Luyện thi Đại học Vật lý Chuyên đề: Kính hiển vi – kính thiên văn
Bài 5: Một kính hiển vi mà tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1 cm và 5 cm, độ dài quang học của kính là 10 cm.
a. Hỏi kính nào là vật kính, kính nào là thị kính? Tại sao?
b. Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15 cm đến 45 cm đặt mắt sát sau thị kính và quan sát ảnh của vật trong trạng thái không điều tiết. Tính khoảng cách từ vật tới thị kính và độ bội giác của ảnh khi đó. Người này phải điều chỉnh kính như thế nào để quan sát vật được rõ nhất.
CHUYÊN ĐỀ: KÍNH HIỂN VI – KÍNH THIÊN VĂN. Bài 1: Cho một kính hiển vi mà vật kính có tiêu cự f1 = 0,5 cm, thị kính có tiêu cự f2=5cm. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 20,5 cm. Vật AB đặt trước vật kính. Một người mắt không có tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 25 cm dùng kính hiển vi trên để quan sát ảnh của vật AB mà mắt không phải điều tiết. Mắt đặt sát và sau thị kính. Xác định vị trí của vật AB và độ bội giác của kính trong trường hợp này. Biết năng suất phân li của mắt là 1’. Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt người nói trên còn phân biệt được hai ảnh của chúng qua kính hiển vi trong trạng thái không điều tiết. Cho 1’ = 3.10-4 rad. Bài 2: Một thấu kính phẳng lồi L1, chiết suất n = 1,5 bán kính mặt lồi là 75 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính qua thấu kính cho ảnh ảo lớn hơn vật hai lần. Tìm vị trí đặt vật (vẽ hình). Phía sau thấu kính L1 đặt thấu kính L2 có tiêu cự 5 cm để biến hệ thấu kính L1, L2 thành kính thiên văn . Một người mắt tốt dùng kính thiên văn trên để quan sát mặt Trăng ở trạng thái không điều tiết. Tìm khoảng cách giữa hai thấu kính. Tính độ bội giác của kính thiên văn (vẽ hình). Bài 3: Tiêu cự của vật kính và thị kính của một ống nhòm quân sự lần lượt là f1 = 30 cm và f2 = 5 cm. Một người đặt mắt sát thị kính chỉ thấy được ảnh rõ nét của vật ở rất xa khi điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính trong khoảng từ l1 = 33 cm đến l2 = 34,5 cm. Tìm giới hạn nhìn rõ của mắt người này. Bài 4: 1. Một người mắt tốt không có tật, khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 24 cm, dùng kính lúp có tiêu cự f = 24 cm để nhìn một vật AB đặt vuông góc với trục chính. Mắt cách kính lúp 4 cm. Xác định độ bội giác của kính lúp trong điều kiện mắt điều tiết tối đa. Năng suất phân li của mắt là = 1’ (cho 1’ = rad). Tìm khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật để mắt vẫn phân biệt được hai ảnh của chúng qua kính lúp khi ngắm chừng ở vô cùng. 2. Người này đặt mắt sát và sau thị kính của một kính hiển vi và quan sát được ảnh của vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Cho biết tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là f1 = 1 cm và f2 = 5 cm, khoảng cách giữa hai kính là 16 cm. Tính khoảng cách từ vật tới vật kính và độ bội giác của ảnh khi đó. Giữ nguyên vật và vật kính như trong câu 2. Một học sinh mắc tật cận thị đặt mắt áp sát vào thị kính của kính hiển vi nói trên, quan sát vật nhỏ trong trạng thái không điều tiết. Hỏi học sinh đó phải điều chỉnh thị kính như thế nào để mắt nhìn rõ vật qua kính hiển vi ? Biết khoảng nhìn rõ xa nhất của mắt học sinh này là 50 cm. Vẽ hình. Bài 5: Một kính hiển vi mà tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là 1 cm và 5 cm, độ dài quang học của kính là 10 cm. Hỏi kính nào là vật kính, kính nào là thị kính? Tại sao? Một người cận thị chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15 cm đến 45 cm đặt mắt sát sau thị kính và quan sát ảnh của vật trong trạng thái không điều tiết. Tính khoảng cách từ vật tới thị kính và độ bội giác của ảnh khi đó. Người này phải điều chỉnh kính như thế nào để quan sát vật được rõ nhất. Bài 6: Một kính thiên văn mà vật kính và thị kính có tiêu cự lần lượt là f1 = 15 m và f2 = 2 cm. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ cách mắt từ 15 cm đến 40 cm sử dụng kính này để quan sát mặt trăng. Góc trông mặt trăng từ trái đất là . Tính kích thước của ảnh mặt trăng tạo bởi vật kính. Người này điều chỉnh kính để quan sát mặt trăng mà mắt không phải điều tiết. Tìm khoảng cách giữa vật kính và thị kính. Tính độ bội giác thu được. Bài 7: Một kính thiên văn gồm hai thấu kính O1 và O2 đặt đồng trục. Vật kính có tiêu cự f1 = 1,5 m, thị kính có tiêu cự f2 = 1,5 cm. Một người mắt tốt điều chỉnh kính để quan sát mặt trăng trong trạng thái không điều tiết. Tính độ dài ống kính O1O2 và độ bội giác G. Biết năng suất phân li của mắt người đó = 1’. Tính kích thước nhỏ nhất của vật trên mặt trăng mà người đó còn phân biệt được điểm đầu và cuối qua kính nói trên. Cho biết khoảng cách từ mặt đất đến mặt trăng là d = 384000 km và lấy gần đúng 1’ = 3.10-4 rad.
File đính kèm:
- KÍNH HIỂN VI-KÍNH THIÊN VĂN.doc