Kiến thức liên môn GDCD 9
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng em xây dựng các giải pháp như sau:
a. Hiểu đúng và nắm chắc nội dung bài học:
Vời tất cả các đối tượng học sinh, việc nắm vững kiến thức bài học là điều hết sức quan trọng. Vì vậy sau giờ lên lớp, chúng em tổ chức học nhóm để cùng xử lý các tình huống khó trong bài học, ngoài ra bản thân chúng em phải biết rèn luyện những chuẩn mực đạo dức mà chúng em đã học.
b. Vận dụng kiến thức liên môn vào bài học:
Khi đã có kiến thức từ các môn học khác, để học tốt môn giáo dục công dân, trước hết các bạn cần đọc kỹ phần đặt vấn đề và phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề để rút ra bài học.
Ví dụ:: Khi học bài “ Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh”
Chúng em vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn: Đọc diễn cảm câu chuyện về tình bạn cảm động của C. Mác và Ăng ghen, sau đó chúng em phân tích câu chuyện để thấy tình bạn giữa C. Mác và Ăng ghen là tình bạn vĩ đại và cảm động nhất. Tình bạn còn được ca ngợi qua các bài học ở môn Ngữ văn như: Sự tích chim Quốc. Lưu Bình – Dương Lễ và để ca ngợi tình bạn trong sáng, lành mạnh và còn vận dụng những câu ca dao tục ngữ, danh ngôn:
Ca dao
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau
Bạn bè là nghĩa trước sau
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai
Tục ngữ: Thêm bạn bớt thù
Danh ngôn: Bản thân là bạn tốt sẽ có bạn bè tốt
Bên cạnh đó tình bạn còn thể hiện qua hình ảnh:
1.Tên tình huống: ĐỂ HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 2. Mục tiêu giải quyết tình huống: “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Câu nói của người xưa còn lưu truyền laị. Thật vậy, vừa vào cổng trường, em đã thấy câu tục ngữ ấy, mỗi ngày và mỗi ngày, hơn thế nữa, thầy cô thường khuyên dạy chúng em, phải học lễ nghĩa trước, học chữ sau. Thông qua học tập môn giáo dục công dân, em cảm nhận được nhiều điều để rèn luyện cho chúng em những phẩm chất đạo đức vô cùng quý giá và bổ ích. Nhằm giúp các bạn học sinh ở lớp, trường biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuốc sống, việc cần thiết là biết vận dụng kiến thức từ nhiều môn học có liên quan như: Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc, Mỹ thuật để tạo cho mình có vốn trí thức đúng đắn về nhiều vấn đề, sự kiện, trong lịch sử và xã hội trong cuộc sống và nhất là khi xử lý các tình huống thực tế trong cuộc sống hằng ngày. 3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống a. Nghiên cứu về chương trình: Trong phân phối chương trình môn Giáo dục công dân khối 8 có 2 phần: phần đạo đức và phần pháp luật. Những bài Giáo dục công dân 8 ở phần đầu là hình thành cho học sinh về những phẩm chất đạo đức, nhân cách và những bài giúp học sinh hiểu về những quy định của pháp luật, ngoài ra chương trình còn có hoạt động ngoại khóa giúp chúng em có những hoạt động mang tính tập thể, những tình huống mà chúng em cần giải quyết và những vấn đề thực tế ở địa phương Với nội dung chương trình như vậy nên chúng em nghĩ rằng cần nghiên cứu ra giải pháp giúp các bạn học tốt hơn môn giáo dục công dân là điều hết sức cần thiết ngay từ đầu năm học lớp 8 b. Nghiên cứu về đặc điểm kiểu bài: Đối với môn Giáo dục công dân , mục đích là hình thành cho học sinh những phẩm chất đạo đức, nhân cách đúng đắn. Nội dung bài gần gũi với cuộc sống thực tế và sự tiếp thu kiến thức bộ môn giáo dục công dân tốt sẽ giúp chúng em dễ hòa nhập vào bài học, qua đó hình thành cho chúng em những chuẩn mực đạo đức, hành vi đạo đức trong các mối quan hệ xã hội và chúng em hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của công dân mà pháp luật quy định để thực hiện cho tốt, nhưng thực tế cho thây, chỉ lấy kiến thức từ môn giáo dục công dân thì sẽ không đủ, chúng em cần vận dụng những kiến thức liên môn từ những môn học khác. - Để khai thác phần đặt vấn đề, chúng em còn đọc những mẫu truyện đọc, cần đọc diễn cảm, phân tích câu truyện, để rút ra bài học hoặc tìm và phân tích ý nghĩa của những câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao có liên quan đến bài học cần vận dụng kiến thức liên môn Ngữ văn - Khi nêu gương người tốt việc tốt, những tấm gương sáng để chúng em noi theo về những phẩm chất đạo đức như sống liêm khiết, giữ lời hứa, tôn trọng lẽ phải.hoặc chúng em muốn tìm hiểu về những truyền thống quý báu của các dân tộc trên thế giới, thì cần vận dụng kiến thức liên môn lịch sử để làm cho bài học giáo dục công dân càng thêm sinh động hơn, dễ hiểu hơn, điều đó giúp chúng em khắc sâu được kiến thức và vận dụng vào thực tế. - Để ca ngợi về những phẩm chất đạo đức, những tấm gương, những mối quan hệ của những người xung quanh, quan hệ họ hàng, quan hệ gia đình. Chúng em còn thông qua các bài hát về tình thầy trò, tình bạn, tình thương cha mẹ, ơn nghĩa sinh thành thì chúng em cần đến kiến thức âm nhạc. Các bài hát phù hợp tạo hiệu ứng rất tốt về mặt tri thức và cảm xúc, qua đó nội dung bài học được chúng em cảm nhận sâu sắc. Nói chung, do đặc điểm của bộ môn Giáo dục công dân là cung cấp cho học sinh những tri thức về chuẩn mực, hành vi đạo đức là phần trọng tâm của bài học, chúng em cần nắm vững kiến thức, hiểu rõ những khái niệm, các biểu hiện của các hành vi đạo đức, ý nghĩa của các hành vi và cách rèn luyện đối với các chuẩn mực, hành vi đạo đức và những quy định của pháp luật. Do dó các bạn cần phải biết tích lũy và vận dụng kiến thức liên môn một cách phù hợp để học tốt môn giáo dục công dân này. c. Nghiên cứu về tình hình học tập của các bạn học sinh Nhìn lại tình hình học tập của các bạn học sinh khối 8 ở môn Giáo dục công dân ở trường em thì đa phần là các bạn chăm ngoan, có động cơ thái độ học tập tốt , nên việc nắm vững kiến thức liên môn là điều tất yếu. Thế nhưng bên cạnh đó, một số ít học sinh là đối tượng học sinh yếu, các bạn chưa tập trung cao cho việc học, việc nắm vững và tích lũy kiến thức liên môn vào bài học giáo dục công dân là điều không đơn giản. Vì thế, khâu then chốt cùa vấn đề này là làm thế nào giúp các bạn học sinh yếu biết tích lũy, vận dụng kiến thức liên môn một cách thành thạo và thành thói quen, dần dần các bạn sẽ ham thích và say mê học môn giáo dục công dân và biết vận dụng kiến thức đã học vào trong xử lý các tình huống trong cuộc sống hằng ngày, Có như vậy sẽ góp phần kéo giảm tỉ lệ học sinh yếu ở môn giáo dục công dân. 4. Giải pháp giải quyết tình huống Để đạt được mục tiêu đề ra, chúng em xây dựng các giải pháp như sau: a. Hiểu đúng và nắm chắc nội dung bài học: Vời tất cả các đối tượng học sinh, việc nắm vững kiến thức bài học là điều hết sức quan trọng. Vì vậy sau giờ lên lớp, chúng em tổ chức học nhóm để cùng xử lý các tình huống khó trong bài học, ngoài ra bản thân chúng em phải biết rèn luyện những chuẩn mực đạo dức mà chúng em đã học. b. Vận dụng kiến thức liên môn vào bài học: Khi đã có kiến thức từ các môn học khác, để học tốt môn giáo dục công dân, trước hết các bạn cần đọc kỹ phần đặt vấn đề và phân tích vấn đề và giải quyết vấn đề để rút ra bài học. Ví dụ:: Khi học bài “ Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh” Chúng em vận dụng kiến thức môn Ngữ Văn: Đọc diễn cảm câu chuyện về tình bạn cảm động của C. Mác và Ăng ghen, sau đó chúng em phân tích câu chuyện để thấy tình bạn giữa C. Mác và Ăng ghen là tình bạn vĩ đại và cảm động nhất. Tình bạn còn được ca ngợi qua các bài học ở môn Ngữ văn như: Sự tích chim Quốc. Lưu Bình – Dương Lễ và để ca ngợi tình bạn trong sáng, lành mạnh và còn vận dụng những câu ca dao tục ngữ, danh ngôn: Ca dao Bạn bè là nghĩa tương thân Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau Bạn bè là nghĩa trước sau Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai Tục ngữ: Thêm bạn bớt thù Danh ngôn: Bản thân là bạn tốt sẽ có bạn bè tốt Bên cạnh đó tình bạn còn thể hiện qua hình ảnh: Ngoài ra chúng em còn vận dụng kiến thức môn lịch sử để sơ lược về hai vị lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản. Ảnh: C. Mác và Ăng ghen - Để bài học thêm sinh động, chúng em hát những bài hát: “Nối vòng tay lớn” b. Giải pháp với đối tượng là học sinh khá - giỏi Với đối tượng là học sinh khá - giỏi, chúng em sẽ vận dụng kiến thức tích lũy từ các môn học khác rất dễ dàng, chỉ cần xác định đúng yêu cầu của bài học để đem kiến thức vào để bài học thêm sinh động c. Giải pháp cho các bạn học sinh yếu Bên cạnh những học sinh khá giỏi, rải rác ở các lớp 8 chúng em vẫn còn các bạn học sinh yếu, lười học, chưa nhạy bén khi xử lý tình huống Vì vậy vai trò của đôi bạn cùng tiến bộ trở nên có ý nghĩa hơn. Để đạt hiệu quả cao trong tình huống này thì ở mỗi lớp các bạn phải vạch rõ phương pháp học của đôi bạn cùng tiến, kết hợp với vai trò của Ban cán bộ lớp sẽ giúp các bạn yêu thích học môn giáo dục công dân và vận dụng kiến thức liên môn vào bài học 5. Tiến trình giải quyết tình huống a. Mô tả quá trình thực hiện: Qúa trình thực hiện diễn ra trong suốt thời gian học: chúng em phải có ý thức tốt trong học tập tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức đã học. - Tiếp thu và tích lũy tốt vốn tri thức từ các môn học khác nhau. - Học sinh giỏi tự rèn luyện của bản thân. Biết sử dụng phối hợp các phương pháp để xử lý tình huống trong thực tế. - Có kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu theo đơn vị lớp - Xác định kiến thức liên môn cần thiết để vận dụng b. Các tư liệu được sử dụng: Tư liệu về môn Lịch sử, các sự kiện, các danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử, di sản văn hóa: VỊNH HẠ LONG CỐ ĐÔ HUẾ Hình ảnh: CA TRÙ - Tư liệu về môn Ngữ văn: hiểu biết về tiểu sử của các nhân vật có liên quan trong bài, kho tàng câu ca dao, tục ngữ, truyện kể - Tư liệu về môn Âm nhạc: những bài hát có liên quan về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình. - Tư liệu về môn Mĩ thuật: Sau khi học bài: “Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh” chúng em phác họa tình bạn qua hình ảnh sau: c. Lưu giữ các tư liệu Có thể lưu giữ bằng cách chép tay vào sổ tư liệu, lưu trữ trong máy tính để khi cần mở ra xem. 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Thực hiện tốt tình huống trên, đa số các bạn thu được kết quả đáng kể và biết vận dụng kiến thức liên môn để học tốt các bài Giáo dục công dân. Như vậy, tình huống trên có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc góp phần thúc đẩy số lượng học sinh khá, giỏi của bộ môn, làm cho chúng em hứng thú trong học tập hơn. Giải quyết tốt tình huống trên, ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng học tập của bộ môn còn giúp chúng em về khả năng rèn luyện phẩm chất đạo đực, thực hiện tốt các quy định của pháp luật và vận dụng kiến thức vào trong xử lý các tình huống trong cuộc sống hằng ngày. Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân chúng em qua quá trình học tập từ nhiều môn học. Với vai trò là người đại diện cho các bạn học sinh của lớp, của trường, chúng em mong rằng, đây là việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn trong quá trình học tập. Xin chân thành gởi đến các bạn học sinh, mong các bạn bổ sung thêm để cùng nhau xây dựng cách học môn giáo dục công dân ngày càng tốt hơn. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MỎ CÀY BẮC TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH ĐỊA CHỈ: 84 Điện thoại: Email: Họ và tên học sinh ( hoặc nhóm học sinh ) Nguyễn Thị Kim Quyên (15/06/2001) 84 Nguyễn Huỳnh Kim Yến (18/10/2001) 84
File đính kèm:
- KIEN_THUC_LIEN_MON_GDCD_9.doc