Lịch giảng dạy – Tuần 26 lớp 2

A. MỤC TIÊU:

+ Giúp HS nhận biết về số lượng; biết đọc, biết viết và đếm các số có hai chữ số từ 20 đến 50.

+ Nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.

+ Rèn kĩ năng đọc, viết, đếm các số có hai chữ số từ 20 đến 50.

B ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

+ GV mẫu vật, bó que tính và que tính rời. Bộ số thực hành toán 1

+ Học sinh que tính và các đồ dùng khác.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc30 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 875 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch giảng dạy – Tuần 26 lớp 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: CON GÀ.
I.MỤC TIÊU:
+ HS biết quan sát và nói được tên các bộ phận bên ngoài của con gà.
+ Phân biết được gà trống, gà mái, gà con về hình dáng- tiếng kêu. 
+ Biết được ích lợi của việc nuôi gà. Có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh bài học SGK và sưu tầm về gà
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 2 em lên bảng trả lời:
H: Nêu tên các bộ phận của con cá ?ù Đầu, mình, vây và đuôi.
H: Ăn cá có ích lợi gì ? Ăn cá bổ cơ thể khỏe mạnh.
- Nhận xét tuyên dương.
2. Dạy học bài mới:
* GV giới thiệu tên bài học: Con gà. 
* Hoạt động 1: Làm việc với sách:
Mục tiêu: + HS biết tên các bộ phận bên ngoài của con gà.
 + Biết và phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
Bước 1: Học sinh mở sách xem tranh vẽ. Thảo luận theo cặp:
H: Hãy chỉ và nói tên các bộ phận của gà ? Đầu, mình, hai chân và hai cánh.
H: Phân biệt gà trống, gà mái ? Gà trống, gà mái khác nhau về bộ lông, kích thước và tiếng kêu.
H: Người ta nuôi gà để làm gì ? nuôi gà để lấy thịt và trứng ăn.
Bước 2: Giáo viên gọi 4 cặp đại diện lên trả lời các câu hỏi ở bước 1.
Kết luận:
+ Gà có đầu, mình, hai chân và hai cánh. Toàn thân gà có lông che phủ, đầu gà nhỏ, có mào, mỏ gà nhọn, ngắn và cứng, chân gà có móng sắc.
+ Gà trống, gà mái gà con khác nhau về kích thước, màu lông và tiếng kêu.
+ Thịt gà, trứng gà cung cấp nhiều chất đạm tốt cho sức khoẻ.
+ Học sinh lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận của con gà.
+ Nghỉ giữa tiết: Lớp chơi trò chơi Tập tầm vông.
* Hoạt động 2: Trò chơi: “Bắt chước tiếng kêu của gà trống, gà mái, gà con” Gọi một học sinh đóng vai gà trống đánh thức mọi người dậy.
- 1 học sinh đóng vai gà mái cục ta cục tác đẻ trứng.
- 1 học sinh đóng vai gà con kêu chíp chíp.
- Cả lớp nhận xét biểu dương sau khi các bạn chơi xong. Sau đó mời HS khác lên bắt chước tiếng kêu của gà.
+ Hướng dẫn về nhà làm bài tập.
3. Củng cố: 
H: Vừa học bài gì ? Con gà.
H: Gà có mấy phần? Đầu, mình, hai chân và hai cánh.
Dặn dò 
- Về quan sát Con gà nhà em.
- Chuẩn bị bài Con mèo. Quan sát mèo nhà em hôm sau học. 
- Nhận xét tuyên dương.
TOÁN – TIẾT 102: Dạy thứ 4/ 02/ 03/ 2011
 CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. Tiết 2
A. MỤC TIÊU:
+ Giúp HS nhận biết về số lượng; biết đọc, viết và đếm các số có hai chữ số từ 50 đến 69.
+ Nhận biết thứ tự các số từ 50 đến 69.
+ Rèn kĩ năng đọc, viết, đếm các số có hai chữ số từ 50 đến 69.
B. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
- Giáo viên mẫu vật, các bó que tính rời. Bộ số thực hành toán 1
- Học sinh que tính và các đồ dùng khác.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 1 em lên đọc số từ 0 đến 50 GV nhận xét ghi điểm.
- 2 em lên viết bài 2 trang 137 các số ba mươi tư.34.., ba mươi mốt..31.., lớp viết ba mươi chín..39..GV nhận xét ghi điểm.
II. DẠY HỌC BÀI MỚI:
* GV giới thiệu tên bài học: 
1. Giới thiệu các số từ 50 đến 60:
+ Cài bảng 5 bó que tính.
H: Có mấy chục que tính ?
5 chục gắn thêm 1 que rời.
H: Có tất cả mấy que ? ghi bảng 
- 52 que thêm 1 que đếm 53 que, thêm 1là 54.
H:54 có mấy chục và mấy đơn vị? 
54 thêm 1 là 55, thêm 1 là 56, thêm 1 là 57, thêm 1 là 58, thêm 1 là 59, thêm 1 là 60, thêm 1 là 61.
H: Thêm bao nhiêu que tính ?
Bài tập 1: Sách trang 138: 
- HS lên viết, GV cùng HS nhận xét bổ sụng.
Đọc đúng số 51 năm mươi mốt, 54 năm mươi tư, 57 năm mươi bảy, 55 năm mươi lăm. 
*Nắm cách đọc số, viết số, đếm số từ 50 đến 59 
2. GV giới thiệu số từ 61 đến 70.
+Cài bảng 6 bó que tính và 1 que
H: Có mấy chục que tính ?
60 gắn thêm 1 que rời.
H: Có tất cả mấy que ? ghi bảng 
- 62 que thêm 1 que đếm 63 que, thêm 1 đếm 64, thêm 1 đếm 65, thêm 1 đếm 66, thêm 1 là 67, thêm 1 là 68, thêm 1 là 69, thêm 1 là 70.
H: Vừa lấy thêm mấy que tính ? 
H: 70 có mấy chục mấy đơn vị ? 
+ Viết 7 cột chục, 0 cột đơn vị. Đọc là bảy mươi.
Bài 2: 
-HS lên làm, GV nhận xét bổ sung
* Nắm cách đọc số, viết số, đếm số từ 60 đến 70
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
- HS lên viết số, nhận xét bổ sung
* Nắm nhận biết thứ tự các số từ 30 đến 69
+ Nghỉ giữa tiết: Lớp hát bài.
3. Hướng dẫn làm bài 4: 
- Hướng dẫn viết số còn thiếu vào ô trống. 
- HS lên làm, nhận xét bổ sung.
+ Đổi vở kiểm tra, thu vở chấm.
4. Củng cố:
- HS thi đếm thuộc số, nhận xét ghi điểm.
*Nắm cách đọc, viết số và đếm các số có hai chữ số từ 50 đến 69. Nắm nhận biết thứ tự từ số 50 đến 69
Dặn dò: 
- Tập đọc, viết các số từ 0 đến 69
- Xem trước bài hôm sau học.
- Nhận xét tuyên dương.
Các số có hai chữ số.
+ HS có 5 bó que tính.
5 chục que tính.
5 chục thêm 1 que là 51 que.
51 thêm 1 là 52, 53 thêm 1 là 54, thêm 1 là 55, thêm 1 là 56, thêm 1 là 57, thêm 1 là 58, thêm 1 là 59 thêm 1 là 60, thêm 1 là 61.
Tất cả 11 que tính.
Chục 
Đơn vị
Viết số
Đọc số
 5
 4
 54
Năm mươi tư
 6
 1
 61
 Sáu mươi mốt
 6 
 8
 68
Sáu mươi tám 
3 em đọc bài, lớp đồng thanh 
Bài tập 1: Viết số 
Năm mươi : 50, Năm mươi mốt: ..51.. 
Năm mươi hai:52, Năm mươi ba:..53.. 
Năm mươi tư:54, mươi lăm: ..55..
Năm mươi sáu56, Năm mươi bảy:57, Năm mươi tám:58 Năm mươi chín:59..
3 em viết, lớp bảng con nhận xét 
- Có 6 bó que tính và 1 que rời
6 chục và 1 que tính.
61 thêm 1 que là 62 que.
62 thêm 1 là 63, thêm 1 là 64, thêm 1 là 65, thêm 1 là 66, thêm 1 là 67, thêm 1 là 68, thêm 1 là 69, thêm 1 là 70. 
- 4 em đọc bảy mươi.
Bài 2: Viết số 
60, 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70
- 2 em lên viết số, lớp làm vở nhận xét 
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
- 3 em viết số, lớp làm sách nhận xét + Tìm bạn thân.
Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s.
s
a. Ba mươi sáu viết là: 306 
đ
 Ba mươi sáu viết là: 36 
đ
b. 54 gồm 5 chục và 4 đơn vị 
s
 54 gồm 5 và 4.
+ HS kiểm tra vở bạn, nộp vở chấm 
- HS đếm số.
- Xem bài trang 138. Tập đọc số, viết số bài 1
=========
TẬP ĐỌC – TIẾT 9 + 10: CÁI BỐNG.
A.MỤC TIÊU: 
+HS đọc trơn cả bài Cái Bống. Đọc đúng các chữ có phụ âm đầu s, ch, tr; có vần ang, anh và từ ngữ khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
- Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ.
+ HS tìm được tiếng và nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần anh, ach. 
+Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mẹ, sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ, một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ.
+Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK. Học thuộc lòng bài thơ.
B. CHUẨN BỊ:
+ Tranh bài học SGK. 
+ HS sách giáo khoa và một số đồ dùng khác. 
C. CÁC HOẠT ĐỘNGDẠY - HỌC:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 3 em đọc bài Bàn tay mẹ và trả lời câu hỏi ở sách.
- 2 em lên viết bảng hằng ngày, làm việc, lớp viết bảng con tã lót.
GV nhận xét ghi điểm.
II. DẠY HỌC BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài học:
2. Hướng dẫn luyện đọc:
a.GV đọc mẫu lần 1: 
Nội dung:Tình cảm yêu mẹ,sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ, một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ. GV ghi số thứ tự dòng thơ.
b. HS luyện đọc:
* Luyện đọc các tiếng, từ:
+ Gạch chân các tiếng, từ khó: 
+ Giải nghĩa từ:
- Đường trơn là đường bị ướt, dễ ngã.
- Gánh đỡ là gánh giúp mẹ.
- Mưa ròng là mưa kéo dài. 
+ Luyện đọc phân biệt các từ đối lập.
* Luyện đọc câu: 
+Chỉ bảng HS đọc thầm. Đọc trơn, đọc nối tiếp (mỗi em 1 dòng)
* Luyện đọc đoạn - bài:
- Chia bài ra 2 đoạn.
Đọc nối tiếp (Mỗi em 1 đoạn)
+Đọc cả bài theo cá nhân, bàn, tổ.
+ Thi đua đọc trơn cả bài: 
HS thi đọc, GV nhận xét ghi điểm.
+ Nghỉ giữa tiết: Lớp hát và múa bài.
3.Ôn các vần anh, ach: 
a.Tìm tiếng trong bài có vần anh ?
- Tìm và nêu GV ghi, HS đọc các từ.
b.Nói câu chứa tiếng có vần anh, ach? 
+ Ghi câu mẫu lên HS đọc.
+HS thi tìm câu có vần anh, ach
4. Củng cố:
* Trò chơi: Thi tìm tiếng, từ viết bảng con. Tuyên dương nhóm tìm nhiều từ. Về nhà các em tìm thêm các từ.
H: Vừa học tập đọc bài gì ? 
* Tiết tập đọc cho chúng ta thấy được bạn Bống hiếu thảo với mẹ, ngoan ngoãn, giúp mẹ rất nhiều việc nhà..
H: Bạn nào đã giúp mẹ việc nhà ?
Dặn dò:
 * Về luyện đọc bài nhiều lần ở nhà, tìm thêm câu có vần anh - ach, 
 - Xem tiếp tiết 2
* Nhận xét tuyên dương HS. Nhắc nhở 
Tiết 2:
4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:
a.Tìm hiểu bài:
+ Đọc đoạn 1 sách trang 58.
H: Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm ?
+ HS đọc đoạn 2. 
H: Bống đã làm gì khi mẹ đi chợ về ? 
+ GV đọc mẫu lần 2. 
- Đọc diễn cảm cả bài, ghi điểm.
- Luyện đọc trơn đọc lưu loát, GV nhận xét tuyên dương.
b. Luyện đọc thuộc lòng bài thơ:
- Thi đọc, GV xóa dần các tiếng để lớp đọc thuộc bài.
+ Nghỉ giữa tiết: Lớp chơi trò chơi.
c. Luyện nói: 
- Thực hành hỏi đáp theo mẫu:
- Gọi từng cặp học sinh khác lên hỏi đáp các câu còn lại.
H: Em giúp mẹ làm việc gì ? 
H: Em còn giúp mẹ làm việc gì nữa không ? 
H: Khi học bài xong, em còn giúp mẹ làm việc gì nữa không ? 
- HS hỏi đáp lớp nhận xét, tuyên dương.
+ Hướng dẫn về nhà làm bài tập.
5. Củng cố:
+ Trò chơi: Thi tìm câu có vần anh, ach.HS tìm GV ghi bảng, nhận xét tuyên dương.
 H: Vừa học bài gì ? 
H:Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?.
Dặn dò 
- Về nhà đocï bài. Chuẩn bị baì.
- Nhận xét giờ học.
Cái Bống.
+ Lớp chú ý đọc thầm, đếm dòng thơ.
+Đọc và phân tích các tiếng khó
bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng, đường trơn. 
+ đi chợ/ trợ giúp,
 đường trơn/ chập chờn.
 khéo sảy/ xay bột 
+ Bài có 4 dòng, 2 câu. Là bài thơ lục bát, trên 6 tiếng;dưới 8 tiếng. 4 em đọc 4 dòng, dãy bàn đọc. 
+ Bài chia 2 đoạn.
- 2 em đọc tiếp nối 2 đoạn, dãy bàn mỗi em đọc 1 đoạn.
- Đọc cả bài 3 em, lớp đọc.
- 3 em thi đọc.
+ Em thích làm chú bộ đội.
a.Tìm tiếng trong bài có anh ?
 1 em tìm tiếng có vần anh:
 (gánh)
b.Nói câu chứa tiếng có anh,
ach? 
M: Nước chanh mát và bổ.
 Quyển sách này rất hay.
- 6 em tiếp nối nói câu mẫu 
+ Mẹ em lau sàn nhà sạch sẽ.
 Áo mẹ rách toạc.
 Mẹ nấu canh cua rất ngon.
 Cây chanh nhà bà sai trĩu quả.
+ 2 nhóm thi tìm tiếng từ có vần anh, ach
+ anh: bạn Thanh, bánh chưng, hiền lành, 
+ ach: rách áo, sạch sẽ,  
- 1 em đọc toàn bài trên bảng.
- 2 em đọc đoạn 1 và trả lời.
Sảy, sàng gạo
- 2 em đọc đoạn 2 và trả lời. 
Chạy ra gánh đỡ mẹ
- 3 em đọc diễn cảm cả bài.
+ Luyện đọc trơn 7 em, lớp nhận xét bổ sung.
+ Đọc thuộc lòng bài thơ, 5 em, dãy bàn, lớp đọc 
+ Tập tầm vông.
+Hỏi – Đáp
H: Ở nhà, bạn thường làm gì giúp bố mẹ? 
- Em trông bé cho mẹ nấu cơm.
- Em giúp mẹ quét nhà.
-Khi học bài xong, em cho gà ăn
- Sáng sáng em tưới rau ở sau vườn.
+ Làm vở bài tập ở nhà.
+ 3 tổ thi tìm và nói nhanh câu có vần anh, ach. Nhận xét tổ tìm được nhiều câu tuyên dương. 
- 3 em đọc thuộc lòng bài.
- Xem trước bài Vẽ ngựa.Tập đọc trơn,tìm tiếng có vần ua, ưa
===//===
ĐẠO ĐỨC - TIẾT 26: BÀI 12: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI. (T1)
I.MỤC TIÊU:
+Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi.
- Biết cảm ơn, xin lỗi là tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác.
+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi khi cần trong cuộc sống.
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp. 
+ Có thái độ tôn trọng những người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
+Tranh bài học đạo đức.
+ HS Sách bài tập đạo đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Tiết 1.
1/ Bài cũ: 
- HS 1 trả lời bài Đi bộ đúng quy định
H: Đường thành phố, đi bộ ở phần đường nào ?Đi bộ trên vỉa hè. GV nhận 
xét tuyên dương.
- HS 2 trả lời: Đường ở nông thôn không có vỉa hè, đi bộ ở phần đường nào ? Đi sát lề cỏ bên phải. GV nhận xét tuyên dương.
H: Khi đi học về học, đường không có vỉa hè em đi bộ phần đường nào? 
+ Nhận xét: 
2/ Bài mới:
** Giới thiệu bài:- Hôm nay cô dạy các em học tiết 1 bài: 
 - Ghi bảng: Cảm ơn và xin lỗi – 2 HS đọc.
* Hoạt động 1: S/ T38 QS tranh Bài 1 và trả lời câu hỏi:
+ Giảng tranh, giáo viên hướng dẫn HS đứng tại chỗ trả lời.
H: Tranh 1 có những ai ? Có 3 bạn trai.
H: Các bạn trong tranh đang làm gì ? 1 bạn đưa cho bạn kia quả táo. Bạn kia đưa tay ra nhận.
H: Bạn kia, được bạn cho táo cần nói gì ? Vì sao? Nói lời Cảm ơn bạn, vì bạn cho mình táo.
* HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Có 3 bạn trai, 1 bạn đưa cho bạn kia quả táo. Bạn kia đưa tay ra nhận. Nói lời Cảm ơn bạn, vì bạn quan tâm cho mình táo.
Ghi bảng: Khi được người khác quan tâm, giúp đỡ thì chúng ta cần nói lời Cảm ơn. 2 em đọc, lớp đt.
H: Tranh 2 có những ai ? Cô giáo đang dạy cả lớp đang học, 1 bạn đi học muộn.
H: Bạn đi học muộn cần nói gì ? Vòng hai tay em Xin lỗi cô, em đi học muộn. 
H: Vì sao bạn làm như vậy ? Vì đi học muộn có lỗi, làm phiền cô.
* HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Cô giáo đang dạy cả lớp đang học, 1 bạn đi học muộn. Vòng tay em Xin lỗi cô, em đi học muộn. Vì đi học muộn có lỗi, làm phiền cô.
Ghi bảng:Khi có lỗi làm phiền người khác thì phải Xin lỗi.2 em đọc,lớp đt
*Hoạt động 2: S/ T39; 40 
+ Thảo luận nhóm 5 em BT2 - Các câu hỏi trong 1 phút.
+ Mời từng cặp lên hỏi – đáp. 
H: Tranh 1 có những ai ? Các bạn đang làm gì ? 
Lan và các bạn của Lan. Các bạn tặng hoa, quà mừng sinh nhật cho Lan. H: Lan cần nói gì ? Vì sao ? 
Lan nói Cảm ơn các bạn. Vì các bạn quan tâm, đã đến chúc mừng sinh nhật mình. HS khác nhận xét bạn Hỏi - Đáp
+ Thảo luận nhóm 5 em BT2 - Các câu hỏi trong 1 phút.
H: Tranh 2 có những ai ? các bạn đang làm gì ? Cả lớp đang ngồi học, Hưng làn rơi hộp bút.
H: Hưng cần nói gì ? Vì sao ?Hưng phải Xin lỗi bạn vì làm phiền bạn, có lỗi với bạn. HS khác nhận xét bạn Hỏi - Đáp
+ Thảo luận nhóm 5 em BT2 - Các câu hỏi trong 1 phút.
H: Tranh 3 có những ai ? các bạn đang làm gì ?Cả lớp đang học, Vân quên bút. 1 bạn ngồi cạnh đưa cho Vân cây bút làm bài. 
H: Vân cần nói gì ? Vì sao ? Vân cầm bút và nói Cảm ơn bạn, Vì được bạn giúp đỡ. HS khác nhận xét bạn Hỏi – Đáp 
+ Thảo luận nhóm 6 em BT2 - Các câu hỏi trong 1 phút.
H: Tranh 4 có những ai ? Họ đang làm gì ? 
 Mẹ đang lau nhà, Tuấn mãi chơi làm rơi vỡ bình hoa.
 H: Tuấn cần nói gì ? Vì sao ? Tuấn cần nói lời Xin lỗi mẹ, vì có lỗi làm rơi vỡ bình hoa. HS khác nhận xét bạn Hỏi - Đáp
Kết luận: Tranh 1: Cần nói lời Cảm ơn. Tranh 2: Cần nói lời Xin lỗi.
 Tranh 3: Cần nói lời Cảm ơn. Tranh 4: Cần nói lời Xin lỗi 
* Nghỉ giữa tiết: Đọc thơ Biết nhận lỗi
* Hoạt động 3: Đóng vai BT 4 - S/ T41.
+ GV nêu tình huống:
 “Bạn A mượn vở toán bạn B về nhà chép bài, sơ ý làm rách 1 tờ giấy. Hôm nay, mang vở đến trả cho bạn.
- Theo các em, Bạn A cần nói gì với bạn bạn B và bạn trả lời ra sao?”
+ GV giao nhiệm vụ: - Từng cặp thảo luận chuẩn bị – 1 phút.
 - HS diễn vai: 
*Bạn A: Cảm ơn bạn B đã cho tớ mượn vở toán. Nhưng tớ Xin lỗi, sơ ý tớ làm rách vở của bạn.
 Bạn B:Không sao bạn đừng lo. 
H: Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm ? 
 2 bạn nhập vai.., cách ứng xử của 2 bạn ..
H: Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời Cảm ơn – Xin lỗi ? 
*2 em khác lên nhập vai (Cảm ơn A đã cho mình mượn vở toán. Xin lỗi bạn, sơ ý tớ làm rách vở bạn. 
 Lần sau mượn của ai cái gì cần giữ cẩn thận, thôi không sao đâu ) 
H: Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm ? 2 bạn nhập vai , cách ứng xử của 2 bạn ..
H: Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời Cảm ơn – Xin lỗi ? 
 GV kết luận: 
- Cảm ơn bạn đã cho mượn vở toán. Nhưng cần Xin lỗi vì làm rách vở của bạn.
- Cần tha lỗi cho bạn. “Không sao bạn đừng lo”
* Hoạt động 4: Liên hệ thực tế. 
 Xem bản thân hay bạn mình đã biết nói lời Cảm ơn – Xin lỗi chưa?
H: Em đã nói cảm ơn ai ? Cảm ơn bạn
H: Vì sao nói lời Cảm ơn bạn ?... 
H: Có thể nói gì thay lời cảm ơn ?...
H: Kết quả thế nào ? 
* Trước khi đi học kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
H: Em đã nói Xin lỗi ai ? Xin lỗi bạn
H: Vì sao Xin lỗi bạn ?..
H: Có thể nói gì thay lời Xin lỗi ?.. 
H: Kết quả thế nào ?... 
 * Lần sau khi đi đâu, làm gì em nhớ cẩn thận hơn, Cô khen ngợi em, vì em đã biết nhận lỗi với bạn. Chúng ta ai cũng có lỗi nhưng biết nhận lỗi và sửa lỗi là 1 điều đáng quý.
3/ Củng cố:
H: Các em vừa học bài gì ? 1 HS - Cảm ơn và xin lỗi.
+ GV chốt ý: 
Khi được người khác quan tâm, giúp đỡ, chúng ta cần nói lời Cảm ơn.
Khi có lỗi làm phiền người khác thì phải nói lời Xin lỗi. – 2 HS nêu lại, lớp đọc 2 lần.
- Qua bài học các em cần thực hiện tốt điều cô dạy; Cô chúc các em trong cuộc sống hằng ngày biết ứng xử sao cho phù hợp để không làm phiền đến mọi người xung quanh. 
+ Về xem bài 3, 5, 6 T/ 41; mỗi em chuẩn bị 1 cánh hoa  Hôm sau học T2 để ghép bông hoa Cảm ơn – xin lỗi.
+ Nhận xét tuyên dương . + Nhắc nhở .
====//====
TOÁN – TIẾT 103: Dạy thứ 5/03 03/ 2011
 CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ. Tiết 3.
A. MỤC TIÊU:
+ Giúp HS nhận biết về số lượng; biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99
+ Nhận biết được thứ tự các số 70 đến 99. Củng cố cấu tạo số có hai chữ số.
+Rèn kĩ năng đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99.
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bộ đồ dùng dạy học Toán, que tính.
 HS có đủ đồ dùng học toán.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em lên bảng nêu số có 2 chữ số mà em biết ?
- Đọc HS viết bảng con các số: 52, 55, 57, 68. 1 em lên viết số vào trục tia số. GV nhận xét ghi điểm. 
 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
II. DẠY HỌC BÀI MỚI: 
* GV giới thiệu tên bài học: 
1. Giới thiệu các số từ 70 đến 80:
+Cài 7 bó que tính.
H: Có mấy chục que tính ?
7 chục gắn thêm 1 que rời.
H: Có tất cả mấy que ? GV ghi bảng hs đọc.
- 72 lấy tiếp 1 que đếm 73 que, thêm 1 là 74.
H: 74 có mấy chục và mấy đơn vị ? 
74 thêm 1 là 75, thêm 1 là 76, thêm 1 là 77, thêm 1 là 78, thêm 1 là 79, thêm 1 là 80, thêm 1 là 81, thêm 1 lạ 82, thêm 1 là 83, thêm 1 là 84.
H: 84 có mấy chục và mấy đơn vị ? 
H: Thêm bao nhiêu que tính ?
Bài tập 1 sách trang 140: 
- HS lên viết, HS nhận xét bổ sụng.
Đọc đúng số 71 bảy mươi mốt, 74 bảy mươi tư, 77 bảy mươi bảy, 75 bảy mươi lăm. 
* Nắm cách đọc số, viết số và đếm số có hai

File đính kèm:

  • docgiao_an_2.doc
Giáo án liên quan