Kỹ năng giải toán Vật Lý 10 - Phần cơ học

Bài 1: Hai thành phố A,B cách nhau 100km. Cùng một lúc 2 xe chuyển động đều ngược chiều nhau, xe ôtô đi từ A với vận tốc 30km/h, xe môtô đi từ B với vận tốc 20km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc 2 xe bắt đầu đi.

a. Viết phương trình toạ độ của mỗi xe.

b. Vẽ đồ thị toạ độ của mỗi xe. Từ đồ thị xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau.

Bài 2: Lúc 6h sáng hai ôtô khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 150km, chuyển động thẳng đều theo hướng đi tới gặp nhau với các vận tốc 40km/h và 60km/h. Hỏi hai ôtô sẽ gặp nhau lúc nào và ở đâu. Giải bài toán bằng phương pháp đại số và bằng phương pháp đồ thị.

*Bài 3.Một ôtô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60km/h. Khi đến thành phố D cách H 60km thì xe dừng lại 1h. Sau đó xe tiếp tục chuyển động đều về P với tốc độ 40km/h. con đường H-P coi như thẳng và dài 100km.

 a. Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ôtô trên quãng đường H-D và D-P. Gốc toạ độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.

 b. Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian của xe trên cả con đường H-P.

 c. Dựa vào đồ thị, xác định thời điểm xe đến P.

 d. Kiểm tra kết quả câu c) bằng phép tính.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng giải toán Vật Lý 10 - Phần cơ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
CHỦ ĐỀ I: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
DẠNG 1: Xác định đường đi và độ dời
Bài 1: Một người bắt đầu đi bộ từ A đến B trong 24phút rồi rẽ vào đường vuông góc với AB và đi trong 18 phút thì đến C. Cho biết độ dời AC = 2km. Giả sử người đi bộ với vận tốc v không đổi. Tính v. (ĐS: 4km/h )
*Bài 2: Một ôtô chạy được 600m trên đường chính, sau đó rẽ vào 1 đường nhỏ vuông góc với đường chính và đi thêm được 800m nữa rồi dừng lại. Xác định độ dời của ôtô trên hình vẽ, tính giá trị độ dời và đường đi được của ôtô trong trường hợp trên.
Dạng 2: Lập phương trình toạ độ
chọn trục toạ độ, chiều dương, gốc thời gian
Xác định t0, x0, v
viết phương trình toạ độ: x = x0 +v(t – t0)
Chú ý: + chọn gốc thời gian là lúc vật bắt đầu chuyển động: t0 =0
	+ chọn gốc toạ độ là vị trí vật bắt đầu chuyển động: x0 =0
	+ vật chuyển động theo chiều dương: v > 0
	+ vật chuyển động theo chiều âm: v < 0
Bài 1: Hai thành phố A,B cách nhau 40km. Cùng một lúc xe thứ nhất qua A với vận tốc 10km/h, xe thứ 2 qua B với vận tốc 6km/h. Viết phương trình chuyển động của mỗi xe trong 2 trường hợp:
Hai xe chuyển động theo chiều từ A đến B.
Hai xe chuyển động ngược chiều.
Bài 2: hai thành phố A,B cách nhau 60km/h. Lúc 7h một ôtô đi từ A về B với vận tốc 20km/h. Lúc 8h một ôtô đi từ B về A với vận tốc 15km/h. Viết phương trình toạ độ của mỗi xe.
Bài 3: Một vật chuyển động thẳng đều, lúc t1 = 2s vật đến A có toạ độ x1 = 6m, lúc t2 = 5s vật đến B có toạ độ x2= 12m. Viết phương trình toạ độ của vật.
Bài 4: Lúc 6h sáng một người đi xe đạp từ tỉnh A về phía tỉnh B với vận tốc 12km/h.
Lập phương trình chuyển động của xe đạp.
Người ấy đến B lúc mấy giờ, biết AB = 18km. coi chuyển động của xe là thẳng đều.
*Bài 5: Một người đi môtô khởi hành từ A lúc 6h để đến B lúc 8h, sau đó nghỉ 30phút rồi quay trở lại A đúng 10h.
	Biết AB= 60km và coi chuyển động trong mỗi lượt đi và về là thẳng đều.
viết phương trình chuyển động của người ấy.
vẽ đồ thị toạ độ.
Dạng 3: Xác định thời điểm và vị trí gặp nhau của hai vật chuyển động.
	Hai vật gặp nhau: x1=x2
Bài 1: Lúc 6h một ôtô xuất phát từ A đi về B với vận tốc 60km/h và cùng lúc một ôtô khác xuất phát từ B về A với vận tốc 50km/h. A và B cách nhau 220km.
Lấy AB làm trục toạ độ, A là gốc toạ độ, chiều dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc 6h, lập phương trình chuyển động cuả mỗi xe.
Định vị trí và thời gian 2 xe gặp nhau.
Bài 2: Hai thành phố A,B cách nhau 28km. Cùng một lúc có hai ôtô chạy cùng chiều theo hướng từ A đến B, vận tốc của ôtô chạy từ A là v1= 54km/h và của ôtô chạy từ B là v2 = 40km/h. Sau bao lâu 2 ôtô gặp nhau, nơi gặp nhau cách A bao nhiêu?
Bài 3: Hai thành phố cách nhau 110km. Xe ôtô khởi hành từ A lúc 6h với vận tốc 30km/h đi về phía B. Xe môtô khởi hành từ B lúc 7h với vận tốc 10km/h đi về phía A.
Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian lúc 6h.
viết phương trình toạ độ của 2 xe.
Tìm khoảng cách giữa 2 xe lúc 8h30’ và 9h30’.
Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ, nơi gặp nhau cách A bao nhiêu km?
*Bài 4: Lúc 6h một ôtô chạy tùe quãng Ngãi vào TP HCM với vận tốc 40km/h. Đến 8h ôtô dừng lại nghỉ 30phút, sau đó tiếp tục chuyển động với cùng vận tốc.
Lúc 7h một ôtô khác cũng khởi hành từ Quãng Ngãi với vận tốc 50km/h để chạy vào TP HCM. Coi chuyển động của 2xe là thẳng đều.
Với cùng gốc toạ độ và cùng gốc thời gian, hãy viết phương trình chuyển động của mỗi xe.
80
40
2
1
t(h)
X(km)
Tìm thời điểm và vị trí 2 xe gặp nhau.
Bài 5: Đồ thị hai xe như hình vẽ.
Lập phương trình chuyển động của mỗi xe.
Nêu đặc điểm chuyển động của mỗi xe (vị trí khởi hành,
chiều chuyển động, độ lớn vận tốc).
	Dạng 4: Đồ thị của chuyển động
Chọn hệ quy chiếu, gốc thời gian và tỷ lệ xích thích hợp
Viết phương trình toạ độ của vật, tù đó vẽ đồ thị chuyển động.
Chú ý: + khi v>0: đồ thị hướng lên
	+ khi v< 0: đồ thị hướng xuống
	+ khi v =0: đồ thị nằm ngang
	+ khi v1=v2: hai đồ thị song song
	+ hai đồ thị cắt nhau: toạ độ giao điểm cho biết thời điểm và nơi gặp nhau của 2 vật chuyển động.
Bài 1: Hai thành phố A,B cách nhau 100km. Cùng một lúc 2 xe chuyển động đều ngược chiều nhau, xe ôtô đi từ A với vận tốc 30km/h, xe môtô đi từ B với vận tốc 20km/h. Chọn A làm gốc toạ độ, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc 2 xe bắt đầu đi.
Viết phương trình toạ độ của mỗi xe.
Vẽ đồ thị toạ độ của mỗi xe. Từ đồ thị xác định vị trí và thời điểm 2 xe gặp nhau.
Bài 2: Lúc 6h sáng hai ôtô khởi hành từ hai địa điểm A và B cách nhau 150km, chuyển động thẳng đều theo hướng đi tới gặp nhau với các vận tốc 40km/h và 60km/h. Hỏi hai ôtô sẽ gặp nhau lúc nào và ở đâu. Giải bài toán bằng phương pháp đại số và bằng phương pháp đồ thị.
*Bài 3.Một ôtô tải xuất phát từ thành phố H chuyển động thẳng đều về phía thành phố P với tốc độ 60km/h. Khi đến thành phố D cách H 60km thì xe dừng lại 1h. Sau đó xe tiếp tục chuyển động đều về P với tốc độ 40km/h. con đường H-P coi như thẳng và dài 100km.
	a. Viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của ôtô trên quãng đường H-D và D-P. Gốc toạ độ lấy ở H. Gốc thời gian là lúc xe xuất phát từ H.
	b. Vẽ đồ thị toạ độ - thời gian của xe trên cả con đường H-P.
	c. Dựa vào đồ thị, xác định thời điểm xe đến P.
	d. Kiểm tra kết quả câu c) bằng phép tính.
DẠNG 5: VẬN TỐC TRUNG BÌNH TRONG CHUYỂN ĐỘNG
	Bài 1. Một xe đi 1/3 đoạn đường AB với vận tốc v1= 15m/s, đi đoạn đường còn lại với vận tốc v2= 20m/s. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả đoạn đường.
	Bài 2. Một ôtô chuyển động trên đoạn đường AB trong thời gian t. Vận tốc của ôtô trong nửa khoảng thời gian đầu là v1= 60km/h, trong nửa khoảng thời gian cuối là v2= 40km/h. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường.
	Bài 3. Một ôtô chuyển động trên hai đoạn đường liên tiếp với các vận tốc trung bình v1, v2. Với điều kiện nào thì vận tốc trung bình trên cả đoạn đường bằng trung bình cộng của hai vận tốc.
	Bài 3. Một ôtô chạy liên tục trong 3h. Trong 2h đầu vận tốc là V1= 80km/h, trong giờ sau vận tốc là V2= 50km/h. Tính vận tốc trung bình trong suốt thưòi gian chuyển động.
	Bài 4. Một xe máy đi trên nửa đoạn đường đầu tiên là V1= 50km/h, trên nửa đoạn sau với vận tốc V2= 30km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
	*Bài 5. Một ôtô chuyển động với vận tốc V1= 80km/h trên nửa đoạn đường đầu tiên (AI). Nửa thời gian đầu để đi đoạn đường còn lại (IB) với vận tốc V2= 60km/h và nửa thời gian sau đi với vận tốc V3= 40km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường AB.
	CHỦ ĐỀ 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
Dạng 6 . Tính gia tốc, vận tốc, đường đi trong chuyển động thẳng biến đổi đều.
Bài 1: Tính gia tốc của chuyển động của mỗi trường hợp sau:
	a) Viên bi lăn xuống một máng nghiêng với vận tốc đầu 1m/s, sau 5s viên bi đạt vận tốc 2m/s.
	b) Một ôtô đang chạy với vận tốc 10m/s thì tài xế hãm phanh, ôtô chuyển động chậm dần đều sau 5s thì dừng.
Bài 2: Một viên bi lăn xuống một máng nghiêng từ nghỉ. Quãng đường đi trong giây đầu tiên bằng 10cm. Tính quãng đường đi sau 3s, sau 5s.
Bài 3: Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì lên dốc và chuyển động chậm dần đều được 12,5m thì dừng. Tìm gia tốc chuyển động, viết phương trình vận tốc và tính thời gian từ lúc xe lên dốc đến khi dừng.
Bài 4: Một xe chuyển động nhanh dần đều với vận tốc 4m/s (lúc t0 = 0). Trong giây thứ 5 xe đi được 13m.
Tính gia tốc của xe.
Sau bao lâu xe đạt vận tốc 30m/s, tính quãng đường xe đi được lúc đó.
Bài 5: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thảng thì người lái xe hãm phanh và ôtô chuyển động chạm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ôtô đã chạy thêm được 100m. Tính gia tốc của ôtô là bao nhiêu?
Bài 6: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 12m/s trên 1 đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ôtô chạy nhanh dần đều. Sau 15s, ôtô đạt vận tốc 15m/s.
Tính gia tốc của ôtô.
Tính vận tốc của ôtô sau 30s kể từ khi tăng ga.
Tính quãng đường ôtô đi được sau 30s kể từ khi tăng ga.
Bài 7: Khi đang chạy với vận tốc 36km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960m.
Tính khoảng thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc.
vận tốc ôtô ở cuối đoạn dốc là bao nhiêu?
Bài 8: Một ôtô bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy được 1,5km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36km/h. Tính vận tốc của đàon tàu sau khi chạy được 3km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga.
Bài 9: Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ năm nó đi được quãng đường bằng 36 cm.
Tính gia tốc của viên bi chuyển động trên máng nghiêng.
Tính quãng đường viên bi đi được sau 5s kể từ khi nó bắt đầu chuyển động.
Bài 10: Một vật chuyển động nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18km/h. Trong giây thứ năm vật đi được quãng đường là 5,9m. 
Tính gia tốc của vật.
Tính quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian là 10s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.
Bài 11: Khi ôtô đang chạy với vận tốc 15m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ôtô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125m thì vận tốc của ôtô chỉ còn bằng 10m/s.
Tính gia tốc của ôtô.
Tính khoảng thời gian để ôtô chạy trên quãng đường đó.
DẠNG 7: LẬP PHƯƠNG TRÌNH TOẠ ĐỘ CỦA VẬT. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ THỜI ĐIỂM KHI HAI VẬT GẶP NHAU.
+ Chọn gốc toạ độ, chiều dương, gốc thưòi gian
+ Xác định các điều kiện ban đầu của vật chuyển động
+ Lập phương trình toạ độ: x = x0 + v0(t – t0) + a(t – t0)2/2
+ Trường hợp có hai vật chuyển động với các phương trình toạ độ x1,x2.Khi hai vật gặp nhau: x1=x2
Chú ý: + chuyển động nhanh dần đều a.v>0
	+ chuyển động chậm dần đều: a.v<0
Bài 1: Hai vị trí A,B cách nhau 560m. Cùng một lúc, xe I bắt đầu chuyển động nhanh dần đều từ A với gia tốc 0,4m/s2 đi về B, xe II qua B với vận tốc 10m/s chuyển động chậm dần đều về phía A với gia tốc 0,2m/s2. Chọn gốc toạ độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc xe I bắt đầu chuyển động.
Viết phương trình toạ độ của hai xe
Xác định vị trí và thời điềm hai xe gặp nhau.

File đính kèm:

  • docpp giai toan 10.doc