình có những đường hầm, hào liên tiếp, có những ụ giao thông, những buổi tập quân sự của các cụ phụ lão cứu quốc…Điều đó thể hiện một tình cảm sâu kín thấm vào da thịt ông rất giản dị mà cao quý. Tình cảm đó càng được nhân lên gấp bội khi ông nghe tin làng chợ Dầu đi Việt gian: “ Cổ ông nghẹn đắng lại, da

File đính kèm:

  • docLUYEN VIET DOAN VAN LOP 9.doc
Giáo án liên quan