Luyện tập viết đoạn văn

 Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn diễn dịch:

 Câu chủ đề: câu 1. Nêu đặc điểm bao quát của anh thanh niên.

 Các câu sau triển khai chứng minh cho đặc điểm đó.

 Câu kết đoạn đánh giá suy nghĩ về lẽ sống đẹp của anh.

 Ví dụ 4:

- Bài tập: Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, theo cách lập luận diễn dịch phân tích về đặc điểm nổi bật của nhân vật ông Hai trong truyện Ngắn “ Làng” của Kim Lân. Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm (gạch chân yếu tố miêu tả, biểu cảm đó).

 

doc61 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luyện tập viết đoạn văn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Câu thơ đã góp phần làm cho bức tranh cá đầy màu sắc, ánh sáng, có hồn, và có giá trị thẩm mĩ đặc sắc: gợi tả và ca ngợi biển quê hương giàu đẹp.
	Ví dụ 5:- Bài tập: Trong phần thứ nhất của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải viết:“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Đoạn thơ đẹp như một bức tranh. Em thích nhất hình ảnh nào trong bức tranh đó? Hãy viết một đoạn văn, có sử dụng câu ghép, phân tích hình ảnh ấy.
- Đoạn văn minh hoạ 1:
	“ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một bài thơ ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, một mùa xuân vui tươi, tràn đầy sức sống. Sáu câu thơ đầu đẹp như một bức tranh, bức tranh thơ được vẽ bằng nét bút tài hoa của người nghệ sĩ, bằng một niềm yêu mến thiết tha cảnh sắc thiên nhiên đất nước. Khung cảnh mùa xuân đã khơi nguồn cho bao thi sĩ. Mùa xuân trong thơ Trần Nhân Tông với hình ảnh:
“Song song đôi bướm trắng
Phất phới sấn hoa bay”.	( Xuân hiểu)
	Hay trong thơ Nguyễn Trãi đó lại là hình ảnh:
	“ Trong tiếng cuốc kêu xuân đã muộn
	Đầy sân mưa bụi nở hoa xoan”	( Cuối xuân tức sự)
	Trong thơ Nguyễn Du ta mới bắt gặp hình ảnh:
	“ Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”( Truyện Kiều)
	Ta đã được chiêm ngưỡng nhiều bức tranh về mùa xuân song bức tranh mùa xuân trong thơ Thanh Hải lại mang một nét đẹp hoàn toàn mới mẻ, tạo cho người xem một nguồn cảm hứng hoàn toàn mới lạ nhưng cũng dạt dào tha thiết. Trong bức tranh mùa xuân này, hình ảnh thơ ấn tượng nhất là:
	“ Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc”
	Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ với dụng ý là làm nổi bật lên hình ảnh bông hoa tím biếc giữa dòng sông xanh. Lẽ ra phải viết là: “ Một bông hoa tím biếc - Mọc giữ dòng sông xanh” thì tác giả lại viết: “ Mọc giữa dòng sông xanh - Một bông hoa tím biếc” để diễn tả sự trầm trồ ngạc nhiên trước tín hiệu đầu xuân. Dòng sông xanh được nói đến là con sông Hương – bài thơ trữ tình của cố đô Huế. Đúng là một bức tranh đẹp với những nét vẽ tài hoa của người nghệ sĩ, một bức tranh có đủ đường nét màu sắc. Ở đây các gam màu được phối hợp một cách hài hoà: giữa cái nền xanh của dòng sông nổi lên sắc tím biếc của bông hoa. Phải nói rằng Thanh Hải có một cái nhìn rất tinh tế của một hoạ sĩ thực thụ trong sự hoà phối các gam màu để tạo nên cho bức tranh xuân một vẻ đẹp dịu dàng nhưng thật đằm thắm, tạo cảm giác êm ái trong lòng người đọc mỗi khi xuân về.
- Đoạn văn minh hoạ 2:
	Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào năm 1980, trong khung cảnh hoà bình, xây dựng đất nước. Một hồn thơ trong trẻo. Một điệu thơ ngân vang. Sáu câu thơ đầu như một tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã về. Tín hiệu đầu xuân là bông hoa tím biếc mọc trên dòng sông xanh của quê hương. Màu xanh của nước hoà với màu “ tím biếc” của hoa đã tạo nên bức tranh xuân chấm phá mà đằm thắm. Bức tranh thơ ấy sống động hơn, có giá trị thẩm mĩ đặc sắc bởi một hình ảnh thơ gợi tả gợi cảm: tiếng chim. Đứng trước dòng sông xanh, bông hoa tím, ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe chim chiền chiện hót. Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn của nhà nông. Từ “ơi” cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót: 
	“Ơi con chim chiền chiện
	Hót chi mà vang trời”
	Hai tiếng “ hót chi” là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về, tiếng chim ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp, nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:
	“ Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng”
	“Đưa tayhứng” là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. “ Giọt long lanh” là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, hay giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác ( thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối thẩm mĩ của âm thanh. Chỉ với ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và đặc biệt là tiêng chim chiền chiện hót ,Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và dáng yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp đầy sức sống mặn mà của đất nước vào xuân. 
	Ví dụ 6:Bài tập: Phân tích cách dùng từ “ nghĩa là” của Phạm Tiến Duật trong khổ thơ sau bằng đoạn văn quy nạp :
“ Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Đoạn văn minh hoạ:
“ Cuộc trú quân dã chiến của tiểu đội xe không lính ngắn ngủi mà thắm tình đồng chí, đồng đội. Đời lính rất giản dị, bình dị mà lại rất sang trọng. Giữa chiến trường ác liệt đầy bom đạn họ vẫn đàng hoàng “ Bếp Hoàng cầm ta dựng giữa trời”. Giữa trời là giữa thanh thiên bạch nhật. Bữa cơm dã chiến chỉ có bát canh rau rừng, có lương khôthế mà rất đậm đà: “ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”. Một chữ “ chung” rất hay gợi tả gia tài người lính, tấm lòng, tình cảm người lính. Tiểu đội xe không kính trở thành một tiểu gia đình chan chứa tình thương. “ Thơ là nữ hoàng nghệ thuật” thì ngôn từ là chiếc áo của nữ hoàng. Hai chữ “ nghiã là” chỉ dùng để đưa đẩy nhưng dưới ngòi bút của những nhà thơ tài hoa thì nó trở nên óng ánh, duyên dáng, đậm đà. Với Xuân Diệu, mùa xuân, tuổi trẻ, thật đáng yêu, một đi không trở lại:
	“ Xuân đang tới nghĩ là xuân đương qua
	Xuân còn non nghĩa là xuân đã già
	Mà xuân hết nghĩa là tôi cững mất”	( “ Vội vàng” – 1938)
Với Tố Hữu, người thanh niên cộng sản quyết chiến đấu và hi sinh vì một lí tưởng cách mạng cao đẹp thì hận, nhục, tranh đấu là lẽ sống thiêng liêng:
	“ Tôi chưa chất nghĩa là chưa hết hận
	Nghĩa là chưa hết nhục của muôn đời
	Nghĩa là còn tranh đấu mãi không thôi
Còn trừ diệt cả một loài thú độc!”	( “Tâm tư trong tù” 1939)
Và Phạm Tiến Dụât, 1969, thì tình đồng đội cũng là tình anh em ruột thịt, vô cùng thân thiết:
	“ Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
Thi sĩ có thực tài mới có thể thổi hồn vào ngôn từ. Chỉ qua hai chữ “ nghĩa là”, ta đủ thấy nhà thơ trẻ rất xứng đáng với các thi sĩ đàn anh. Sau một bữa cơm thân mật, một vài câu chuyện thân tình lúc nằm võng, những người lính trẻ lại lên đường, tiền phương đang vẫy gọi:
	“ Lại đi, lại đi trời xanh thêm”
Điệp ngữ “ lại đi” diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính. Hình ảnh “ trời xanh thêm” là một nét vẽ rất tài hoa mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc: lạc quan, yêu đời, chứa chan hi vọng. Là hi vọng, là chiến công đang chờ. Đây là đoạn thơ thể hiện sinh động sinh hoạt vật chất và tinh thần người lính thời đánh Mĩ, rất hay, rất độc đáo mà ta ít gặp thời ấy”.
	Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn quy nạp.
	Các câu trên phân tích cảm nhận từng từ ngữ, hình ảnh thơ.
	Câu chủ đề: câu cuối cùng kết lại đánh giá chung về khổ thơ.
Luyện tập:
- Phân tích chi tiết cái chết của ông Sáu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ nhận xét của nhân vật ông Ba trong tác phẩm : “ Hình như chỉ có tình cha con là không chết được”.
- Viết một đoạn văn phân tích cảnh chia tay cảm động của cha con ông Sáu trong truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm rõ cảm giác của nhân vật ông Ba trong truyện “ Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai đó nắm lấy trái tim tôi”.
- Viết một đoạn văn ngắn phân tích chi tiết mang tính biểu tượng ở cuối tác phẩm “Bến quê” của nguyễn Minh Châu: “ Nhĩ đang thu hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.
- Viết một đoạn văn phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ sau:
	“ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
	Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
	Ôi hàng tre xanh xanh Việt nam
	Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”( “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
- Viết một đoạn văn, có sử dụng câu hỏi tu từ, phân tích hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
	“ Trăng cứ tròn vành vạnh
	kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
	đủ cho ta giật mình”.
- Viết một đoạn văn, có sử dụng câu mở rộng phành phần, phân tích hình ảnh đám mây trong hai câu thơ sau:
	“ Có đám mây mùa hạ
	Vắt nửa mình sang thu”	( “ Sang thu” - Hữu Thỉnh)
5. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
Hướng dẫn viết đoạn văn:
 Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật là đoạn văn độc lập. Ở đó có thể phân tích một đặc điểm nào đó của nhân vật hoặc cũng có thể phân tích đặc điểm chung nhất của nhân vật. Muốn phân tích được tốt đặc điểm của nhân vật, người viết cần nắm chắc chủ đề của tác phẩm, cốt truyện và hệ thống nhân vật, đặc biệt là các đặc điểm của nhân vật chính. Các đặc điểm đó có thể chia theo từng giai đoạn cuộc đời nhân vật: Nhân vật Vũ Nương ( trong truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ) khi về nhà chồng và sống bên chồng, nàng là người phụ nữ đức hạnh, nết na, gia giáo, hạnh phúc của nàng là sự bình yên, là tổ ấm gia đình. Khi chồng đi lính, nàng là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, yêu thương con trẻ, thuỷ chung và rất hiếu thảo. Khi chồng trở về, nàng bị vướng vào vòng oan nghiệt, nàng lấy cái chết để bày tỏ phẩm hạnh của mình, mong được minh oan. Cũng có thể nêu đặc điểm theo phẩm chất của nhân vật: ông Hai ( trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân) là con người có tình yêu làng quê hoà quyện với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến chống Pháp; nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ thành mẫu người người anh hùng lí tưởng tuyệt đẹp: giàu lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả,
 Yêu cầu về nội dung:- Giới thiệu nhân vật cần phân tích với một vài nét chính như tên nhân vật, nhân vật của tác phẩm, tác giả nào, đặc điểm cần phân tích.
- Dùng lí lẽ, dẫn chứng phân tích làm rõ đặc điểm đó.
- Đánh giá nhân vật.
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn.
	Ví dụ 1:- Bài tập: Viết đoạn văn tổng phân hợp dài 10 – 12 câu, phân tích Quang Trung là bậc kì tài quân sự (qua hồi 14 trong tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái).
- Đoạn văn minh hoạ 1: 
	Đọc hồi thứ 14 “ Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy tác giả đã xây dựng được một hình tượng kì vĩ tráng lệ là người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ; Nguyễn Huệ ( xưng vương là Quang Trung) là một bậc kì tài quân sự(1). Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông vạch phương hướng ràng(2). Ông trực tiếp chỉ huy đại binh tiến ra Bắc thần tốc, bí mật chưa từng thấy trong lịch sử(3). Ông có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ trong lời dụ của ông trước ba quân và thể hiện trong cách xử tướng(4). Lời dụ của ông trước quân tướng sang sảng, hùng hồn như lời hịch lúc ra quân, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước(5). Cách đánh giặc của ông đa dạng, linh hoạt, phong phú, luôn ở thế chủ động khiến giặc trở tay không kịp(6). Khi thì bao vây đánh giặc ở Hà Hồi, lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm sáng tạo ở Ngọc Hồi, lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên, khi mai phục ở Đầm Mực,(7)Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “ thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước’, tướng Sầm Nghi Đống “ thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ ngựa không kịp đóng yên”,(8)Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn(9). Xây dựng và khắc hoạ hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong “ Ngô gia văn phái” (10). Nó làm cho trang văn “ Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt (11).
	Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn tổng phân hợp:
	Câu chủ đề bậc 1: câu 1. Giới thiệu Quang Trung là bậc kì tài quân sự.
	Các câu triển khai: câu 2 đến câu 8. Tài cầm quân của Nguyễn Huệ.
	Câu chủ đề bậc 2: câu 9,10, 11( chùm câu đánh giá: nhân vật, tác giả, tác phẩm)
- Đoạn văn minh hoạ 2:
	Đọc Hồi thứ 14 “ Hoàng Lê nhất thống chí” ( Ngô gia văn phái), hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta ấn tượng không phai mờ(1). Nguyễn Huệ thật “ lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân”(2). Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân ( 1788) nhận được tin cấp báo về thế giặc ở Thăng Long, để danh chính ngôn thuận xuất quân đánh giặc cõi Bắc, ông lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung(3). Ngày 25 còn ở Thuận Hoá thế mà ngày 19 đã hành quân tới Nghệ An, mộ thêm binh tinh, tổ chức duyệt binh và truyền hịch đánh giặc cứu nước(4). Chỉ hơn một ngày đêm, ông dã kéo quân tới Tam Điệp, lệnh cho tướng sĩ ăn tết trước, hẹn đến mùng 7 vào thành Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành 5 đạo binh lớn “ gióng trống lên đường ra Bắc”( 5). Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc: bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi; bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết “ thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối”(6). Tại Đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị bủa vây “ quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn người”( 7). Trong khi đó, một trận “ rồng lửa” diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi(8). Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào “ Tướng ở trên trời rơi xuống, quân chui dưới đất lên”, làm cho Tôn Sĩ Nghị “ sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giápnhắm hướng bắc mà chạy”(9). Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân kéo vào thành Thăng Long trước kế hoạch tác chiến 2 ngày( 10). Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu ( 1789) đã dựng lên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ về vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ: 
	“ Mà nay áo vải cờ đào
	Giúp dân dựng nước biết bao công trình”
	( “ Ai tư vãn” - Ngọc Hân công chúa) (11).
Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn tổng phân hợp:
	Câu chủ đề bậc 1: câu 1. Giới thiệu nhận định về Nguyễn Huệ.
	Các câu khai triển: câu 2 -10. Chứng minh tài cầm quân của Nguyễn Huệ.
	Câu chủ đề bậc 2: câu 11. Cảm nghĩ về hình tượng người anh hùng.
	Ví dụ 3:
- Bài tập: Viết một đoạn văn diễn dịch, phân tích lòng yêu nghề, say mê công việc của anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long (kết thúc đoạn là một câu cảm thán).
- Đoạn văn minh hoạ: 
	Anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một người yêu nghề, say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao. Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu với nhiệm vụ cụ thể là đo gió, đo mưa, tính nắng, tính mây, đo sự chấn động của vỏ trá đất. Anh làm việc đó một mình ở đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét , nơi chỉ có cây cỏ và sương mù bao phủ quanh năm. Công việc anh làm gian khổ, thầm lặng nhưng có ý nghĩa giúp dự báo thời tiết để nhân dân ta sản xuất và chiến đấu. Phải là người yêu nghề, say mê với công việc, anh mới trụ vững ở đỉnh Yên Sơn, mới chiến thắng được sự cô đơn một mình. Đam mê với công việc nên anh tìm thấy niềm vui trong công việc “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao có trể gọi là một mình được”. Thật cảm động khi anh tâm sự bày tỏ với ông hoạ sĩ “ Công việc gian khổ như thế đấy, nhưng cất nó đi, cháu buồn chết đi được”. Suy nghĩ của anh chính là suy nghĩ của thế hệ trẻ ở thập niên 70 của thế kỉ XX, thật đẹp biết bao!”
	Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn diễn dịch:
	Câu chủ đề: câu 1. Nêu đặc điểm bao quát của anh thanh niên.
	Các câu sau triển khai chứng minh cho đặc điểm đó.
	Câu kết đoạn đánh giá suy nghĩ về lẽ sống đẹp của anh. 
	 Ví dụ 4:
- Bài tập:	Viết một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, theo cách lập luận diễn dịch phân tích về đặc điểm nổi bật của nhân vật ông Hai trong truyện Ngắn “ Làng” của Kim Lân. Đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm (gạch chân yếu tố miêu tả, biểu cảm đó).
- Đoạn văn minh hoạ:
	Ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của kim Lân là nhân vật điển hình cho người nông dân trong kháng chiến chống Pháp có tình yêu làng, yêu nước cảm động. Ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình nên thường khoe và tự hào làng của ông là làng cách mạng, làng kháng chiến. Vì hoàn cảnh ông phải đi tản cư, ông luôn nhớ về làng “ Chao ôi, lão thấy nhớ làng mình quá!”. Gặp đoàn tản cư ông lão hỏi thăm tin tức làng Chợ Dầu thì được người tản cư cho biết làng ông làm Việt gian theo Tây. Ông cảm thấy đau đớn, xấu hổ “ da mặt tê rân rân, cổ nghẹn đắng lại, không thở được”, “ông cúi gằm mặt, lảng đi về nhà”. Tin dữ ám ảnh ông, biến ông thành con người khác, chỉ ru rú ở nhà không dán ra ngoài, hay cáu bẳn, gắt gỏng. Khi mụ chủ nhà có ý định đuổi khéo gia đình ông, ông rơi vào trạng thái bế tắc, tuyệt vọng. Ở hoàn cảnh đó ông đấu tranh giằng xé: hay là về làng? Nhưng vừa nghĩ ông đã gạt phắt đi vì về làng tức là theo Tây, bỏ Cụ Hồ, bỏ kháng chiến. Trong sự bế tắc đó, ông tâm sự với con út như một cách ngỏ lòng mình rằng: ở ông, tình yêu làng, trung thành với cách mạng, với kháng chiến không bao giờ thay đổi. Khi được tin cải chính, ông Hai như người chết sống lại, ông lại sung sướng đi khoe làng bị đốt, nhà mình bị cháy. Đó là minh chứng hùng hồn chứng minh làng ông là làng Cách mạng, làng kháng chiến.
	Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn diễn dịch:
	Câu chủ đề là câu mở đoạn: nêu đặc điểm nổi bật của nhân vật ông Hai.
	Các câu sau triển khai chứng minh lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.
Ví dụ 5:- Bài tập: - Viết một đoạn văn theo kiểu quy nạp, phân tích tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm của cô thanh niên xung phong Phương Định trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn, sử dụng ít nhất hai phép liên kết câu (gạch dưới những từ ngữ này)
Đoạn văn minh hoạ:
“ Những ngôi sao xa xôi” của nữ nhà văn Lê Minh Khuê kể về ba nữ thanh niên xung phong là Nho, Phương định và chị Thao làm thành “tổ trinh sát mặt đường”. Họ ở trên một cao điểm giữa một vùng trong điểm trên tuyến đường Trường Sơn – con đường huyết mạch, con đường nối hậu phương miền Bắc với tiền phương miền Nam, con đường trọng yếu của cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh. Cả ba cô gái trong tác phẩm đều đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng người đọc vẫn có ấn tượng sâu sắc nhất với Phương Định. Vốn là một cô gái thành phố, thích mơ mộng, cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt. Vào chiến trường đã ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hằng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như ở đồng đội không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai. Định còn là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời và thích hát. Định hát ngay trong những khoảnh khắc “im lặng”, khi máy bay trinh sát bay rè rè. Cô hát cả khi “ máy bay rít, bom nổ, nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét”. Đúng là “ tiếng hát át tiếng bom”. Cô yêu quý hai người đồng đội, đặc biệt cô dành tình cảm và niềm cảm phục cho tất cả những chiến sĩ mà cô gặp hằng đêm trên trọng điểm của con đường ra mặt trận. Cũng giống như những cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm tới hình thức của mình: “ Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá, hai bím tóc dày tương đối mềm, cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” . Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính trẻ để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào nhưng chưa dành riêng tình cảm của mình cho một ai. Nhạy cảm nhưng cô lại không hay bộc lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kì. Phương Định hay hồi tưởng về những kỉ niệm của tuổi học trò hồn nhiên, vô tư pha một chút tinh nghịch và mơ nộng của một thiếu nữ: “Cô hay ngồi trên thành cửa sổ để hát, hát say sưa đến nỗi suýt lộn nhào xuống đất”! Công việc phá bom đối với cô là một công việc quen thuộc nhưng cũng rất nguy hiểm. Thậm chí một ngày phá tới năm quả bom. Mỗi lần là một thử thách với giây thần kinh cho tới từng cảm giác. Nhân vật Phư

File đính kèm:

  • docchuyen_de_doan_van_20150725_035137.doc