Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý lớp 9 THCS - Năm học 2009-2010

Câu 1: (1,0 điểm)

 Xác định hướng tự quay của Trái Đất quanh trục. Cho biết vận động tự quay đó ảnh hưởng như thế nào đến việc tính giờ trên Trái Đất?

Câu 2: (2,0 điểm)

 Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:

 - Nêu đặc điểm chính của địa hình vùng Đông Bắc?

 - Địa hình đó chi phối đặc điểm nào của khí hậu, sông ngòi trong vùng?

Câu 3: (2,0 điểm).

 Quan sát Át lát Địa lý Việt Nam, nhận xét và giải thích cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta từ 1995 đến 2007.

Câu 4: (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:

 Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm

 ( Đơn vị: nghìn ha)

 Năm

Cây CN 1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005

Cây công nghiệp hàng năm 210,1 317,7 600,7 542,0 716,7 778,1 861,5

Cây công nghiệp lâu năm 172,8 256,0 470,3 657,3 902,3 1451,3 1633,6

Tổng số 382,9 753,7 1071,0 1299,3 1619,0 2229,4 2495,1

 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự biến động cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta từ 1975 đến 2005?

 b. Nhận xét và giải thích về sự biến động đó?

Câu 5: (2 điểm)

 Kể tên và nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý lớp 9 THCS - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở giáo dục và đào tạo 
hải dương
 kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 thcs năm học 2009 – 2010
môn : địa lý
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1: (1,0 điểm)
	Xác định hướng tự quay của Trái Đất quanh trục. Cho biết vận động tự quay đó ảnh hưởng như thế nào đến việc tính giờ trên Trái Đất?
Câu 2: (2,0 điểm)
	Dựa vào át lát Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học:
 - Nêu đặc điểm chính của địa hình vùng Đông Bắc?
 - Địa hình đó chi phối đặc điểm nào của khí hậu, sông ngòi trong vùng?
Câu 3: (2,0 điểm).
 Quan sát át lát Địa lý Việt Nam, nhận xét và giải thích cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta từ 1995 đến 2007.
Câu 4: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
	Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm
 ( Đơn vị: nghìn ha)
 Năm
Cây CN
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây công nghiệp hàng năm
210,1
317,7
600,7
542,0
716,7
778,1
861,5
Cây công nghiệp lâu năm
172,8
256,0
470,3
657,3
902,3
1451,3
1633,6
Tổng số
382,9
753,7
1071,0
1299,3
1619,0
2229,4
2495,1
	 a. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự biến động cơ cấu diện tích cây công nghiệp ở nước ta từ 1975 đến 2005?
	b. Nhận xét và giải thích về sự biến động đó?
Câu 5: (2 điểm)
	Kể tên và nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc? 
..................Hết..............
(Học sinh được sử dụng át lát Địa lý Việt Nam tái bản năm 2009 để làm bài)
Họ và tên thí sinh:...................................................SBD..............................
Chữ kí giám thị 1.....................................
Chữ kí giám thị 2....................................
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu 1: 1 điểm
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Hướng vận động tự quay quanh trục:
- ảnh hưởng đến tính giờ:
- Trái Đất luôn vận động tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Bề mặt trái Đất chia làm 24 múi giờ, mỗi mũi giờ cách nhau 1 giờ. Do Trái Đất quay từ tây sang Đông nên giờ phía Đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía Tây.
- Từ khu vực giờ gốc (GMT) đi về phía Đông, qua mỗi múi giờ phải cộng thêm một giờ.
- Từ khu vực giờ gốc (GMT) đi về phía Tây, qua mỗi múi giờ phải trừ đi một giờ.
0,25 
0,25
0,25
0,25
Câu 2: 2 điểm
- Đặc điểm địa hình:
- ảnh hưởng tới khí hậu 
 - ảnh hưởng tới sông ngòi:
- Chủ yếu là đồi và núi thấp, chỉ có một số ít núi cao nằm ở biên giới phía Bắc: Tây Côn Lĩnh 92419m), Kiều Liêu Ti (2402m), Phiaya (1908 m) 
- Hướng nghiêng chính của địa hình là hướng vòng cung, với 5 cánh cung lớn: cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đông Triều và cánh cung Hạ Long mở rộng đầu về phía Bắc và quy tụ lại ở dãy Tam Đảo. Ngoài ra còn nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
- Do miền không có địa hình núi cao che chắn, các dãy núi lại mở rộng đầu về phía Bắc nên đã tạo ra các thung lũng, các máng hút các luồng gió mùa Đông Bắc lạnh vào sâu trong lãnh thổ. Chính vì vậy đây là vùng có mùa đông đến sớm và lạnh nhất cả nước.
- Chi phối hưởng chảy của sông ngòi: Vòng cung ( sông Gâm, sông Lô) và tây bắc - đông nam. 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 3: 2 điểm
- Nhận xét:
- Giải thích:
- Lao động nước ta hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực: Nông, lâm, thủy sản. Đây là khu vực kinh tế có lực lượng lao động đông nhất, chiến tới hơn 1/ 2 lực lượng lao động của cả nước.
- Ngành dịc vụ thu hút được số lượng lực lượng lao động lớn thứ hai và thấp nhất là ngành Công nghiệp và xây dựng.
- Cơ cấu lao động đang có xu hướng thay đổi ở các khu vực kinh tế:
+ Số lao động trong khu vực Nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm mạnh từ 1995 đếm 2007 (giảm: 17,3%).
+ Số lao động trong khu vực kinh tế Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhanh: Từ 1995 đến 2007 lao động trong khu vực kinh tế Công nghiệp, xây dựng tăng 8,6%; trong khu vực kinh tế Dịch vụ tăng 8,7%.
- Do quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta, thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành: giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chính vì thế tạo ra nhiều việc làm thu hút nguồn nhân lực, số lao động trong hai lĩnh vực này cũng tăng lên.
 Xu hướng thay đổi tích cực, phản ánh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đang được đẩy mạnh.
0,25
0,25
0,25
0,25
1
Câu 4: 3 điểm
a. - Xử lí số liệu (ĐV %)
- Vẽ biểu đồ
b. - Nhận xét.
- Giải thích:
 Năm
Cây CN
1975
1980
1985
1990
1995
2000
2005
Cây công nghiệp hàng năm
54,9
59,27
56,1
45,2
44,3
34,9
34,5
Cây công nghiệp lâu năm
45,1
40,8
43,9
54,8
55,7
65,1
65,5
Tổng số
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
- Vẽ biểu đồ miền:
+ Vẽ đẹp, chính xác, chia đúng khoảng cách các năm.
+ Có bảng chú giải thích hợp.
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh: từ năm 1975 đến năm 2005 tăng 1460,8 nghìn ha (gần 9,5 lần); đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000: tăng 549 nghìn ha (1,6 lần).
- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn cây công nghiệp lâu năm: từ năm 1975 đến năm 2005 tăng 651,4 nghìn ha (gấp 4,1 lần); từ 1985 đến năm 1990 giảm, sau đó tăng mạnh trong giai đoạn 1990 - 1995 : 174,7 nghìn ha (tăng 1,32 lần).
- Tốc độ tăng khác nhau dẫn đến tỉ trọng diện tích của cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm trong cơ cấu cây công nghiệp có sự thay đổi: Từ 1975 đến 1985, cây công nghiệp hàng năm chiếm ưu thế so với cây công nghiệp lâu năm. Từ 1990 đến 2005, tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn so với cây công nghiệp hàng năm.
- Sự biến động đó chủ yếu do tác động của thị trường xuất khẩu: từ 1990 trở đi, thị trường xuất khẩu cây công nghiệp lâu năm nước ta được mở rộng, nhu cầu thị trường lớn, đồng thời giá trị xuất khẩu của sản phẩm cây công nghiệp cao. Bên cạnh đó nước ta đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp, đặc biệt CN chế biến vì vậy nhu cầu về nguồn nguyên liệu trong nước cũng rất lớn.
0,5
1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 5: 2 điểm
- Kể tên
- Vai trò:
- Gồm 8 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc với diện tích: 15,3 nghìn km2.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
1
0,5
0,5
sở giáo dục và đào tạo 
hải dương
kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 thcs năm học 2009 – 2010
môn : địa lý
Thời gian: 150 phút(Không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 01 trang
Câu 1: (1,0 điểm)
Vì sao có hiện tượng :
	- Ngày và đêm trên Trái Đất?
	- Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm trong 24 giờ?
Câu 2: (2,0 điểm)
	Dựa vào át lát trang 9 và kiến tức đã học, hãy phân tích và rút ra nhận xét về diễn biến mùa bão ở dọc bờ biển nước ta? 
Câu 3: (,0 điểm).
	a. Nêu đặc điểm nguồn lao động nước ta?
	b. Tại sao nói vấn đề việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta? Nêu hướng giải quyết việc làm?
Câu 4: (3,0 điểm)
	Cho bảng số liệu:
Sản lượng than, dầu mỏ và điện qua các năm
Năm
1990
1995
2000
2005
2007
Than (triệu tấn)
44,6
8,4
11,6
34,1
42,5
Dầu (triệu tấn)
2,7
7,6
16,3
18,5
15,9
Điện (tỉ kW/h)
8,8
14,7
26,7
52,1
64,1
	a. Vẽ biểu đồ cột kết hợp đường thể hiện sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta theo bảng số liệu trên.
	b. Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giả thích. 
Câu 5: (2 điểm)
	Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất cả nước?
..................Hết..............
(Học sinh được sử dụng át lát Địa lý Việt Nam tái bản năm 2009 để làm bài)
Họ và tên thí sinh:...................................................SBD..............................
Chữ kí giám thị 1.....................................
Chữ kí giám thị 2....................................
Hướng dẫn chấm và biểu điểm
Câu 1: 1 điểm
ý chính
Nội dung cần đạt
Điểm
- Hiện tượng ngày đêm:
- Mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm trong 24 giờ:
- Do Trái Đất có dạng hình cầu nên mặt trời bao giờ cũng chỉ được chiếu sáng một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm nên Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm.
- Do Trái Đất có sự vận động tự quay quanh trục từ Tây sang Đông hết 24 giờ nên mọi địa điểm lần lượt đi qua trước mặt trời, được mặt trời chiếu sáng (là ngày) sau đó lại khuất sau phía Mặt trời không nhận được ánh sáng mặt trời (là đêm) vì vậy mọi nơi trên trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm dài suốt 24 giờ.
0,5
0,5
Câu 2: 2 điểm
- Phân tích diễn biến mùa bão:
- Nhận xét:
- Trên toàn quốc diễn biến mùa bão dọc bờ biển Việt Nam kéo dài 6 tháng: từ tháng 6 đến tháng 12.
- Thời gian hoạt động của bão thay đổi theo từng khu vực:
+ Từ QuảngNinh đến Nghệ An mùa bão kéo dài khoảng 4 tháng: từ tháng 6 đến tháng 9 bão vào mùa hạ.
+ Từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mùa bão kéo dài 4 tháng: từ tháng 7 đến tháng 10 bão vào cuối hạ, đầu thu.
+ Từ Bình Định đến Bình Thuận mùa bão kéo dài 3 tháng: từ tháng 9 đến tháng 11 Bão vào cuối thu, đầu đông.
+ Từ Vũng Tàu đến Cà mau mùa bão kéo dài 2 tháng: tháng 10 và 11 bão vào cuối thu, đầu đông.
- Như vậy từ Bắc vào Nam mùa bão có xu hướng chậm (muộn) dần vào thu đông và số tháng có bão được rút ngắn. 
- Số lượng cơn bão trong tháng có xu hướng tăng dần từ miền Bắc (1 cơn bão /tháng) vào miền Trung (1,3 đến 1,7 cơn /tháng) và lại giảm dần vào Nam (1 cơn bão / tháng). 
- Khu vực bão xuất hiện sớm nhất là Quảng Ninh và vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của bão là Bắc Trung Bộ: trong mùa bão, mỗi tháng có thể hứng chịu khoảng 1,3 đến 1,7 cơn bão. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3: 2 điểm
a. Đặc điểm nguồn lao động
b. - Việc làm là vấn đề gay gắt:
- Biện pháp:
- Dồi dào và tăng nhanh do dân số đông và tăng nhanh. Mỗi năm nước ta có thêm khoảng một triệu lao động mới.
- Về chất lượng:
+ Người lao động cần cù, khéo tay, có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất và có khả năng tiếp thu khoa học công nghệ.
+ Nguồn lao động nước ta có hạn chế nhất định: Phần lớn chưa qua đào tạo, số lao động có trình độ cao ít; tác phong công nghiệp chậm, kỉ luật lao động chưa nghiêm túc và thể lực còn nhiều hạn chế.
- Vì: trong điều kiện nền kinh tế còn kém và chậm phát triển, việc làm vốn là vấn đề khó khăn với nước ta. Mỗi năm nước ta lại được bổ sung khoảng 1 triệu lao động mới vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu việc làm trầm trọng Việc làm trở thành vấn đề gay gắt.
- Phân bố lại dân cư. Lao động; thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản; đa dạng hóa các hoạt động kinh tế; nâng cao chất lượng lao động; đẩy mạnh xuất khẩu lao động dưới các hình thức khác nhau tại các thị trường
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 4: 3 điểm
a. Vẽ biểu đồ:
b. Nhận xét:
- Giải thích:
- Biểu đồ kết hợp: cột kết hợp với đường.
+ Trục hoành thể hiện năm.
+ Hai trục tung: một trục thể hiện giá trị sản lượng than và dầu mỏ (triệu tấn), trục kia thể hiện giá trị sản lượng điện (tỉ kW/ h).
+ Có hai cột kề nhau ứng với mỗi năm: một cột thể hiện sản lượng than, cột kề bên thể hiện sản lượng dầu mỏ. Đường thể hiện sản lượng điện.
- Vẽ đẹp, chính xác.
- Có bảng chú thích hợp lí.
- Sản lượng than, dầu mỏ và điện đều tăng từ năm 1990 đến 2005.
- Sản lượng than tăng chậm từ năm 1990 đến 2000, tăng đột biến từ 2000 đến 2005 ( tăng 22,5 triệu tấn, trung bình 4,6 triệu tấn / năm).
- Sản lượng dầu mỏ tăng nhanh từ năm 1990 đến 2000, nhất là từ năm 1995 đến 2000, sau đó ổn định từ năm 2000 đến 2005.
- Sản lượng điện tăng khá ổn định, đặc biệt nhanh từ năm 2000 đến 2005 (tăng từ 26,7 lên 52,1 tỉ kw / h).
- Đây là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu không thể thiếu trong đời sống và trong sản xuất công nghiệp. Việc đẩy mạnh sản lượng các mặt hàng này nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất công nghiệp. VD: xây dựng thêm các nhà máy điện, áp dụng khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh sản lượng khai thác than, dầu.
1,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Câu 5: 2 điểm
- Trung tâm công nghiệp ĐNB:
- Giải thích:
- TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một
- Vị trí địa lí thuận lợi: Tiếp giáp với các vùng giài nguyên liệu: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long; giáp Campuchia và một vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí địa lí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước qua các tuyến giao thông đường bộ, đường biển, mở rộng vùng cung cấp nguyện liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
- Có nguồn tài nguyên phong phú:
+ Dầu mỏ, khí tự nhiên để phát triển công nghiệp nặng.
+ Nằm gần nguồn nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp, dồi dào, thuận lợi cho công nghiệp phát triển, nhất là công nghiệp chế biến.
- Có nguồn lao động dồi dào, lượng lượng lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật vào loại tốt nhất cả nước.
- Có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp hợp lí. Là vùng thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất so với cả nước ( chiếm trên 50 %).
 Công nghiệp tập trung với mức độ cao, quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, nhiều ngành (kể tên).
 0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25

File đính kèm:

  • docky_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_dia_ly_lop_9_thcs_nam_hoc.doc