Kinh nghiệm khi dạy bài “ADN và bản chất của gen” (chương trình sinh học lớp 9)

Phần di truyền trong chương trình sinh học lớp 9 nhiều giáo viên và học sinh đều cảm thấy khó và rất khô khan. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9 tôi thấy với những bài khó và dài như bài “ADN và bản chất của gen”thì người giáo viên phải bỏ nhiều công sức đầu tư thời gian, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng giảng dạy thì mới đảm bảo việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, làm cho giờ học trở lên sinh động không nhàm chán và mới có thể đổi mới được phương pháp giảng dạy, học sinh mới thực sự tích cực chủ động trong việc tìm kiếm kiến thức. Mặt khác người giáo viên lên lớp cũng không phải nói quá nhiều vừa đảm bảo được sức khoẻ.Vừa đảm bảo được phương pháp dạy đặc trưng của bộ môn sinh học mà học sinh luôn cảm thấy yêu thích môn học, mỗi giờ học là một sự tìm tòi khám phá kiến thức.Việc đầu tư cho chuyên môn nghiệp vụ giúp cho người giáo viên có nhiều kinh nghiệm và tư liệu quí đảm bảo việc nâng cao chất lượng dạy và học như chủ trương của ngành đề ra .

 

doc9 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3259 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm khi dạy bài “ADN và bản chất của gen” (chương trình sinh học lớp 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục huyện Quế Võ
Trường thcs đào viên
 kinh nghiệm khi dạy bài 
“ADN và bản chất của gen”
 (chương trình sinh học lớp 9)
 Người viết:Ngô Thị Uyên
 Trường THCS Đào Viên
Phần I: Đặt vấn đề
A. cơ sở lý luận 
Chương trình sinh học lớp 9 gồm 2 phần :
- Phần 1: là di truyền và biến dị 
- Phần 2: là Sinh vật và môi trường 
ở phần 1 giảng dạy các kiến thức về di truyền, trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản phổ thông nhất về cơ sở vật chất, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Một số ứng dụng của di truyền trong chọn giống và cải tạo các giống vật nuôi cây trồng.
Với đối tượng là học sinh cấp 2, đây là phần kiến thức rất khó và mới mẻ, vì lần đầu tiên các em được tiếp xúc và làm quen với phương pháp nghiên cứu di truyền nên còn rất nhiều lúng túng. Đặc biệt trong bối cảnh ngành giáo dục vừa mới áp dụng chương trình cải cách thay sách giáo khoa lớp 9 thì phương pháp giảng dạy của người giáo viên phải đổi mới cho phù hợp với nội dung và chương trình cải cách. Tăng cường tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh. 
Qua 2 năm giảng dạy chương trình cải cách tôi thấy ở chương III: “ADN và gen” của chương trình sinh học lớp 9 là chương khó dạy nhất vì kiến thức rất khó và trừu tượng, đặc biệt là bài : “ ADN và bản chất của gen”. Nếu người giỏo viờn đổi mới phương phỏp mà chỉ sử dụng tranh hỡnh 16 sơ đồ tự nhõn đụi của phõn tử ADN trong sỏch giỏo khoa và mụ hỡnh thỏo lắp đơn giản của phõn tử ADN thỡ rất khú khăn trong việc thực hiện mục tiờu của bài giảng. Mặt khỏc học sinh cũng khú lĩnh hội một cỏch đầy đủ cỏc kiến thức cần phải nắm bắt.
B. cơ sở thực tiễn
Để dạy bài này tôi đã trăn trở rất nhiều và đã tìm ra được phương pháp giúp cho học sinh nắm bắt được kiến thức một cách dễ 
hiểu nhất và giúp các em hứng thú không sợ học phần di truyền, và đạt được kết quả cao khi kiểm tra. Sau đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi khi dạy bài: “ ADN và bản chất của gen”.Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp đọc và đóng góp ý kiến cho tôi, để công tác giảng dạy của tôi ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Căn cứ vào nội dung kiến thức của bài “ ADN và bản chất của gen”. và xem xét tình hình thực tế đồ dùng thiết bị giảng dạy của nhà trường tôi thấy các thiết bị, đồ dùng của nhà trường còn rất thiếu thốn, nghèo nàn. Nếu cứ với các đồ dùng đó thì việc khai thác kiến thức sẽ rất khó khăn và trừu tượng, học sinh khó có thể chủ động trong việc khai thác kiến thức việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ không đạt được kết quả như ý muốn. Dạy kiến thức về ADN mà cả phòng thí nghiệm không có lấy một mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN. Mặt khác việc đổi mới phương pháp dạy học là điều bắt buộc đối với mỗi người giáo viên, trong đó đồ dùng dạy học là phương tiện để thực hiện phương pháp.Việc sử dụng đồ dùng phụ thuộc vào mục tiêu và phương pháp của mỗi người. Đồ dùng dạy học vừa là phương tiện để minh hoạ kiến thức và chứa đựng nguồn thông tin mà học sinh phải khai thác, lĩnh hội cho bản thân theo hướng tích cực chủ động.Việc xây dựng thêm các đồ dùng phục vụ cho bài học đảm bảo tính đặc thù của bộ môn là rất quan trọngvà cấp thiết.Việc cập nhật thông tin, áp dụng các phương tiện hiện đại vào bài giảng càng trở lên cần thiết trước sự bùng nổ thông tin hiện nay trong xã hội. Xuất phát từ điều đó tôi đã tiến hành xây dựng giáo án điện tử để dạy bài “AND và bản chất của gen”giúp cho việc giảng dạy của người giáo viên được nhẹ nhàng và hiệu quả, học sinh hứng thú say mê với môn học. 
Phần II: nội dung
A. So sánh phương pháp giảng dạy thông thường với phương pháp giảng dạy có áp dụng sáng kiến cải tiến theo phương pháp mới:
+ ở phương pháp cũ: Các thông tin kiến thức được thông báo trực tiếp đến học sinh qua kênh chữ hoặc lời nói của giáo viên. Kênh hình qua các thiết bị dạy học chủ yếu là để minh hoạ cho kiến thức và lời trình bày của thầy cô giáo. Học sinh học tập một cách thụ động nên dễ nhàm chán, không bộc lộ rõ khả năng tư duy sáng tạo không khuyến khích được khả năng tìm tòi và giải quyết vấn đề phát sinh trong thực tế. Người giáo viên cũng không áp dụng được nhiều phương pháp hay trong bài giảng, rất vất vả và mất nhiều công sức vì phải nói nhiều, học sinh hiểu bài không sâu và rất chóng quên. 
+ ở phương pháp mới: áp dụng sáng kiến thiết kế và giảng dạy bằng giáo án điện tử với sự trợ giúp của các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, máy tính . Người giáo viên có thể đổi mới phương pháp một cách dễ dàng, có hiệu quả. Cô giáo đóng vai trò là người tổ chức hướng dẫn điều khiển các hoạt động học tập của học sinh, các em tích cực chủ động học tập. Hệ thống tranh và mô hình động có màu sắc đẹp, thuyết minh rõ có tác dụng gây hứng thú quan sát giúp học sinh tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức nên các em hiểu sâu và nắm vững kiến thức hơn. Mặt khác người giáo viên không phải nói nhiều, tiết kiệm được công sức khi lên lớp mà giờ dạy vẫn đạt hiệu quả cao.
	+ Giáo án này tôi đã in ra đĩa CD nên rất tiện sử dụng, Kể cả những người không biết sử dụng máy tính vẫn có thể dùng được.
B. Nội dung bài giảng cụ thể: 
1. Xác định mục tiêu của bài:
 *Về kiến thức :
- Học sinh trình bày được nguyên tắc của sự tự nhân đôi của phân tử ADN
-Nêu được bản chất hoá học của gen
-Phân tích được các chức năng của ADN
*Về kỹ năng:
-Phát triển kỹ năng quan sát kênh hình tìm kiến thức 
-Kỹ năng hoạt động nhóm, giải bài tập đơn giản
2. Phương tiện :
*GV:-Chuẩn bị giáo án điện tử
 - Sơ đồ tự nhân đôi của phân tử ADN
 - Sơ đồ hình 19.3 sách giáo khoa phóng to
 - Bộ mô hình lắp ghép quá trình tự nhân ADN
 - Bảng phụ 
	- Máy tính, máy projecto
*HS: Ôn lại các kiến thức về nhiễm sắc thể, phân bào, cấu tạo ADN 
3. Tiến trình bài giảng :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
-Bật máy chiếu tên bài 
-Chiếu mô hình cấu tạo của phân tử ADN
? –Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử ADN?
-GV nhận xét câu trả lời của hs
-Bật máy chiếu đặc điểm của ADN nhấn mạnh nguyên tắc bổ sung 
 A-T ; G-X
?-Nguyên tắc bổ sung thể hiện khi ADN tự nhân đôi như thế nào?==>
- Các em hãy nghiên cứu thông tin mục I sgk/48 và trả lời câu hỏi :
?-Quá trình tự nhân đôi của ADN
 -Diễn ra ở đâu vào giai đoạn nào của quá trình phân bào ?
GV bấm máy nêu câu hỏi 
- GV nhận xét Hs trả lời
- GV bấm máy bật đáp án
Chuyển ý: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo trình tự như thế nào?
- Các em hãy nghiên cứu tiếp thông tin khổ 3 mục I
- Các chú ý quan sát sơ đồ quá trình tự nhân đôi của ADN .
GV bật máy chiếu sơ đồ động
-GV giải thích thêm về màu sắc của ADN mẹ và ADN con
-GV phân nhóm lớn hoàn thành phiếu học tập số 1
-Nhóm 1,2 trả lời câu hỏi 1,2 nghiên cứu câu hỏi 3,4
-Nhóm 3,4 trả lời câu hỏi 3,4 và nghiên cứu câu hỏi 1,2.
-GV chữa câu trả lời các nhóm
-Gv treo bảng phụ của nhóm 1,2 
-GV treo bảng nhóm 3,4
-Các nhóm so sánh kết quả thảo luận nhóm với đáp án của cô
-Gv bật máy chiếu đáp án 
-GV bật máy giới thiệu sơ đồ đơn giản hoá quá trình tự nhân đôi
-GV giới thiệu màu sắc ADN mẹ
? ..Số lượng trình tự sắp xếp các nu clêôtit trên hai ADN con và ADN mẹ như thế nào?
-mầu sắc của ADN con khác ADN mẹ như thế nào
qua kết quả thảo luận của các nhóm và căn cứ vào thông tin SGK, em hãy cho cô biết :
?..- Quá trình tự nhân đôi của ADN dựa vào những nguyên tắc nào?
-GV gợi ý tìm nguyên tắc khuôn mẫu
-GV yêu cầu HS gạch chân ba nguyên tắc trong SGK
-Gv cho hs làm bài tập củng cố trên sơ đồ lắp ghép mô hình ADN đơn giản (chú ý mầu sắc của ADN mẹ và mạch mới được tổng hợp ở ADN con 
Chuyển ý: MenĐen cho rằng các tính trạng của cơ thể là do nhân tố di truyền qui định. MoocGan khẳng định nhân tố di truyền chính là các gen trên NST.Vậy gen là gì? có bản chất như thế nào?
-GV bật máy chiếu hình 19.3 và giới thiệu sơ đồ :
- Sơ đồ 1 NST có lõi là sợi ADN
-GV bật máy chiếu thông tin chiều dài ADN và chiều dài gen
?-Một ADN có thể chứa một hay nhiều gen? 
-Ta có thể hình dung ADN là một đoàn tàu dài hàng trăm toa, mỗi gen là một toa trong đoàn tàu đó
-Căn cứ vào sơ đồ và thông tin SGK
thảo luận nhóm 2 người 
?-Bản chất hoá học của gen là gì? 
GV nhận xét, bật đáp án
Gv giới thiệu trong cơ thể có nhiều loại gen, nhưng lớp 9 ta chỉ nghiên cứu gen cấu trúc.
-Dựa vào thông tin SGK cho cô biết 
?-Gen cấu trúc là gì?
Gv bật máy chiếu đáp án và giải thích :
Gen —>prôtêin —>tính trạng 
-Gv liên hệ việc xác lập vị trí các gen trên NST =>Lập bản đồ gen có ý nghĩa rất lớn trong yhọc, chọn giống, kỹ thuật di truyền….
-GV kiểm chứng khái niệm gen trên sơ đồ ADN:
-Gv bật máy chiếu sơ đồ phân tử ADN
Chuyển ý sang hoạt động III
ADN chứa gen
Gen chứa TTDT
=>?ADN có chức năng gì ?
-gv thông báo ADNcòn có khả năng truyền đạt TTDT
-nhờ khả năng nào mà ADNcó thể truyền đạt TTDTcho thế hệ tế bào và cơ thể?
-Gv giải thích: con có đặc điểm giống bố mẹ vì ADN của con giống ADN của bố mẹ 
-GV nhận xét, bật máy chiếu đáp án chức năng ADN.
HS quan sát mô hình trả lời câu hỏi của GV
Hoạt động I: 
Hs nghiên cứu thông tin mục I trả lời câu hỏi
-1hs trả lời
-HS nghiên cứu tiếp tt mục 1 khổ 3
-Quan sát sơ đồ động quá trình tự nhân đôi
HS thảo luận nhóm lớn hai bàn/nhóm.Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 1
- Đại diện nhóm 1,3 trả lời nhóm 2,4 nhận xét
Một HS trả lời H/s khác bổ sung
-à HS rút ra ba nguyên tắc
-1 hs lên bảng làm bài tập củng cố trên sơ đồ lắp ghép.Từ đó khắc sâu 3 nguyên tắc 
Hoạt động II
-1 hs đọc thông tin mụcII
HS quan sát sơ đồ trả lời câu hỏi 
-Một hs trả lời câu hỏi :
(một ADN chứa nhiều gen )
HS thảo luận nhóm 2 người trả lời câu hỏi :
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung =>rút kết luận 
-1 hs trả lời, hs khác bổ sung 
Hoạt động III
-Cả lớp nghiên cứu thông tin mục III trả lời câu hỏi 
-Quan sát sơ đồ hình 19
-Thảo luận tập thể trả lời câu hỏi .
-1 hs trả lời ,hs khác bổ sung rút kết luận .
-Nhờ sự nhân đôi của ADN là cơ sở của di truyền và sinh sản, duy trì ổn định đặc tính của loài qua các thế hệ 
Tiết 16 bài 16
ADN và bản chất của gen 
I. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào :
-Quá trình tự nhân đôi của ADN xẩy ra ở nhân tế bào,tại NST ở kỳ trung gian
ADN tự nhân đôi theo ba nguyên tắc:
- Khuôn mẫu 
- Bổ sung
- Bán bảo toàn
Sự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự nhân đôi của NST
II.Bản chất của gen
-Bản chất hoá học của gen là ADN
-Gen cấu trúc :là một đoạn mạch của phân tử ADN lưu giữ thông tin qui định cấu trúc 1 loại prôtêin
III.Chức năng ADN 
-Lưu giữ thông tin di truyền 
-Truyền đạt thông tin di truyền 
-àLà cơ sở của di truyền và sinh sản 
4.Củng cố :
Chúng ta vừa nghiên cứu xong nội dung bài 16, ở bài này các em cần nhớ những kiến thức cơ bản sau:
-GV bật máy chiếu phần ghi nhớ, gọi 1 hs đọc ghi nhớ
Trong các kiến thức cơ bản có các kiến thức trọng tâm cô đã gạch chân :
	+3 nguyên tắc của quá trình tự nhân đôi
	+Bản chất hoá học của gen là ADN
	+Chức năng ADN: lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền. 
5. Kiểm tra đánh giá :
- Gv phát phiếu học tập cho hs, yêu cầu hs hoàn thành phiếu học tập số 2
- Gv gọi hs chữa phiếu học tập 
- Gv nhận xét, cho điểm hs
Phần III: Kết quả
Sau khi sọan giáo án điện tử và bổ sung thêm nhiều tranh vẽ và mô hình vào giảng dạy bài : “ADN và bản chất của gen”tôi thấy học sinh rất hứng thú say mê học tập.Giờ học thực sự sôi nổi, các em chăm chú quan sát các sơ đồ, mô hình để khai thác kiến thức. Tỷ lệ học sinh hiểu và thuộc bài ngay tại lớp đạt tỷ lệ rất cao trên 95%.Giờ dạy cũng rèn cho học sinh kỹ năng quan sát kênh hình, kỹ năng hoạt động nhóm cũng phát huy hiệu quả rất tốt. 
Trong 5 lớp 9 tôi dạy :
- Có 3 lớp dạy bằng giáo án điện tử là :9A, 9C và 9D 
- Có 2 lớp dạy bằng giáo án thường không có các mô hình động và các tranh bổ sung, chỉ có tranh tối thiểu như trong sách giáo khoa là lớp 9B và 9E thì kết quả khảo sát chất lượng học sinh cuối giờ học như sau: 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá 
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9B
36
8
22,2
10
27,7
15
41,8
3
8,3
9E
37
9
24,3
12
32,4
12
32,4
4
10,9
9A
38
20
52,6
16
42,1
2
5,3
0
9C
38
17
44,7
18
47,3 
3
8
0
9D
37
15
40,5
19
51,4
3
8,1
0
- ở ba lớp áp dụng phương pháp mới: tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng cao hơn nhiều (đạt từ 92 % đến 95%) và không có học sinh bị điểm yếu. 
- ở hai lớp dạy theo phương pháp truyền thống thông thường: tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi chỉ chiếm 50% đến 57%, tỷ lệ học sinh đạt điểm trung bình cao và vẫn còn từ 8% đến 11% bị điểm yếu dưới 5 điểm. Như vậy tôi thấy dạy theo phương pháp mới hiệu quả giờ dạy được nâng cao hơn rất nhiều,giờ học sinh động và tiết kiệm được công sức cho người giáo viên.
- Mặt khác việc thiết kế bài dạy và in ra đĩa CD làm tài liệu cho bài dạy của giáo viên
Phần iv:kết luận và đề nghị
Phần di truyền trong chương trình sinh học lớp 9 nhiều giáo viên và học sinh đều cảm thấy khó và rất khô khan. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn sinh học lớp 9 tôi thấy với những bài khó và dài như bài “ADN và bản chất của gen”thì người giáo viên phải bỏ nhiều công sức đầu tư thời gian, sáng tạo thêm nhiều đồ dùng giảng dạy thì mới đảm bảo việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, làm cho giờ học trở lên sinh động không nhàm chán và mới có thể đổi mới được phương pháp giảng dạy, học sinh mới thực sự tích cực chủ động trong việc tìm kiếm kiến thức. Mặt khác người giáo viên lên lớp cũng không phải nói quá nhiều vừa đảm bảo được sức khoẻ.Vừa đảm bảo được phương pháp dạy đặc trưng của bộ môn sinh học mà học sinh luôn cảm thấy yêu thích môn học, mỗi giờ học là một sự tìm tòi khám phá kiến thức.Việc đầu tư cho chuyên môn nghiệp vụ giúp cho người giáo viên có nhiều kinh nghiệm và tư liệu quí đảm bảo việc nâng cao chất lượng dạy và học như chủ trương của ngành đề ra .
Qua đây tôi cũng đề nghị với phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư cho phòng thí nghiệm, phòng đồ dùng nhiều hơn nữa để anh chị em giáo viên có đủ điều kiện làm việc tốt hơn để đạt kết quả cao trong giảng dạy .
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi khi dạy bài “ADN và bản chất của gen “ rất mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý giúp cho quá trình giảng dạy của tôi ngày càng tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docSKKN Kinh nghiem khi day bai ADN va ban chat cua gen.doc