Kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 9 - Chu Thị Tươi

b- Thời gian quy định cho thảo luận nhóm dài ngắn khác nhau có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm của lớp học.

* Với yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải xác định mục tiêu nội dung, dự kiến phương pháp thực hiện cho từng phần mục tiêu bài học.

 Tránh trường hợp quá lạm dụng phương pháp thảo luận nhóm / 1 tiết hoặc quy định thời gian dài cho hoạt động nhóm dẫn tới hoạt động không đạt được mục tiêu bài học.

* Ví dụ:

(1)Khi dạy Bài 1- tiết 1 môn Giáo dục công dân 9 “Chí công vô tư”

- Khi thực hiện mục tiêu bài học 1: Nêu được thế nào là chí công vô tư

Nếu quy định ta cho mục tiêu bài học này là 15 phút thì giáo viên tổ chức cho học sinh:+ Đọc (3 phút)

 + Chia lớp 3 nhóm, thảo luận nhóm (5 phút) theo nội dung câu hỏi:

? Nhóm 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nhà? Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện của những đức tính gì?

? Nhóm 2: Mong muốn của Bác Hồ là gì? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào? Suy nghĩ của bản thân em?

? Nhóm 3: Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì? Qua 2 câu chuyện về Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?

+ Học sinh các nhóm trình bày(bằng miệng hoặc trình bày ra giấy A4).

+ Thời gian: 7 phút giáo viên học sinh trình bày, củng cố và hoàn thành khái niệm.

- Khi thực hiện mục tiêu bài học 2: Nêu biểu hiện của Chí công vô tư.

Nếu quy định thời gian cho phần này là 10 phút, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận 2 nhóm, thời gian thảo luận 3 phút.

+ Học sinh trình bày(trò chơi tiếp sức) .

+ Thời gian 7 phút, học sinh trình bày, giáo viên củng cố và rút ra đơn vị kiến thức.

Với mục tiêu yêu cầu/ hoạt đông 3 phút. Tại sao lại quy định thời gian như vậy? Vì theo tôi, phần trước học sinh đã được hình thành khái niện và các em đã nắm được đặc điểm cơ bản của chủ điểm đạo đức này rồi nên phần biểu hiện chỉ cho học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức nên thời gian ít hơn.

Nói tóm lại, tuỳ thuộc vào từng nội dung, từng mục tiêu của bài học mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đảm bảo để thực hiện yêu cầu bài học.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 9 - Chu Thị Tươi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c công nghệ thông tin, bảng phụ, cách bố trí bàn ghế, chỗ ngồi của học sinh rất tiện cho việc sử dụng phương pháp này.
 Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều bất cập, đó là : Mặc dù các cấp giáo dục chỉ đạo như thế nhưng việc thực hiện bộ môn này ở một số nhà trường vẫn không được coi trọng và quan tâm. Đây là bộ môn ít được chú ý trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học.Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho bộ môn Giáo dục công dân chưa phong phú, không đồng đều. Đôi khi giáo viên được phân công giảng dạy lại là trái ban.....Dẫn đến việc dạy học bộ môn, việc sử dụng phương pháp dạy học của bộ môn nói chung và phương pháp thảo luận nhóm nói riêng không mang lại chất lượng giáo dục cho bộ môn. 
b- Đối với giáo viên :
 Đây là phương pháp mới nên giáo viên và học sinh không tránh khỏi lúng túng trong một số kĩ năng, nội dung, kiến thức. Nội dung môn Giáo dục công dân mới vừa khó, vừa dài, vừa khô khan(ở chủ điểm pháp luật) nên khó dạy và khó cho người học. Đặc biệt giáo viên còn gặp khó khăn trong việc đánh giá cụ thể hiệu quả làm việc của từng học sinh 
 Giáo viên khi được phân công giảng dạy bộ môn còn chưa đầu tư, nghiên cứu, tìm tòi để hiểu nội dung mục tiêu bài học và chuẩn bị phương pháp dạy học cho phù hợp. Việc dạy học trên lớp, giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống ngại phân học sinh thảo luận nhóm vì sợ lớp ồn, mất thời gian, không truyền thụ hết kiến thức bài học. Nếu có sử dụng phương pháp này chỉ tổ chức cho có hình thức. Chính điều đó dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao, chưa giáo dục được học sinh qua môn học.
c- Đối với học sinh :
 Khi giáo viên tổ chức học sinh thảo luận nhóm thì học sinh chưa chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức. Các em còn lúng túng vụng về thậm chí có khi mới hình thành vào được nhóm thì thời gian quy định làm việc nhóm đã hết. Từ đó để thấy được học sinh chưa quen với việc học qua phương pháp thảo luận nhóm .
 Năng lực học tập của học sinh không đồng đều hoặc là một số học sinh do nhút nhát hoặc một số lí do nào đó mà không tham gia vào hoạt động chung của nhóm cho đây là cơ hội để được giải trí.
 Hiện nay quan niệm gia đình, xã hội, đặc biệt là học sinh đối với bộ môn này còn khá lệch lạc: Không chú ý, không đầu tư, thậm chí xem thường hoặc là học cho xong. Có những phụ huynh khi con em họ có tên trong đội tuyển học sinh giỏi (thậm chí đội tuyển học sinh giỏi tỉnh) rồi mà cũng không muốn cho các em đi học vì cho đó môn phụ không giúp được lợi ích gì trong học tập nhất là liên quan đến kiến thức ôn thi vào cấp III. 
2- Số liệu thống kê:
 Trong quá trình dạy học, vận dụng phương pháp thảo luận nhóm, bản thân tôi làm bản thống kê khi chưa áp dụng phương pháp thảo luận nhóm, kết quả thu thập được như sau:
Lớp
Điểm
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
31
1
3,2
1
3,2
24
77,5
5
16,1
9B
35
2
5,7
10
28,5
22
62,9
1
2,9
 Qua khảo sát trên, chất lượng bộ môn chưa đảm bảo yêu cầu giáo dục hiện nay, trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức có những em không tham gia xây dựng bài thậm chí tình trạng này kéo dài, khi gọi các em trả lời các em đứng lên rồi lại ngồi xuống mà không trả lời được gì. Vậy nên việc tạo cho các em chủ động tích cực trong học tập qua phương pháp dạy học thảo luận nhóm rất có ý nghĩa, đem lại hiệu quả cao cho tiết học, bài học ở môn Giáo dục công dân.
III- Các giải pháp và biện pháp thực hiện :
1- Đối với giáo viên và học sinh :
 Về bản chất, phương pháp thảo luận nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. Tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh ngiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. Chính vì vậy để sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có hiệu quả, giáo viên và học sinh cần làm những việc sau đây :
a- Giáo viên :
 Xác định rõ ràng, đúng mục tiêu bài học, tiết hoc để từ đó chuẩn bị tốt phương tiện dạy học, nhất là chuẩn bị tốt phương pháp dạy học phù hợp để đạt được hiệu quả cao. Từ đó sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vào từng phần của nội dung bài học ví dụ như hình thành khái niện các chủ điểm đạo đức biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện... cũng như khi thực hiện chủ điểm pháp luật.
 Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị trước những yêu cầu cần thiết đối với tiết học đó. Ví dụ như giấy, bút, kĩ thuật vẽ tranh, ghép hình, sưu tầm tranh ảnh.....có liên quan đến nội dung bài học.
b- Học sinh :
Học và chuẩn bị bài tốt theo yêu cầu hướng dẫn của giáo viên.
Học tập và tiếp thu bài trên lớp cần chú ý, tích cực, chủ động trong hoạt động của nhiệm vụ trong tiết học.
2- Các biện pháp thực hiện cụ thể :
 Chương trình môn Giáo dục công dân ở Trung học cơ sở được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm và phát triển. Vì vậy nội dung của từng khối, bài học rất phong phú, đa dạng. Nên khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cho từng bài, tiết học giáo viên cần phải sử dụng một cách hợp lí để tránh lạm dụng sẽ gây giờ học nhàm chán, đơn điệu. Theo tôi, tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp thực hiện sau :
2.1- Chia nhóm học sinh và hướng dẫn cách hoạt động nhóm :
- Hoạt động nhóm có thể tiến hành theo các bước sau :
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề hoạt động, sau đó chia nhóm và giao nhiệm vụ hoạt động cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân công công việc làm cho các nhóm.
+ Các nhóm tiến hành hoạt động giải quyết nhiệm vụ được giao.
+ Từng nhóm trình bày kết quả hoạt động của các nhóm. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
- Việc phân nhóm có thể dựa trên:
+ Theo số điểm danh, theo màu sắc, biểu tượng, vị trí ngồi, theo giới tính...
+ Quy mô lớn, nhỏ tuỳ thuộc vào nhiệm vụ.
2.2- Thiết kế câu hỏi, giao nhiệm vụ hoạt động cho các nhóm:
a- Các câu hỏi, nhiệm vụ hoạt động nhóm có thể giống nhau và khác nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm :
* Việc đặt ra câu hỏi và nhiệm vụ phải :
- Rõ ràng, cụ thể.
- Phù hợp với chủ đề bài học, mục tiêu của hoạt động .
- Phải phù hợp với trình độ học sinh.
- Phù hợp với thời gian và không gian lớp học.
- Nếu mỗi nhóm phải thực hiện nhiều câu hỏi, nhiệm vụ thì câu hỏi, nhiệm vụ đó phải được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
* Ví dụ : (1) Khi dạy bài 7 - tiết 10 môn Giáo dục công dân 9 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.”
+ Để đạt mục tiêu kiến thức hình thành khái niệm Truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Với mục tiêu này, giáo viên cho học sinh đọc tình huống trong sách giáo khoa, sau đó tổ chức cho học sinh thảo luận dưới câu hỏi /hoạt động nhóm khác nhau. Vì vậy, giáo viên phải căn cứ vào số lượng, trình độ học sinh, đặc biệt câu hỏi phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
+ Cụ thể giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm như sau :
Câu hỏi 1(Nhóm 1): Lòng yêu nước của dân tộc ta được thể hiện như thế nào qua lời dạy của Bác Hồ? Chứng minh thực tiễn như thế nào? Lòng yêu nước đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?
Câu hỏi 2(Nhóm 2): Cụ Chu Văn An là người như thế nào? Nhận xét cách cư xử của học trò cụ Chu văn An đối với thầy giáo cũ? Biểu hiện qua cử chỉ, hành vi gì? Cách cư xử này thể hiện truyền thống gì của dân tộc?
+ Sau thời gian quy định thảo luận, đại diện các nhóm trình bày, yêu cầu hai nhóm nhận xét chéo. Giáo viên chốt lại từng nội dung .
(2) Khi dạy Bài 2- tiết 2 môn Giáo dục công dân lớp 9 “Tự chủ”.
+ Để đạt mục tiêu nội dung bài học 2 : Biểu hiện của đức tính tự chủ. Mục tiêu này, câu hỏi nhiệm vụ hoạt động nhóm giống nhau.
+ Câu hỏi thảo luận nhóm như sau : Nêu biểu hiện của đức tính tự chủ và trái với tự chủ.
+ Giáo viên chia lớp hoạt động thành 3 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ trên. Sau đó các em cử đại diện mỗi nhóm từ 3 -> 5 bạn tham gia trò chơi tiếp sức trình bày kết quả hoạt động của nhóm mình. Yêu cầu các biểu hiện không được lặp lại
+ Sau đó cho học sinh 3 nhóm nhận xét chéo. Cuối cùng giáo viên đánh giá, chấm cho điểm từng đội, chốt nội dung.
b- Thời gian quy định cho thảo luận nhóm dài ngắn khác nhau có thể căn cứ vào nội dung thảo luận cũng như đặc điểm của lớp học.
* Với yêu cầu này đòi hỏi người giáo viên phải xác định mục tiêu nội dung, dự kiến phương pháp thực hiện cho từng phần mục tiêu bài học.
 Tránh trường hợp quá lạm dụng phương pháp thảo luận nhóm / 1 tiết hoặc quy định thời gian dài cho hoạt động nhóm dẫn tới hoạt động không đạt được mục tiêu bài học.
* Ví dụ:
(1)Khi dạy Bài 1- tiết 1 môn Giáo dục công dân 9 “Chí công vô tư”
- Khi thực hiện mục tiêu bài học 1: Nêu được thế nào là chí công vô tư
Nếu quy định ta cho mục tiêu bài học này là 15 phút thì giáo viên tổ chức cho học sinh:+ Đọc (3 phút)
 + Chia lớp 3 nhóm, thảo luận nhóm (5 phút) theo nội dung câu hỏi:
? Nhóm 1: Nhận xét của em về việc làm của Vũ Tán Đường và Trần Trung Tá? Vì sao Tô Hiến Thành lại chọn Trần Trung Tá thay thế ông lo việc nhà? Việc làm của Tô Hiến Thành biểu hiện của những đức tính gì?
? Nhóm 2: Mong muốn của Bác Hồ là gì? Mục đích mà Bác theo đuổi là gì? Tình cảm của nhân dân ta đối với Bác như thế nào? Suy nghĩ của bản thân em?
? Nhóm 3: Việc làm của Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh có chung một phẩm chất của đức tính gì? Qua 2 câu chuyện về Tô Hiến Thành và Chủ tịch Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì cho bản thân và mọi người?
+ Học sinh các nhóm trình bày(bằng miệng hoặc trình bày ra giấy A4).
+ Thời gian: 7 phút giáo viên học sinh trình bày, củng cố và hoàn thành khái niệm.
- Khi thực hiện mục tiêu bài học 2: Nêu biểu hiện của Chí công vô tư.
Nếu quy định thời gian cho phần này là 10 phút, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận 2 nhóm, thời gian thảo luận 3 phút.
+ Học sinh trình bày(trò chơi tiếp sức) .
+ Thời gian 7 phút, học sinh trình bày, giáo viên củng cố và rút ra đơn vị kiến thức.
Với mục tiêu yêu cầu/ hoạt đông 3 phút. Tại sao lại quy định thời gian như vậy? Vì theo tôi, phần trước học sinh đã được hình thành khái niện và các em đã nắm được đặc điểm cơ bản của chủ điểm đạo đức này rồi nên phần biểu hiện chỉ cho học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức nên thời gian ít hơn.
Nói tóm lại, tuỳ thuộc vào từng nội dung, từng mục tiêu của bài học mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm đảm bảo để thực hiện yêu cầu bài học.
2.3- Tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm của giáo viên:
- Khi chia học sinh thảo luận nhóm tuỳ thuộc vào từng khối lớp, đặc điểm học sinh mà giáo viên có cách chia nhóm cho hợp lí. Giáo viên có thể chia nhóm nhỏ, nhóm lớn tuỳ thuộc vài nội dung bài học. 
 Ví dụ giáo viên có thể phân hai học sinh ngồi một bàn tạo thành một nhóm học tập. Với nhóm học tập này giáo viên thường cho học sinh quan sát hình ảnh, thông tin và rút ra nhận xét, đánh giá bản thân. Trường hợp thảo luận nhóm nhỏ như thế này giáo viên cho một hoặc hai nhóm, ba nhóm lên trình bày sau đó giáo viên thu sắc xuất hoặc cho học sinh tự đối chiếu kết quả. 
 Còn đối với nhóm học tập với số lượng thành viên lớn có thể từ 10 đến 12 học sinh thì giáo viên có thể lấy ngay tổ học tập của lớp để làm nhóm học tập.
Trong trường hợp này yêu cầu nhọc sinh trình bày ra phiếu học tập và lên bảng trình bày. Các nhóm nhận xét chéo, giáo viên bổ sung. Ví dụ khi dạy bài ”Năng đông, sáng tạo”giáo viên cho học sinh tìm biểu hiện của năng động, sáng tạo và trái với ngăng đông, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Giáo viên chia học sinh làm 3 nhóm học tập. Trong trường hợp này giáo viên có thể lấy ngay tổ học tập của lớp để làm nhóm học tập. 
- Khi phân nhóm thực hiện nhiệm vụ của nhóm thì giáo viên phải giáo nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đối tượng học sinh.
 Ví dụ : Khi nội dung thảo luận có nhiều câu hỏi, giáo viên phải dùng bảng phụ, máy chiếu hoặc ghi ra giấy học tập cho từng nhóm. Đồng thời có cách thể hiện cho các nhóm khác biết nội dung thảo luận của nhóm bạn để tiện theo dõi, đánh giá, góp ý và bổ sung.
- Nội dung câu hỏi nếu mang tính chất gợi tìm nhiều thì giao cho nhóm có đối tượng học sinh trung bình – khá. Nếu câu hỏi mang suy luận đánh giá thì giao cho nhóm học sinh có đối tượng khá - giỏi.
- Trong suốt quá trình học sinh thảo luận nhóm, giáo viên cần đi xuống lớp vòng qua các nhóm, quan sát và lắng nghe ý kiến của học sinh, gợi ý, giúp đỡ, học sinh khi cần thiết:
+ Người giáo viên phải là người điều khiển, theo dõi, quản lí các nhóm nhỏ làm việc.
+ Phải quan sát và theo dõi hoạt động, công việc của từng nhóm để tìm ra cách giải quyết hợp lí nhất.
+ Trong quá trình quan sát các nhóm làm việc, người giáo viên phải biết phát hiện các sai lầm mà các nhóm mắc phải khi tham gia nhóm, những sai lầm mang tính điển hình và chưa được sửa chữa để cuối phần thảo luận giáo viên có nhận xét, góp ý.
+ Ngoài các vấn đề mà các thành viên thảo luận nhóm tổng hợp để trình bày thì giáo viên phải đặt thêm những câu hỏi bổ sung để phát huy tính tích cực của hoạt động nhóm.
+ Giáo viên phải nhắc lại các ý kiến mà các nhóm đã trình bày một lần nữa khẳng định ý kiến của nhóm để nhóm cần bổ sung ý kiến hay không. Nhấn mạnh các khái niệm, các ý quan trọng của bài học.
+ Giáo viên tóm tắt, tổng hợp, liên kết ý kiến của từng nhóm thảo luận theo thứ tự để nêu bật được nội dung bài học.
+ Người giáo viên là người hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm nếu các nhóm có gặp khó khăn trong quá trình thảo luận.
- Trong quá trình tổ chức học sinh thảo luận nhóm, giáo viên chọn một trong những thành viên trong nhóm làm nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm. Đồng thời trong nhóm phải có người ghi biên bản (thư kí) để ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận, sau đó trình bày trước cả lớp. Học sinh cần luân phiên nhau làm thư kí, nhóm trưởng, luân phiên nhau đại diện nhóm trình bày kết quả. Tránh trường hợp tạo điều kiện cho một số học sinh cho mình có cơ hội đứng ngoài cuộc, không tham gia hoạt động học tập.
2.4- Xác lập vai trò của nhóm trưởng :
 Nhóm trưởng phải là người triển khai nội dung : Phải xác định đúng mục tiêu của phần thảo luận nhóm, hướng dẫn các thành viên nhóm chuẩn bị tài liệu và cung cấp tài liệu cho từng người, phân công nhiệm vụ cho từng người và bố trí chỗ ngồi cho các nhóm viên cho hợp lí để các nhóm viên trình bày nội dung của mình.
 Trong buổi thảo luận : Người nhóm trưởng phải điều động được tất cả các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào buổi thảo luận, người nhóm trưởng phải biết lắng nghe, khuyến khích các thành viên còn rụt rè tham gia, ngăn chặn những người nói nhiều, theo dõi và quan sát phản ứng của từng người để điều chỉnh buổi thảo luận . Khai thác nội dung bằng cách đặt câu hỏi kích thích tư duy của từng người. Phát hiện những mâu thuẫn trong cách trình bày của mỗi thành viên, tổng kết lại ý kiến của nhóm ở cuối buổi thảo luận.
Nói tóm lại, nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng, để lựa chọn một học sinh làm nhóm trưởng thì người giáo viên phải biết quan sát, theo dõi thái độ và cách làm việc của từng học sinh để lựa chọn. Như vậy nhóm trưởng là người có vai trò quan trọng cho buổi thảo luận của nhóm, họ phải thể hiện tốt vai trò của mình để kích thích các thành viên hoạt động nhưng không phải nhóm trưởng là người quyết định thành công cho việc thảo luận của nhóm.
 Trong nhiều trường hợp, nếu giáo viên không cử thư kí để ghi lại biên bản thì nhóm trưởng sẽ cử một thư kí để ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận để trình bày trước lớp.
 Khi trình bày kết quả thảo luận, nhóm trưởng có thể là người đại diện nhóm trình bày kết quả. Hoặc có thể nhóm trưởng cử đại diện của nhóm trình bày. Trong bất kì yêu cầu nào của giáo viên thì nhóm trưởng cần điều khiển tất cả các thành viên trong nhóm tham gia để khi trình bày kết quả ai cũng trình bày được tránh trường hợp chỉ có nhóm trưởng và thư kí mới được trình bày kết quả.
2.5 Trình bày kết quả thảo luận :
 Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức : Bằng lời, đóng vai, trò chơi tiếp sức, viết hoặc vẽ cây lên giấy khổ to.....có thể cho một người hoặc nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn (biểu hiện) nối tiếp nhau.
3- Giáo án thực nghiệm : 
 Bài 4 - tiết 5 : Bảo vệ hoà bình.
A- Mục tiêu :
1- Về kiến thức :
- Hiểu thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình.
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình.
- Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh đang diễn ra ở Việt nam và trên thế giới.
- Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hằng ngày.
2- Kĩ năng :
Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường và địa phương tổ chức.
3- Về thái độ :
Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa.
B- Phương pháp, phương tiện và tài liệu học tập:
1- Phương pháp : Sử dụng kết hợp các phương pháp thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, .....
2- Tài liệu và phương tiện :
- Tài liệu : Sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác.
- Phương tiện : Máy chiểu, giấy Ao, bút màu....
C- Các hoạt động dạy học :
1- Ổn định và kiểm tra bài cũ :
2- Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới :
- Giáo viên cho tập thể lớp hát tập thể bài hát “Trái đất màu xanh”.
- Thảo luận lớp : Nội dung bài hát nói lên điều gì?
- Giáo viên giới thiệu: Vậy thế nào là hoà bình? Vì sao phải bảo vệ hoà bình? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ hoà bình? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những vấn đề đó.
Hoạt động 2 : Thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình.
* Mục tiêu : Giúp học sinh hiểu được thế nào là hoà bình, bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành :
- Học sinh đọc thông tin và xem ảnh ở mục đặt vấn đề. Giáo viên cung cấp thêm một số kênh hình .
? Em có suy nghĩ gì khi xem ảnh và đọc thông tin trên.
? Chiến tranh đã gây ra những hậu quả gì cho con người, nhất là đối với trẻ em.
? Cần phải làm gì để ngăn chăn chiến tranh và bảo vệ hoà bình.
? Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam.
- Học sinh nêu suy nghĩ.
? Qua thông tin, tranh ảnh em có suy nghĩ gì.
? Trái với chiến tranh là hoà bình. Giáo viên viết to từ “Hoà Bình ” trên bảng và nêu câu hỏi động não : Thế nào là hoà bình.
- Phát cho học sinh phiếu học tập là một mảnh giấy nhỏ và yêu cầu các em viết ý kiến lên giấy sau đó mang dán lên bảng, xung quanh chữ “Hoà Bình”.
? Em hiếu hoà bình là gì? Bảo vệ hoà bình là gì ?
* Giáo viên kết luận, rút ra kết luận.
Hoạt động 3 : Vì sao phải bảo vệ hoà bình, trách nhiệm bảo vệ hoà bình.
* Mục tiêu :
- Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh.
- Trách nhiệm của nhân loại nói chung và học sinh nói riêng trong việc ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình.
* Cách tiến hành :
-Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm và gia nghiệm vụ cho nhóm trưởng, mỗi nhóm thảo luận theo câu hỏi sau:
_ Nhóm 1- câu 1 : Vì sao phải bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh ?
- Nhóm 2- câu 2 : Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của ai?
- Nhóm 3 : Chúng ta phải làm gì để bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh ?
- Các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, cácc nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Giáo viên kết luận, chốt vấn đề.
Hoạt động 4 : Vẽ Cây Hòa Bình
* Mục tiêu :
- Củng cố bài học, liên hệ 
* Cách tiến hành :
- Chia lớp làm 2 nhóm học tập.
- Nội dung vẽ cây hoà bình.
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm học sinh vẽ một “Cây Hoà Bình” và hướng dẫn học sinh cách vẽ như sau:
+ Trước hết vẽ một cây với các bộ phận : rễ, thân, cành, lá, hoa. Trên thân cây đề chữ “Hoà Bình”.
+ Sau đó hãy ghi những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại cho cuộc sống của con người lên các hoa và lá cây.
+ Ở mỗi rễ cây và cành hãy ghi những hoạt động bảo vệ hoà bình cần làm, hoặc một hành vi giao tiếp, ứng xử hàng ngày cần được thực hiện để bảo vệ hoà bình.
- Các nhóm vẽ Cây Hoà Bình.
- Từng nhóm lên giới thiệu “Cây Hoà Bình” của nhóm mình.
- Cả lớp bình luận và tự liên hệ.
* Giáo viên kết luận :
Khen những học sinh đã biết thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở học sinh hãy luôn sống hoà bình thân thiện với mọi người xung quanh.
=> Giáo viên kết luận : Hoà bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an bình cho mọi ngưòi. Mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ hoà bình,chống chiến tranh.
? Yêu cầu học sinh 

File đính kèm:

  • docSKKN_GDCD_9.doc
Giáo án liên quan