Kiến thức học kỳ II môn Địa lý Lớp 6

Bài 20. Hơi nước trong không khí. Mưa

1. Hơi nước và độ ẩm của không khí

– Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định tạo nên độ ẩm không khí.

– Đo độ ẩm không khí bằng ẩm kế.

– Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

– Quá trình tạo thành mây, mưa:

+ Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây.

+ Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.

– Đo lượng mưa bằng thùng đo mưa (Vũ kế)

– Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.

– Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.

b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới

– Phân bố không đồng đều.

– Mưa nhiều ở vùng xích đạo

– Mưa ít ở vùng cực và gần cực.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức học kỳ II môn Địa lý Lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN THỨC ĐỊA 6 - HKII 
PHẦN 2 : CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Nội dung 1: Địa hình ( tiếp theo )
Bài 15. Các mỏ khoáng sản 
1. Các loại khoáng sản
a. Khoáng sản
– Khoáng sản: là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
– Mỏ khoáng sản: là những nơi tập trung khoáng sản.
b. Phân loại 
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu): than, dầu mỏ, khí đốt.
+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, đồng, chì, kẽm
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, đá vôi
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh
– Mỏ nội sinh: Được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất do tác động của nội lực.
Ví dụ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc,..
– Mỏ ngoại sinh: Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng do tác động của ngoại lực.
Ví dụ : than, cao lanh, đá vôi
Bài 16. Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn 
Nội dung 2: Lớp vỏ khí 
Bài 17. Lớp vỏ khí (Địa lý 6)
1. Thành phần của không khí
– Thành phần của không khí gồm:+ Khí nitơ: 78%+ Khí ôxi: 21%+ Hơi nước và các khí khác: 1%
– Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)
Các tầng khí quyển:
– Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC)
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,.
– Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.
– Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.
3. Các khối khí
Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua. Di chuyển đến đâu lại chịu ảnh hưởng của bề mặt nơi đó làm tính chất ban đầu bị thay đổi (biến tính)
– Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao
– Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp
– Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
– Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
Bài 18. Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí 
1. Thời tiết và khí hậu
a. Thời tiết
– Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.
– Thời tiết luôn thay đổi.
b. Khí hậu
– Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
a. Nhiệt độ không khí
– Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
b. Cách tính nhiệt độ trung bình
– Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.
– Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m
– Nhiệt độ trung bình ngày: đo 3 lần các giờ 5h, 13h, 21h. 
– Nhiệt độ trung bình tháng: nhiệt độ các ngày chia số ngày
– Nhiệt độ trung bình năm: nhiệt độ các tháng chia 12 tháng.
Bài 19. Khí áp và gió trên Trái Đất 
1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất
a. Khí áp: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.
– Đơn vị đo: mm thủy ngân
– Dụng cụ để đo khí áp là Khí áp kế, khí áp trung bình là :760 mm thủy ngân.
b. Các đai khí áp trên bề mặt Trái Đất
– Khí áp được phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và khí áp cao từ xích đạo về 2 cực.
– Do sự xen kẻ nhau giữa lục địa và đại dương nên các đai khi áp không liên tục mà chia thành các khu riêng biệt.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển 
– Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp. 
– Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong và gió Tây Ôn đới.
– Hoàn lưu khí quyển: Trên bề mặt Trái Đất, sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp cao và thấp tạo thành các hệ thống gió thổi vòng tròn.
Bài 20. Hơi nước trong không khí. Mưa 
1. Hơi nước và độ ẩm của không khí
– Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định tạo nên độ ẩm không khí.
– Đo độ ẩm không khí bằng ẩm kế.
– Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
– Quá trình tạo thành mây, mưa: 
+ Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. 
+ Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
a. Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
– Đo lượng mưa bằng thùng đo mưa (Vũ kế)
– Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.
– Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.
b. Sự phân bố lượng mưa trên thế giới
– Phân bố không đồng đều.
– Mưa nhiều ở vùng xích đạo 
– Mưa ít ở vùng cực và gần cực.
Bài 22. Các đới khí hậu trên Trái Đất 
1. Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất
2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ
– Có 5 vành đai nhiệt
– Tương ứng với 5 đới khí hậu trên Trái Đất. (1 đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh).
a. Đới nóng (hay nhiệt đới)
– Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
– Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
– Gió thổi thường xuyên: Tín phong
– Lượng mưa trung bình: 1000mm – 2000mm.
b. Hai đới ôn hòa (hay ôn đới)
– Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
– Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
– Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
– Lượng mưa trung bình: 500 -1000mm
c. Hai đới lạnh (hay hàn đới)
– Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
– Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
– Gió đông cực thổi thường xuyên. 
– Lượng mưa trung bình 500mm.
Nội dung 3: Lớp nước 
Bài 23. Sông và hồ 
1. Sông và lượng nước của sông
a. Sông
– Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
– Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.
– Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
– Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
b. Lượng nước của sông
– Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm trong 1 giây (m3/s)
– Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.
– Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của một con sông trong một năm.
– Đặc điểm của một con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó.
2. Hồ
– Hồ là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
– Có 2 loại hồ: + Hồ nước mặn + Hồ nước ngọt.
– Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Biển Hồ, Gia Lai)
– Hồ nhân tạo (phục vụ thủy điện)
– Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện
– Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
Bài 24. Biển và đại dương 
1. Độ muối của nước biển và đại dương
– Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.
– Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
– Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.
Ví dụ: Biển Việt Nam: 33%o, Biển Ban tích: 32%o, Biển Hồng Hải: 41%o
2. Sự vận động của nước biển và đại dương
Có 3 sự vận động chính:
a. Sóng
– Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. 
– Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.
b. Thủy triều
– Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa. 
– Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
– Có 3 loại thủy triều:
+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.
+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần
+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.
– Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.
+ Triều cường: Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)
+ Triều kém: 
.Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng)
.Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)
c. Các dòng biển
– Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
– Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới
– Có 2 loại dòng biển: dòng biển Nóng và dòng biển Lạnh.
Bài 25. Thực hành: Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương 
Nội dung 4: Lớp đất và lớp vỏ sinh vật 
Bài 26. Đất. Các nhân tố hình thành đất 
1. Lớp đất trên bề mặt lục địa
Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
– Có 2 thành phần chính:
a. Thành phần khoáng
– Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
– Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.
b. Thành phần hữu cơ
– Chiếm một tỉ lệ nhỏ.
– Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
– Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.
– Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.
– Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.
3. Các nhân tố hình thành đất
+ Đá mẹ: Sinh ra thành phần khoáng trong đất.
+ Sinh vật: Sinh ra thành phần hữu cơ.
+ Khí hậu: Gây thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải chất khoáng và hữu cơ trong đất.
+ Ngoài ra, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian.
Bài 27. Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất 
1. Lớp vỏ sinh vật
– Các sinh vật sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật. 
– Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển.
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật 
a. Đối với thực vật 
– Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật 
– Trong yếu tố khí hậu lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sư phát triển của thực vật
– Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật 
+Thực vật chân núi rừng lá rộng
+Thực vật sườn núi rừng lá hỗn hợp
+Thực vật sườn cao gần đỉnh lá kim 
– Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật. Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.
b. Đối với động vật 
– Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất. 
– Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển
c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật 
– Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.
– Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật
3. Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất
a. Tích cực 
– Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố. 
– Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
b. Tiêu cực 
– Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
– Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.

File đính kèm:

  • docKien thuc dia li 6HKII_12763225.doc