Kỳ thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Nhân Quyền (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm)

 Cho câu thơ sau:

 Vân xem trang trọng khác vời

a, Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.

b, Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào? Tác giả là ai? Bút pháp miêu tả nhân vật? Qua vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả ngầm báo trước điều gì?

Câu 2: (3 điểm)

 Tính trung thực rất cần thiết trong cuộc sống. Ý kiến của em về vấn đề trên.

Câu 3: (5 điểm)

 Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

 .Hết.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử tuyển sinh lớp 10 THPT môn thi Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Nhân Quyền (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG THCS NHÂN QUYỀN KÌ THI TUYỂN SINH LƠP 10 THPT
 NĂM HỌC: 2013- 2014
ĐỀ THI THỬ
 Môn thi: NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề số 1:
Câu 1: (2 điểm)
 Cho câu thơ sau:
 Vân xem trang trọng khác vời
a, Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân.
b, Cho biết đoạn thơ vừa chép nằm ở đoạn trích nào? Tác giả là ai? Bút pháp miêu tả nhân vật? Qua vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả ngầm báo trước điều gì?
Câu 2: (3 điểm)
 Tính trung thực rất cần thiết trong cuộc sống. Ý kiến của em về vấn đề trên.
Câu 3: (5 điểm)
 Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 .......................................Hết..................................
Họ và tên thí sinh:.........................................................Số báo danh:.................................
Chữ kí của giám thị 1:...................................Chữ kí của giám thị 2:..................................
 TRƯỜNG THCS NHÂN QUYỀN KÌ THI TUYỂN SINH LƠP 10 THPT
 NĂM HỌC: 2013- 2014
 Môn thi: NGỮ VĂN 
ĐỀ THI THỬ
 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)
Đề số 2:
Câu 1: (2 điểm)
 “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu...Ông lão nắm chặt hai tay mà rít lên:
 - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
 (Sách Ngữ văn 9, tập I)
a, Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tên tác giả?
b, Đó là lời của nhân vật nào trong truyện? Thể hiện tâm trạng gì của nhân vật?
Câu 2: (3 điểm)
 Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”
Câu 3: (5 điểm)
 Cảm nhận của em về bức tranh thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 .......................................Hết..................................
Họ và tên thí sinh:.........................................................Số báo danh:.................................
Chữ kí của giám thị 1:...................................Chữ kí của giám thị 2:..................................
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
Đề số 1:
Câu 1:
a, Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo (0,5đ)
 Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
 Hoa cười ngọc thốt đoan trang
 Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
(Lưu ý: HS chép sai một từ trừ 0,25đ; sai hai từ trở lên không tính điểm)
b, Đoạn thơ vừa chép nằm trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” ( Nguyễn Du) (0,5đ)
- Miêu tả vẻ đẹp Thúy Vân: Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, ước lệ tượng trưng (0,5đ)
- Nàng có vẻ đẹp cao sang, quý phái, trang trọng. Tác giả ngầm dự báo một cuộc đời bình yên, hạnh phúc. (0,5đ)
Câu 2:
* Hình thức:
- Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí
- Viết thành bài văn ngắn có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
* Nội dung: Cần đảm bảo các ý theo dàn ý sau.
a) Mở bài: (0,5đ)
- Yêu thương, đùm bọc lẫn nhau là một truyền thống đạo lí của dân tộc.
- Trích dẫn câu tục ngữ. 
b)Thân bài: (2đ)
* Giải thích câu tục ngữ: (0,5đ)
- Thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình.
- Thương người: yêu thương, cảm thông với những người xung quanh.
=> Nghĩa cả câu: Là lời khuyên chân thành nhắc nhở mọi người hãy yêu thương, giúp đỡ người khác như yêu chính bản thân mình. Thương người không chỉ là sự giúp đỡ người nghèo đói mà còn là sự động viên, chia sẻ với những nỗi bất hạnh, rủi ro của những người không may mắn.
* Đánh giá, nhận định, bàn luận mở rộng: (1đ)
- Tại sao phải “Thương người như thể thương thân”?
+ Trong cuộc sống, có nhiều người thực sự rất đáng thương, họ rất cần sự giúp đỡ của người khác để có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
+ Được quan tâm giúp đỡ người khác lúc khó khăn là niềm hạnh phúc và là cách nâng tâm hồn mình lên cao đẹp hơn. Sự quan tâm, giúp đỡ người khác vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm của mỗi người. Thờ ơ trước khó khăn là biểu hiện của lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vô trách nhiệm.
- Thực tế, còn nhiều người sống ích kỉ, nhỏ nhen, lạnh lùng, vô cảm trước nỗi bất hạnh của người khác.
- Ngày nay, truyền thống đạo lí ấy đang được phát huy mạnh mẽ: Nhân dân tích cực ủng hộ các phong trào quyên góp, ủng hộ người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, phong trào hiến máu nhân đạo
*Phương hướng hành động: (0,5đ)
- Biết quan tâm, chia sẻ trước những nỗi đau, mất mát của người khác.
- Yêu thương, giúp đỡ mọi người một cách chân thành, tự nguyện, kịp thời.
- Phê phán lối sống ích kỉ, hẹp hòi, không quan tâm đến người khác.
c) Kết bài: (0,5đ)
- Khẳng định: Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” thể hiện truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta.
- Chúng ta hãy cùng thực hiên theo phương châm sống đó để cuộc đời này tươi đẹp hơn.
(Lưu ý : GV có thể cho điểm lẻ đến 0,25đ)
Câu 3 :
* Hình thức :
- Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Bố cục : 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài)
- Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
* Nội dung :
 Cần đảm bảo các ý theo dàn ý sau :
a, Mở bài :
- Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật : Bé Thu- một đứa é bướng bỉnh, cá tính mạnh mẽ, nhưng giàu tình yêu thương cha, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nguwòi đọc.
b, Thân bài :
* Những phản ứng của bé Thu khi không chịu nhận cha:
- Đầu tiên là bất ngờ hoảng sợ.
- Sau đó nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác, dứt khoát không chịu kêu tiếng ba- sự thơ ngây của đứa trẻ đầy cá tính.
- Tính cách gan lì của bé Thu: Mặc cho người thân khuyên nhủ, tạo tình thế bắt buộc (chắt nước nồi cơm) để bé Thu phải gọi ba, nhận cha nhưng đều thất bại.
- Tình huống kịch tính: Bé Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu (hất miếng trứng cá ra khỏi chén cơm) khiến cho người cha nổi nóng đánh con- tình tiết cho thấy khát khao của người cha muốn được cảm nhận tình cảm của con. Nhưng bé Thu đã phản ứng gan lì và quyết liệt (không khóc, bỏ về nhà ngoại).
 Nguyên nhân: Vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt người cha, tạo nên tướng mạo dữ dằn khiến bé Thu hiểu nhầm cha mình là người xấu.
* Bé Thu- một cô bé có tình yêu thương cha tha thiết:
 Trước lúc ông Sáu lên đường:
- Tình cha con của ông Sáu đã trở lại vào thời khắc ngắn ngỉ nhất, đem lại cho người đọc nỗi xúc động nghẹn ngào nhất.
- Trong cái ngày trước khi ông Sáu lên đường vào chiến khu, bé Thu cùng ngủ với bà ngoại. Trong đêm ấy, bà ngoại đã giảng giải, phân tích và bé Thu đã hiểu vết sẹo trên mặt ba là do chiến tranh. Thu không ngủ được, hối hận vì đã từng đối xử không tốt với ba. Lúc này, không chỉ yêu cha, Thu còn rất thương cha.
- Thái độ của bé Thu khi cùng gia đình tiễn cha lên đường: Muốn nhận ba nhưng không dám lại vì trót làm ba giận (vẻ mặt nó sầm lại, buồn rầu, nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa)
- Sự việc ngoài tưởng tượng của mọi người, cao trào đầy bất ngờ: Sau lời chào từ biệt của người cha là tiếng kêu: Ba...a...a...ba như xé ruột- bé Thu đã biết ba nó đánh Tây bị bắn thương- tình cha con vừa yêu thương kính trọng xen lẫn hối hận (Hôn ba cùng khắp, hôn cả vết sẹo dài bên má) muốn níu giữ ba- Thực chất bé Thu rất giàu tình cảm và trong trắng- khi biết ba đánh giặc bị thương thì ân hận vì đã không chịu nhận ba và khao khát được kêu ba. Tình huống tạo xúc động cho mọi người.
- Qua đoạn trích, người đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: Yêu thương cha nhưng rạch ròi xấu- tốt, cá tính mạnh mẽ. Thực chất hai thái độ trái ngược là sự thống nhất trong tính cách nhân vật. Trong tâm hồn bé Thu, tình yêu với cha đã có sự thay đổi. Ngoài tình yêu còn có tình thường rồi cao hơn cả là niềm tự hào vô bờ bến, niềm kiêu hãnh vô cùng vì người cha chiến sĩ...
* Nghệ thuật: Tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên mà hợp lí; miêu tả tâm lí nhân vật sinh động và đặc biệt ông rất am hiểu tâm lí trẻ thơ.
c, Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật.
- Giái trị mà tác phẩm đem lại.
 Biểu điểm:
+ Điểm 4-5: Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
+ Điểm 2-3: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên, diễn đạt tương đối trôi chảy, còn mắc mllọt số lỗi chính tả.
+ Điểm 1: Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả.
+ Điểm 0: Lạc đề.
(Tùy theo bài làm của HS mà GV cho điểm, có thể cho điểm lẻ đến 0,25)
 ***********************************************************
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
Đề số 2:
Câu 1:
a, Đoạn văn nằm trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng) (0,5đ)
b, Lời của nhân vật ông Hai trong truyện (0,5đ)
- Tâm trạng: 
+ Ông tủi thân khi nhìn các con, thương các con, thương chính mình... (0,5đ)
+ Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng (0,5đ)
Câu 2:
* Hình thức :
- Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Bố cục : 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài)
- Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
* Nội dung :
 Cần đảm bảo các ý theo dàn ý sau :
a, Mở bài: (0,5đ)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Trong những phẩm chất của con người thì đức tính trung thực là một phẩm chất cần thiết nhất của mỗi người để từ đó hình thành và phát triển những phẩm chất khác...
b, Thân bài: (2đ)
* Giải thích: Trung thực: thẳng thắn, thật thà, tôn trọng sự thật. (0,5đ)
* Đánh giá: (1đ)
- Trung thực rất cần thiết trong cuộc sống:
+ Trung thực giúp chúng ta hoàn thiện về nhân cách, được mọi người quý mến, tôn trọng.
+ Trung thự trong học tập giúp học sinh tích cực, tự giác, chủ động và đạt kết quả cao trong kiểm tra, thi cử.
+ Trong sản xuất kinh doanh, trung thực sẽ dẫn đến uy tín và niềm tin của khách hàng -> kết quả kinh doanh đạt hiệu quả cao.
+ Trong đời sống xã hội: trung thực sẽ làm XH ngày càng trong sạch, lành mạnh, phát triển.
- Thực tế cuộc sống còn nhiều biểu hiện thiếu trung thực dẫn đến những hậu quả đáng tiếc:
 + Trong học sinh: gian lận trong kiểm tra, thi cử, không dũng cảm nhận khuyết điểm, bao che cho bạnảnh hưởng đến kết quả học tập, bằng thật, kiến thức giả
+ Trong XH: làm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế của người tiêu dùng
* Phương hướng rèn luyện phấn đấu: (0,5đ)
- HS cần xây dựng ý thức trung thực từ những việc nhỏ đến việc lớn, làm theo lời Bác dạy: Khiêm tốn thật thà, dũng cảm.
- Phê phán trước những biểu hiện thiếu trung thực.
c, Kết bài: (0,5đ)
- Khẳng định đức tính trung thực là vô cùng cần thiết vớ mỗi người trong cuộc sống.
- Liên hệ bản thân.
( Lưu ý : GV có thể cho điểm lẻ đến 0,25đ)
Câu 3 :
* Hình thức :
- Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Bố cục : 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài)
- Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
* Nội dung :
 Cần đảm bảo các ý theo dàn ý sau :
a, Mở bài:
- Giới thiệu về nhà thơ Hữu Thỉnh:
+ Có nhiều bài thơ viết về mùa thu.
+ Thơ thu của Hữu Thỉnh nhẹ nhà, nhưng nhiều bâng khuâng, dư vị.
- Giới thiệu về bài thơ:
 Bài thơ được sáng tác cuối năm 1977 là bức tranh thiên nhiên vào lúc giao mùa.
b, Thân bài:
- Phân tích những hình ảnh, hiện tượng thể hiện sự biến chuyển của đất trời lúc sang thu ở khổ đầu:
+ Nhà thơ chợt nhận ra tín hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió heo may se lạnh mang theo hương ổi.
+ Tâm trạng nhà thơ ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng qua các từ: bỗng, hình như
- Phân tích cảm nhận tinh tế về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu.
+ Phân tích đặc điểm, tính chất gợi cảm của hệ thống hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
+ Biến chuyển trong không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác qua và sự rung động thật tinh tế.
+ Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se.
+ Sương thu giăng nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm.
+ Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã buổi hoàng hôn.
+ Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”
+ Sấm vẫn còn nhưng bớt những tiếng sấm to, bất ngờ mà mùa hạ thường có.
+ Phân tích các hình ảnh, cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ thể hiện trong những từ ngữ diễn tả cảm giác trạng thái: bỗng, phả, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình.
- Phân tích hình ảnh, câu thơ đặc sắc mang hai tầng nghĩa:
+ Nghĩa thực: hình tượng sấm, hàng cây lúc sang thu.
+ Ẩn dụ: sấm- những vang động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời; hàng cây đứng tuổi- con người từng trải- khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước với những tác động bất thường của ngoại cảnh cuộc đời.
c, Kết bài:
- Bức tranh mùa thu với những chuyển biến nhẹ nhàng mà sâu lắng.
- Sau khi đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh ta càng thấy yêu hơn mùa thu thiết tha, nồng hậu của quê nhà.
 Biểu điểm:
+ Điểm 4-5: Đáp ứng các yêu cầu nêu trên, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
+ Điểm 2-3: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu nêu trên, diễn đạt tương đối trôi chảy, còn mắc mllọt số lỗi chính tả.
+ Điểm 1: Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả.
+ Điểm 0: Lạc đề.
(Tùy theo bài làm của HS mà GV cho điểm, có thể cho điểm lẻ đến 0,25)
 *******************************************************

File đính kèm:

  • docky_thi_thu_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_thi_ngu_van_nam_hoc_20.doc