Luyện tập đọc hiểu Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân)
1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động của mình và ta. Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn bó lâu dài, có tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến.
2. Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại. Các từ láy tha thiết , bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Những người cán bộ cũng hồi hộp, không yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách.
3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến.
4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nghịp bình thường 2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2. Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn, xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến.
ĐỌC HIỂU NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ ( Nguyễn Tuân) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: …Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. ( Trích Tuỳ bút Sông Đà-Nguyễn Tuân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ? 4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của những ngành nào ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là gì ? Trả lời: 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính. 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : tả về thác nước và đá ở sông Đà ( hay còn gọi là thạch thuỷ trận) 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều biện pháp tu từ về từ. Đó là : - So sánh : thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.. - Nhân hoá: oán trách , van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo.., rống lên , mai phục ,nhổm cả dậy ,ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó … Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là : gợi hình ảnh con sông Đà hùng vĩ, dữ dội. Không còn là con sông bình thường, Sông Đà như có linh hồn, đầy tâm địa, nham hiểm. Qua đó, ta thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. 4. Đoạn văn bản trên Nguyễn Tuân đã sử dụng tổng hợp tri thức của nhiều ngành . Cụ thể : - âm nhạc : tả âm thanh tiếng thác : nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên… - Hội hoạ : vẽ bộ mặt của Đá : nhăn nhúm méo mó - Quân sự: mai phục Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng đó là : thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân khi tả dòng sông Đà. Con sông được nhìn ở nhiều góc độ, trở nên sống động, mạnh mẽ, ấn tượng, thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của nhà văn. TÂY TIẾN Đề 1: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi ! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời ! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Nêu ý nghĩa tu từ của từ láy chơi vơi trong đoạn thơ. 3. Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối thanh như thế nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc phối thanh đó. 4. Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến như thế nào? Trả lời: 1/ Đọc thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của tác giả về miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. Đó là những cuộc hành quân gian khổ và khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. 2/ Từ láy “ chơi vơi” gợi nỗi nhớ mênh mông, không định hình, không theo trình tự thời gian và không gian, cứ dâng trào theo cảm xúc của nhà thơ. 3/ Câu thơ : Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi được phối toàn thanh bằng. Hiệu quả nghệ thuật : tạo cảm giác được những mệt mỏi, căng thẳng đã được trút hết và những con người đã chiếm lĩnh được đỉnh cao, đã phóng tầm mắt ra bốn phương nhẹ nhõm, sảng khoái ngắm nhìn trong không gian bao la, mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấy thấp thoáng những ngôi nhà của người dân tộc như đang bồng bềnh trôi giữa màn mưa rừng. 4/ Cụm từ bỏ quên đời thể hiện vẻ đẹp bi hùng của người lính Tây Tiến : Từ “bỏ” khẳng định người coi cái chết nhẹ nhàng trong dãi dầu mưa nắng, lúc vượt qua núi đèo. Nhà thơ đã sử dụng cách nói giảm nhưng vẫn gieo vào lòng người đọc sự xót xa thương cảm về những gian nan, vất vả mà người lính Tây Tiến đã phải trải qua. Đề 2: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa, Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của tác giả? 2. Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến? 3. Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. Trả lời: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng của tác giả : đó là nỗi nhớ những kỉ niệm về tình quân dân trong đêm liên hoan văn nghệ và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng. 2/ Các từ “xiêm áo”, “khèn”,“man điệu”, “e ấp” có vai trò trong việc thể hiện những hình ảnh vẻ đẹp văn hoá miền núi và tâm trạng người lính Tây Tiến : a/ Vẻ đẹp thể hiện bản sắc dân tộc, nhất là văn hoá miền núi. Đó là vẻ đẹp của các cô gái Tây Bắc trong trang phục lạ: xiêm áo, vừa e thẹn, vừa tình tứ trong một vũ điệu lạ: man điệu, nhạc cụ lạ : khèn, dáng điệu lạ: e ấp. b/ Tâm trạng người lính: vừa ngạc nhiên, vừa đắm say trong tiến khèn, điệu múa.Tâm hồn các anh vẫn phơi phới niềm lạc quan yêu đời, đầy ắp niềm vui và mộng mơ, quên đi bao nỗi nhọc nhằn, gian khổ. 3/ Câu thơ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa được sử dụng nghệ thuật đối lập. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ : gợi vẻ đẹp hoang sơ, vữa dữ đội, vừa thơ mộng của núi rừng, đồng thời thể hiện bút pháp “thi trung hữu hoạ” ( trong thơ có hoạ) của Qung Dũng. VIỆT BẮC Đề 1: “Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn? Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...” Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào ? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy ?, 2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ? 3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó ? 4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp đó. Trả lời: 1. Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động của mình và ta. Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn bó lâu dài, có tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến. 2. Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại. Các từ láy tha thiết , bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Những người cán bộ cũng hồi hộp, không yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách. 3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến. 4. Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nghịp bình thường 2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2. Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp : gợi tâm trạng bịn rịn, xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến. . TIẾNG HÁT CON TÀU - Chế Lan Viên - Đề 1: Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân. Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường, Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại mẹ yêu thương. Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của đoạn thơ? 2. Nêu ý nghĩa từ “máu rỏ”, “chín trái đầu xuân ” trong đoạn thơ. 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 ? Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với kỉ niệm kháng chiến. Đó là niềm khát khao mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao khi trở về với nhân dân cùng với những kỉ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa trong những năm kháng chiến. 2. Ý nghĩa từ “máu rỏ” : gợi giá trị to lớn của đau thương, mất mát, hi sinh thầm lặng của bao người, “chín trái đầu xuân ” gợi thành quả lao động . Nơi máu rỏ là nơi trái chín, nơi đau thương, hi sinh là nơi sự sống sinh sôi, nảy nở nhờ quá trình lao động bền bỉ, hăng say . Điều đó gợi sức sống bất diệt của vùng đất kháng chiến, của con người Việt Nam. 3. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh ở đoạn thơ thứ 2 : Nhà thơ so sánh kháng chiến như ngọn lửa . Cuộc kháng chiến đã đi qua Mười năm nhưng sức ấm nóng vẫn còn lan toả đến Nghìn năm sau. Kháng chiến trở thành ngọn đuốc soi đường đi cho dân tộc và cho Con- nhà thơ cách mạng.- tìm về lại với Mẹ-Nhân dân. Đề 2: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Con nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con. Con nhớ em con, thằng em liên lạc Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư. Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi. Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ? Khi ta ở, chi là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Ý chính của đoạn thơ là gì ? 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất? 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ” ? Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với Nhân dân. Nhà thơ thể hiện lòng biết ơn vô hạn với nhân dân, trong đó có những con người cụ thể như anh du kích, thằng em liên lạc, bà Mế Việt Bắc. 2. Hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất : chỉ 4 câu thơ, nhà thơ dùng đến 5 hình ảnh so sánh, ẩn dụ : - Nai - về - suối cũ/- Cỏ - đón – giêng hai/- Chim én - gặp mùa/- Trẻ thơ đói lòng - gặp - sữa/- Chiếc nôi ngừng - gặp – cánh tay đưa. Ý nghĩa: trở về với nhân dân là qui luật tất yếu, khách quan của lịch sử. Trở về với nhân dân là nhu cầu sống chủ quan của người nghệ sĩ . Nhân dân là bầu sữa ngọt nuôi dưỡng, là bà mẹ dịu hiền nâng giấc tâm hồn nhà thơ. Tác giả khái quát vai trò to lớn của nhân dân với mỗi cá nhân. Với tư cách con người,nhân dân, cuộc đời là sự sống. Với tư cách nghệ sĩ, nhân dân, cuộc đời là ngọn nguồn duy trì cảm hứng sáng tác. 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ”: Tác giả đưa ra qui luật kì diệu: chính tâm hồn con người với biết bao gắn bó đã biến đất đai vô tri, tên địa danh vô cảm thành không gian thiêng liêng, thành miền nhớ đầy xúc cảm, nơi lưu giữ kỉ niệm hay những mảnh tâm hồn. Đề 2: Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa. Con nhớ anh con, người anh du kích Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con. Con nhớ em con, thằng em liên lạc Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư. Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc Năm con đau, mế thức một mùa dài. Con với mế không phải hòn máu cắt Nhưng trọn đời con nhớ mế ơn nuôi. Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ? Khi ta ở, chi là nơi đất ở Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn! Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Ý chính của đoạn thơ là gì ? 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất? 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ” ? Trả lời: 1. Ý chính của đoạn thơ : Về với Tây Bắc là về với Nhân dân. Nhà thơ thể hiện lòng biết ơn vô hạn với nhân dân, trong đó có những con người cụ thể như anh du kích, thằng em liên lạc, bà Mế Việt Bắc. 2. Hiệu quả nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ở đoạn thơ thứ nhất : chỉ 4 câu thơ, nhà thơ dùng đến 5 hình ảnh so sánh, ẩn dụ : - Nai - về - suối cũ/- Cỏ - đón – giêng hai/- Chim én - gặp mùa/- Trẻ thơ đói lòng - gặp - sữa/- Chiếc nôi ngừng - gặp – cánh tay đưa. Ý nghĩa: trở về với nhân dân là qui luật tất yếu, khách quan của lịch sử. Trở về với nhân dân là nhu cầu sống chủ quan của người nghệ sĩ . Nhân dân là bầu sữa ngọt nuôi dưỡng, là bà mẹ dịu hiền nâng giấc tâm hồn nhà thơ. Tác giả khái quát vai trò to lớn của nhân dân với mỗi cá nhân. Với tư cách con người,nhân dân, cuộc đời là sự sống. Với tư cách nghệ sĩ, nhân dân, cuộc đời là ngọn nguồn duy trì cảm hứng sáng tác. 3. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc “Khi ta ở ” ,“Khi ta đi ”: Tác giả đưa ra qui luật kì diệu: chính tâm hồn con người với biết bao gắn bó đã biến đất đai vô tri, tên địa danh vô cảm thành không gian thiêng liêng, thành miền nhớ đầy xúc cảm, nơi lưu giữ kỉ niệm hay những mảnh tâm hồn. Đây là một trong những đề bài tập Đọc hiểu ( có đáp án) được GIỚI THIỆU TRONG PHẦN MỀM DẠY- HỌC VÀ ÔN TẬP TRONG KỲ THI QUỐC GIA THPT NĂM 2015 NGỮ VĂN 12 1. Tiện ích của phần mềm : - Với giáo viên: sẽ có thêm tư liệu để sọan giảng các trích đọan, không cần tìm thêm tư liệu bên ngoài, chỉ cần lấy tư liệu hình ảnh, diễn ngâm…ngay trên trang web để bổ sung cho bài giáo án điện tử. Với trang Website này, thầy cô và các em học sinh có đầy đủ tư liệu để đọc hiểu tác phẩm văn học, xem tranh minh hoạ ; nghe nhạc và làm bài tập trắc nghiệm v.v. Thầy cô sẽ trích xuất từ trang web này những hình ảnh, nhạc để liên kết vào bài soạn giáo án điện tử của mình, làm cho bài soạn thêm phần phong phú. -Với học sinh : có thể sử dụng trang web để đọc hiểu rộng hơn về chương trình Ngữ Văn lớp 12 . Các em sẽ tự ôn thi Quốc gia THPT theo sự hướng dẫn cụ thể. 2. Các phần chính của phần mềm: 2.1/ Phần Bài tập trắc nghiệm của trang web gồm có: - Trắc nghiệm Phần Văn Trắc nghiệm Tiếng Việt -Trắc nghiệm Làm văn: Mục đích phần trắc nghiệm khách quan là hỗ trợ học sinh tự học thông qua tự kiểm tra kiến thức đã học. Làm bài tập trắc nghiệm, học sinh chỉ cần đưa trỏ chuột vào các thanh tiêu đề, liên kết với các bài, đánh dấu chọn vào câu đúng. Mỗi đề đưa ra đều có 04 lựa chọn. Học sinh khi tự học, sẽ làm bài trực tiếp trên máy tính. Cuối bài tập đều có đáp án và tính câu đúng theo tỉ lệ %, bao nhiêu phần trăm đúng là sẽ tính ra điểm. Ví dụ: đúng 100% được tính 10 điểm. Thầy cô cũng dựa vào hệ thống bài tập trắc nghiệm để thiết kế câu hỏi Đọc hiểu văn bản trong PISA. Trang web cũng chuyển toàn bộ bài tập trắc nghiệm sang tập tin word ( có đáp án) để thầy cô chỉnh sửa và in ấn. 2.2/ Phần Cùng đọc hiểu văn bản của trang web gồm nhiều thư mục . Cụ thể : 2.2.1/ Đọc văn bản: gồm tất cả văn bản trong chương trình Ngữ văn 12, giúp học sinh tự học thông qua đọc lại Ngữ liệu văn bản để tìm hiểu nội dung và nghệ thuật tác phẩm. Ngoài ra, những văn bản trích đoạn, trang web sẽ cung cấp toàn bộ các chương còn lại để học sinh có cái nhìn bao quát về tác phẩm. 2.2.2/Hỏi đáp Ngữ văn 12: Đây là phần giúp giáo viên dạy tiết ôn tập và học sinh có kiến thức để làm bài về tác gia, tác phẩm, ý nghĩa nhan đề, nội dung và nghệ thuật chính của tác phẩm. Chỉ cần liên kết vào trong từng câu hỏi, sẽ có phần gợi ý trả lời. 2.2.3/ Chân dung nhà văn : Đây là phần tư liệu giúp hiểu thêm về cuộc đời của các nhà văn, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm trong chương trình thông qua những mẩu chuyện có thật, những giai thoại, những bài phỏng vấn hoặc chính nhà văn nói về tác phẩm của mình. 2.2.4/Ôn tập nghị luận văn học: Gồm nghị luận về thơ ( HKI- có phần bài tập và đáp án Đọc hiểu) và nghị luận về tác phẩm văn xuôi ( HKII) 2.2.5/Bồi dưỡng thi học sinh Giỏi (trong dia CD 2) : Gồm những đề thi và gợi ý làm bài giúp GV và học sinh có cơ sở luyện tập để dự thi học sinh giỏi cấp Tỉnh đạt kết quả cao. 3- Cấu hình để ứng dụng chương trình: - Công cụ sử dụng: Microsoft Office FrontPage 2003 dưới ngôn ngữ *.html - Cấu hình tối thiểu: Pentium III ; 256 Mb Ram, độ phân giải 800x600 với 256 màu; hệ điều hành MS Windows 98, Internet Explorer 6. - Cấu hình yêu cầu để sử dụng hiệu quả các chức năng trình duyệt, âm thanh và đồ hoạ: Card âm thanh, loa, Ram 256 Mb, DirectX 8, Internet Explorer 6, màn hình 32 bit. - Chương trình không yêu cầu phải cài đặt. - Tập tin thực thi (EXE): van12.exe ( Biểu tượng hình tròn màu vàng) 4 - Hướng dẫn sử dụng: -Toàn bộ chương trình đều tự thực thi trên CD. Vì thế, chương trình sẽ tự động chạy khi được đưa vào ổ đĩa CD-Rom. Tuy nhiên, nếu chương trình không tự chạy do đã chép vào một Folder, ta mở Folder ra, chọn biểu tượng tập tin thực thi van12.exe, nhấp chuột, trang web sẽ hiện ra trang chủ. -Lưu ý: Nếu máy tính đang chạy chương trình quét vi rút Bkav, bạn hãy tắt chương trình này trước. Nếu không, hệ thống sẽ báo lỗi. -Trước khi chạy chương trình không phải cài thêm bất kì chương trình phụ nào. - Giao diện Tiếng Việt, sử dụng bảng mã Unicode, đẹp mắt, trực quan, rõ ràng, dễ hiểu. 5/ Cách mở ổ đĩa: a. Cách 1: nếu đã tắt chương trình diệt virus Bkav:Bạn thử như sau. Giả sử bạn đưa đĩa Văn HKII vào ổ đọc. Chờ khoảng 3.4 giây xem ổ đĩa có bật sáng ko? Sau đó bạn click vào Mycomputer, xem máy có nhận ra trong ổ đọc có hình trái tim màu đỏ và có dòng chữ VĂN 12 HKII không? ( xem huong dan 1). Nếu có , bạn click chuột phải mở đĩa ra sẽ thấy các file như hình hướng dẫn 2. Bạn bấm vào biểu tượng hình tròn màu vàng có chữ Văn 12.exe, tiếp tục mở và nhấn ok, b. Cách 2: không cần tắt BKaV - Chép toàn ổ đĩa CD vào ổ cứng. - Theo đường dẫn :AutoPlay\Docs\Trang Chu_HomePage. Bấm vào Trang Chu_HomePage ( chạy bằng Internet Explorer) 6/ Liên hệ : Thầy ( cô ) nào có nhu cầu tìm hiểu phần mềm, xin liên hệ qua địa chỉ Email nguyenhieudung1968@gmail.com để tác giả ( Số 01223745614 (DĐ) giải đáp ( Một bộ gồm 2 dia CD Tap I va Tap II). Thầy(cô) vui lòng khi gửi mail ghi rõ Họ và tên:…………..Địa chỉ nơi công tác ( Trường, xã, huyện, tỉnh…) để được phản hồi những thông tin chi tiết hơn.
File đính kèm:
- Luyen tap Doc hieu co DA chon loc van 12.doc