Kỹ thuật trồng cây sưa quý hiếm

Cây Sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình nhưng ở tuổi 1 – 2 sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4-5m và uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây sẽ tự vươn thẳng. Theo kinh nghiệm của người dân, cây nào càng cong sẽ càng sinh trưởng càng mạnh. Cây sưa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sưa không bao giờ bị gẫy do gió bão, gốc sưa bị gió bão xô đổ nghiêng, một thời gian sau lại tự vươn thẳng được.

Hiện nay, cây sưa được gây trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Là cây ưa sáng, sưa thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, có khả năng tái sinh hạt, chồi rất tốt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng cây sưa quý hiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật trồng cây sưa quý hiếm
Cây sưa thuộc họ đậu, thân gỗ lớn, là loại gỗ quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, được bán với giá thành cao nhưng có kỹ thuật trồng cây khá phức tạp.
Kỹ thuật trồng cây
Đặc điểm của cây sưa
Kỹ thuật trồng cây sưa yêu cầu người trồng cần chú trọng trong khâu chọn giống. Đây là loài thực vật sống trên nhiều loại đất khác nhau như: đất đồi có độ dốc trung bình, đất đỏ, đất thịt nhẹ, đất pha cát và đất đồi đá sỏi.
Kỹ thuật trồng cây sưa khá phức tạp
Cây Sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình nhưng ở tuổi 1 – 2 sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4-5m và uốn cong như cần câu, đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây sẽ tự vươn thẳng. Theo kinh nghiệm của người dân, cây nào càng cong sẽ càng sinh trưởng càng mạnh. Cây sưa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sưa không bao giờ bị gẫy do gió bão, gốc sưa bị gió bão xô đổ nghiêng, một thời gian sau lại tự vươn thẳng được.
Hiện nay, cây sưa được gây trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc như: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên... Là cây ưa sáng, sưa thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, có khả năng tái sinh hạt, chồi rất tốt.
Chỉ cần chú ý một số kỹ thuật trồng cây sưa, bà con nông dân sẽ thu về lợi nhuận kinh tế cao
Sưa có 2 loại. Giống sưa đỏ có đặc điểm là hoa có màu vàng, lá mọc so le, thân cây mốc, sù sì và quả chùm, khi chín quả không tự tách. Giống sưa trắng có đặc điểm là hoa có màu trắng, lá mọc đối xứng, thân cây xanh, nhẵn, quả đơn khi chín tự tách. Hiện nay trên thị trường chỉ thu mua gỗ sưa đỏ, vì vậy nông dân khi trồng cần lựa chọn đúng giống sưa đỏ.
Kỹ thuật ủ mầm
Người trồng cần ngâm hạt vào nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh trong vòng 12 giờ sau đó vớt ra rổ cà nhẹ nhiều lần rồi đem ủ trong bọc vải ở nhiệt độ khoảng 35 độ. Sau khi ủ 48 giờ, hạt đã nứt nanh cần đem ra ươm riêng. Hạt nào nứt cho vào bầu, hạt chưa nứt cần được ủ tiếp. Sau 12 giờ, những hạt không nứt phải được loại bỏ.
Kỹ thuật vườn ươm
Bà con cần đảm bảo độ ẩm và ánh sáng cho cây non, bầu ươm phải có đất tơi xốp và thoát nước, không nên tưới nhiều nhưng cần tưới đều hàng ngày.
Sau 45 ngày và cây con được 2-3 lá, người chăm sóc cần tăng cường ánh sáng kết hợp phân và dưỡng chất đa vi lượng. Khi cây đạt 15-20 cm, người nông cần nên cho cây ra ánh nắng để cây quen dần với môi trường. Cây đạt đạt đủ chiều cao từ 25 – 50 – 100 – 150 cm có thể đem trồng ra ngoài môi trường.
Kỹ thuật trồng cây sưa
Trồng tập trung: Mật độ trồng 1.100 cây/ha (cây cách cây 3m, hàngcách hàng 3m). Trồng hỗn giao với cây bản địa khác: Cây sưa có thể trồng hỗn giao với các loài cây lá rộng bản địa khác: trám, lim xẹt, chò đen... tùy điều kiện).
Cây sưa là loài cây quý hiếm và có hiệu quả kinh tế cao
Chuẩn bị đất trồng: Người dân cần cuốc hố trước khi trồng 15 ngày, kích thước hố 40cm x 40cm x 40cm; lượng phân bón 0,2kg NPK(5:10:3)/hố hoặc 0,5kg phân vi sinh/hố; trộn đều phân với lớp đất mặt cho xuống đáy hố.
Thời vụ trồng: Trồng vào 2 vụ chính: Vụ xuân: Từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ thu: Từ tháng 7 đến tháng 9. Lưu ý: Nếu cây được trồng phân tán với số lượng ít, có điều kiện chăm sóc tưới ẩm, người nông dân có thể trồng quanh năm.
Tiêu chuẩn cây giống: Cây giống được ươm trong vườn từ 6 - 8 tháng, có chiều cao từ 40 - 50cm, thân cây thẳng, cành lá cân đối, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Cây nên được trồng vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Người trồng dùng dao hoặc kéo xé túi bầu ni lông, đặt bầu cây xuống hố, điều chỉnh cây đứng thẳng và tiếp tụclấp đất cho đầy hố, có thể dùng tay hoặc chân giẫm chặt xung quanh gốc cây, tránh làm vỡ bầu.
Chăm sóc cây
Trong 3 năm đầu, cây cần được chăm sóc, làm cỏ quanh gốc, đảm bảo không bị cỏ dại chen lấn và tạo nguồn quang hợp. Mỗi năm, người dân nên bón phân 2 - 3 lần. Lượng phân bón là 0,1 - 0,2kg NPK(5:10:3)/cây. Những năm sau, cây vẫn cần được chăm sóc, làm cỏ 1 - 2 lần/năm và có thể bón thêm phân với lượng tăng từ 0,1 - 0,2kg NPK (5:10:3)/cây.
Loài thực vật này từ năm thứ 3 trở đi sẽ tự vươn thẳng đứng
Lưu ý: Trong 1 đến 2 năm đầu, cây sưa sinh trưởng, phát triển nhanh, có nhiều cành nhánh và ngọn thường bị cong, vì vậy cần tỉa bớt cành, nhánh, chỉ để lại một thân khỏe và phát triển tốt. Bà con có thể dùng cọc cắm làm giá đỡ cho phần ngọn bị cong, giúp cho cây có tư thế thẳng đứng. Cây đạt 3 - 4 tuổi sẽ tự vươn thẳng đứng.
Khi cây phát triển bình thường, bà con nông dân có thể bón phân vì sưa đỏ là cây họ đậu, bộ rễ có thể tự tổng hợp Nitơ để giúp cây phát triển. Sức phát triển của sưa đỏ mạnh hơn các loại cây gỗ cùng nhóm và cho thu hoạch sớm hơn rất nhiều.
Khai thác
Cây sưa trồng từ 8 - 10 năm có thể cho thu hoạch gỗ vì sau 4, 5 tuổi, cây bắt đầu hình thành lõi (cây từ 4 - 15 năm tuổi,lõi gỗ màu vàng, từ 15 năm tuổi trở lên có màu vàng sẫm). Những thành phần có lõi của cây đều được tận dụng để bán.

File đính kèm:

  • docKy_thuat_trong_cay_Sua_quy_hiem.doc
Giáo án liên quan