Lịch sử địa phương Lớp 8 - Tiết 43: Phong trào kháng chiến chống Pháp ở Quảng Bình cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Năm học 2015-2016

* Hoạt động 1:

Giáo viên cho học sinh đọc nội dung SGK

Treo bản đồ Việt Nam: Giới thiệu địa danh Quảng Bình

? Sau khi phản công kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

Tôn thất thuyết đưa vua hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế ra Quảng Trị và ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên phò vua giúp nước.

? Nhân dân Quảng Bình đã làm gì?

Đứng trước nguy cơ mất nước, hưởng ứng phong trào Cần Vương, nhân dân Quảng Bình đã vùng dậy dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, quan lại và trí thức có tấm lòng yêu nước, đánh trả quân xâm lược. Vùng đất Quảng Bình trở thành một trong những nơi tụ nghĩa của phong trào Cần Vương. Các sĩ phu yêu nước của đất Quảng Bình như: Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân, Hoàng Phúc, Đoàn Chí Tuân. đã chiêu tập nghĩa quân, đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong một thời gian ngắn Quảng Bình trở thành pháo đài vững chắc đánh trả các cuộc vây quét của giặc. Chính kẻ thù cũng phải run sợ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử địa phương Lớp 8 - Tiết 43: Phong trào kháng chiến chống Pháp ở Quảng Bình cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/3/2016 
 Ngày dạy: 10/3/2016
Tiết 43:
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở QUẢNG BÌNH
CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I.MỤC TIÊU:
1 Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được sự đóng góp của nhân dân Quảng Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX.
- Nắm được những trận đánh lớn diễn ra ở thời kì này.
2. Tư tưởng
	Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn những vị anh hùng dân tộc.
3.Kỹ năng:
	Giúp học sinh có kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử
II. CHUẨN BỊ:	Tư liệu, tranh ảnh thời kì này
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Ghi Bảng
* Hoạt động 1:
Giáo viên cho học sinh đọc nội dung SGK
Treo bản đồ Việt Nam: Giới thiệu địa danh Quảng Bình
? Sau khi phản công kinh thành Huế thất bại Tôn Thất Thuyết đã làm gì?
Tôn thất thuyết đưa vua hàm Nghi rời khỏi kinh thành Huế ra Quảng Trị và ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên phò vua giúp nước.
? Nhân dân Quảng Bình đã làm gì?
Đứng trước nguy cơ mất nước, hưởng ứng phong trào Cần Vương, nhân dân Quảng Bình đã vùng dậy dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, quan lại và trí thức có tấm lòng yêu nước, đánh trả quân xâm lược. Vùng đất Quảng Bình trở thành một trong những nơi tụ nghĩa của phong trào Cần Vương. Các sĩ phu yêu nước của đất Quảng Bình như: Lê Trực, Nguyễn Phạm Tuân, Hoàng Phúc, Đoàn Chí Tuân... đã chiêu tập nghĩa quân, đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.
Trong một thời gian ngắn Quảng Bình trở thành pháo đài vững chắc đánh trả các cuộc vây quét của giặc. Chính kẻ thù cũng phải run sợ.
1. Phong trào kháng chiến chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương
- Nhân dân QB đã sục sôi một phong trào kháng Pháp.
- Họ tự rèn đúc vũ khí, tự luyện tập võ nghệ, tích trữ lương thực
* Hoạt động 2
?Nêu những trận đánh lớn trong thời kì này?
Hoảng sợ trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào kháng chiến chống Pháp ở Quảng Bình, thực dân Pháp và triều đình phong kiến Huế đã tập trung lực lượng đàn áp. Ngày 19-7-1885, quân Pháp nhanh chóng chiếm thành Đồng Hới. Thực dân Pháp còn tổ chức nhiều cuộc tấn công vào căn cứ của vua Hàm Nghi ở vùng Tuyên Hóa. Tại đây đã xảy ra những trận đánh lớn Những hoạt động mạnh mẽ của đội quân Cần Vương ở Quảng Bình dưới sự chỉ huy của Đoàn Chí Tuân (tức Bạch Xỉ) cũng giành được thắng lợi.  
Đến năm 1889, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt, phong trào Cần Vương ở Quảng Bình tạm thời lắng xuống nhưng tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân vẫn âm ỉ cháy, rồi lại bùng lên mạnh mẽ trong các cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, trong các phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân do Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi xướng... 
Tại sao phong trào Cần vương ở Quảng Bình lại thất bại?
Các phong trào đấu tranh lúc này do chưa có một đường lối chính trị đúng đắn, nên không thể đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi
? Nêu ý nghĩa của phong trào Cần vương ở Quảng Bình?
2. Mộ số trận chiến đấu tiêu biểu của nhân dân Quảng Bình trong phong trào Cần Vương
-Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Phạm Tuân và các tướng khác. Tháng 1-1886, tại Khe Ve, nghĩa quân đã đánh bại hai lần tấn công quy mô của quân Pháp, giết và làm bị thương nhiều tên địch. 
-Tháng 4-1886, ở Mỹ Lộc (Lệ Thủy) nghĩa quân Cần Vương dưới sự chỉ huy của thống lĩnh Hoàng Phúc đã đánh tan cuộc truy lùng của 500 lính khố xanh và quân Pháp, bắt sống tên cầm đầu là Võ Bá Liên. Cũng vào thời điểm này ở đồn Lèn Bạc, Áng Sơn, Khe Giữa (Lệ Thủy), các thủ lĩnh Đề Én, Đề Chính, Lãnh Nhưỡng đã lãnh đạo nghĩa quân lần lượt đẩy lùi những cuộc tiến công của quân Pháp ở vùng núi này.
Ý nghĩa: Mặc dù bị thất bại nhưng nghĩa khí của văn thân, sĩ phu yêu nước Quảng Bình và tên tuổi của vị vua trẻ Hàm Nghi vẫn được người đời sau mãi mãi nhắc tên, được sử sách ghi nhận và những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến đã để lại bài học quý cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
Củng cố: Tường thuật lại những trận đánh lớn diễn ra giữa nghĩa quân Cần vương và xâm lược Pháp
Vì sao phong trào Cần vương ở Quảng Bình lại thất bại? Ý nghĩa và bài học lịch sử
Dặn dò: Đọc trước bài mới, chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử.

File đính kèm:

  • docLICH SU DIA PHUONG LOP 8 TIET 43.doc